Bài thực hành 1: Quan sát - Cấu tạo tế bào
lượt xem 31
download
Bài thực hành giúp cho giáo viên và học sinh mở rộng thêm về các thành phần cấu tạo và chức năng của tế bào, đặc biệt là các thành phần có vẽ cấu tạo nhưng không chú giải trong hình 3.1 sách giáo khoa Sinh học 8.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thực hành 1: Quan sát - Cấu tạo tế bào
- Lời mở đầu Để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy môn sinh học 8, một khó khăn khá lớn đối với Giáo viên và Học sinh đó là: làm thế nào để thực hiện tốt các thí nghiệm và các bài thực hành trong chương trình SGK sinh học 8? Cẩm nang bổ trợ, tháo gỡ những khó khăn đó mời bạn đến với cuốn "Thí nghiệm thực hành sinh học 8" mang tới cho các thày giáo, cô giáo viên các em học sinh thêm những thông tin, những kỹ năng, những phương án phục vụ bài dạy, làm các thí nghiệm, thực hành trong toàn bộ chương trình, làm cơ sở để tập huấn cho học sinh tham gia các kì thi HSG thực hành. Tài liệu còn cung cấp cách pha chế những hoá chất cơ bản khi tiến hành thí nghiệm sinh học, kế họach bài dạy thực hành, các thí nghiệm, những kiến thức mở rộng giúp hiểu sâu, nắm chắc vấn đề khi dạy và học. Nội dung Tài liệu gồm 12 bài thí nghiệm và thực hành trong chương trình sinh học 8, mỗi bài có 3 nội dung cơ bản: 1Mục đích bài. 2Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ dùng thiết bị cần thiết, các bước tiến hành. Câu hỏibài tập (sau mỗi bài có các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự làm), câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, có câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ thực tế. 3Hỏitrả lời theo chuyên đề giúp học sinh mở rộng, có thêm thông tin, tạo hứng thú môn học và tìm hiểu khoa học. Lần đầu biên soạn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong được các đồng nghiệp đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Bùi Văn Thêm Quế Nham Tân YênBắc Giang ĐT: 0912.716.203. Buivanthembg@yahoo.com.vn. Sách đã được NXB GD in ấn và phát hành toàn quốc tháng 02/2012 Các thí nghiệm, bài thực hành cơ bản trong chương trình & sgk sinh học 8 TN, Tiết Bài, phần SGK TT Nội dung TH trong CT trong bài trang 1. TH Hình vẽ về Tế bào 3 3 11 2. TH Quan sát tế bào và mô 5 5 18 Tìm hiểu thành phần HH của 3. TN 8 8PhầnIII 30 xương 4. TN Tính chất của cơ 9 9Phần II 32 5. TN Sự mỏi cơ 10 10Phần II 34 Tập sơ cứu và băng bó cho 6. TH 12 12 40 người gãy xương Tìm hiểu thành phần cấu tạo của 7. TN 13 13Phần I 42 máu 8. TH Sơ cứu cầm máu 20 19 61 9. TH Hô hấp nhân tạo 24 23 75 Tìm hiểu hoạt động của en zim 10. TH 27 26 84 trong nước bọt Phân tích một khẩu phần ăn cho 11. TH 39 37 116 trước
- Tìm hiểu chức năng của tuỷ 139 12. TH 46 44 sống 13. 1TH: Quan sát Cấu tạo tế bào (Tiết 3 Bài 3 SGK.Tr 11) IMục đích: Giúp cho GV, HS mở rộng thêm về các thành phần cấu tạo và chức năng của tế bào, đặc biệt là các thành phần có vẽ cấu tạo nhưng không chú giải trong hình 31SGK Tr11. IINội dung: AChuẩn bị: Các tranh, ảnh phóng to về tế bào các cấu trúc bên trong của tế bào. Các đoạn băng về cấu tạo TB, hình động các thành phần cấu tạo TB. Hình 31SGK phóng to BBổ trợ một số kiến thức về tế bào 1Tất cả các cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào: Nhiều cơ thể đơn giản: vi khuẩn, động vật nguyên sinh (như amíp) là tế bào đơn, riêng rẽ hay đơn bào. Động vật đơn bào sống như những đơn vị hoàn chỉnh, dù bé hơn hạt bụi mỗi động vật đơn bào vẫn có đủ màng, các cơ quan tử (các bào quan) và bộ phận sinh sản di truyền là nhân. Các cơ thể đa bào thì phức tạp hơn và mỗi cá thể có thể gồm hàng chục, hàng triệu tế bào hoạt động như một thể thống nhất. Thí dụ: Cơ thể người ít nhất có 1012 tế bào. Tế bào cơ thể sống như những thành viên của một tập đoàn, có sự phối hợp và thống nhất với nhau trong một cơ thể. Động vậy đơn bào sống tự lập và chết độc lập, tế bào cơ thể đa bào thì phải “ăn theo”, “thở nhờ”, “ở đậu” và làm thuê... cuối cùnh mọi tế bào dù còn sung sức vẫn phải "chết theo tập thể" khi cơ thể ngừng sống. Nói cách khác: tế bào trong cơ thể đa bào không trực tiếp trao đổi chất với môi trường ngoài mà phải thông qua một hệ thống trung gian, cơ thể đa bào có sự phân hoá về cấu tạo và chức năng tạo thành các hệ cơ quan chuyên hoá, có môi trường bên trong cơ thể làm môi trường trung gian để các tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài. 2Cấu tạo trong một tế bào, chức năng của các bộ phận bên trong. Cấu trúc siêu hiển vi của tế bào nhân chuẩn: Hình cắt không gian của tế bào động vật bao gồm: Ty thể. Màng tế bào Lưới nội chất. Bào tương (tế bào chất). Riboxom. Hạt nhân (nhân con) Tiểu thể (lizoxom) Nhân. Không bào Sợi siêu vi Trung thể Bộ máy golgi
- (Khi quan sát tế bào sống bằng kính hiển vi điện tử cấu trúc tế bào rất phức tạp, được tổng hợp các thành phần chính qua bảng sau) Bảng tổng hợp về siêu cấu trúc tế bào Cấu trúc Mô tả Chức năng Hệ màng Màng sinh Bao quanh tế bào là màng sinh chất Bức rào cản chọn lọc, kiểm soát chất chất có cấu trúc khảm không cố định dày chứa tế bào. 10 nm Màng nội Hệ thống màng nội chất không có chất (MNC) riboxom Tổng hợp lipit, steroit. không hạt Màng nội Hệ thống màng nội chất có đính các Tổng hợp protein, vận chuyển nội chất hạt hạt riboxom bào. Màng nhân Màng kép đôi bao quanh nhân. Điều chỉnh sự trao đổi chất giữa nhân và TBC, tổng hợp protein. Các bào quan Bộ máy Gồm các chồng túi dẹp hình đĩa Tổng hợp glycopotein, polysacca rit, Gôngi (thể (xitéc). hooc môn, tạo lizoxom. Gôngi) Lizoxom Do Gongi tạo ra hình bao tròn chứa Tiêu hoá nội bào (tự tiêu huỷ một số enzim đường kính 500nm bộ phận nào đó của tế bào) Bào quan lớn nhất chứa nhiều Điều hoà hoạt động tế bào, mang Nhân to nhiễm sắc chất (ADN và histon) thông tin di truyền. đường kính 20à Các khối nhỏ nằm trong nhân, Tạo ra riboxom, vỡ khi tế bào phân Nhân con không có màng, chứa ADN, ARN, chia. protein. Bào quan có màng trong và màng Sản xuất ATP (trung tâm năng Ty thể ngoài, mang enzim hô hấp lượng) Sợi siêu vi Sợi protein bền chắc (ác tin) Vận động tế bào ống protein (tubulin) Nâng đỡ nội bào, ống siêu vi (bộ khung tế bào).
- Cấu trúc hình trụ chứa các ống siêu Trung tử Phân chia tế bào vi. Các hạt Không cố định Dự trữ glycogen. Cấu tạo bên trong của một tế bào cũng rất phức tạp, có nhiều bộ phận khác nhau để đảm nhiệm các chức năng khác nhau của tế bào. Mặc dù hình dạng, kích thước, chức năng của tế bào rất khác nhau, nhưng tế bào nào cũng có 3 phần cơ bản: màng, tế bào chất và nhân. a)Màng tế bào (còn gọi là màng sinh chất): là lớp ngoài của tế bào được cấu tạo bởi prôtêin (protein) và lipit, có chức năng cho nước và các chất hoà tan thấm qua để thực hiện sự trao đổi chất với môi trường quanh tế bào. Màng tế bào có chức năng thực hiện sự trao đổi chất, là bức rào cản chọn lọc, kiểm soát các chất ra, vào tế bào chất còn gọi là màng bán thấm. b)Chất tế bào (còn gọi là tế bào chất): nằm trong màng tế bào, trong đó có nhiều bào quan (cơ quan tử) và nhiều chất phức tạp (chất nguyên sinh). Chức năng của tế bào chất: thực hiện các hoạt động sống của tế bào (mọi hoạt động sống của tế bào diễn ra ở tế bào chất) Các bào quan chính: Thuật ngữ để mô tả các cấu trúc hữu hình trong tế bào sống. Đa số các bào quan có màng bao bọc, màng giống màng sinh chất. Mỗi bào quan đảm nhận một chức năng nhất định, tham gia vào hoạt động sống của tế bào, dưới đây là một số bào quan. +Lưới nội chất có chức năng vận chuyển và tổng hợp các chất, gồm lưới nội chất không hạt (màng nội chất) và lưới nội chất có hạt (màng nội chất có hạt có các hạt ribôxôm). Bộ máy Gôngi có chức năng thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm. +Ty thể: tham gia vào +Trung thể: tham gia vào hoạt động hô hấp giải quá trình phân chia tế bào +Ribôxôm (riboxom): phóng năng lượng. (đối với TB động vật). nơi tổng hợp protein
- Dưới kính hiển vi điện tử ngoài các bào quan đó còn phát hiện có nhiều cấu trúc khác như: thể ống (ống siêu vi), thể sợi (sợi siêu vi), lizoxom, thể vùi ... Các chất phức tạp: thuộc các nhóm protein, gluxit, lipit, vitamin ... cNhân tế bào: Hình bầu dục hay hình cầu, bên ngoài có màng nhân bao bọc, trong có dịch nhân và nhiều nhân con giàu chất ARN(axit ribônuclêic), cấu tạo nên riboxom, có ADN (axit đêzôxyribônuclêic) là cấu trúc quy định sự hình thành protein, có vai trò quyết định trong di truyền. Nhân có chức năng quan trọng là điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Sự thống nhất giữa các thành phần của tế bào: các thành phần của tế bào tuy đảm nhiệm các chức năng khác nhau, nhưng luôn luôn thể hiện sự thống nhất. Giữa chúng luôn có mối quan hệ chặt chẽ không tách rời nhau. Sự hoạt động của mỗi thành phần luôn tác động đến các thành phần khác và ngược trở lại. 3Thành phần hoá học của tế bào +Trong số 105 nguyên tố hoá học mà chúng ta biết hiện nay thì người ta phát hiện trong cơ thể có khoảng 60 nguyên tố. Các nguyên tố này có hàm lượng trong cơ thể rất khác nhau; các nguyên tố sau được coi là cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể: C, H, O, N, S, P, Ca, K, Cl, Mg, và cả các nguyên tố vi lượng: Fe, Zn, Cu, Mn, Na, Si, I, Co. Ba nguyên tố: C, H, O tạo nên các hợp chất gluxit và lipit. Bốn nguyên tố: C, H, O, N tạo nên đa số các hợp chất protein. Năm nguyên tố : C, H, O, N, P tạo nên các axit nuclêic (ADN, ARN) +Thành phần 6 nguyên tố phổ biến nhất chiếm từ 97> 99% (các nguyên tố đa lượng): Oxy 65% Nitơ : 3% Các bon: 18% Can xi: 2% Hyđro : 10% Photpho: 1% +Trong tế bào gồm một hỗn hợp phức tạp nhiều chất hữu cơ, nước và muối khoáng; các chất hữu cơ chính: protein, gluxit, lipit, axit nuclêic, các vitamin; chất vô cơ chủ yếu là nước và các muối khoáng. Có thể bạn chưa biết? Từ thời cổ ở Đông phương (châu á) đã giải thích sự sống, sự phát triển trong vũ trụ bằng Thuyết ngũ hành tương sinh đó là: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Họ cho rằng mọi vật chất trong vũ trụ đều chỉ do 5 chất đó (hành) phối hợp với nhau tạo nên. Sự vận động của thế giới theo 3 luật tương sinh, tương khắc & chế hoá. Ngày nay khoa học phát hiện ra trong tự nhiên 5 nguyên tố hoá học C, H, O, N, P tạo nên các axit nuclêic, các hợp chất protein là những chất hết sức quan trọng trong sự hình thành và phát triển của sự sống trên trái đất. Điều này đã được Ăng
- ghen khẳng định bằng một câu bất hủ: ở đâu có protit ở đó có sự sống. (hoặc) Sống là phương thức tồn tại và sự đổi mới các thành phần của protit. Trong cơ thể 99% sinh khối cơ thể được tạo nên từ các nguyên tố: C, H, O, N, S, P. Chính vì vậy 6 nguyên tố này được gọi là các nguyên tố phát sinh sinh vật. Từ 6 nguyên tố tạo nên các hợp chất hữu cơ cơ bản của sự sống làm cho sự sống đa dạng và phát triển như ngày nay. Sự sống trên trái đất do chính vật chất của trái đất sinh ra, không có thần thánh nào tạo ra. 4Hình dạng và kích thước tế bào trong cơ thể người Tế bào nhỏ xíu như vậy thì đo đạc chúng thế nào, đơn vị để tính kích thước chúng là gì? Đa số tế bào nhỏ bé phải quan sát bằng kính hiển vi mới nhìn rõ, chính vì vậy cũng phải đo đạc chúng qua kính hiển vi, bằng các đơn vị hiển vi. Các bào quan còn phải quan sát qua kính hiển vi điện tử mới nhìn rõ. Vì vậy không thể đo đạc kích thước bằng các đơn vị thông thường như cm, mm được mà phải đo bằng các đơn vị hiển vi (các đơn vị nhỏ hơn mm) : Micrômet kí hiệu là àm; 1àm=1x103 mm (hay 1/103mm) ăngxtơrông kí hiệu là A0; 1 A0 = 10 – 7 mm Nonamet kí hiệu là nm; 1nm = 10 6mm Các tế bào cũng có kích thước rất khác nhau ngay trong một cơ thể, còn ở các cơ thể khác nhau thì lại càng rất khác nhau. +Tế bào của các sinh vật nhân sơ (nhân chưa chính thức) có đường kính khoảng 1àm nhỏ hơn so với tế bào nhân chuẩn có đường kính trung bình 20àm. +Tế bào lớn nhất là tế bào trứng (trứng đà điểu Bắc Phi đường kính 15cm). +Tế bào vi khuẩn có đường kính trung bình khoảng 0,1àm. +Các nơ ron (tế bào thần kinh) vận động chi phối ở chân hươu cao cổ dài hơn 1m. Trên rừng có "36 thứ cây" còn trong cơ thể Tế bào có bao nhiêu loại? Hãy điểm qua một số loại tế bào trong cơ thể: +Tế bào xôma: Tất cả tế bào sinh dưỡng trong cơ thể sinh vật đa bào (tế bào lưỡng bội 2n). Chúng không có chức năng trở thành giao tử. +Tế bào sinh dục: Các tế bào mà nhân mang đặc tính di truyền chỉ có n nhiễm sắc thể (NST) tế bào đơn bội. +Tế bào sắc: Tế bào chứa sắc tố thường tạo thành màu đậm nhạt có trong da, thịt, lông. +Tế bào máu: Tế bào nằm trong thành phần của máu gồm có: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. +Tế bào tiết: Tế bào chuyên hoá với chức năng bài tiết các chất khác nhau, có thể là những tế bào riêng biệt hoặc tập hợp tạo thành túi tiết, ống tiết, tuyến tiết ví dụ như TB tuyến nước bọt tiết nước bọt, TB tuyến nội tiết tiết các hooc môn, ... +Tế bào thần kinh (Nơron): Là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh. Nơron có hai chức năng cơ bản là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. +Tế bào cơ: Mỗi sợi cơ là một tế bào cơ dài có màng, tế bào chất và nhiều nhân hình bầu dục. Tế bào cơ có tính chất đặc biệt đó là sự co rút khi có kích thích. ... Nếu đi sâu và khám phá thì còn nhiều, nhiều loại tế bào khác nữa thật là rất phong phú và đa dạng. 5Tế bào trong cơ thể động vật và tế bào trong cơ thể thực vật Bảng so sánh tế bào động vật với tế bào thực vật Đặc tính chung của TB độngvật Đặc tính chung của TB thực vật
- 1. Có màng tế bào, nhân và tế bào chất. 1. Có màng tế bào, nhân và tế bào chất. 2. Dị dưỡng 2. Tự dưỡng. 3. Nhỏ (đường kính khoảng 20 ăngstron 3. Lớn hơn (đường kính khoảng 50à). met). 4. Có hình dạng cố định. 4. Hình dạng không nhất định. 5. ít khi chuyển động. 5. Thường có khả năng chuyển động. 6. Thường có lục lạp. 6. Không có lục lạp. 7. Không bào lớn (thường ở trung tâm tế 7. ít có không bào, không bào nhỏ. bào). 8. Chất dự trữ dưới dạng hạt tinh bột. 8. Chất dự trữ dưới dạng các hạt glycôgen. Có vách tế bào bằng xelluloz. 9. Có khả năng cảm ứng, dinh dưỡng (trao 9. Có khả năng cảm ứng, dinh dưỡng (trao đổi chất) và sinh sản. đổi chất) và sinh sản. 6Người tìm ra tế bào đầu tiên, Người đưa ra học thuyết tế bào. +Người sáng chế ra chiếc kính hiển vi đầu tiên là Lơvenhúc người nước Anh vào cuối thế kỷ XIV nhờ loại kính này các nhà khoa học nhìn rõ những vật nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy. Đến năm 1665 RôbeHuc (16351703) đã hoàn thiện và phát triển hơn nhờ chiếc kính này mà khi quan sát lát cắt mỏng của cái nút chai bằng bần. Ông rất ngạc nhiên khi thấy các lát cắt đều có cấu tạo như những phòng nhỏ hình chữ nhật và ông đặt tên cho mỗi phòng là một Tế bào. Cái mà RôbeHuc nhìn thấy và gọi là tế bào thực ra chỉ là màng tế bào đã chết. +Đến năm 1675 Manpighi và Griu mới mô tả tỉ mỉ các thành phần của tế bào. Đến năm 1839 hai nhà Sinh học người Đức là Slâyđen (18041881) và Sơvan (18101882) mới sáng lập ra học thuyết về tế bào (Tất cả các sinh vật trên trái đất từ loại nhỏ xíu đến những loài vật khổng lồ và cả con người cũng đều bắt đầu cuộc sống của mình bằng một tế bào) CCách bước tiến hành quan sát
- B1 Quan sát khái quát hình 31 (SGK) phóng to. Đọc tên các thành phần cấu tạo đã ghi chú (trong SGK). Các thành phần có vẽ mà chưa ghi chú B2Đối chiếu với hình ghi chú đầy đủ và đọc tên các cấu tạo chưa được ghi chú trong hình 31 Ống siêu vi (sợi siêu vi) Túi tiết ( Lizoxom) Lưới nội chất khônh hạt (không có các hạt roboxom) B3Chức năng các thành phần tế bào Màng tế bào Tế bào chất Nhân tế bào Giúp tế bào thực hiện trao Thực hiện các hoạt động Điều khiển các hoạt đổi chất sống của tế bào động sống của tế bào B4Nêu thành phần hoá học của tế bào, ghi các thành phần vào bảng sau: Các chất hữu cơ Các chất vô cơ Prôtêin Các muối khoáng Gluxit Nước Lipit Axitnuclêic (ADN và ARN) B5Tìm hiểu hoạt động sống của tế bào: HĐ cảm ứng HĐ dinh dưỡng HĐ sinh sản Thu nhận kích thích và trả lời Sự trao đổi các chất với Tế bào có khả năng kích thích từ môi trường môi trường ngoài tế bào, phân chia thành các tế gíp tế bào lớn lên bào con DCâu hỏi và bài tập vận dụng: 1Cho các ý, các đặc điểm:
- aVách tế bào cứng, dày, cấu tạo bằng dCó lạp thể. xenlulô. đKhông bào to. bMàng tế bào cấu tạo bằng protein và lipit, eKhông bào nhỏ. mỏng, mềm. gKhông có trung thể. cKhông có lạp thể. hCó trung thể Hãy chỉ ra các đặc điểm nào là của tế bào động vật, các đặc điểm nào là của tế bào thực vật. Trả lời: 2Để đảm bào cho đời sống tự dưỡng, TB thực vật cần có loại bào quan nào? Trả lời: 3Tế bào được phát hiện và nghiên cứu từ bao giờ? Người đầu tiên đưa ra học thuyết về tế bào? Trả lời: 4Có sinh vật nào vừa có khả năng tự dưỡng, vừa có khả năng dị dưỡng? Nếu vậy thì tế bào cơ thể chúng sẽ phải có đặc điểm như thế nào? lấy ví dụ về sinh vật có những đặc điểm trên, từ đó gợi gì cho ta về nguồn gốc chung của động vật, thực vật? Trả lời: 5Những nguyên tố nào được coi là nguyên tố phát sinh sự sống? Trả lời: 6Em có nhận xét gì về các chất có trong cơ thể và những chất có trong tế bào, có trong tự nhiên? Trả lời: 7Có thể kết luận gì về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của tế bào? Trả lời: 8Hãy cho nhận xét về vai trò của từng bào quan có trong tế bào? Mối quan hệ giữa chúng trong tế bào? Trả lời: 9Nếu quan niệm nhân tế bào cũng là 1 bào quan trong tế bào chất thì bảng 3.1 Chức năng của các bộ phận trong tế bào trong SGK sẽ phải thay đổi như thế nào cho phù hợp? Trả lời:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài 35: BÀI THỰC HÀNH SỐ 5: TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH
4 p | 715 | 44
-
Bài20: BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ
4 p | 1352 | 39
-
Giáo án: Bài 20. BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 - PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ
0 p | 518 | 35
-
Bài 28: BÀI THỰC HÀNH SỐ 3: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA BROM VÀ IOT
3 p | 868 | 31
-
Bài giảng TNXH 1 bài 24: Cây gỗ
45 p | 189 | 21
-
BÀI THỰC HÀNH 1 TÍNH AXIT - BAZƠ - PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI
4 p | 1062 | 21
-
Giáo án sinh học lớp 7 - Tiết 21: THỰC HÀNH QUAN SÁT MỘT SỐ THÂN MỀM
6 p | 435 | 21
-
Hoá học 8 - BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP
5 p | 1331 | 18
-
Giáo án Bài thực hành 1: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
6 p | 249 | 15
-
Bài giảng Địa lý 6 bài 6: Thực hành Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học
13 p | 207 | 14
-
Bài giảng TNXH 1 bài 31: Thực hành quan sát bầu trời
36 p | 123 | 14
-
Bài thực hành 9: Hệ sinh thái
8 p | 175 | 14
-
Giáo án TNXH 1 bài 31: Thực hành quan sát bầu trời
4 p | 194 | 12
-
Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 sách Cánh Diều - Bài 7: Thực hành: Quan sát cuộc sống xung quanh trường
6 p | 59 | 8
-
Địa lý lớp 7 bài 4
5 p | 388 | 8
-
Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 sách Cánh Diều - Bài 13: Thực hành: Quan sát cây xanh và các con vật
7 p | 108 | 6
-
Bài giảng môn Âm nhạc lớp 6 - Tiết 2: Nhạc cụ tiết tấu. Bài thực hành số 1
19 p | 40 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn