Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 36: Cấu tạo trong của ếch đồng
lượt xem 19
download
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 36: Cấu tạo trong của ếch đồng đưa ra phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh nhận biết được các cơ quan của ếch trên mẫu mổ, những cơ quan thích nghi với đời sống vừa cạn vừa nước; có kỹ năng thực hành quan sát, nhận xét và phân tích.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 36: Cấu tạo trong của ếch đồng
- Lời mở đầu Để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học môn sinh học 7, một khó khăn là làm thế nào để thực hiện tốt các bài thực hành trong chương trình SGK sinh học 7 (trong điều kiện học sinh mới tiếp cận môn học thực nghiệm, số bài thực hành nhiều 12 bài với 15 tiết, kiến thức, kỹ năng còn thiếu…). " Thực hành Thí nghiệm sinh học 7" sẽ mang tới cho các thày giáo, cô giáo, các em học sinh có thêm những thông tin, những kỹ năng, những phương án phục vụ bài dạy, bài học, làm các bài thực hành trong toàn bộ chương trình. Nội dung Tài liệu gồm 12 bài thực hành trong chương trình sinh học 7, mỗi bài có 3 nội dung cơ bản: 1Mục đích bài. 2Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ dùng thiết bị cần thiết, các bước tiến hành. Câu hỏibài tập (sau mỗi bài có các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự làm), câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, có câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ thực tế. 3Hỏi trả lời theo chuyên đề giúp học sinh mở rộng, hiểu biết thêm thông tin, tạo hứng thú môn học và tìm hiểu khoa học. Tài liệu còn cung cấp cách pha chế những hoá chất cơ bản khi tiến hành thực hành, làm các mẫu ngâm động vật, những kiến thức mở rộng giúp GV hiểu sâu, nắm chắc vấn đề khi dạy học, hướng dẫn học sinh thực hành; những câu hỏi, bài tập giúp học sinh rèn luyện, khắc sâu, mở rộng và vận dụng kiến thức vào thực tiễn; những gợi ý, hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho học sinh giúp các em học và làm tốt thí nghiệm thực hành tại lớp và ở nhà, tăng khả năng tự học và tự tìm hiểu để chiếm lính kiến thức. Lần đầu biên soạn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong được các đồng nghiệp đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn ThêmTrường THCS Quế Nham Tân Yên Bắc giang buivanthembg@yahoo.com.vn ĐT: 0912.716.203. (Sách đã được Nhà xuất bản Giáo dục thẩm định và xuất bản, phát hành toàn quốc, tháng 02 năm 2012) Các bài thực hành trong chương trình & sgk sinh học7 Tiết Bài, TN, SGK TT Nội dung trong phần TH trang CT trong bài 1 Th1 Quan sát một số ĐVNS. 3 3 13 2 TH2 Mổ và quan sát giun đất. 16 16 56 3 Th3 Quan sát một số thân mềm. 21 20 68 4 Th4 Mổ và quan sát tôm sông. 24 23 77 5 Th5 Xem băng hình về tập tính của Sâu bọ. 29 28 94 6 TH6 Mổ cá. 36 32 106 Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên 7 TH7 38 36 116 mẫu mổ. Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim Bồ 8 Th8 46 42 138 câu. Xem băng hình về đời sống và tập tính 9 Th9 47 45 147 của chim. Xem băng hình về đời sống và tập tính 10 Th10 54 52 170 của Thú. Tìm hiểu một số động vật có tầm quan 11 Th11 6465 6162 199 trọng đối với kinh tế ở địa phương. 6869 12 Th12 Tham quan thiên nhiên. 646566 202 70 1
- TH 7 – QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG CỦA ẾCH ĐỒNG (Tiết 38 Bài 36 SGK.Tr 116) IMục đích: Nhận biết được các cơ quan của ếch trên mẫu mổ, những cơ quan thích nghi với đời sống vừa cạn vừa nước. Có kỹ năng thực hành quan sát, nhận xét và phân tích. IINội dung: 1Chuẩn bị cho bài thực hành: Tranh phóng to cấu tạo trong của ếch, não ếch và bộ xương ếch, sơ đồ tuần hoàn ếch. Mẫu mổ ếch có tiêm màu. Dụng cụ mổ: bộ đồ mổ, khay mổ, ván mổ, kim, bồn nuôi động vật, ếch sống…( với các trường có điều kiện, có thời gian, có phòng thực hành sinh học). Phiếu thực hành. 2
- Não ếch 2Các bước tiến hành: B1 Quan sát các cấu tạo ếch trên tranh phóng to để nhận biết các cơ quan của ếch. B2 Mổ ếch: +Phá tuỷ ếch làm ếch bất động: Dùng kim nhọn chọc tuỷ, điểm chọc là hố khớp giữa xương sọ và đốt sống đầu tiên. Cầm ếch bằng tay trái, tay phải cầm dùi, dùng ngón tay ấn đầu ếch gập xuống, nhìn chỗ da hơi lõm xuống (đỉnh tam giác có cạnh đáy là hai mắt) đó là hố khớp. Đâm dùi vào hố khớp, luồn nhẹ vào ống tuỷ, xoáy thẳng theo cột sống, nếu ếch duỗi thẳng hai chân sau và run run, sau đó mềm ra là chọc đúng. . +Mổ ếch: Gim 4 chân ếch nằm ngửa trên ván mổ, cắt một ít da sát hậu môn, dùng kéo luồn vào trong cắt một đường dọc lên ngực, tiếp tục cắt mở sang hai bên, dùng gim găm sang 2 bên (như mở cuốn sách). +Cắt cơ theo đường mở da, dùng kẹp nâng cơ 2 bên sườn, cắt toàn bộ cơ phần bụng, ngực + Gỡ và trình bầy, làm rõ các cơ quan chính để quan sát. +Rửa sạch mẫu vật và đổ dung dịch sinh lí cho ngập (để các nội quan của ếch không bị chết) và để lộ rõ các nội quan như hình dưới 3
- Cách pha dung dịch sinh lí dùng cho động vật biến nhiệt: Được pha chế từ NaCl với nồng độ NaCl gần bằng nồng độ NaCl có trong huyết tương, trong các mô để giữ cho áp suất thẩm thấu của mô động vật không thay đổi, giữ cho các mô sống trong một thời gian ngắn. Đối với động vật biến nhiệt NaCl bằng 0,65%, cách pha như sau: Hoà tan 0,65 g NaCl vào 100ml nước nguyên chất (nước cất). B3 quan sát nội quan của ếch: Hệ tuần hoàn gồm: Tim, động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Đối chiếu với tranh sơ đồ hệ tuần hoàn Hệ tiêu hoá: Ống tiêu hoá (miệng >hầu>thực quản> dạ dày>ruột >hậu môn), tuyến tiêu hoá (gan tiết ra dịch mật chứa trong túi mật rồi đổ vào ruột). Hệ bài tiết: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, huyệt. Hệ thần kinh: Não, các dây thần kinh (Đối chiếu với tranh sơ đồ cấu tạo não ếch) Hệ sinh dục: Tuyến sinh dục và cơ quan giao cấu. 4
- Bộ xương ếch : +Xương đầu: Hộp sọ, xương hàm +Xương thân: xương cột sống có 10 đốt. 1đốt sống cổ, 7 đốt sống thân có mấu, 1 đốt sống hông và 1 đốt sống đuôi +Xương chi: chi trên (tay) gồm ngón tay, bàn tay, cổ tay, ống tay, cánh tay, đai vai (x bả, x quạ, x đòn); chi dưới gồm x.ngón chân, x.bàn chân, x.cổ chân, x.ống chân, x.đùi, x.đai hông (x.chậu, x.ngồi, x.háng) 3Câu hỏibài tập: 1.Nêu các thành phần chính cuả bộ xương ếch ? Trả lời: 2.Chi sau của ếch to, khỏe có tác dụng gì trong đười sống của ếch? Trả lời: 3.Chọn câu đúng trong các câu sau : a Ếch có 2 đốt sống cổ. bẾch có 1 đốt sống cổ. cẾch có 3 đốt sống cổ. dẾch có 4 đốt sống cổ. Trả lời: 4Trong hình về cấu tạo ếch ta thấy có cơ quan Tỳ, theo em tỳ thuộc hệ cơ quan nào sau đây: aTiêu hoá. bTuần hoàn. cBài tiết. dSinh dục. Trả lời: Hỏi đáp về ếch Hỏi: Mùa hè, ếch để vào tủ lạnh có thể ngủ đông không ? Trả lời: Có nhiều loài động vật ngủ đông như rùa, ếch, rắn thậm chí cả động vật màu nóng như gấu. Chúng ta hãy thử nghiệm đơn giản: để ếch vào ngăn đá của tủ lạnh, ếch sẽ nhanh chóng đi vào giấc ngủ đông, không chỉ ếch mà ngay cả rắn, rùa cũng vậy, những động vật bậc thấp như côn trùng cũng có đặc tính này. điều này chứng tỏ nhiệt độ đongd vai trò quyết định trong việc ngủ đông của động vật bậc thấp. Khi ngủ đông, nhiệt độ cơ thể hạ thấp, trao đổi chất hạ xuống mức thấp nhất, chúng không cần ăn uống gì tới vài tháng mà không chết. Hỏi: Tại sao ở biển không có ếch nhái sinh sống? Trả lời: Ếch, cóc và các loài lưỡng cư khác có tới 3000 loài khác nhau không có loài nào sống trong biển, đại dương mênh mông. Nguyên do là vì hàm lượng muối trong máu, dịch cơ thể ếch nhái thấp hơn nhiều so với hàm lượng muối trong nước biển. Nếu ếch nhái thả bơi trong nước biển thì lượng nước trong cơ thể chúng nhanh chóng bị chui ra ngoài. Kết quả là chúng bị chết do mất nước. Các kết quả nghiên cứu cho thấy ếch nhái không tồn tại được ở môi trường nước có nồng độ muối 5
- quá 10%, trong khi đó nước biển có nồng đọ muối lên tới 20%, có nơi tới 40%. Vì vậy tuyệt đại đa số ếch nhái, lưỡng cư đều không sống được ở biển. Hỏi: Những loài ếch nhái nào được coi là quý hiếm? Trả lời: Tổ chức động vật London Anh, đã chọn ra 10 loài lưỡng cư độc đáo và đang bị đe dọa trên toàn cầu. Chiến dịch nhằm bảo vệ những sinh vật đang bị lãng quên. Hiện có khoảng 6.200 loài lưỡng cư đã được biết đến và còn nhiều loài khác chưa được khám phá. 1. Con ếch Malagasy có màu sắc cầu vồng này có thể tự thổi phồng khi gặp nguy hiểm. Nó cũng có thể trèo trên những vách đá dựng đứng. 2. Một trong những loài kỳ dị nhất trên thế giới là Sagalla caecilian, sinh vật không chi với những tua xúc giác ở hai bên đầu 3. Con kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc, có thể dài tới 1,8 m. Nó tiến hóa độc lập với các loài lưỡng cư khác, từ trước 100 triệu năm so với khủng long bạo chúa 4. Con ếch màu tím này mới được phát hiện đầu tiên vào năm 2003, bởi nó quanh năm chôn mình dưới 4m đất. 6. Được tìm thấy ở Mexico, con “kỳ nhông” 5Một trong những loài ếch ma chỉ sống ở không phổi quý hiếm này thở qua da và những khu nghĩa địa của người cổ xưa ở miệng Skeleton Gorge, thuộc núi Table, Nam Phi 7. Con kỳ nhông mù Olm này có lớp da trong 8. Một họ hàng gần gũi với ếch Darwin 6
- suốt và sống dưới mặt đất. Nó săn mồi bằng (Rhinoderma darwinii, ảnh trên), là ếch Chile cách đánh hơi và cảm ứng điện từ. Sinh vật có Darwin chưa từng được chụp ảnh sống bao thể sống mà không cần thức ăn tới 10 năm giờ và không còn được nhìn thấy từ năm 1978 có thể nay đã tuyệt chủng. Ếch cha bảo vệ đứa con bằng cách giấu chúng trong miệng 9. Con cóc bà mụ Betic tiến hóa từ các loài khác hơn 150 triệu năm trước. Con đực mang theo trứng đã được thụ tinh bọc ở quanh chân sau. 10. Ếch Seychelles có lẽ là con ếch nhỏ nhất thế giới, với con trưởng thành dài tối đa là 11 mm. Các loài lưỡng cư đang bị suy giảm do hậu quả của việc tàn phá nơi sinh thái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và bệnh tật 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án hóa học lớp 10 nâng cao - Bài 28 Bài thực hành số 2 PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ
7 p | 1799 | 66
-
GIÁO ÁN TIẾT 15: THỰC HÀNH: MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM
2 p | 899 | 63
-
Giáo án Sinh học 11 bài 7: Thực hành - Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón
2 p | 896 | 42
-
Giáo án Sinh học 10 bài 12: Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
3 p | 417 | 32
-
Giáo án bài 35: Thực hành tính chất các hợp chất của lưu huỳnh – hóa học 10
6 p | 413 | 30
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 20: Quan sát một số thân mềm
6 p | 244 | 22
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 64: Tham quan thiên nhiên
6 p | 244 | 16
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 61: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng kinh tế đối với địa phương
11 p | 267 | 16
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 32: Mổ cá
6 p | 202 | 16
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 3: Quan sát một số động vật nguyên sinh
6 p | 299 | 13
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 23: Mổ và quan sát tôm sông
6 p | 154 | 12
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 52: Xem băng hình về đời sống và tập tính của thú
8 p | 227 | 10
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 16: Mổ và quan sát giun đất
3 p | 206 | 10
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 45: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim
5 p | 197 | 9
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 28: Xem băng về tập tính của sâu bọ
4 p | 166 | 8
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 42: Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu
7 p | 152 | 7
-
Giáo án bài Thực hành mối quan hệ Q-I trong ĐL Jun-Len Xơ - Vật lý 9 - GV:N.T.Tuyên
4 p | 147 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn