Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 3: Quan sát một số động vật nguyên sinh
lượt xem 13
download
Tài liệu Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 3: Quan sát một số động vật nguyên sinh đưa ra phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh làm và quan sát được tiêu bản động vật nguyên sinh, thấy được hình dáng, sự di chuyển của một số động vật nguyên sinh (trùng roi, trùng đế giày, trùng biến hình).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 3: Quan sát một số động vật nguyên sinh
Lời mở đầu
Để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học môn sinh học 7, một khó khăn là làm thế nào để thực hiện tốt các bài thực hành trong chương trình - SGK sinh học 7 (trong điều kiện học sinh mới tiếp cận môn học thực nghiệm, số bài thực hành nhiều 12 bài với 15 tiết, kiến thức, kỹ năng còn thiếu…).
" Thực hành Thí nghiệm sinh học 7" sẽ mang tới cho các thày giáo, cô giáo, các em học sinh có thêm những thông tin, những kỹ năng, những phương án phục vụ bài dạy, bài học, làm các bài thực hành trong toàn bộ chương trình.
Nội dung
Tài liệu gồm 12 bài thực hành trong chương trình sinh học 7, mỗi bài có 3 nội dung cơ bản:
1-Mục đích bài.
2-Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ dùng thiết bị cần thiết, các bước tiến hành. Câu hỏi-bài tập (sau mỗi bài có các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự làm), câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, có câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ thực tế.
3-Hỏi - trả lời theo chuyên đề giúp học sinh mở rộng, hiểu biết thêm thông tin, tạo hứng thú môn học và tìm hiểu khoa học.
Tài liệu còn cung cấp cách pha chế những hoá chất cơ bản khi tiến hành thực hành, làm các mẫu ngâm động vật, những kiến thức mở rộng giúp GV hiểu sâu, nắm chắc vấn đề khi dạy học, hướng dẫn học sinh thực hành; những câu hỏi, bài tập giúp học sinh rèn luyện, khắc sâu, mở rộng và vận dụng kiến thức vào thực tiễn; những gợi ý, hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho học sinh giúp các em học và làm tốt thí nghiệm thực hành tại lớp và ở nhà, tăng khả năng tự học và tự tìm hiểu để chiếm lính kiến thức.
Lần đầu biên soạn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong được các đồng nghiệp đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn Thêm-Trường THCS Quế Nham -Tân Yên- Bắc giang buivanthembg@yahoo.com.vn - ĐT: 0912.716.203.
(Sách đã được Nhà xuất bản Giáo dục thẩm định và xuất bản, phát hành toàn quốc, tháng 02 năm 2012)
Các bài thực hành
trong chương trình & sgk sinh học7
TT |
TN, TH |
Nội dung |
Tiết trong CT |
Bài, phần trong bài |
SGK trang |
1 |
Th-1 |
Quan sát một số ĐVNS. |
3 |
3 |
13 |
2 |
TH-2 |
Mổ và quan sát giun đất. |
16 |
16 |
56 |
3 |
Th-3 |
Quan sát một số thân mềm. |
21 |
20 |
68 |
4 |
Th-4 |
Mổ và quan sát tôm sông. |
24 |
23 |
77 |
5 |
Th-5 |
Xem băng hình về tập tính của Sâu bọ. |
29 |
28 |
94 |
6 |
TH-6 |
Mổ cá. |
36 |
32 |
106 |
7 |
TH-7 |
Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ. |
38 |
36 |
116 |
8 |
Th-8 |
Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim Bồ câu. |
46 |
42 |
138 |
9 |
Th-9 |
Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim. |
47 |
45 |
147 |
10 |
Th-10 |
Xem băng hình về đời sống và tập tính của Thú. |
54 |
52 |
170 |
11 |
Th-11 |
Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng đối với kinh tế ở địa phương. |
64-65 |
61-62 |
199 |
12 |
Th-12 |
Tham quan thiên nhiên. |
68-69-70 |
64-65-66 |
202 |
I-Mục đích:
-Làm và quan sát được tiêu bản động vật nguyên sinh, thấy được hình dáng, sự di chuyển của một số động vật nguyên sinh (trùng roi, trùng đế giày, trùng biến hình).
-Có kỹ năng thực hành quan sát qua kính hiển vi, vẽ tả lại hình quan sát được.
II-Nội dung:
Thông tin thêm: Câu chuyện về kính hiển vi (Nguyễn Lân Dũng)
Trước đây khi làm việc tại Bảo tàng giống chuẩn Nấm men CBS ở Delft (Hà Lan) tôi có may mắn nhìn thấy chiếc kính hiển vi đầu tiên của Antoni van Leeuwenhoek (1632-1723). Từ thuở thiếu thời ông làm công cho một chủ bán vải. Tình cờ khi thấy đưa đáy chai qua nền vải thấy các sợi vải được phóng to lên và ông say mê tự mài các thấu kính và lắp nên những chiếc kính hiển vi đầu tiên. Ông đã lắp tới 400 chiếc kính hiển vi đầu tiên. Một trong số này hiện được đặt trong một hang đá được rọi sáng. Nó chỉ nhỏ hơn nửa bàn tay và gồm một giá kim loại có tay cầm, ở giữa có lắp một thấu kính nhỏ, bên cạnh có một cái cần để đựng mẫu vật ngang tầm thấu kính và được điều chỉnh xa gần nhờ một đinh ôc. Người quan sát phải dí mắt vào thấu kính và vật quan sát được chiếu sáng bằng một ngọn nến. Các kính hiển vi của ông có độ phóng đại khoảng 275 lần và có cái phóng đại được đến 500 lần.
Ông quan sát bựa răng, nước cống, máu và mọi thứ có thể kiếm được. Ông là người đầu tiên nhìn thấy các vi sinh vật (vi khuẩn, động vật nguyên sinh) sợi cơ, tinh trùng và hồng cầu… Ông gọi vi sinh vật là “các động vật nhỏ bé” (animalcules) và chứng minh là số lượng của chúng trong miệng đông đúc hơn cả dân số Hà Lan (!). Thông qua một nhà khoa học trong suốt gần 50 năm ông đã gửi 560 bức thư miêu tả các thứ ông nhìn thấy qua kính hiển vi đến Học hội Hoàng gia Anh và năm 1680, Leeuwenhoek được bầu làm hội viên Học hội Hoàng gia Anh mặc dầu ông không được học hành gì và không biết ngoại ngữ nào. Ông xứng đáng được coi là người khám phá ra “thế giới không nhìn thấy.”Cuộc sống riêng của ông rất đau khổ, Ông đã bỏ rơi 2 bà vợ, có đến 7 người con, nhưng khi nằm xuống ở tuổi 90, chỉ còn 1 người con duy nhất còn sốngRobertHook
Đầu năm nay khi làm việc tại Viện NITE (Nhật Bản) tôi lại được thấy chiếc kính hiển vi mô tả giống hệt chiếc kính của nhà bác học Anh Robert Hook (1635-1703), nhà khoa học Anh đã sử dụng nguồn sáng khi soi kính hiển vi. Ông mới chính là người được mệnh danh là “cha đẻ của kính hiển vi quang học”. Ông đã quan sát cấu tạo của phần chất bần ở các cây thủy sinh và phát hiên cấu tạo tế bào. Ông gọi là “cell” và từ này vẫn được dùng để chỉ “tế bào” đến ngày nay.. Năm 1665 ông cho xuất bản cuốn “Hình ảnh hiển vi” giới thiệu rất nhiều đối tượng mà mắt thường không thấy rõ được
1-Chuẩn bị cho bài thực hành:
-Kính lúp, kính hiển vi (mỗi nhóm 1 bộ)
-Lam kính, la men, ống hút, giấy thấm… (đủ dùng).
-Cốc thuỷ tinh 250ml.
-Tranh ảnh phóng to một số ĐVNS.
-Tiêu bản hiển vi ĐVNS.(mỗi nhóm 1 tiêu bản)
-Phiếu thực hành theo mẫu.
-Mẫu nuôi cấy ĐVNS, thu mẫu từ tự nhiên, cách làm như sau:
+Trùng đế giày (trùng giày) Trước khi thực hành 1 tuần, ngâm rơm vụn trong nước mưa, ngâm 3->4 lọ trong 3-4 ngày liên tiếp để đề phòng thời tiết thay đổi đột ngột ảnh hưởng đển trùng gây nuôi.
Có thể tìm trùng giày ở những nơu cống rãnh, nước ao tù, nước ruộng có cỏ, rơm thối rữa. Bằng mắt thường hay kính lúp ta thấy các chấm nhỏ di động trên mặt nước, dùng cốc thuỷ tinh múc váng nước có trùng đó để quan sát.
+Trùng roi: Vớt các váng nước màu lục trên mặt các ao hồ, đầm… trong đó có nhiều trùng roi. (váng này để 5-10 ngày vẫn dùng được, trong đó có cả trùng biến hình, trùng hình chuông).
+Nuôi từ bèo nhật bản: chọn cây beo có nhiều tảo xanh bám trên thân, cắt nhỏ như rơm khô, cho vào bình nuôi trước khi thực hành 1 tuần, ngâm 3->4 lọ trong 3-4 ngày liên tiếp để đề phòng thời tiết thay đổi đột ngột ảnh hưởng đển trùng gây nuôi.
2-Các bước tiến hành:
B1-Quan sát một số ĐVNS (trùng roi, trùng cỏ, trùng biến hình) trên các tranh phóng to để bước đầu nhận dạng, phân biệt các loại trùng khác nhau.
|
|
|
|
Trùng cỏ |
Trùng biến hình |
B2- Nhớ lại các thao tác sử dụng kính hiển vi khi quan sát tiêu bản có sẵn:
-Đặt tiêu bản lên bàn để tiêu bản, dùng kẹp để giữ tiêu bản, nhỏ 1 giọt dầu soi để soi chìm trên phiến kính khi soi vật kính x100.
- Chọn vật kính: tùy theo mẫu tiêu bản và mục đích quan sát để chọn vật kính thích hợp.
- Điều chỉnh ánh sáng.
- Điều chỉnh tụ quang: đối với vật kính x10 hạ tụ quang đến tận cùng, vật kính x40 để tụ quang ở đoạn giữa, vật kính x100.
-Điều chỉnh cỡ màn chắn tương ứng với vật kính.
- Hạ vật kính sát vào tiêu bản (mắt nhìn tiêu bản).
- Mắt nhìn thị kính, tay vặn ốc vĩ cấp để đưa vật kính lên cho đến khi nhìn thấy hình ảnh mờ của vi trường.
- Điều chỉnh ốc vi cấp để được hình ảnh rõ nét.
Các nhóm quan sát trên tiêu bản có sẵn (theo nhóm) -> ghi tên đối tượng quan sát được ra phiếu thực hành (mô tả bằng hình vẽ đơn giản).
B3-Quan sát trùng giày:
+Làm tiêu bản trùng giày: Lấy ống hút lấy ít nước trong bình nuôi trùng giày (còn gọi là trùng cỏ vì bào tử của chúng thường bám vào cỏ, rơm, rạ khi ngâm rơm, rạ, cỏ chúng sẽ phát triển), cho lên lam kính, dùng vài sợi bông lên để ngăn cách và hạn chế chuyển động của chúng, đậy la men, dùng giấy thấm thấm bớt nước trên lam kính.
+Lên kính để quan sát (thao tác tương tự B2).
+Vẽ lại hình ảnh rõ nhất của trùng giày quan sát được, mô tả lại hình dạng, di chuyển của trùng giày vào phiếu thực hành của nhóm.
+Thảo luận theo nhóm và kết luận về hình dạng, kích thước và sự di chuyển của trùng giày (trùng giày hình chiếc giày, cơ thể không đối xứng-di chuyển vừa tiến vừa xoay), trả lời các câu hỏi:
1.Hình dạng của trùng giày?
|
-Hình chiếc đế giày -Cơ thể chỉ gồm 1 tế bào -Trong tế bào (cơ thể) đã có sự phân hoá các bộ phận; Nhân, Không bào co bóp, Không bào tiêu hoá, ... mỗi bộ phận đảm nhiệm chức năng sống nhất định. -sinh sản bằng cách nhân đôi theo chiều ngang cơ thể (có cả sinh sản hữu tính thông qua tiếp hợp để trao đổi vật chất di truyền giữa 2 trùng giày) |
2.Cách di chuyển của trùng giày?
Trả lời: Chúng bơi trong nước bằng hệ thống lông bơi.
3.Ngoài trùng giày còn nhìn thấy loại trùng nào khác?
Trùng biến hình |
Trùng roi xanh |
B4-Quan sát trùng roi:
+Làm tiêu bản trùng roi:Dùng ống hút lấy 1 giọt nước trên mặt cốc nuôi trùng roi, ở phía nhiều ánh sáng, nhỏ lên lam kính rồi làm các bước tương tự như ở tiêu bản trùng giày.
+Lên kính để quan sát (thao tác tương tự B2).
|
+Vẽ lại hình ảnh rõ nhất của trùng roi quan sát được, mô tả lại hình dạng, di chuyển của trùng roi vào phiếu thực hành của nhóm Cơ thể là 1 tế bài có hình thoi, màu xanh lục, Bên trong có các hạt diệp lục có khả năng quang hợp ngoài sáng + Sự di chuyển của trùng roi: di chuyển vừa tiến vừa xoay, dùng roi để di chuyển
+Dinh dưỡng: vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng +Sinh sản: Tự nhân đôi
|
B5-Quan sát trùng biến hình
+Làm tiêu bản trùng biến hình:Dùng ống hút lấy 1 giọt nước sát đáy cốc nuôi trùng biến hình nhỏ lên lam kính rồi làm các bước tương tự như ở tiêu bản trùng giày.
+Lên kính để quan sát (thao tác tương tự B2).
|
-Trùng biến hình sống trong mặt bùn ao hồn ước lặng, váng trên mạet ao. -Cơ thể là một tế bào, không có hình thù cố định. -Di chuyển bằng chân giả. -Bắt mồi bằng chân giả. -Tiêu hoá con mồi bằng không bào tiêu hoá, 9tiêu hoá nội bào) trao đổi các chất qua bề mặt tế bào (cơ thể) -Sinh sản bằng cách tự nhân đôi |
B6- Hoàn thiện phiếu thực hành của nhóm và, vẽ và ghi chú cấu tạo chính của trùng giày, trùng roi và trùng biến hình.
3-Câu hỏi-bài tập:
1.Em có nhận xét gì về kích thước của Động vật nguyên sinh vừa quan sát?
Trả lời:
2.Cơ thể của các ĐVNS có cấu tạo tế bào hay không?
Trả lời:
3.Trùng roi có màu xanh lá cây nhờ (chọn câu đúng):
a-Sắc tố ở màng cơ thể.
b-Màu của mắt.
c-Màu sắc của các hạt diệp lục.
d-Cơ thể có lớp màng trong suốt.
Hỏi đáp về Động vật nguyên sinh
Hỏi: Sinh vật nào không bao giờ chết?
Trả lời: Đa số các sinh vật kể cả con người đều không tránh khỏi cái chết, đây là một quy luật tự nhiên, tuy vậy vẫn có các ngoại lệ, người ta nghiên cứu thấy nhiều loài vi khuẩn và động vật nguyên sinh lại hình như “Trường sinh bất tử”; vậy nguyên nhân do đâu và chúng sống thế nào...?
Lấy trùng biến hình Amíp làm ví dụ, sinh vật loại nhỏ này có thể trong thời gian ngắn đã tự biến đổi rồi phân đôi cơ thể thành 2 cá thể giống hệt nhau và cứ như vậy chúng không ngừng phát triển. Khi gặp điều kiện bất lợi cơ thể chúng co lại, loại bỏ nước trong cơ thể, màng tế bào dày lên chúng tạo thành “Kén-Bào xác” và bám vào các vật thể, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng lại hút nước, chui ra khỏi lớp vỏ và sinh sôi phát triển bình thường. Bởi vậy mới coi chúng như những sinh vật “Trường sinh bất tử” .
...........Xem online hoặc tải về máy...........
Trên đây là một phần nội dung của giáo án: giáo án sinh học 7 bài 3: Thực hành quan sát một số động vật nguyên sinh để xem toàn bộ và đầy đủ nội dung của giáo án này, quý thầy cô và các em học sinh vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để xem online hoặc tải về máy.
Để soạn bài được đầy đủ và chi tiết hơn, quý thầy cô có thể tham khảo thêm:
- Bài giảng sinh học 7 bài 3:Thực hành quan sát một số động vật nguyên sinh với hệ thống kiến thức được xây dựng rõ ràng, chi tiết về đặc điểm chung của động vật nguyên sinh; hình dạng, đặc điểm, phương thức di chuyển của một số đại diện kèm với đó là các hình ảnh quan sát được dưới kính hiển vi sẽ hỗ trợ tích cực cho công tác soạn bài của thầy cô.
Ngoài ra tailieu.vn cũng xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo án sinh học 7 bài 4: Trùng roi để phục vụ cho việc soạn bài tiếp theo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án hóa học lớp 10 nâng cao - Bài 28 Bài thực hành số 2 PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ
7 p | 1799 | 66
-
GIÁO ÁN TIẾT 15: THỰC HÀNH: MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM
2 p | 899 | 63
-
Giáo án Sinh học 11 bài 7: Thực hành - Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón
2 p | 896 | 42
-
Giáo án Sinh học 10 bài 12: Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
3 p | 418 | 32
-
Giáo án bài 35: Thực hành tính chất các hợp chất của lưu huỳnh – hóa học 10
6 p | 416 | 30
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 20: Quan sát một số thân mềm
6 p | 244 | 22
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 36: Cấu tạo trong của ếch đồng
7 p | 319 | 19
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 61: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng kinh tế đối với địa phương
11 p | 268 | 16
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 32: Mổ cá
6 p | 203 | 16
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 64: Tham quan thiên nhiên
6 p | 246 | 16
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 23: Mổ và quan sát tôm sông
6 p | 154 | 12
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 16: Mổ và quan sát giun đất
3 p | 208 | 10
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 52: Xem băng hình về đời sống và tập tính của thú
8 p | 227 | 10
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 45: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim
5 p | 197 | 9
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 28: Xem băng về tập tính của sâu bọ
4 p | 166 | 8
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 42: Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu
7 p | 153 | 7
-
Giáo án bài Thực hành mối quan hệ Q-I trong ĐL Jun-Len Xơ - Vật lý 9 - GV:N.T.Tuyên
4 p | 147 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn