Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 20: Quan sát một số thân mềm
lượt xem 22
download
Tài liệu Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 20: Quan sát một số thân mềm dưới đây đưa ra phương pháp giảng dạy nhằm giúp cho các em quan sát và nhận biết được các thành phần cấu tạo của vỏ ốc, trai, một số đại diện phổ biến khác; nhận biết một số cơ quan chính trong cấu tạo thân mềm (mực) như khoang áo, mang, tuyến sinh dục.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 20: Quan sát một số thân mềm
- Lời mở đầu Để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học môn sinh học 7, một khó khăn là làm thế nào để thực hiện tốt các bài thực hành trong chương trình SGK sinh học 7 (trong điều kiện học sinh mới tiếp cận môn học thực nghiệm, số bài thực hành nhiều 12 bài với 15 tiết, kiến thức, kỹ năng còn thiếu…). " Thực hành Thí nghiệm sinh học 7" sẽ mang tới cho các thày giáo, cô giáo, các em học sinh có thêm những thông tin, những kỹ năng, những phương án phục vụ bài dạy, bài học, làm các bài thực hành trong toàn bộ chương trình. Nội dung Tài liệu gồm 12 bài thực hành trong chương trình sinh học 7, mỗi bài có 3 nội dung cơ bản: 1Mục đích bài. 2Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ dùng thiết bị cần thiết, các bước tiến hành. Câu hỏibài tập (sau mỗi bài có các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự làm), câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, có câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ thực tế. 3Hỏi trả lời theo chuyên đề giúp học sinh mở rộng, hiểu biết thêm thông tin, tạo hứng thú môn học và tìm hiểu khoa học. Tài liệu còn cung cấp cách pha chế những hoá chất cơ bản khi tiến hành thực hành, làm các mẫu ngâm động vật, những kiến thức mở rộng giúp GV hiểu sâu, nắm chắc vấn đề khi dạy học, hướng dẫn học sinh thực hành; những câu hỏi, bài tập giúp học sinh rèn luyện, khắc sâu, mở rộng và vận dụng kiến thức vào thực tiễn; những gợi ý, hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho học sinh giúp các em học và làm tốt thí nghiệm thực hành tại lớp và ở nhà, tăng khả năng tự học và tự tìm hiểu để chiếm lính kiến thức. Lần đầu biên soạn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong được các đồng nghiệp đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn ThêmTrường THCS Quế Nham Tân Yên Bắc giang buivanthembg@yahoo.com.vn ĐT: 0912.716.203. (Sách đã được Nhà xuất bản Giáo dục thẩm định và xuất bản, phát hành toàn quốc, tháng 02 năm 2012) Các bài thực hành trong chương trình & sgk sinh học7 Tiết Bài, TN, SGK TT Nội dung trong phần TH trang CT trong bài 1 Th1 Quan sát một số ĐVNS. 3 3 13 2 TH2 Mổ và quan sát giun đất. 16 16 56 3 Th3 Quan sát một số thân mềm. 21 20 68 4 Th4 Mổ và quan sát tôm sông. 24 23 77 5 Th5 Xem băng hình về tập tính của Sâu bọ. 29 28 94 6 TH6 Mổ cá. 36 32 106 Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên 7 TH7 38 36 116 mẫu mổ. Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim Bồ 8 Th8 46 42 138 câu. Xem băng hình về đời sống và tập tính 9 Th9 47 45 147 của chim. Xem băng hình về đời sống và tập tính 10 Th10 54 52 170 của Thú. Tìm hiểu một số động vật có tầm quan 11 Th11 6465 6162 199 trọng đối với kinh tế ở địa phương. 6869 12 Th12 Tham quan thiên nhiên. 646566 202 70 1
- TH 3 – quan SÁT MỘT SỐ THÂN MỀM (Tiết 21 Bài 20 SGK.Tr 68) IMục đích: Quan sát và nhận biết được các thành phần cấu tạo của vỏ ốc, trai, một ssoa đại diện phổ biến khác. Nhận biết một số cơ quan chính trong cấu tạo thân mềm (mực) như Khoang áo, mang, tuyến sinh dục... IINội dung: 1Chuẩn bị cho bài thực hành: Tranh ảnh một số thân mềm. Vỏ một số thân mềm: ốc, trai, sò... Mẫu ngâm trai, mực (mỗi nhóm 1 bộ). Băng hình một ssó yhân mềm (nếu có điều kiện) Ốc sên sống: mỗi nhóm vài con và 1 miếng kính trong, mỏng. Bộ đồ mổ và bồn nuôi ốc nhồi và một vài con ốc to (nếu có điều kiện làm mẫu mổ để quan sát) Cấu tạo cơ thể ốc sên Trai sông ốc nhồi ốc sên 2
- Ngao biển vỏ ốc biển Vẹm xanh Trai ngọc Bạch tuộc Ốc anh vũ 2Các bước tiến hành: B1Quan sát cấu tạo ngoài và trong trên các tranh để nhận biết các thành phần cấu tạo chung của thân mềm (ngoài và trong). B2Quan sát cấu tạo ngoài (vỏ trai sông và ốc nhồi): Vỏ trai có 2 mảnh gắn với nhau bằng bản lề ở lưng. Vỏ có 3 lớp: ngoài cùng là lớp sừng, lớp đá vôi ở giữa, lớp xà cừ ở trong, trên vỏ có các vân hình cung (vòng tăng trưởng) B3Quan sát hình dạng ngoài và di chuyển của ốc sên: Ốc sên sống trên cạn, di chuyển bằng chân. Ốc sên chỉ có 1 mảnh vỏ xoắn bảo vệ cơ thể. Đầu ốc sên có tua miệng và tua đầu Vỏ ốc cấu tạo tương tự vỏ trai (3 lớp và vòng tăng trưởng) Để ốc sên lên miếng kính và đặt ngược trong hộp nhìn thấy sự di chuyển chuyển, hoạt động của chân ốc sên. 3
- B4 Quan sát cấu tạo ngoài trên mẫu ngâm trai sông, mực: nhận biết các cấu tạo chính (cơ quan vận động, hô hấp, cơ quan bắt mồi, các phần bên ngoài cơ thể. Nếu không rõ thì có thể dùng tranh, mô hình cấu tạo trong để đối chiếu nhận biết. B5Quan sát cấu tạo trong của trai sông và mực Cấu tạo trong của trai sông Trai sông: quan sát trên mẫu mổ ngâm để nhận biết các cấu tạo chính: chân, mang, miệng, vạt áo, cơ khép vỏ... Mực: quan sát và nhận biết các bộ phận chính mắt, mang, gan thận, hậu môn, các tua...(có thể dùng tranh để đối chiếu vị trí, hình dáng các cơ quan để nhận biết). B6 Thảo luận nhóm và hoàn chỉnh các thông tin vào bảng thu hoạch theo mẫu SGK Tr70 * Hiện nay trong các mẫu ngâm do các công ty thiết bị dạy học cung cấp không có mẫu mổ trai sông, để có mẫu quan sát các bạn có thể làm theo hướng dẫn sau: Chọn trai to, hình dáng cân đối cho vào nước nóng 50oC để trai mở vỏ. Dùng dao mổ luồn qua khe giữa 2 mảnh vỏ cắt cơ khép vỏ, giữ lại toàn bộ thân trai nằm trong 1 mảnh vỏ. Đặt trai vào trong thớt và khay mổ cho đầy nước sạch, cắt bỏ áo và 2 mang ở một bên (tránh làm hỏng thận, bao tim). Tách và bộc lộ các nội quan như tuyến gan tuỵ (màu đen nâu), thận dài đen cạnh bao tim, ống hút và ống thoát (ống xi phông), ống tiêu hoá (hình ống thẫm uốn cong)… Chọc thủng 1 lỗ nhỏ ở vỏ trai để cố định mẫu vào 1 miếng kính, trình bày cho đẹp, có thể dùng cácchữ số in rồi cắt đính vào các cơ quan tương ứng cho dễ quan sát. Định hình mẫu mổ để mẫu không bị biến dạng bằng một trong các dung dịch sau: + Fooc môn 40%(HCHO) 200cm3, nitrat kali (KNO3) 15g, axê tat kali (KCH3COO) 30g, nước cất 1000cm3 (hoà tan và ngâm mẫu vật vào). +Fooc môn 40%(HCHO) 100cm3, muối ăn 45g, nước cất 200cm3 (hoà tan và ngâm mẫu vật vào). Chọn bình phù hợp và cho mẫu vào ngâm trong dung dịch bảo quản (fooc môn 35%) là được mẫu trai ngâm dùng cho nhiều năm. 3Câu hỏibài tập: 1Qua quan sát những loại thân mềm trên em có nhận xét gì về sự phong phú và đa dạng của ngành thân mềm? Trả lời: 2Mô tả lại sự vận chuyển của ốc sên (quan sát được trên tấm kính). Trả lời: 3Chọn câu đúng trong các câu sau: aỐc sên thường hoạt động mạnh vào giữa trưa. 4
- bỐc sên thường hoạt động mạnh vào buổi chiều. cỐc sên thường hoạt động mạnh vào mùa đông. dỐc sên thường hoạt động mạnh vào ban đêm, thời tiết ấm và ẩm. Trả lời: Hỏi đáp về Thân mềm Hỏi: Tại sao cá mực có thể phun ra mực? Trả lời: Cá mực thuộc ngành động vật thân mềm như trai, ốc, trong phần bụng có “nang mực” bên trong chứa “đầy mực”, nhiều người gọi là cá mực. Mực của chúng nằm trong một nang mực, có màu đen như mực, đó là một loại vũ khí để tự vệ, khi gặp kẻ thù tấn công cá mực co mình, ép cơ thể phun mực trong túi ra ngoài tạo thành màn khói đen bao phủ quanh khu vực, thừa cơ đó cá mực chạy thoát. Sau mỗi lần phun mực chúng cần một thời gian dài để tích luỹ mực vì vậy chỉ khi nguy cấp chúng mới phun mực. Hỏi: Ngọc trai là gì, ngọc trai có tác dụng gì và tại sao trai lại có được ngọc? Trả lời: Ngọc trai (HánViệt trân châu) là một vật hình cầu, cứng được một số loài vật tạo ra, chủ yếu là loài thân mềm (nhuyễn thể) như con trai. Ngọc trai được sử dụng làm đồ trang sức và cũng được tán thành bột để dùng trong mỹ phẩm. Ngọc trai được đánh giá là một loại đá quý và được nuôi và thu hoạch để làm đồ trang sức. Ngành Đông y cho rằng trân châu có vị hơi ngọt tính bình vào được kinh tâm can thận, có tác dụng phối hợp chữa kinh phong, an thần, giải độc, tan màn mây ở mắt, trở ngại tuần hoàn nước mắt, ù tai, xây xẩm... Độ bóng của ngọc trai phụ thuộc vào độ phản xạ và độ khúc xạ ánh sáng từ những lớp trong mờ và độ đẹp của hạt ngọc tỷ lệ thuận với độ dày và nhiều của lớp trong mờ này. Sự phát tán ngũ sắc mà một số loại ngọc tạo ra là do sự chồng lấn lên nhau của các lớp liên tục nhau làm tán xạ ánh sáng chiếu vào bề mặt. Ngọc trai thường có màu trắng, đôi khi có màu kem hoặc phớt hồng và có thể nhuốm màu vàng, xanh lá cây, nâu, tím hoặc đen Ngọc trai được dùng để chữa bệnh ngay từ khi con người khám phá ra nó. Trong thời cổ đại, nó được coi là thần dược để chữa thần kinh và một số bệnh phòng the. Một truyền thuyết nói rằng để một viên ngọc trai ở lỗ rốn sẽ chữa được bệnh đau dạ dày. Một tài liệu khác còn cho rằng ngọc trai có thể chữa được bệnh mất trí nhớ, chứng mất ngủ, hen, vàng da, gan, tim hay cấp cứu khi bị côn trùng hoặc rắn cắn. Thật thú vị là công nghiệp dược hiện đại vẫn tiếp tục sử dụng ngọc trai để làm thuốc. Những viên ngọc trai xấu mà vẫn được nghiền ra để trở thành một dạng bổ sung can xi cao cấp. Làm mỹ phẩm Bắt chước các quý bà ngày xưa nghiền ngọc trai uống để chăm dưỡng nhan sắc, ngày nay các hãng mỹ phẩm cũng thi nhau bổ sung ngọc trai vào các sản phẩm làm đẹp của họ. Những cái tên như son môi ánh ngọc trai, kem nền ánh ngọc trai hay nhũ mắt ánh ngọc trai bắt đầu trở nên quen thuộc. Không chỉ đem đến sự óng ánh, mỹ phẩm ngọc trai còn có những tác dụng đáng kể trong việc làm đẹp và khoẻ da. 5
- Quá trình tạo thành ngọc trai: Ngọc trai nuôi và ngọc trai tự nhiên khác nhau ở cách tạo ngọc một cách tự nhiên hay có sự can thiệp của con người. Trong cả hai cách, sự hình thành của ngọc trai như sau: Ngọc trai được hình thành bên trong thân thể loài nhuyễn thể (lớp Hai vỏ). Đây là cách phản xạ lại để tự chữa lành các vết thương của loài nhuyễn thể bằng cách tiết ra chất bao bọc dị vật bằng những lớp cacbonat canxi (CaCO3) dưới dạng chất khoáng aragonit hoặc canxit (cả hai dạng là dạng kết tinh của cacbonat canxi) được dính với nhau bởi một hợp chất hữu cơ giống chất sừng gọi là conchiolin. Sự kết hợp của cacbonat canxi và conchiolin được gọi là xà cừ. Niềm tin thông thường rằng một hạt cát chui vào trong vỏ sẽ đóng vai trò của tác nhân kích thích tạo ngọc nhưng trên thực tế thì sự kích thích đó thường hiếm khi xảy ra. Tác nhân kích thích điển hình thường là các chất hữu cơ, ký sinh trùng hoặc thậm chí những tổn hại làm chuyển chỗ lớp màng áo sang phần khác của thân thể con vật. Các vật lạ hoặc chất hữu cơ chui vào bên trong vỏ động vật thân mềm khi nó hé vỏ ra ăn hoặc hô hấp. Ngọc trai nuôi được tạo ra bằng cách cấy một miếng biểu mô màng áo cùng với các hột làm bằng vỏ trai đã chế tác thành hình dạng mong muốn (chính xác là loại trai Cóc, vỏ rất dày khoảng 10 mm hoặc hơn, là loại trai nước ngọt sống ở sông Mississippi) được đưa vào bộ phận sinh dục của con trai bằng dụng cụ cấy đặc biệt đưa vào theo hình dích dắc để con trai không thể đào thải vật cấy ra được. 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án hóa học lớp 10 nâng cao - Bài 28 Bài thực hành số 2 PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ
7 p | 1799 | 66
-
GIÁO ÁN TIẾT 15: THỰC HÀNH: MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM
2 p | 900 | 63
-
Giáo án Hóa Hoc 8: BÀI THỰC HÀNH SỐ 4
5 p | 999 | 42
-
Giáo án Sinh học 11 bài 7: Thực hành - Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón
2 p | 900 | 42
-
Giáo án Sinh học 10 bài 12: Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
3 p | 419 | 32
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 36: Cấu tạo trong của ếch đồng
7 p | 326 | 19
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 61: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng kinh tế đối với địa phương
11 p | 271 | 16
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 32: Mổ cá
6 p | 207 | 16
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 64: Tham quan thiên nhiên
6 p | 246 | 16
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 3: Quan sát một số động vật nguyên sinh
6 p | 303 | 13
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 23: Mổ và quan sát tôm sông
6 p | 155 | 12
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 16: Mổ và quan sát giun đất
3 p | 208 | 10
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 52: Xem băng hình về đời sống và tập tính của thú
8 p | 228 | 10
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 45: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim
5 p | 201 | 9
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 28: Xem băng về tập tính của sâu bọ
4 p | 168 | 8
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 42: Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu
7 p | 153 | 7
-
Giáo án bài Thực hành mối quan hệ Q-I trong ĐL Jun-Len Xơ - Vật lý 9 - GV:N.T.Tuyên
4 p | 147 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn