intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 45: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

198
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc thiết kế bài giảng Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 45: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim sau đây sẽ giúp cho các em học sinh hiểu rõ hơn về tập tính của chim như di chuyển, kiếm mồi, sinh sản và tự vệ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 45: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim

  1. Lời mở đầu Để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học môn sinh học 7, một khó khăn là  làm thế nào để thực hiện  tốt các bài thực hành trong chương trình ­ SGK sinh học 7 (trong điều kiện học sinh mới tiếp cận  môn học thực nghiệm, số bài thực hành nhiều 12 bài với 15 tiết, kiến thức, kỹ năng còn thiếu…).  " Thực hành Thí nghiệm  sinh học 7" sẽ mang tới cho các thày giáo, cô giáo, các em học sinh có thêm  những thông tin, những kỹ năng, những phương án phục vụ bài dạy, bài học, làm các bài thực hành  trong toàn bộ chương trình. Nội dung Tài liệu gồm 12 bài thực hành trong chương trình sinh học 7, mỗi bài có 3 nội dung cơ bản: 1­Mục đích bài.  2­Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ dùng thiết bị cần thiết, các bước  tiến hành. Câu hỏi­bài tập (sau mỗi bài có các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự làm), câu hỏi trắc  nghiệm, tự luận, có câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ thực tế. 3­Hỏi ­ trả lời theo chuyên đề giúp học sinh mở rộng, hiểu biết thêm thông tin, tạo hứng thú môn  học và tìm hiểu khoa học.   Tài liệu còn cung cấp cách pha chế những hoá chất cơ bản khi tiến hành  thực hành, làm các mẫu  ngâm động vật,  những kiến thức mở rộng giúp GV hiểu sâu, nắm chắc vấn đề khi dạy học, hướng  dẫn học sinh thực hành; những câu hỏi, bài tập giúp học sinh  rèn luyện, khắc sâu, mở rộng và vận  dụng kiến thức vào thực tiễn; những gợi ý, hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho học sinh giúp các em  học và làm tốt thí nghiệm thực hành tại lớp và ở nhà, tăng khả năng tự học và tự tìm hiểu để chiếm  lính kiến thức. Lần đầu biên soạn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong được các đồng nghiệp  đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn Thêm­Trường THCS  Quế Nham  ­Tân Yên­ Bắc giang buivanthembg@yahoo.com.vn ­ ĐT: 0912.716.203.  (Sách đã được Nhà xuất bản Giáo dục  thẩm định và xuất bản, phát hành toàn quốc, tháng 02 năm  2012) Các bài thực hành   trong chương trình & sgk sinh học7 Tiết  Bài,  TN, SGK  TT Nội dung trong  phần  TH trang CT trong bài 1 Th­1 Quan sát một số ĐVNS. 3 3 13 2 TH­2 Mổ và quan sát giun đất. 16 16 56 3 Th­3 Quan sát một số thân mềm. 21 20 68 4 Th­4 Mổ và quan sát tôm sông. 24 23 77 5 Th­5 Xem băng hình về tập tính của Sâu bọ. 29 28 94 6 TH­6 Mổ cá. 36 32 106 Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên  7 TH­7 38 36 116 mẫu mổ. Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim Bồ  8 Th­8 46 42 138 câu. Xem băng hình về đời sống và tập tính  9 Th­9 47 45 147 của chim. Xem băng hình về đời sống và tập tính  10 Th­10 54 52 170 của  Thú. Tìm hiểu một số động vật có tầm quan  11 Th­11 64­65 61­62 199 trọng đối với kinh tế ở địa phương. 68­69­ 12 Th­12 Tham quan thiên nhiên. 64­65­66 202 70 1
  2. TH 9 – XEM BĂNG HÌNH VỀ  ĐỜI SỐNG VÀ TẬP TÍNH CỦA CHIM (Tiết 47 ­ Bài 45 ­ SGK.Tr 147) I­Mục đích: ­Thông qua xem băng hình học sinh củng cố một số kiến thức về tập tính của chim:  di chuyển, kiếm  mồi, sinh sản và tự vệ. ­Có kỹ năng thực hành quan sát quan sát, nhận xét và tóm lược các vấn đề. II­Nội dung: 1­Chuẩn bị  cho bài thực hành: ­Băng ghi hình một số tập tính chim, có thời lượng 30­>35 phút. ­Máy tính, máy chiếu, màn chiếu hay đầu chiếu, đầy DV D, VCD… ­Tranh ảnh minh hoạ các tập tính cơ bản của chim. ­Hệ thống câu hỏi, bài tập từng phần, phiếu thực hành … Bay  kiểu đập cánh Bay kiểu lượn không đập cánh Chim bắt mồi  2
  3. vẹt ăn hạt cây Chim hút mật hoa Chim bắt côn trùng Chim gõ kiến Tập tính làm tổ của chim Tập tính ấp trứng của chim 3
  4. Tập tính nuôi dạy con non 2­Các bước tiến hành: B1­Chúng ta đã nghiên cứu sự đa dạng chim. Vậy chúng có những tập tính nào? Hôm nay chúng ta  cùng tìm hiểu 1 số tập tính của chim qua quan sát  trên băng hình và điền vào bảng dưới Tên loài  Môi trường  Tập tính kiếm  chim quan  Kiểu bay Tập tính sinh sản trường sống mồi sát được Chim ruồi Bay lượn trong  Bay vỗ cánh, tiến,  Hút mật hoa Làm tổ, đẻ trứng,  rừng lùi ấm trứng và nuôi con  non Chim sâu Bay lượn trong  Bay vỗ cánh  bắt sâu bọ Làm tổ, đẻ trứng,  rừng ấm trứng và nuôi con  non B2­ Xem toàn bộ băng hình 1 lượt cho cả lớp (khoảng 30 phút) Xem lại đoạn băng hình với yêu cầu ghi chép tập tính của chim. + Tìm kiếm thức ăn, và bắt mồi. + Sinh sản: làm tổ, nuôi con non, dạy con non. + Kiểu bay lượn. B3­Thảo luận nội dung băng hình. ­Các nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu học tập của nhóm với các nội dung: 1.Kể tên những loài chim quan sát được: 2.Kể tên các loại thức ăn và cách kiếm thức ăn đặc trưng của từng loài quan sát được: 3.Nhận xét về sự đa dạng của chim: 4. Ngoài các tập tính trên còn quan sát được tập tính nào khác:             3­Câu hỏi­bài tập: 1.Kể tên 5 loài chim có lợi và 5 loài chim có hại mà em biết Trả lời: 4
  5. 2.Tìm  tên các loài chim có các đặc điểm sau: a­Chỉ biết chạy không biết bay. b­Chỉ biết bay không chạy được. c­Vừa biết bơi vừa biết bay. d­Chỉ biết đẻ không biết ấp trứng. Trả lời: 3.Di cư có phải tập tính của chim hay không, vì sao? Trả lời: 4.Chim có nhiều hoạt động và tập tính phức tạp là bởi (chọn câu đúng trong các câu sau):  a­Có hệ tuần hoàn phát triển. b­Có hệ vận động phát triển. c­Có hệ thần kinh và các giác quan phát triển hoàn thiện. d­Cả a,b,c. Hỏi đáp về tập tính của chim  Hỏi: Tại sao con vẹt có thể học và nói được tiếng người? Trả lời: Vẹt không chỉ bắt chước tiếng người mà còn có khả năng  hát, đọc thơ, nói tiếng nước  ngoài... Các nhà nghiên cứu động vật cho biết: nguyên nhân mấu chốt là cuống lưỡi loài vẹt rất phát  triển, lưỡi nhọn, nhỏ, linh hoạt, cơ quan phát thanh phát triển nhờ vậy có thể phát ra âm điệu chính  xác, rõ. Vẹt có bộ não khá phát triển, nhanh hình thành các phản xạ có điều kiện,  các thói quen khi  được huấn luyện. Vẹt được thuần dưỡng và huấn luyện có thể bắt chước tiếng người, hát và đọc  thơ.  Tuy vậy đó chỉ là các hành vi bắt chước (các phản xạ có điều kiện do tập nhiễm) còn khả  năng hiểu tiếng nói, ngôn ngữ là không có trong dân gian có câu: “nói như vẹt”  hay “học vẹt” ám chỉ  sự nhại lại, bắt chước không có tư duy. Ngoài vẹt ra còn nhiều loài chim có khả năng tương tự vẹt  như chim sáo, chim iểng khi huấn luyện cũng biết nói, biết hát. Hỏi: Tại sao gà thích ăn thêm sỏi? Trả lời: Gà, vịt, ngan...những gia cầm này đã được thuần dưỡng, quen ăn hạt ngũ cốc như thóc,  ngô, đỗ, lạc...đều là món khoái khẩu của chúng. Tuy vậy chúng vẫn tìm ăn thêm sỏi, sạn. Thực ra   các chất này không cung cấp chất dinh dưỡng mà chúng có chiếc dạ dày đặc biệt (gọi là mề) phần  dạ dày cơ dày khoẻ, có các nếp nhăn để lưu giữ các hạt sạn làm tăng khả năng ma sát nghiền thức ăn  khi chúng co bóp, sỏi và sạn chính là gíup cho sự tiêu hoá được thuận lợi. Trong dân gian ta có câu: lo cau lo móc, lo cóc lo ba ba, lo gà lo chó. Để chỉ sự băn khoăn về sự đối  nghịch giữa các cặp với nhau.  Cau và móc có hình thù giống nhau mà sao khi quả chín lại ngược nhau, một cây quả chín từ ngoài  vào một cây quả chín từ trong ra.  Cóc cả đời sống trên cạn khi đẻ lại tìm xuống nước mới đẻ được, còn ba ba thì cả đời sống dưới  nước đến khi sinh đẻ lại phải lên cạn mới sinh đẻ được.  Gà không có răng nhưng ăn thóc, ngô, ăn cả sỏi mà vẫn tiêu hoá tốt trong khi chó đầy mồm răng, cắn  xé khoẻ nhưng khi ăn gạo, thóc thì không thể tiêu hoá nổi, khi thải ra vẫn còn nguyên gạo, thóc.  Dưới góc nhìn sinh học thì đó chỉ là các tập tính, sự thích nghi của các loài, mỗi cơ thể có cấu tạo  bởi các cơ quan, mỗi cơ quan lại có cấu tạo thích nghi với chức năng của chúng, tạo sự hài hoà và  phong phú của sinh vật với môi trường sống. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2