Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 32: Mổ cá
lượt xem 16
download
Tài liệu Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 32: Mổ cá sau đây sẽ giúp các thầy cô có thêm tư liệu trong việc thiết kế bài giảng, bên cạnh đó tài liệu còn giúp các bạn học sinh nhận biết được vị trí, vai trò và tên một số cơ quan của cá trên mẫu mổ; rèn luyện kĩ năng mổ, tính cẩn thận, chính xác và trình bày mẫu mổ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 32: Mổ cá
- Lời mở đầu Để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học môn sinh học 7, một khó khăn là làm thế nào để thực hiện tốt các bài thực hành trong chương trình SGK sinh học 7 (trong điều kiện học sinh mới tiếp cận môn học thực nghiệm, số bài thực hành nhiều 12 bài với 15 tiết, kiến thức, kỹ năng còn thiếu…). " Thực hành Thí nghiệm sinh học 7" sẽ mang tới cho các thày giáo, cô giáo, các em học sinh có thêm những thông tin, những kỹ năng, những phương án phục vụ bài dạy, bài học, làm các bài thực hành trong toàn bộ chương trình. Nội dung Tài liệu gồm 12 bài thực hành trong chương trình sinh học 7, mỗi bài có 3 nội dung cơ bản: 1Mục đích bài. 2Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ dùng thiết bị cần thiết, các bước tiến hành. Câu hỏibài tập (sau mỗi bài có các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự làm), câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, có câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ thực tế. 3Hỏi trả lời theo chuyên đề giúp học sinh mở rộng, hiểu biết thêm thông tin, tạo hứng thú môn học và tìm hiểu khoa học. Tài liệu còn cung cấp cách pha chế những hoá chất cơ bản khi tiến hành thực hành, làm các mẫu ngâm động vật, những kiến thức mở rộng giúp GV hiểu sâu, nắm chắc vấn đề khi dạy học, hướng dẫn học sinh thực hành; những câu hỏi, bài tập giúp học sinh rèn luyện, khắc sâu, mở rộng và vận dụng kiến thức vào thực tiễn; những gợi ý, hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho học sinh giúp các em học và làm tốt thí nghiệm thực hành tại lớp và ở nhà, tăng khả năng tự học và tự tìm hiểu để chiếm lính kiến thức. Lần đầu biên soạn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong được các đồng nghiệp đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn ThêmTrường THCS Quế Nham Tân Yên Bắc giang buivanthembg@yahoo.com.vn ĐT: 0912.716.203. (Sách đã được Nhà xuất bản Giáo dục thẩm định và xuất bản, phát hành toàn quốc, tháng 02 năm 2012) Các bài thực hành trong chương trình & sgk sinh học7 Tiết Bài, TN, SGK TT Nội dung trong phần TH trang CT trong bài 1 Th1 Quan sát một số ĐVNS. 3 3 13 2 TH2 Mổ và quan sát giun đất. 16 16 56 3 Th3 Quan sát một số thân mềm. 21 20 68 4 Th4 Mổ và quan sát tôm sông. 24 23 77 5 Th5 Xem băng hình về tập tính của Sâu bọ. 29 28 94 6 TH6 Mổ cá. 36 32 106 Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên 7 TH7 38 36 116 mẫu mổ. Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim Bồ 8 Th8 46 42 138 câu. Xem băng hình về đời sống và tập tính 9 Th9 47 45 147 của chim. Xem băng hình về đời sống và tập tính 10 Th10 54 52 170 của Thú. Tìm hiểu một số động vật có tầm quan 11 Th11 6465 6162 199 trọng đối với kinh tế ở địa phương. 6869 12 Th12 Tham quan thiên nhiên. 646566 202 70 1
- TH 6 – MỔ CÁ (Tiết 36 Bài 32 SGK.Tr 106) IMục đích: Nhận biết được vị trí, vai trò và tên1 số cơ quan của cá trên mẫu mổ. Rèn luỵện kĩ năng mổ, tính cẩn thận, chính xác và trình bày mẫu mổ. IINội dung: 1Chuẩn bị cho bài thực hành: Cá chép còn sống trong môi trường nước (mỗi nhóm 1>2 con). Bộ đồ mổ và các phụ kiện cần thiết khác. Não cá hoặc mô hình não cá. Tranh hoặc mô hình cấu tạo trong của cá, mẫu mổ cá tiêm màu (nếu có). 2Các bước tiến hành: B1 Dùng kéo cắt 1 vết trước lỗ liệu của cá (như hình dưới). 2
- B2Từ vết cắt trước lỗ niệu ta mổ dọc bụng cá về phía dưới vùng vây ngực (Nâng mũi kéo xuống tránh cắt vào các nội quan). B3Cắt vòng theo nắp mang đi qua cơ quan đường bên Sau đó cắt qua các xương sườn, dưới cột sống đến nắp mang và cắt tiếp xương nắp mang ; bỏ phần cơ đã cắt để lộ toàn bộ các nội quan. B4 Quan sát: Cấu tạo trong của cá Xác định vị trí các cơ quan: Lá mang Tim Dạ dày Ruột Gan Mật Tinh hoàn (cá đực) hay buồng trứng (cá cái) Bóng hơi Quan sát bộ xương cá Xác định các xương chình của cá: +Xương đầu +xương sống +Xương sườn +Xương vây Quan sát não cá (có thể dùng não đã mổ sẵn hoặc mô hình, tranh phóng to để quan sát nhận biết các thành phần chính của não) hoặc mổ để quan sát não. 3
- Nhận biết các thành phần của não cá: 1Thuỳ khứu giác (hành khứu giác) 2Não trước. 3Não trung gian. 4Não giữa. 5Tiểu não, thuỳ vị giác 6Hành tuỷ. 7Tuỷ sống Nhận xét về các phần của não cá, phần nào phát triển lớn nhất. * Hiện nay trong các trường học còn rất ít mẫu mổ cá chép tiêm màu để rễ quan sát, nhận biết các bộ phận, cơ quan của cá, việc đặt mua gặp nhiều khó khăn, để có được mẫu mổ đẹp tiêm màu hãy làm theo hướng dẫn sau: Chọn cá chép to, khoẻ, đẹp và tiến hành mổ như các bước trong bài, sau khi trình bày các bộ phận, cơ quan, gắn số rồi cố định lên miếng kính hay mica trong. Tiến hành tiêm màu vào các cơ quan với các màu rễ phân biệt như màu xanh vào tim, màu đỏ vào động mạch lưng,.. Cách pha chế màu tiêm: +Chất màu: dùng bột màu (sơn bột), Giêlatin (loại hạt nhỏ), nếu không có giêlatin có thể dùng mỡ bò, thạch trắng hay va dơ lin thay cũng được. +Cho nước lã, bột màu, giêlatin vào cốc thuỷ tinh đun cách thuỷ cho sôi kỹ, sau đó dùng vải lọc sạch dung dịch (lọc càng kĩ càng tốt khi tiêm sẽ ít bị tắc). được các dung dịch màu cần dùng đựng vào các cốc thuỷ tinh sạch và tất cả cho vào một bình lớn đổ nước hâm nóng cho dung dịch màu vừa sánh vừa có độ keo. Thử màu kiểm tra độ đông nhanh hay chậm bằng cách: nhỏ vài giọt lên tấm kính sau khoảng 30 giây dung dịch đông là vừa. Tiêm màu vào từng cơ quan theo yêu cầu, lưu ý khi tiêm vào các mạch để tránh vỡ cần tiêm nhẹ nhàng, ấn pít tông từ từ để không vở mạch, nếu khó chạy có thể dùng một xi lanh khác hút máu ở phía cuối mạch. Khi màu đã đông cứng ngâm mẫu vào dung dịch bảo quản trong lọ kín quy trình (như trong bài 3 ngâm mẫu trai sông). 3Câu hỏibài tập: 1.Theo quan sát của em về cấu tạo ngoài của cá chép có thể chia làm mấy phần chính, là những phần nào? Trả lời: 4
- 2. Người ta căn cứ vào vị trí của vây cá trên cơ thể để chia thành các loại vây như sau? +Vây ngực (1 đôi) +Vây lưng (1 chiếc) +Vây hông (1 đôi) +Vây hậu môn (1 chiếc) +Vây đuôi (1 chiếc) Vậy theo số lượng của từng loại vây có thể chia vây cá thành các loại vây gì? Trả lời: ` 3.Phát biểu nào sau đây không đúng về cấu tạo trong của cá chép?(Chọn câu trả lời đúng): A. Hệ tuần hoàn cá thuộc hệ tuần hoàn hở, tim có 2 ngăn. B. Hệ thần kinh hình ống nằm ở phía lưng gồm bộ não, tủy sống và các dây thần kinh. C. Hệ tiêu hóa đã phân hóa rõ rệt thành: thực quản, dạ dày, ruột, gan. Gan tiết dịch mật giúp sự tiêu hóa thức ăn. D. Thận cá thuộc thận giữa (trung thận), còn đơn giản có chức năng lọc máu, thải các chất không cần thiết ra ngoài. Trả lời: ` 4.Khi ăn cá chép luộc đã gỡ bỏ hết các xương như trong ghi chú sơ đồ bộ xương cá (hình 32 2 SGK) mà vẫn thấy còn các xương nhỏ trong phần thịt của cá, vậy xương đó gọi là xương gì, có thuộc bộ xương cá hay không? Trả lời: Hỏi đáp về cá Hỏi: Trong thế giới các loài cá có loài nào cá đực đẻ con không? Trả lời: Có đấy. Thiên nhiên ẩn tàng nhiều điều kỳ thú mà các cá cũng không ngoại lệ, ở vùng biển nông, nóng luôn sáng sủa rực rỡ như biển Nha trang của Việt Nam các loài cá rất đa dạng, đa sắc màu và huyền ảo, trong đó có loài mà cá đực “biết đẻ” đó là cá ngựa còn gọi là Hải mã. Loại cá có thân hình kì dị, dài khoảng 10>20cm, đầu giống như đầu ngựa, đuôi dài có nhiều đốt, rất linh hoạt thường quấn vào các cây thuỷ sinh. Cá ngựa đực có túi đựng trứng ở bụng rất to, cá ngựa cái đẻ trứng vào đó và chúng phát triển thành con ở túi này. Khi cơ thể cá con hoàn chỉnh cá ngựa đực bắt đầu “đẻ con” thực chất chúng chỉ ấp và nuôi trứng, bảo vệ trong túi đó, còn đẻ thật vẫn là cá ngựa cái. Tập tính này có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì nòi giống trong điều kiện môi trường có nhiều kẻ thù cũng như các điều kiện bất lợi của môi trường. Cá ngựa là một hải sản quý và đựơc dùng nhiều trong đông y làm thuốc bổ dương, hiện nay do khai thác quá mức nên cần được quy hoạch, bảo tồn, bảo vệ chúng. Hỏi: Trong thế giới các loài cá có loài nào lúc là đực, có lúc lại là cái không? 5
- Trả lời: Có đấy. Một loài rất quen thuộc và gần gũi với chúng ta đó là loài cá Lươn. Trong vòng đời của lươn có lúc là “mẹ”, có lúc là “bố” có điều ta chưa biết đó thôi. Các loài cá đa số phân biệt đực cái cả đời nhưng ở lươn thì khác, khi mới sinh ra tất cả là lươn cái (chúng đều có trứng). Khi trưởng thành sau khi đẻ trứng chúng bắt đầu có sự thay đổi (túi trứng biến đổi dần thành túi tinh) mà khoa học giọi chúng là “chuyển ngược giới tính”, đây không phải đột biến hay biến dị cá thể mà là một quy luật chủng tộc là đặc tính riêng của loài lươn. Thì ra trong cuộc đời lươn khi còn nhỏ là cái, biết đẻ, còn khi đã “già” thì lại là lươn đực (biết phóng tinh để thụ tinh cho trứng). Trong thực tế khi mổ lươn những con lươn to không bao giờ gặp buồng trứng nhưng những con còn nhỏ thì lại có buồng trứng. Trong tự nhiên còn có một số loài cá tồn tại cả 2 giới tính trong một cơ thể hay còn gọi là lưỡng tính (trong 1 cơ thể có cả trứng và tinh trùng) như loài cá Bướm, trong cơ thể có 2 tuyến sinh sản, một bên là đực, một bên là cái, những cá thể này có khả năng tự thụ tinh (tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử) và sinh sản duy trì nòi giống. Cá Thu một loài có nhiều ở biển nước ta, là loài cho thực phẩm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, ăn ngon “ chim, thu, nhụ đé” mà dân gian đã tổng kết cũng có khả năng tự thụ tinh như cá Bướm. 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án hóa học lớp 10 nâng cao - Bài 28 Bài thực hành số 2 PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ
7 p | 1799 | 66
-
GIÁO ÁN TIẾT 15: THỰC HÀNH: MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM
2 p | 899 | 63
-
Giáo án Sinh học 11 bài 7: Thực hành - Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón
2 p | 896 | 42
-
Giáo án Sinh học 10 bài 12: Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
3 p | 418 | 32
-
Giáo án bài 35: Thực hành tính chất các hợp chất của lưu huỳnh – hóa học 10
6 p | 416 | 30
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 20: Quan sát một số thân mềm
6 p | 244 | 22
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 36: Cấu tạo trong của ếch đồng
7 p | 319 | 19
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 61: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng kinh tế đối với địa phương
11 p | 268 | 16
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 64: Tham quan thiên nhiên
6 p | 246 | 16
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 3: Quan sát một số động vật nguyên sinh
6 p | 302 | 13
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 23: Mổ và quan sát tôm sông
6 p | 154 | 12
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 52: Xem băng hình về đời sống và tập tính của thú
8 p | 227 | 10
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 16: Mổ và quan sát giun đất
3 p | 208 | 10
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 45: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim
5 p | 197 | 9
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 28: Xem băng về tập tính của sâu bọ
4 p | 166 | 8
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 42: Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu
7 p | 153 | 7
-
Giáo án bài Thực hành mối quan hệ Q-I trong ĐL Jun-Len Xơ - Vật lý 9 - GV:N.T.Tuyên
4 p | 147 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn