intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 23: Mổ và quan sát tôm sông

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

155
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo tài liệu Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 23: Mổ và quan sát tôm sông sau đây để bổ sung thêm tư liệu trong việc giảng dạy Sinh học nói chung và Bài 23 Mổ và quan sát tôm nói riêng. Với các bạn chuyên ngành Sư phạm Tin học thì đây là tài liệu hữu ích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 23: Mổ và quan sát tôm sông

  1. Lời mở đầu Để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học môn sinh học 7, một khó khăn là  làm thế nào để thực hiện  tốt các bài thực hành trong chương trình ­ SGK sinh học 7 (trong điều kiện học sinh mới tiếp cận  môn học thực nghiệm, số bài thực hành nhiều 12 bài với 15 tiết, kiến thức, kỹ năng còn thiếu…).  " Thực hành Thí nghiệm  sinh học 7" sẽ mang tới cho các thày giáo, cô giáo, các em học sinh có thêm  những thông tin, những kỹ năng, những phương án phục vụ bài dạy, bài học, làm các bài thực hành  trong toàn bộ chương trình. Nội dung Tài liệu gồm 12 bài thực hành trong chương trình sinh học 7, mỗi bài có 3 nội dung cơ bản: 1­Mục đích bài.  2­Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ dùng thiết bị cần thiết, các bước  tiến hành. Câu hỏi­bài tập (sau mỗi bài có các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự làm), câu hỏi trắc  nghiệm, tự luận, có câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ thực tế. 3­Hỏi ­ trả lời theo chuyên đề giúp học sinh mở rộng, hiểu biết thêm thông tin, tạo hứng thú môn  học và tìm hiểu khoa học.   Tài liệu còn cung cấp cách pha chế những hoá chất cơ bản khi tiến hành  thực hành, làm các mẫu  ngâm động vật,  những kiến thức mở rộng giúp GV hiểu sâu, nắm chắc vấn đề khi dạy học, hướng  dẫn học sinh thực hành; những câu hỏi, bài tập giúp học sinh  rèn luyện, khắc sâu, mở rộng và vận  dụng kiến thức vào thực tiễn; những gợi ý, hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho học sinh giúp các em  học và làm tốt thí nghiệm thực hành tại lớp và ở nhà, tăng khả năng tự học và tự tìm hiểu để chiếm  lính kiến thức. Lần đầu biên soạn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong được các đồng nghiệp  đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn Thêm­Trường THCS  Quế Nham  ­Tân Yên­ Bắc giang buivanthembg@yahoo.com.vn ­ ĐT: 0912.716.203.  (Sách đã được Nhà xuất bản Giáo dục  thẩm định và xuất bản, phát hành toàn quốc, tháng 02 năm  2012) Các bài thực hành   trong chương trình & sgk sinh học7 Tiết  Bài,  TN, SGK  TT Nội dung trong  phần  TH trang CT trong bài 1 Th­1 Quan sát một số ĐVNS. 3 3 13 2 TH­2 Mổ và quan sát giun đất. 16 16 56 3 Th­3 Quan sát một số thân mềm. 21 20 68 4 Th­4 Mổ và quan sát tôm sông. 24 23 77 5 Th­5 Xem băng hình về tập tính của Sâu bọ. 29 28 94 6 TH­6 Mổ cá. 36 32 106 Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên  7 TH­7 38 36 116 mẫu mổ. Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim Bồ  8 Th­8 46 42 138 câu. Xem băng hình về đời sống và tập tính  9 Th­9 47 45 147 của chim. Xem băng hình về đời sống và tập tính  10 Th­10 54 52 170 của  Thú. Tìm hiểu một số động vật có tầm quan  11 Th­11 64­65 61­62 199 trọng đối với kinh tế ở địa phương. 68­69­ 12 Th­12 Tham quan thiên nhiên. 64­65­66 202 70 1
  2. TH 4 – MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG (Tiết 24 ­ Bài 23 ­ SGK.Tr 77) I­Mục đích: ­Củng cố kiến thức về cấu tạo tôm, biết thao tác mổ tôm, nhận biết các cấu tạo cơ bản bên trong  của tôm: hệ tiêu hoá, hô hấp, thần kinh, sinh dục...  ­Có kỹ năng thực hành mổ và  qua kính lúp, vẽ  tả lại hình quan sát được. II­Nội dung: 1­Chuẩn bị  cho bài thực hành: ­Tranh ảnh về cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của tôm phóng to. ­Tôm sống  loại to nuôi trong thùng đựng động vật (đủ cho các nhóm). ­Bộ đồ mổ động vật, kính lúp, dụng cụ vệ sinh, các vật liệu hỗ trợ (mỗi nhóm 1 bộ). Hình dạng và cấu tạo ngoài của tôm ­Cấu tạo ngoài gồm 2 phần: +Phần đầu ngực: có giáp đầu và  các phần phụ ( kìm, râu, chân bò). +Phần bụng: gồm 7 đốt  và 5 đôi  chân bơi Cấu tạo trong của tôm 2­Các bước tiến hành: B1.Mổ và quan sát mang tôm: Làm các bước như SGK Tr 77­phần 1. 2
  3. +Dùng kẹp nâng và dùng kéo cắt theo  đường chấm gạch   +Khẽ gỡ một chân ngực kèm lá  mang gốc (Lá mang, bó cơ, lá mang, đốt  gốc chân ngực) +Chân có nhiều đốt khớp với nhau Lá mang gắn vào phần gốc chân ngực Ba đặc điểm của lá mang: ­Bám vào gốc chân ngực ­Lá mang có thành mỏng ­Trên lá mang có nhiều lông bao phủ  (giống chiếc lông chim)                                                                                                                                                     B2.Mổ và quan sát cấu tạo trong:                      +Một tay cầm tôm khẻ bẻ cong như khi tôm co mình, tay kia cầm kéo chọc thủng màng da giữa 2  tấm ki tin ở giữa lưng, mũi kéo đưa sát tấm ki tin hường về phía đầu, cắt 1 đường dọc tới sát 2  cuống mắt, cắt tiếp các tấm ki tin về phía đuôi, cát bỏ một phần tấm ki tin đầu ngực ở phía lưng và  hai bên. +Đặt tôm nằm sấp trên ván mổ, cắm kim vào tấm kitin để phanh ra (làm nhẹ nhàng để tấm ki tin  không tách khỏi thân). +Đổ nước vào khay cho ngập tôm, gỡ thịt thịt từ giữa thân (làm cẩn thận tránh làm đứt ruột nằm gần  lưng). Thần kinh nằm gần tầm ki tin ở phía bụng, tách các nội quan nhìn rõ như ống tiêu hoá,  tim,  thần kinh, chủ yếu nội quan nằm phần đầu ngực. B3.Dùng kính lúp và kim mũi mác để xác định và nhậnu biết các cơ quan bên trong của tôm (tham  khảo tranh cấu tạo trong của tôm để nhận dạng và vị trí các cơ quan). ­ Quan sát cấu tạo trong: 3
  4. + Dưới lớp cuticun là lớp hạ bì. Trên hạ bì ta thấy rất rõ các tế bào sắc tố dưới dạng các chấm lốm  đốm xanh lam và đỏ hồng. Trên lớp hạ bì là lớp cuticun ngấm ki tin, dày, cứng và trong suốt (có  ngấm CaCO3). Gạt lớp hạ bì ra để quan sát cấu tạo trong. + Hệ tuần hoàn: Thường chỉ thấy rõ tim hình túi (hay hình tam giác) màu vàng nhạt và động mạch  lưng rất mảnh và trong suốt nằm trên vách ruột. Máu tôm không có màu (hệ tuần hoàn hở)  + Hệ hô hấp: Gồm 2 dãy mang nằm ở 2 bên đầu ngực, có thể dùng panh gắp 1 lá mang đặt trong giọt  nước để quan sát trên kính hiển vi. Ta sẽ thấy mỗi lá mang có thành mỏng và cấu tạo trông giống  như một chiếc lông chim.  + Hệ tiêu hóa: Miệng tôm ở phía bụng, thực quản ngắn, dạ dày nghiền, túi diều màu tím hồng có  hình quả ớt. Tiếp theo diều là ruột. Đoạn đầu của ruột di chuyển qua khối gan tụy màu vàng nhạt  nằm ngay sau dưới diều. Gan tụy có các đường dẫn tới ruột. Đoạn ruột nằm trên phần bụng có phủ  sắc tố màu đỏ gạch. Cuối cùng, từ ruột đổ ra lỗ hậu môn nằm ở mặt bụng đốt thứ 7.  + Hệ sinh dục: Tôm đực và tôm cái có tuyến sinh dục giống nhau về vị trí và cấu tạo. Nghĩa là, nói  chung, tuyến sinh dục gồm một tuyến trứng hay tuyến tinh hình vòng cung nằm ngay phía trên tim và  hai bên có ống dẫn sinh dục xoắn nhiều vòng. Ống dẫn sinh dục ở tôm đực dài hơn ở tôm cái.  + Hệ bài tiết: Là tuyến râu (biến đổi của hậu đơn thận), hình cầu, màu vàng xanh, nằm sát gốc 2 râu  lớn. Tuyến bài tiết rất nhỏ lại nằm ở sâu nên việc gỡ tìm rất khó, phải cắt bỏ từ từ những bó cơ dày  đặc ở phần đầu ngực đi mới thấy rõ được.  + Hệ thần kinh: Muốn nghiên cứu hệ thần kinh, việc trước tiên là phải gỡ thật hết hệ cơ ra khỏi cơ  thể. Hai mạch não lớn ở giữa hai mắt. Từ hạch não có nhánh thần kinh đi tới mắt, râu và 2 dây lớn  chạy song song hai bên thực quản, nối các hạch thần kinh với nhau. Ở dưới thực quản, hai dây thần  kinh đó chập lại nhau tạo thành vòng thần kinh hầu rồi dính sát nhau để liên hệ các đôi hạch thần  kinh của từng đốt cơ thể với nhau, tạo thành chuỗi thần kinh ngực và bụng. Đếm số hạch thần kinh  của phần đầu, ngực và bụng .            3­Câu hỏi­bài tập: 1.Qua quan sát cấu tạo hãy nhận xét cơ quan hô hấp và cách hô hấp của tôm? Trả lời: 2.Các cơ quan của tôm chủ yếu nằm ở phần nào ? 4
  5. a­Phần bụng. b­Phần đầu ngực. c­Phần đuôi. d­Cả a,b,c. Trả lời: 3.Câu đố sau đây là con gì? Đầu khóm trúc, lưng khúc rồng, sống trắng, chết đỏ? Trả lời: 4.Giải thích câu sau đây: Tôm trạng vạng­Cá rạng đông. (chỉ về tập tính gì của tôm). Trả lời: 5. Trong dân gian có câu: Họ nhà tôm cứt lộn lên đầu. Theo em câu này đúng hay sai, vì sao? Trả lời: Hỏi đáp về tôm, cua  Hỏi: Tại sao tôm, cua  khi sống có nhiều mầu khác nhau nhưng khi nấu chín vỏ chúng đều biến  thành màu đỏ? Trả lời: Tôm, cua là những thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều đạm, là món ăn ngon nhiều người  thích ăn. Một điều thú vị là khi còn sống mai hay vỏ có nhiều màu sắc khác nhau hoà lẫn vào môi  trường sống nhưng khi đun chín thì tất cả đều có màu đỏ cam. Nguyên do là trong phần vỏ cứng “áo  giáp” của chúng có nhiều loại sắc tố khác nhau, khi nấu chín thì chúng bị mất mầu chỉ còn lại màu  đỏ không bị nhiệt độ phá huỷ và đó chính là màu đặc trưng của chúng ở nhiệt độ cao.    Hỏi: Loài cua nào có kích thước lớn nhất, chúng có ở đâu? Trả lời:  Cua lớn nhất từ trước tới giờ bắt gặp ở  Caught ­ Bắc Thái Bình Dương Cua lớn nhất từng bị bắt nặng khoảng  15kg và dài gần 2 mét, cua lớn nhất thế   giới được gọi là "cua vua đỏ".  Hỏi: Loài tôm nào có kích thước lớn nhất,  chúng có ở đâu ? Trả lời:  5
  6.          Cư dân ở vùng eo biển nước Anh vừa bắt được  loài giáp xác khổng lồ .            Đó là con tôm hùm quá khổ có chiều dài 91 cm,  nặng 4,95 kg với chiếc càng dài 45,7 cm. Con tôm hùm  quá khổ này có thể sống tới 100 năm.         Được biết, loài tôm hùm châu Âu thường hay “ở  ẩn”, hoạt động về đêm và thường chọn các hang hốc  dưới lòng biển làm chỗ cư trú. Thức ăn của những con  tôm hùm này là những loài động vật không xương sống  như cua, động vật thân mềm, nhím biển, giun nhiều tơ  và sao biển, tuy nhiên chúng cũng có thể chén cá và  thực vật.         Trước đó, một con tôm hùm lớn nhất thế giới  được phát hiện ở vùng biển Nova Scotia, Canada.  Con tôm này có trọng lượng vào khoảng 20kg .  6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0