Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 64: Tham quan thiên nhiên
lượt xem 16
download
Mục đích của Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 64: Tham quan thiên nhiên là nhằm tạo cơ hội để HS tiếp xúc với thiên nhiên và thế giới động vật; HS được quan sát, nghiên cứu động vật sống trong tự nhiên; quan sát, sử dụng dụng cụ để theo dõi hoạt động sống của động vật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 64: Tham quan thiên nhiên
- Lời mở đầu Để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học môn sinh học 7, một khó khăn là làm thế nào để thực hiện tốt các bài thực hành trong chương trình SGK sinh học 7 (trong điều kiện học sinh mới tiếp cận môn học thực nghiệm, số bài thực hành nhiều 12 bài với 15 tiết, kiến thức, kỹ năng còn thiếu…). " Thực hành Thí nghiệm sinh học 7" sẽ mang tới cho các thày giáo, cô giáo, các em học sinh có thêm những thông tin, những kỹ năng, những phương án phục vụ bài dạy, bài học, làm các bài thực hành trong toàn bộ chương trình. Nội dung Tài liệu gồm 12 bài thực hành trong chương trình sinh học 7, mỗi bài có 3 nội dung cơ bản: 1Mục đích bài. 2Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ dùng thiết bị cần thiết, các bước tiến hành. Câu hỏibài tập (sau mỗi bài có các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự làm), câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, có câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ thực tế. 3Hỏi trả lời theo chuyên đề giúp học sinh mở rộng, hiểu biết thêm thông tin, tạo hứng thú môn học và tìm hiểu khoa học. Tài liệu còn cung cấp cách pha chế những hoá chất cơ bản khi tiến hành thực hành, làm các mẫu ngâm động vật, những kiến thức mở rộng giúp GV hiểu sâu, nắm chắc vấn đề khi dạy học, hướng dẫn học sinh thực hành; những câu hỏi, bài tập giúp học sinh rèn luyện, khắc sâu, mở rộng và vận dụng kiến thức vào thực tiễn; những gợi ý, hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho học sinh giúp các em học và làm tốt thí nghiệm thực hành tại lớp và ở nhà, tăng khả năng tự học và tự tìm hiểu để chiếm lính kiến thức. Lần đầu biên soạn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong được các đồng nghiệp đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn ThêmTrường THCS Quế Nham Tân Yên Bắc giang buivanthembg@yahoo.com.vn ĐT: 0912.716.203. (Sách đã được Nhà xuất bản Giáo dục thẩm định và xuất bản, phát hành toàn quốc, tháng 02 năm 2012) Các bài thực hành trong chương trình & sgk sinh học7 Tiết Bài, TN, SGK TT Nội dung trong phần TH trang CT trong bài 1 Th1 Quan sát một số ĐVNS. 3 3 13 2 TH2 Mổ và quan sát giun đất. 16 16 56 3 Th3 Quan sát một số thân mềm. 21 20 68 4 Th4 Mổ và quan sát tôm sông. 24 23 77 5 Th5 Xem băng hình về tập tính của Sâu bọ. 29 28 94 6 TH6 Mổ cá. 36 32 106 Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên 7 TH7 38 36 116 mẫu mổ. Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim Bồ 8 Th8 46 42 138 câu. Xem băng hình về đời sống và tập tính 9 Th9 47 45 147 của chim. Xem băng hình về đời sống và tập tính 10 Th10 54 52 170 của Thú. Tìm hiểu một số động vật có tầm quan 11 Th11 6465 6162 199 trọng đối với kinh tế ở địa phương. 6869 12 Th12 Tham quan thiên nhiên. 646566 202 70 1
- TH 12 – THAM QUAN THIÊN NHIÊN (Tiết 68 69 70 Bài 64, 65, 66 SGK.Tr 202) IMục đích: Tạo cơ hội để HS tiếp xúc với thiên nhiên và thế giới động vật. HS được quan sát, nghiên cứu động vật sống trong tự nhiên. Quan sát, sử dụng dụng cụ để theo dõi hoạt động sống của động vật. Nhận biết động vật và ghi chép ngoài thiên nhiên.Có được lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ động vật (động vật có ích). IINội dung: 1Chuẩn bị cho bài thực hành: Giáo viên GV chủ động lên kế hoạch tham quan với nhà trường, với từng lớp cụ thể về thời gian, địa điểm, sự hỗ trợ của nhà trường về các điều kiện như cơ sở vật chất, kinh phí, cán bộ, GV đi cùng. Chuẩn bị địa điểm : giáo viên trực tiếp tìm, liên hệ địa điểm trước:Khu vực sinh thái gần trường, công viên hay khu trang trại, khu rừng… đảm bảo các yếu tố đa dạng về sinh học (có cây to, có khu thuỷ vực, có nhiều động vật sinh sống, có nhiều cây cối). Dự kiến phân công cho các nhóm, nhóm trưởng, cán bộ GV phụ trách nhóm. Tranh ảnh về các khu sinh thái, mối quan hệ sinh vật ( trên tán cây, trên mặt đất, ven thuỷ vực, dưới nước). Học sinh + Ôn lại kiến thức về động thực vật đã học, những kiến thức thực tiễn về động vật. + Lọ chứa mẫu, vợt bắt động vật, kính lúp cầm tay, túi nilông… + Vở ghi chép kẻ sẵn bảng như SGK trang 205 + Chổi lông, kim nhọn, khay đựng mẫu, kẹp (panh). +Tư trang cá nhân, ống nhòm, máy ảnh (nếu có điều kiện). Giới thiệu một số mô hình tham quan và các động vật thường gặp Mô hình đồi vải thiều, dưới tán nuôi ong mật Trang trại nuôi, trồng tổng hợp (Lục ngạnBắc Giang) 2
- Khu đồi rừng có hồ nước Bãi ven biển có nước ngọt Khu sinh thái có rừng đầu nguồn nhện giăng lưới bắt mồi trên cành cây Sâu ăn lá cây hoa sứ Côn trùng hút mật hoa ốc bươu vàng đẻ trứng trên cây Chim bói cá đang rình mồi 3
- Chim về khu thuỷ vực kiếm mồi Ếch, nhái ven bờ nước 2Các bước tiến hành: B1Quan sát một số hình ảnh các khu vực tham quan và một số động vật có trong khu vực. Nhớ lại kiến thức về sự di chuyển, bắt mồ, tự vệ, sinh sản của động vật. B2Tìm hiểu cách sử dụng các dụng cụ mang theo: + Với động vật ở nước: dùng vợt thuỷ sinh vợt động vật lên rồi lấy chổi lông quét nhẹ vào khay (chứa nước). + Với động vật ở cạn hay trên cây: trải rộng báo dưới gốc rung cành cây hay dùng vợt bướm để hứng, bắt cho vào túi nilông. + Với động vật trong đất (sâu, bọ): dùng kẹp mềm gắp cho vào túi nilông (chú ý đục các lỗ nhỏ). + Với các động vật lớn hơn như động vật có xương sống (cá, ếch, thằn lằn) dùng vợt bướm bắt rồi cho vào hộp chứa mẫu. + Cách ghi chép trong bảng và vở mang theo: Ghi theo nhóm, ghi vắn tắt những nét cơ bản nhất quan sát được,các mẫu vật bắt được B3Thống nhất chung trong các nhóm về tổ chức, nhiệm vụ, kỷ luật, vệ sinh trong buổi đi. Kiểm tra các điều kiện trước khi đi: chuẩn bị, các điều kiện phục vụ, phổ biến những yêu cầu của bài thực hành. B4Đến điểm tham quan và tiến hành quan sát, thu thập thông tin, mẫu vật trong khu vực tham quan. Nội dung quan sát1: Môi trường sinh sống của động vật (trên cạn, dưới nước, nơi ẩm, nơi khô cằn ...) quan sát, sưu tập rồi điền vào bảng dưới: Môi trường Gồm các thực vật Gồm các động vật Môi trường trên cạn Môi trường dưới nước Môi trường ẩm ướt Môi trường khô cằn Nội dung quan sát 2: Các nhóm động vật và sự phân bố của chúng theo môi trường sống, quan sát, sưu tập rồi điền vào bảng dưới: Nhóm độn vật Sống trên cạn Sống dưới nước Nội dung quan sát 3: Mối quan hệ giữa các thực vật với động vật, động vật với động vật Tìm tên các loài có quan hệ rồi điền vào bảng dưới; Tên quan hệ Động vật với động vật Động vật với thực vật Hội sinh (cùng chung sống với nhau) Cộng sinh 4
- Cạnh tranh Kí sinh (ăn bám) Hoại sinh Nội dung quan sát 4: Nguỵ trang của động vật (hình thức tự vệ). Tìm các hình thức tự vệ của động vật rồi điền vào bảng dưới: Tên loài Hình thức nguỵ trang đẻ tự vệ Hình thức tự vệ khác Nội dung quan sát 5: Đặc điểm di chuyển, bắt mồi của động vật. Sưu tầm và điền vào bảng Tên loài Hình thức di chuyển Hình thức bắt mồi Nội dung 6: Thu thập mẫu vật (mẫu trên cạn, dưới nước, vừa nước vừa cạn, các đối tượng động vật khác nhau) Công tác ghi chép các thông tin: Khi quan sát thấy hiện tượng hay đặc điểm của động vật cần ghi chép cẩn thận, các số liệu ghi chép và điền vào bảng kẻ sẵn, các mẫu tiêu bản cần đính kèm nhãn ghi vào ngay tránh nhầm lẫn. B5Lập báo cáo buổi tham quan theo nhóm, theo nhiệm vụ được phân công ban đầu, những kết quả, những thắc mắc, những kiến nghị, đề xuất... B6Hoàn thiện các nội dung về thu hoạch theo nhóm: Bản thu hoạch, ghi chép, tiêu bản, sản phẩm thu thập được, hoàn thiện sản phẩm, nộp sản phẩm cho GV đánh giá, chấm điểm. 3Câu hỏibài tập: 1.Hãy kể tên những động vật quan sát được trong buổi tham quan? Trả lời: Câu hỏi 2: Nêu cách bắt một loài côn trùng biết bay? Trả lời: Bài tập 1: Hãy xếp các động vật có tên dưới dây theo các ngành động vật đã học (Động vật nguyên sinh, Ruột khoang, các ngành giun, thân mềm, chân khớp, động vật có xương sống): Giun đất, cá mực, trai sông, ốc bươu vàng, trùng roi xanh, nhện, cá chim trắng, nhái bén, ếch đồng, chuột cống, rắn nước. 5
- Bài tập 2: Ngành động vật có xương sống gồm những lớp động vật nào, ý nghĩa của chúng với đời sống con người ? Bài tập 3: Thế nào là động vật quý hiếm? Hãy nêu tên 5 loài động vật quý hiếm ở nước ta? 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án hóa học lớp 10 nâng cao - Bài 28 Bài thực hành số 2 PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ
7 p | 1799 | 66
-
GIÁO ÁN TIẾT 15: THỰC HÀNH: MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM
2 p | 899 | 63
-
Giáo án Sinh học 11 bài 7: Thực hành - Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón
2 p | 896 | 42
-
Giáo án Sinh học 10 bài 12: Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
3 p | 417 | 32
-
Giáo án bài 35: Thực hành tính chất các hợp chất của lưu huỳnh – hóa học 10
6 p | 413 | 30
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 20: Quan sát một số thân mềm
6 p | 244 | 22
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 36: Cấu tạo trong của ếch đồng
7 p | 316 | 19
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 61: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng kinh tế đối với địa phương
11 p | 267 | 16
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 32: Mổ cá
6 p | 202 | 16
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 3: Quan sát một số động vật nguyên sinh
6 p | 299 | 13
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 23: Mổ và quan sát tôm sông
6 p | 154 | 12
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 16: Mổ và quan sát giun đất
3 p | 206 | 10
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 52: Xem băng hình về đời sống và tập tính của thú
8 p | 227 | 10
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 45: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim
5 p | 197 | 9
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 28: Xem băng về tập tính của sâu bọ
4 p | 166 | 8
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 42: Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu
7 p | 152 | 7
-
Giáo án bài Thực hành mối quan hệ Q-I trong ĐL Jun-Len Xơ - Vật lý 9 - GV:N.T.Tuyên
4 p | 147 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn