Bài thực hành 6: Sưu tầm các mẫu nấm, địa y
lượt xem 9
download
Bài thực hành giúp học sinh có thể sưu tầm và nhận biết một số loại nấm, địa y có ở địa phương; biết cách làm một vài mẫu nấm, địa y để quan sát, nghiên cứu; làm hoàn thành một mẫu nấm khô, bảo quản trong hộp kín. Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thực hành 6: Sưu tầm các mẫu nấm, địa y
- Lời mở đầu Các thí nghiệm và bài thực hành sinh học 6 sẽ mang tới cho các thày giáo, cô giáo, các em học sinh có thêm những thông tin, những kỹ năng, những phương án phục vụ bài dạy, bài học, làm các thí nghiệm, thực hành trong toàn bộ chương trình (gồm 7 bài thực hành bắt buộc và 7 thí nghiệm trong các bài học). Nội dung Tài liệu gồm 14 bài thực hành, thí nghiệm trong chương trình sinh học 7, mỗi bài có 3 nội dung cơ bản: 1Mục đích bài. 2Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ dùng thiết bị cần thiết, các bước tiến hành. Câu hỏibài tập (sau mỗi bài có các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự làm), câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, có câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ thực tế. 3Hỏi trả lời theo chuyên đề giúp học sinh mở rộng, hiểu biết thêm thông tin, tạo hứng thú môn học và tìm hiểu khoa học. Tài liệu còn cung cấp cách pha chế những hoá chất cơ bản khi tiến hành thí nghiệm sinh học, kế họach bài dạy thực hành, thí nghiệm những kiến thức mở rộng giúp GV hiểu sâu, nắm chắc vấn đề khi dạy học hoặc hướng dẫn học sinh thực hành; những câu hỏi, bài tập giúp học sinh rèn luyện, khắc sâu, mở rộng và vận dụng kiến thức vào thực tiễn; những gợi ý, hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho học sinh giúp các em học và làm tốt thí nghiệm thực hành tại lớp và ở nhà. Lần đầu biên soạn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong được các đồng nghiệp đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn ThêmTrường THCS Quế NhamTân Yên Bắc Giang buivanthembg@yahoo.com.vn ĐT: 0912.716.203. Danh mục Các bài thực hành và thí nghiệm cơ bản trong chương trình & sgk sinh học 6 TN, Tiết trong Bài, phần TT Nội dung SGK trang TH CT trong bài Th 1 Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng 4 5 17 TH 2 Quan sát tế bào thực vật. 5 6 21 Th 3 Quan sát biến dạng của rễ. 12 12 40 Th 4 Quan sát biến dạng của thân 18 18 57 Bài tập thực hành: Tập làm mẫu ép Lá Th 5 29 53 173 cây TH 6 Sưu tập các mẫu Nấm, Địa y 65 Th 7 Tham quan thiên nhiên. 686970 53 173176 tn1 Sự hút nước và muối khoáng của rễ 10 11 35 tn2 Sự dài ra của thân 14 14 46 tn 3 Vận chuyển các chất trong thân 17 17 54 tn4 Các thí nghiệm quang hợp 2324 21 68 tn5 Hô hấp 26 23 77 tn6 Vận chuyển nước trong cây 27 24 80 tn7 Điều kiện cho hạt nảy mầm 42 35 113
- TH 6 – SƯU TẦM CÁC MẪU NẤM, ĐỊA Y (Tiết 65) IMục đích: Sưu tầm và nhận biết một số loại nấm, địa y có ở địa phương. Biết cách làm một vài mẫu nấn, địa y để quan sát, nghiên cứu. Làm hoàn thành một mẫu nấm khô, bảo quản trong hộp kín. IINội dung: AChuẩn bị: Tranh, ảnh nấm, đị y phóng to. Một số mẫu nấn, địa y đã sưu tầm được để nhận dạng, quan sát trước khi đi sưu tầm Dụng cụ thu hái (dao, cưa tay, nhãn ghi…) Nấm độc (tán bay Fly Nấm san hô Nấm mộc nhĩ Agaric) Nấm độc Nấm linh chi Nấm hương
- Nấm độc Nấm sò Nấm thông Địa y hình vẩy Địa y hình lá Địa y hìmh cành Địa y mọc trên đá Địa y mọc trên đá Địa y hình cành BCác bước: B1. Quan sát hình dạng, màu sắc của nấm, địa y trên tranh phóng to, SGK để nhận dạng. B2. Sưu tầm các loại nấm trong tự nhiên, nấm trồng chia làm 2 nhóm: Nấm ăn được Nấm độc không ăn được). Lưu ý khi lấy mẫu cần cẩn thận lấy đủ các bộ phận, cả phần chân, phần thân và phần mũ nấm không để gãy, rách, biến dạng. Sưu tầm các loại địa y mọc trên cây, trên đá: +Cắt cả mảnh vỏ cây có địa y, đoạn cành có địa y. +Bóc các mảng đị y bám trên đá Mỗi mẫu sưu tầm cần đính kèm nhãn các thông tin cần thiết (như mẫu lá cây). B3. Phơi khô các mẫu sưu tầm được rồi đính lên giấy mẫu hay bìa cứng. B4. Cho mẫu vào các hộp nhựa trong, trình bày theo chủ đề hoặc theo từng nhóm cho đẹp, Gói một gói thuốc chống ẩm đặt xuống đáy hộp (nếu không cỏ thể dùng 1 hòn vôi sống để hút ẩm) Đậy nắp hộp kín lại (có thể quấn thêm băng dính đảm bảo độ kín của nắp hộp).
- Vì nấm thường mọc hoặc trồng theo mùa, nên bài này có thể linh hoạt cho học sinh tự làm ở nhà có hướng dẫn của GV, sau một thời gian 3>5 tháng tiến hành thu mẫu đã hoàn thiện để đánh giá, chấm điểm. CCâu hỏi Bài tập Câu hỏi 1: Nêu các bước tiến hành khi làm mẫu nấm? Trả lời: Câu hỏi 2: Đặc điểm nào sau đây không phải của nấm? aSinh sản bằng bào tử. bKhông có diệp lục, không có khả năng quang hợp. cCó rễ thân không có lá. dSống hoại sinh hoặc kí sinh. Trả lời: Câu hỏi 3: Tại sao nấm không phải là thực vật? Trả lời: Hỏi đáp về nấm Hỏi: Những cây nấm “khổng lồ” có kích thước là bao nhiêu ? Trả lời: Chị Trương Anh Đào (Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương) phát hiện cây nấm cao 50cm, tán rộng 50cm, nặng 3,5kg được cho là lớn nhất Việt Nam. Theo xác nhận của tổ chức kỉ lục Guiness thế giới, cây nấm nặng nhất thế giới hiện nay là 45,35kg, được một nông dân sống tại Dorset (nước Anh) phát hiện. Ngay 19/6/2009, một du khách đã trưng bày một cây nấm khổng lồ được tìm thấy trên một cánh đồng cỏ tại thôn Tống Gia, huyện Châu Đô Lan, tỉnh Thanh Hải, khu tự trị Mông Cổ. Cây nấm này có kích thước khổng lồ, cân nặng có thể đạt tới hơn... 10kg, mùi vị của cây nấm cũng rất kích thích người xem.
- Một cây nấm khổng lồ nặng hơn 20 kg vừa được tìm thấy ở một khu rừng thuộc bang Chiapas của Mexico. Có thông tin cho biết loài nấm này sống đến hàng ngàn năm. Hỏi: Những cây nấm nào được cho là kỳ lạ nhất thế giới, vì sao? Trả lời: Nấm não Đây là một loại nấm nang thuộc giống Gyromitra, được phân bổ ở Châu Âu và Bắc Mĩ. Nó mọc trên đất khô dưới những cây thuộc họ tùng bách vào mùa xuân và đầu hè. Phần trên của cây nấm có hình dạng bộ não màu nâu đậm, có thể cao 10 cm và rộng 15 cm, phía dưới là cái cuống màu trắng dài 6 cm. Nấm xanh da trời Đây là một loại nấm được tìm thấy ở New Zealand và Ấn Độ. Toàn bộ cây nấm đều bao phủ một màu xanh trong khi bên trong lại có sắc đỏ nhạt. Màu xanh này được tạo nên bởi 3 hợp chất diệp lục. Loại nấm này không độc và có thể ăn được nhưng không ai biết điều này. Đây là một trong 6 loại nấm tự nhiên được in trên tem vào năm 2002 và được in trên mặt trái của tờ tiền vào năm 1990 ở New Zealand. Nấm đuôi gà Loại nấm này cũng chưa xác minh được nó có phải là một thành viên trong gia đình nhà nấm rừng hay không bởi lẽ các nhánh của nó mượt như lông và hình dạng của nó trông không khác gì đuôi gà. Nấm râu Loại nấm này trông như những sợi mì và được biết đến với nhiều cái tên khác nhau: nấm bờm sư tử, nấm râu, nấm nhím, nấm lông nhím. Đây là một loại nấm không độc, có thể ăn được. Loại nấm này mọc vào cuối mùa hè và héo vào mùa cây lá rộng rụng lá.
- Nấm phát quang Bạn thực sự đã nhìn thấy nấm có ánh sáng màu xanh sáng nhưng đó chỉ là ảo giác. Những hình ảnh ảo giác này sẽ làm bạn lúng túng một chút. Loại nấm này mọc suốt mùa mưa trong các khu rừng ở Nhật Bản và Brazil, làm rơi các hạt mầm phát sáng của nó xuống dưới đất. Nó thường mọc chủ yếu ở gốc cây, những nhánh cây gãy và đất ẩm. Loại nấm này hầu hết được tìm thấy ở đảo Mesameyama của Ugui, Nhật Bản và công viên du lịch Ribeira Valley, Brazil. Đặc điểm nổi bật của loại nấm này là sự phát quang. Nấm amanit bắt ruồi Đây là một loại nấm độc và có thể tác động đến trí tuệ, thuộc loại nấm Amanit. Có một vài loại nấm khác trong họ Amanit và từng loại lại có những chiếc mũ màu sắc khác nhau: màu vàng, màu hồng và màu nâu. Loại nấm này là một trong những loại nấm dễ được nhận ra và phổ biến nhất. Nó được đưa vào trong sách học của trẻ em, phim, đồ trang trí vườn, thiệp mừng và các trò chơi điện tử. Loại nấm này được đưa vào trong bộ phim “Alice ở xứ thần tiên”, vào trò chơi “Supper Mario”... Nó được gọi là nấm bắt ruồi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Vật lý 6 bài 12: Thực hành xác định khối lượng riêng của sỏi
3 p | 590 | 41
-
Bài giảng Số học 6 chương 3 bài 13: Hỗn số. Số thập phân. Phần trăm
23 p | 292 | 37
-
Bài giảng Số học 6 chương 1 bài 9: Thứ tự thực hiện các phép tính
19 p | 218 | 24
-
Giáo án bài 17: Hoạt động ngữ văn: Làm thơ 7 chữ - Ngữ văn 8
8 p | 390 | 13
-
Bài thực hành 7: Tham quan thiên nhiên
6 p | 126 | 9
-
Giáo án Toán 2 chương 5 bài 6: Bảng nhân 4
6 p | 169 | 8
-
Bài giảng Đại số lớp 6 - Tiết 101: Luyện tập
13 p | 13 | 6
-
Giáo án Sinh học 6 - ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
5 p | 166 | 6
-
Bài giảng môn Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 21: Thực hành quan sát và phân biệt một số loại tế bào
10 p | 11 | 5
-
Bài giảng Địa lí lớp 6 bài 21: Thực hành - Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
28 p | 13 | 5
-
Bài giảng Đại số lớp 6 bài 13: Hỗn số, số thập phân, phần trăm
14 p | 13 | 4
-
Bài giảng Địa lí lớp 6 bài 18: Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa
7 p | 20 | 4
-
Bài giảng môn Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 2: An toàn trong phòng thực hành
12 p | 8 | 3
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ
5 p | 4 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
6 p | 16 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn