intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 16: Mổ và quan sát giun đất

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

208
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 16: Mổ và quan sát giun đất được biên soạn nhằm giúp các em củng cố các kiến thức về hình thái, cấu tạo của giun đất trên cơ sở so sánh đối chiếu với thực tế; có kỹ năng thực hành mổ và trình bày, quan sát cấu tạo của động vật không xương sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 16: Mổ và quan sát giun đất

  1. Lời mở đầu Để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học môn sinh học 7, một khó khăn là  làm thế nào để thực hiện  tốt các bài thực hành trong chương trình ­ SGK sinh học 7 (trong điều kiện học sinh mới tiếp cận  môn học thực nghiệm, số bài thực hành nhiều 12 bài với 15 tiết, kiến thức, kỹ năng còn thiếu…).  " Thực hành Thí nghiệm  sinh học 7" sẽ mang tới cho các thày giáo, cô giáo, các em học sinh có thêm  những thông tin, những kỹ năng, những phương án phục vụ bài dạy, bài học, làm các bài thực hành  trong toàn bộ chương trình. Nội dung Tài liệu gồm 12 bài thực hành trong chương trình sinh học 7, mỗi bài có 3 nội dung cơ bản: 1­Mục đích bài.  2­Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ dùng thiết bị cần thiết, các bước  tiến hành. Câu hỏi­bài tập (sau mỗi bài có các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự làm), câu hỏi trắc  nghiệm, tự luận, có câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ thực tế. 3­Hỏi ­ trả lời theo chuyên đề giúp học sinh mở rộng, hiểu biết thêm thông tin, tạo hứng thú môn  học và tìm hiểu khoa học.   Tài liệu còn cung cấp cách pha chế những hoá chất cơ bản khi tiến hành  thực hành, làm các mẫu  ngâm động vật,  những kiến thức mở rộng giúp GV hiểu sâu, nắm chắc vấn đề khi dạy học, hướng  dẫn học sinh thực hành; những câu hỏi, bài tập giúp học sinh  rèn luyện, khắc sâu, mở rộng và vận  dụng kiến thức vào thực tiễn; những gợi ý, hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho học sinh giúp các em  học và làm tốt thí nghiệm thực hành tại lớp và ở nhà, tăng khả năng tự học và tự tìm hiểu để chiếm  lính kiến thức. Lần đầu biên soạn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong được các đồng nghiệp  đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn Thêm­Trường THCS  Quế Nham  ­Tân Yên­ Bắc giang buivanthembg@yahoo.com.vn ­ ĐT: 0912.716.203.  (Sách đã được Nhà xuất bản Giáo dục  thẩm định và xuất bản, phát hành toàn quốc, tháng 02 năm  2012) Các bài thực hành   trong chương trình & sgk sinh học7 Tiết  Bài,  TN, SGK  TT Nội dung trong  phần  TH trang CT trong bài 1 Th­1 Quan sát một số ĐVNS. 3 3 13 2 TH­2 Mổ và quan sát giun đất. 16 16 56 3 Th­3 Quan sát một số thân mềm. 21 20 68 4 Th­4 Mổ và quan sát tôm sông. 24 23 77 5 Th­5 Xem băng hình về tập tính của Sâu bọ. 29 28 94 6 TH­6 Mổ cá. 36 32 106 Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên  7 TH­7 38 36 116 mẫu mổ. Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim Bồ  8 Th­8 46 42 138 câu. Xem băng hình về đời sống và tập tính  9 Th­9 47 45 147 của chim. Xem băng hình về đời sống và tập tính  10 Th­10 54 52 170 của  Thú. Tìm hiểu một số động vật có tầm quan  11 Th­11 64­65 61­62 199 trọng đối với kinh tế ở địa phương. 68­69­ 12 Th­12 Tham quan thiên nhiên. 64­65­66 202 70 1
  2. TH 2 – MỔ VÀ QUAN SÁT GIUN  ĐẤT (Tiết 16 ­ Bài 16 ­ SGK.Tr 56) I­Mục đích: ­Củng cố các kiến thức về hình thái, cấu tạo của giun đất trên cơ sở so sánh đối chiếu với thực tế.  ­Có kỹ năng thực hành mổ và trình bày, quan sát cấu tạo của động vật không xương sống. II­Nội dung: 1­Chuẩn bị  cho bài thực hành: ­Bộ đồ mổ, khay mổ (mỗi nhóm 1 bộ). ­Ván mổ,  kim găm, kính lúp, cốc thuỷ tinh, cồn (nước xà phòng), giấy lau... ­ Giun đất to. ­Tranh cấu tạo ngoài và trong của giun đất phóng to. 2­Các bước tiến hành: B1­Quan sát và nhận biết về cấu tạo của giun qua tranh Hình dáng ngoài giun  Lát cắt dọc, cắt ngang của  Cấu tạo  giun đất đất giun đất B2­Quan sát cấu tạo ngoài của giun đất: ­Làm giun chết bằng cách ngâm giun trong nước xà phòng hoặc trong cồn 30o , lau sạch chất nhờn  bằng khăn rồi đặt lên ván mổ. ­Xác định: lưng, bụng, đầu, đuôi, đo chiều dài,  nhận biết các thành phần cấu tạo ngoài khác như  đai  sinh dục, lỗ bài tiết, vòng tơ, lỗ nhận tinh… ­Dùng kính lúp quan sát vòng tơ  của các đốt. B3­Quan sát cấu tạo trong giun đất: ­Mổ giun (tham khảo các thao tác mổ giun trong hình dưới):  2
  3. +Đặt sấp giun lên ván mổ (như hình 16.2­bước 1  SBK). +Dùng kéo cắt ngang 1 đường giữa thân giun ở đốt  30­31, cắt dọc lên phía đầu (mũi kéo hướng lên trên  để tránh tổn hại các nộiu tạng). +Dùng kẹp gạt các  vách ngăn giữa các đốt rồi căng  mẫu vật bằng gim(kim) vào 2 bên mép cắt chếch ra  ngoài khoảng 45o, đổ nước sạch vào khay mổ cho  ngập giun. +Xác định các cấu tạo: thể xoang, các đốt; Hạch thần  kinh, Hệ sinh dục,  túi tinh, buồng trứng…. + Quan sát các thành phần cấu tạo trong tranh           3­Câu hỏi­bài tập: 1.Nhận xét về tính đối xứng trong cấu tạo cơ thể giun đất? Trả lời: 2.Giun là sinh vật lưỡng tính, chúng có khả năng tự thụ tinh được không? Trả lời: 3­Khi ta làm chết giun bằng nước xà phòng giun chết do  bị ngạt thở hay do bị ngộ độc xà phòng? Trả lời: Hỏi đáp về Giun đất  Hỏi: Giun đất có mắt không mà biết tránh các chướng ngại vật? Trả lời:  Giun đất trong đông y còn gọi là “địa long hay khúc thiện” sống trong đất khi di chuyển  gặp các vật cứng chúng biết chuyển hướng rất nhanh, không phải chúng có mắt mà cơ quan xúc giác  của giun rất nhạy cảm, chúng có các tế bào cảm nhận áp suất, ánh sáng, nhiệt độ… phân bố ở các tế  bào biểu bì và có nhiều ở phần đầu, quanh miệng. Nhờ vậy mà trong môi trường đất rất tối tăm  nhưng giun vẫn phân biệt được các vật thể, thức ăn thích nghi với đời sống trong đất. 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2