Bài thực hành 9: Hệ sinh thái
lượt xem 14
download
Bài thực hành giúp cho người học có thể nhận biết được các thành phần cơ bản của một hệ sinh thái, thành phần 1 chuỗi thức ăn, lưới thức ăn; kĩ năng quan sát, phân tích các mối quan hệ sinh thái trong 1 khu vực quan sát; củng cố một số kiến thức hệ sinh thái, lưới và chuỗi thức ăn, các nhân tố sinh thái, sự tác động ảnh hưởng của chúng tới sinh vật,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thực hành 9: Hệ sinh thái
- LỜI GIỚI THIỆU Cuốn “Thực hành Thí nghiệm sinh học 9” làm tài liệu dùng cho giáo viên, học sinh khi dạy và học các bài thực hành trong chương trình sinh học 9. Mục đích của cuốn sách: Giúp giáo viên, học sinh thực hiện tốt các bài thực hành trong chương trình qui định, củng cố, mở rộng kiến thức lý thuyết, hoàn thiện kỹ năng thực hành, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo hứng thú học tập, nghiên cứu bộ môn sinh học. Giúp học sinh tự làm các bài thực hành, các bài tập ứng dụng, cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích và lí thú. Nội dung: Tài liệu gồm 11 bài thực hành trong chương trình sinh học 9, mỗi bài có 3 nội dung cơ bản: 1Mục đích bài thực hành 2Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ dùng thiết bị cần thiết, các bước tiến hành, câu hỏibài tập: sau mỗi bài có các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự làm (câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ kiến thức thực tế). 3Hỏitrả lời theo chuyên đề: giúp học sinh mở rộng, biết thêm thông tin chuyên sâu. Lần đầu ra mắt bạn đọc không tránh khỏi sai sót, khiếm khuyết, rất mong được các đồng nghiệp đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn ThêmTrường THCS Quế NhamTân Yên, ĐT: 0912.716.203. Buivanthembg@yahoo.com.vn SÁCH ĐÃ ĐƯỢC NXB GIÁO DỤC IN ẤN, PHÁT HÀNH THÁNG 02/2012 Tác giả: Bùi Văn Thêm Các bài thực hành cơ bản trong chương trìnhsgk sinh học 9 Tiết Bài, TN, SGK TT Nội dung trong phần TH trang CT trong bài Tính xác suất xuất hiện các mặt của 1 Th1 6 6 20 đồng kim loại. 2 TH2 Quan sát hình thái Nhiễm sắc thể 14 14 44 3 Th3 Quan sát và lắp mô hình ADN. 20 20 60 4 Th4 Nhận biết một vài dạng đột biến. 27 26 74 5 Th5 Quan sát thường biến 28 27 76 6 TH6 Tập dượt thao tác giao phấn. 41 38 112 Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi 7 TH7 42 39 114 và cây trồng. Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của 8 Th8 một số nhân tố sinh thái lên đời sống 47 4546 135 sinh vật. 9 Th9 Hệ sinh thái. 5455 5152 154 Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa 10 Th10 5960 5657 170 phương Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào 11 Th11 64 62 186 việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
- TH 9 – HỆ SINH THÁI (Tiết 5455 Bài 51 52 SGK.Tr) IMục đích: Nhận biết được các thành phần cơ bản của một hệ sinh thái, thành phần 1 chuỗi thức ăn, lưới thức ăn. Kĩ năng quan sát, phân tích các mối quan hệ sinh thái trong 1 khu vực quan sát. Củng cố một số kiến thức hệ sinh thái, lưới và chuỗi thức ăn, các nhân tố sinh thái, sự tác động ảnh hưởng của chúng tới sinh vật. Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái. IINội dung: 1Chuẩn bị cho bài thực hành: Giáo viên Chủ động lên kế hoạch thực hành với nhà trường, với từng lớp cụ thể về thời gian, địa điểm, sự hỗ trợ của nhà trường về các điều kiện như cơ sở vật chất, kinh phí, cử cán bộ, GV đi cùng. Chuẩn bị địa điểm: giáo viên trực tiếp tìm, liên hệ địa điểm trước: Khu vực sinh thái gần trường, công viên hay khu trang trại, khu rừng, ruộng lúa… đảm bảo các yếu tố đa dạng về sinh học (có cây to, có khu thuỷ vực, có nhiều động vật sinh sống, có nhiều cây cối). Dự kiến phân công cho các nhóm, nhóm trưởng, cán bộ GV phụ trách nhóm. Băng hình về hệ sinh thái, môi trường sống của sinh vật, các mối quan hệ trong hệ sinh thái. Tranh ảnh phục vụ bài học. Các nhóm Kẹp ép cây, giấy báo, kéo cắt cây. Vợt bắt côn trùng, lọ hoặc túi nilon đựng động vật nhỏ. Dụng cụ đào đất nhỏ. Kẹp ép cây, giấy báo, kéo cắt cây. Giấy, vở, các bảng biểu kẻ sẵn. 2Các bước tiến hành: B1Xem băng hình về một số hệ sinh thái: Hệ sinh thái rừng nguyên sinh. Hệ sinh thái biển. Hệ sinh thái rừng ngập mặn. Hệ sinh thái đồng ruộng, mô hình sinh thái VAC... Các nhóm thảo luận, phân tích các hệ sinh thái đã xem với những nội dung chính: Loài chiếm Loài ít và rất Hệ ST Thành phần động vật, thực vật ưu thế ít Hệ sinh thái Cây thường ĐV hiếm (tê Động vật phong Thực vật rất đa rừng nguyên xanh giác) phú, đa dạng dạng và phong sinh phú Hệ sinh thái Rạn san hô, Sinh vật hiếm Động vật phong Tảo và các thực
- biển tảo biển (cá nhà táng, phú, rất đa dạng vật phù du bò biển …) Hệ sinh thái Thực vật chịu Sinh vật Nhiều loài động Thực vật có ít rừng ngập mặn (sú, vẹt, nhóm lưỡng vật sinh sống loài mặn. bần…) cư, giun Hệ sinh thái Vườn cây Thực vật, Động vật nuôi Cây trồng phục đồng ruộng, động vật thả vụ lợi ích con mô hình sinh hoang dã người thái VAC... Nhắc lại các kiến thức liên quan: Hệ sinh thái: Quần xã sinh vật và môi trương sống của quần xã. Các thành phần của hệ sinh thái: Các nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm: +Các thành phần vô sinh: Đất, nước, đá, thảm mục… +Sinh vật sản xuất: các thực vật +Các sinh vật tiêu thụ: Động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật. +các sinh vật phân giải: Vi khuẩn, Nấm… Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái: Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh vật bị mắt xích đứng sau tiêu thụ. Lưới thức ăn trong hệ sinh thái: Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn (Lưới thức ăn hoàn chỉnh có 3 thành phần sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải). Cho sơ đồ: Hãy chỉ ra 3 chuỗi thức ăn bắt đầu từ cây cỏ: Chuỗi 1: Cỏ > bọ rùa > ếch > rắn. Chuỗi 2: Cỏ > châu chấu > gà > cáo > hổ. Chuỗi 3; Cỏ > Châu chấu > Rắn . Chỉ ra 1 loài tham gia vào 3 chuỗi thức ăn trong sơ đồ: Loài cỏ tham gia vào cả 3 chuỗi thức ăn trên. B2 Đến khu sinh thái để tìm hiểu, điều tra các thành phần của hệ sinh thái: ( có thể chọn 1 trong 4 HST giới thiệu sau)
- Thành phần sinh vật trong HST 1.Thực vật chính: Cây lương thực : ruộng lúa bậc thang Loài có nhiều cá thể nhất: Cây lúa.. Loài có ít cá thể: Cây tự nhiên còn lại như: sim, mua, ổi… 2.Động vật chính: Côn trùng, ếch nhái, chim Loài có nhiều cá thể: Châu chấu, bướm sâu đục thân… Loài có ít cá thể: các động vật tự nhiên như Chim, rắn Khu sinh thái đồi rừng có ruộng bậc thang (vùng trung du miền núi) Thành phần sinh vật trong HST 1.Thực vật chính: Cây trồng: cây ăn quả, cây lương thực... Loài có nhiều cá thể nhất: Cỏ, cây lương thực như lúa, ngô, sắn... Loài có ít cá thể: Cây tự nhiên còn sót lại như sim, ổi, cây dại.. 2.Động vật chính: Động vật nuôi thả trong ao, hồ như cá, tôm, cua ... Khu sinh thái hồ ao, vườn có nhiều cây cối Loài có nhiều cá thể: (vùng trung du và đồng bằng) Tôm, cua, cá Loài có ít cá thể: Động vật tự nhiên như rắn, chuột, chim. Thành phần sinh vật trong HST 1.Thực vật chính: Cây lúa, cây cỏ dại. Loài có nhiều cá thể nhất: .Lúa Loài có ít cá thể: Cây dại như cỏ bợ, rau dừa, rong. 2.Động vật chính: Côn trùng, ếch nhái, cua, tôm... Loài có nhiều cá thể .Bướm sâu, châu chấu Khu ruộng lúa nước đang thời kỳ phát triển Loài có ít cá thể: Các loài tự nhiên như: ếch, rắn, chim.. Thành phần sinh vật trong HST 1.Thực vật chính: Rừng trồng: phi lao, keo, bạch đàn … Loài có nhiều cá thể: Cây trồng: phi lao, keo, cỏ dại
- Loài có ít cá thể ; Cây bụi tự nhiên còn lại như kim anh, lau sậy... 2.Động vật chính: Tôm, cua, cá, côn trùng, rắn , chuột ... Loài có nhiều cá thể: Tôm. cua, côn trùng Loài có ít cá thể: Động vật tự nhiên còn như rắn, chuột Khu ven sông , ven biển (chú ý khi lấy mẫu, cần bảo vệ môi trường không làm ảnh hưởng tới cảnh quan khu thực hành). Tập hợp: loại môi trường sống (trong khu sinh thái) và tên các sinh vật, nhóm sinh vật sống trong môi trường đó. +Môi trường đất (trong đấttrên mặt đất): +Môi trường nước (trong nướctrên mặt nước): +Môi trường không khí: Tên môi trường Tên các sinh vật, nhóm sinh vật sống trong môi trường Môi trường đất (trong đất Thực vật: trên mặt đất) Nhóm thực vật cạn: Cỏ, cây bụi, cây khép tán, dây leo... Động vật: Động vật ở cạn Môi trường nước (trong Thực vật: nướctrên mặt nước): Nhóm thực ở nước: Cỏ, cây bụi, sinh vật thủy sinh... Động vật: Động vật ở nước, kiếm ăn dưới nước Môi trường không khí Động vật biết bay B3Nhận biết chuỗi và lưới thức ăn trong khu vực: Sắp xếp thành các nhóm thành phần chính theo bảng sau: Nhóm sinh vật sản phân Nhóm sinh vật sản xuất Nhóm sinh vật tiêu thụ huỷ Cỏ, cây xanh khác, cây tự Các động vật ăn thực vật, Vi khuẩn, nấm... nhiên, cây trông, cây lương các động vật ăn thịt tự nhiên thực, cây thực phẩm, cây và vật nuôi thuốc... B4Các nhóm tập hợp mẫu sinh vật thu lượm được và làm báo cáo tổng hợp bài thực hành với các nội dung sau: Tên các sinh vật thu được. Môi trường chủ yếu có sinh vật sinh sống. Các mối quan hệ giữ các sinh vật có trong HST. Hoàn thiện một lưới thức ăn trong khu HST. Những bài học thực tiễn rút ra sau buổi thực hành. 3Câu hỏibài tập: 1.Một hệ sinh thái gồm những thành phần nào sau đây(chọn câu đúng): aThành phần không sống.
- bThành phần sống. cĐộng vật, thực vật, con người. d Cả a và b. Trả lời:.......................................................................................................... 2.Một chuỗi thức ăn điển hình được mở đầu bằng sinh vật sản xuất là Cỏ thì mắt xích tiếp theo là sinh vật nào sau đây: aSinh vật ăn thịt. bSinh vật ăn thực vật. cVi khuẩn. d cả a và c. Trả lời:.......................................................................................................... 3. Cho hệ sinh thái vườn đồi trung du dưới đây và 1 lưới thức ăn. Hãy cho biết lưới thức ăn đó có đúng với HST đó hay không, vì sao? Trả lời: 4. Cho đoạn văn sau: một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, loài đứng trước là thức ăn của loài đứng sau. Mỗi loài được coi là một mắt xích trong chuỗi thức ăn, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước nhưng cũng bị sinh vật mắt xích phía sau tiêu thụ. Đây là khái niệm gì trong hệ sinh thái? Trả lời: …………………………………………. 5.Hãy sắp xếp thành 1 chuỗi thức ăn trong HST với các ảnh động vật sau .
- Trả lời: 6. Khi một số mắt xích trong chuỗi thức ăn của HST bị biến mất HST đó sẽ thay đổi như thế nao? Trả lời: Hỏi đáp về con người với hệ sinh thái Hỏi: Con người tác động đến các hệ sinh thái tự nhiên như thế nào? Trả lời: Con người là một sinh vật của hệ sinh thái có số lượng lớn và khả năng hoạt động được nâng cao nhờ khoa học kỹ thuật. Tác động của con người đối với hệ sinh thái rất lớn, có thể phân ra các loại tác động chính sau đây: 1.Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của hệ sinh thái. 2.Tác động vào các chu trình sinh địa hoá tự nhiên. 3.Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái: Khí hậu, thuỷ điện v.v... 4.Tác động vào cân bằng sinh thái. 5.Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của hệ sinh thái Tác động vào các chu trình sinh địa hoá tự nhiên Con người sử dụng năng lượng hoá thạch, tạo thêm một lượng lớn khí CO2, SO2 v.v.... Mỗi năm con người tạo thêm 550 tỷ tấn CO2 do đốt các loại nhiên liệu hoá thạch đang làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên của trái đất, dẫn tới việc thay đổi chất lượng và quan hệ của các thành phần môi trường tự nhiên. Ðồng thời, các hoạt động của con người trên trái đất ngăn cản chu trình tuần hoàn nước, ví dụ đắp đập, xây nhà máy thuỷ điện, phá rừng đầu nguồn v.v... Việc này có thể gây ra úng ngập hoặc khô hạn nhiều khu vực, thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước v.v... Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu v.v... Cải tạo đầm lầy thành đất canh tác làm mất đi các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đối với môi trường sống của nhiều loài sinh vật và con người. Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ. Gây ô nhiễm môi trường ở nhiều dạng hoạt động kinh tế xã hội khác nhau. Tác động vào cân bằng sinh thái
- Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số loài và làm gia tăng mất cân bằng sinh thái. Săn bắt các loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, voi... có thể dẫn đến sự tuyệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm. Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật. Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên. Các loài lai tạo thường kém tính chống bụi, dễ bị suy thoái. Mặt khác, các loài lai tạo có thể tạo ra nhu cầu thức ăn hoặc tác động khác có hại đến các loài đã có hoặc đối với con người. Ðưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không có khả năng phân huỷ như các loại chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, kim loại độc hại v.v...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Sinh học 9 bài 51: Thực hành hệ sinh thái
26 p | 581 | 43
-
Giáo án Sinh học 9 - THỰC HÀNH HỆ SINH THÁI
4 p | 1035 | 28
-
Bài 3: Ca dao, dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
7 p | 1064 | 25
-
Tài liệu Sinh học 9 - THỰC HÀNH HỆ SINH THÁI
3 p | 685 | 22
-
Giáo án Sinh học 9 bài 52: Thực hành hệ sinh thái (TT)
3 p | 431 | 19
-
Sinh học 9 - THỰC HÀNH: HỆ SINH THÁI
4 p | 700 | 17
-
Giáo án Sinh học 9 bài 51: Thực hành hệ sinh thái
3 p | 361 | 15
-
Giáo án Sinh học lớp 9 : Tên bài dạy : THỰC HÀNH HỆ SINH THÁI
4 p | 357 | 12
-
Bài 2: Bố cục trong văn bản - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
7 p | 250 | 9
-
Bài 8: Chữa lỗi về quan hệ từ - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 293 | 7
-
Sinh học lớp 9 - Thực hành Hệ sinh thái
10 p | 443 | 6
-
THỰC HÀNH: HỆ SINH THÁI (TT)
4 p | 131 | 5
-
Thực hành: Hệ sinh thái
3 p | 133 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn