Bài thực hành 7: Tham quan thiên nhiên
lượt xem 9
download
"Bài thực hành 7: Tham quan thiên nhiên" giúp học sinh có thể xác định được nơi sống, sự phân bố của các nhóm thực vật chính; quan sát đặc điểm hình thái để nhận biết đại diện một số ngành thực vật chính; củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong điều kiện sống cụ thể; sưu tầm một số loại nấm, địa y có ở địa phương, lấy mẫu lá hoa một số loại cây,... Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thực hành 7: Tham quan thiên nhiên
- Lời mở đầu Các thí nghiệm và bài thực hành sinh học 6 sẽ mang tới cho các thày giáo, cô giáo, các em học sinh có thêm những thông tin, những kỹ năng, những phương án phục vụ bài dạy, bài học, làm các thí nghiệm, thực hành trong toàn bộ chương trình (gồm 7 bài thực hành bắt buộc và 7 thí nghiệm trong các bài học). Nội dung Tài liệu gồm 14 bài thực hành, thí nghiệm trong chương trình sinh học 7, mỗi bài có 3 nội dung cơ bản: 1Mục đích bài. 2Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ dùng thiết bị cần thiết, các bước tiến hành. Câu hỏibài tập (sau mỗi bài có các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự làm), câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, có câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ thực tế. 3Hỏi trả lời theo chuyên đề giúp học sinh mở rộng, hiểu biết thêm thông tin, tạo hứng thú môn học và tìm hiểu khoa học. Tài liệu còn cung cấp cách pha chế những hoá chất cơ bản khi tiến hành thí nghiệm sinh học, kế họach bài dạy thực hành, thí nghiệm những kiến thức mở rộng giúp GV hiểu sâu, nắm chắc vấn đề khi dạy học hoặc hướng dẫn học sinh thực hành; những câu hỏi, bài tập giúp học sinh rèn luyện, khắc sâu, mở rộng và vận dụng kiến thức vào thực tiễn; những gợi ý, hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho học sinh giúp các em học và làm tốt thí nghiệm thực hành tại lớp và ở nhà. Lần đầu biên soạn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong được các đồng nghiệp đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn ThêmTrường THCS Quế NhamTân Yên Bắc Giang buivanthembg@yahoo.com.vn ĐT: 0912.716.203. Danh mục Các bài thực hành và thí nghiệm cơ bản trong chương trình & sgk sinh học 6 TN, Tiết trong Bài, phần TT Nội dung SGK trang TH CT trong bài Th 1 Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng 4 5 17 TH 2 Quan sát tế bào thực vật. 5 6 21 Th 3 Quan sát biến dạng của rễ. 12 12 40 Th 4 Quan sát biến dạng của thân 18 18 57 Bài tập thực hành: Tập làm mẫu ép Lá Th 5 29 53 173 cây TH 6 Sưu tập các mẫu Nấm, Địa y 65 Th 7 Tham quan thiên nhiên. 686970 53 173176 tn1 Sự hút nước và muối khoáng của rễ 10 11 35 tn2 Sự dài ra của thân 14 14 46 tn 3 Vận chuyển các chất trong thân 17 17 54 tn4 Các thí nghiệm quang hợp 2324 21 68 tn5 Hô hấp 26 23 77 tn6 Vận chuyển nước trong cây 27 24 80 tn7 Điều kiện cho hạt nảy mầm 42 35 113
- TH 7 – THAM QUAN THIÊN NHIÊN (Tiết 686970 Bài 53 –Tr 173) IMục đích: Xác định được nơi sống, sự phân bố của các nhóm thực vật chính. Quan sát đặc điểm hình thái để nhận biết đại diện một số ngành thực vật chính. Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong điều kiện sống cụ thể. Sưu tầm một số loại nấm, địa y có ở địa phương, lấy mẫu lá hoa một số loại cây Làm hoàn thành một mẫu nấm khô, địa y, mẫu lá cây. IINội dung: AChuẩn bị: Giáo viên: GV chủ động lên kế hoạch tham quan với nhà trường, với từng lớp cụ thể về thời gian, địa điểm, sự hỗ trợ của nhà trường về các điều kiện như cơ sở vật chất, kinh phí, cán bộ, GV đi cùng. Chuẩn bị địa điểm : giáo viên trực tiếp tìm, liên hệ địa điểm trước. Dự kiến phân công cho các nhóm, nhóm trưởng, cán bộ GV phụ trách nhóm Học sinh: Chuẩn bị dụng cụ theo nhóm, dụng cụ cá nhân (tư trang cá nhân) Mỗi nhóm cần có: Kéo cắt cây Túi nilông Kẹp ép tiêu bản Kính núp cầm tay Bau đào đất Dao sắc, kim mũi mác Máy ảnh (nếu có) Nhãn ghi sẵn có buộc chỉ một đầu Ôn tập kiến thức: Ôn lại kiến thức đã học trong SGK. Kẻ bảng trang 173 vào giấy A4 để ghi chép BCác bước: B1.Thống nhất chung trong các nhóm về tổ chức, nhiệm vụ, kỷ luật, vệ sinh trong buổi đi. B2.Kiểm tra các điều kiện trước khi đi: chuẩn bị, các điều kiện phục vụ, phổ biến những yêu cầu của bài thực hành. B3. Đến điểm tham quan và tiến hành quan sát, thu thập thông tin, mẫu vật trong khu vực tham quan. Nội dung quan sát1: Môi trường sinh sống của thực vật (trên cạn, dưới nước, nơi ẩm, nơi khô cằn ...) +Trên cạn: Các khu rừng, đồi cây hay các bãi ven sông +Dưới nước: Các ao, Hồ, Đầm nơi có nhiều thực vật Nội dung quan sát3: Mối quan hệ giữa các thực vật kí sinh, hoại sinh, hội sinh... + Kí sinh: sống nhờ, ăn bám cây chủ (chúng hút các chất dinh dưỡng từ cây chủ) như dây tơ hồng, cây tầm gửi. +Hoại sinh: các thực vật phân huỷ các sinh vật đã chết (nấm là một dạng sống hoại sinh).
- +Hội sinh: Cùng sinh sống nhưng không làm hại lẫn nhau (bầu, bí có thể cùng leo chung một giàn). +Cộng sinh: chúng kết hợp với nhau cùng sinh sống, hai bên đều có lợi (kiến sồng trên cây, làm tổ trên cây đồng thời ăn côn trùng hại cây...) Nội dung quan sát 4: Sự phân bố của thực vật trong khu vực mật độ, số loài, nơi nhiều , ít... Nội dung quan sát 5: Đặc điểm hình thái của rễ, thân, lá một số cây. +Các loại lá khác nhau, gân lá khác nhau: lá kim, lá dải, lá ... +Các kiểu xếp lá; mọc cách, mọc đối, mọc vòng. +Các loại thân: thân cột, thân leo, thân bò... +Các loại rễ: rể cọc, rễ chùm, rễ móc, rễ củ.... Nội dung 6: Thu thập mẫu vật các loại mẫu cần lấy lá, hoa, quả, hạt, các mẫu nguyên cây, mẫu nấm, địa y... Công tác ghi chép các thông tin: Khi quan sát thấy hiện tượng hay đặc điểm của cây cần ghi chép cẩn thận, các số liệu ghi chép và điền vào bảng kẻ sẵn, các mấu tiêu bản cần đính kèm nhãn ghi vào ngay tránh nhầm lẫn. B4. Lập báo cáo buổi tham quan theo nhóm, theo nhiệm vụ được phân công ban đầu, những kết quả, những thắc mắc, những kiến nghị, đề xuất... B5. Hoàn thiện các nội dung về nhà như tiêu bản, sản phẩm thu thập được, hoàn thiện sản phẩm, nộp sản phẩm cho GV đánh giá, chấm điểm. CCâu hỏiBài tập Câu hỏi 1: Hãi kể tên những thực vật quan sát được trong buổi tham quan? Trả lời: Câu hỏi 2: Nêu các bước khi tiến hành làm mẫu ép lá cây? Trả lời: Bài tập 1: Cho các thực vật sau và xếp chúng theo các ngành thực vật đã học (tảo, rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín): Cây lúa, cây ngô, cây rêu tường, cây thông, cây trắc bách diệp, cây lông culi, cây rau câu, cây mía, cây tơ hồng, cây tầm gửi. Bài tập 2: Thực vật bậc cao gồm những nhóm nào, đặc điểm chung của thực vật bậc cao, ý nghĩa của thực vật bậc cao với đời sống con người ?
- Hỏi đáp về những cây giữ kỷ lục Hỏi: Cây cổ nhất, cây già nhất, cây cao nhất, cây dài nhất, cây to nhất, cây nhẹ nhất, cây hiếm nhất, cây cô đơn nhất là những cây nào? Trả lời: Cây cổ nhất là cây Ngân hạnh: Ngân hạnh còn gọi là Bạch quả (tên khoa học: Ginkgo biloba) là loài cây thân gỗ duy nhất còn sinh tồn trong chi Ginkgo, họ Ginkgoaceae ảnh : Mùa thu vàng (rừng ngân hạnh) Lá và quả ngân hạnh Về mặt hình thái học nó có thể coi là thực vật hạt trần. Các cấu trúc tương tự như của quả mơ do các cây ngân hạnh cái sinh ra về mặt kỹ thuật không phải là quả, mà là các hạt có vỏ bao gồm phần mềm và dày cùi thịt phía ngoài (sarcotesta), và phần cứng phía trong (sclerotesta). Ngân hạnh là cây thân gỗ rất lớn, thông thường đạt tới chiều cao 20–35m. Cây có tán nhọn và các cành dài, gồ ghề, thông thường có rễ ăn sâu có khả năng chống chịu sự tàn phá của gió, tuyết. Các cây non thường cao và mảnh dẻ, ít phân cành; tán lá trở nên rộng hơn khi cây lớn. Trong mùa thu, lá đổi màu thành vàng sáng và sau đó bị rụng, đôi khi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn (1–15 ngày). Cây già nhất: Cây máu rồng (hơn 8000 tuổi) Cây rồng này khoảng 650 đến 1.500 tuổi. Theo truyền thuyết thì dũng sĩ Hecquyn (Hercules) vượt qua nhiều thử thách để mang về 3 quả táo vàng từ vườn của người Hesperides. Khu vườn này được trông nom bởi con rồng trăm đầu Landon. Hercules đã giết được con rồng này và máu của nó chảy xuống đất, tại đây mọc lên cây rồng. Vì những cây này ứa ra “máu rồng” màu đỏ khi Cây máu rồng tại đảo Canary (châu Phi) bị cắt vào thân. Cây rồng (máu rồng) phân bố ở vùng Tây Phi, cây thân gỗ cao tới 20m, đường kính thân hơn 1m, lá dải màu trắn giống như các ngọn kiếm
- cắm trên đầu cành. Ốtxtrâylia có một giống cây khổng lồ, cao trên 100 mét. Cây cao nhất tới 150 mét, còn cây cao hơn cây sam khổng lồ ở châu Mỹ 14 mét, tương đương với ngôi nhà 50 tầng, người ta thường gọi chúng là "tháp cao nhất trong thế giới thực vật". Án hạnh nhân tuy cao to, nhưng hạt lại rất bé, mỗi hạt chỉ cỡ 1,10,2 milimét; phải 20 hạt mới bằng một hạt gạo. Nhưng nó mọc rất nhanh, là một trong những cây mọc nhanh nhất thế giới. Chỉ 56 năm đã cao hơn 10 mét, vòng ôm hơn 40 centimét. Gỗ án hạnh nhân dùng để đóng Cây cao nhất: Án hạnh tàu thuyền, làm cột điện rất tốt. Gỗ nhân còn có thể chế biến ra đồ nhựa, lá có hương thơm đặc biệt, dùng để chế dầu khuynh diệp có tác dụng giải cảm, tiêu viêm, khỏi ngứa. Cây to nhất: Cây dẻ bách kị (còn gọi là cây Trăm ngựa) Cây Trăm Ngựa Cây, nằm trên núi Etna ở Sicily (địa trung hải), là được biết đến cây hạt dẻ lớn nhất . Tên của cây có nguồn gốc từ một huyền thoại trong đó một công ty của 100 hiệp sĩ đã bị bắt trong một cơn giông bão nặng. Theo truyền thuyết, tất cả trong số họ đã có thể tìm nơi trú ẩn dưới gốc cây lớn. Nó được liệt kê lục thế giới Guinness như có "cây chu vi lớn nhất bao giờ hết," Chu vi 55m, đường kính thân 17,5m Cây dài nhất: Cây mây trắng Trong rừng nhiệt đới, Á nhiệt đới, nhiều cây to đều bị một loại "roi dài" leo bám, đó là cây mây trắng, tên khoa học gọi là Calamus tetradactylus. Hance. Thông thường mây trắng dài 200300m, dài nhất có thể lên tới 400m, chiếm quán quân về chiều dài trong thực vật. Toàn thân cây đều có gai móc nhỏ. Ngọn mây dài theo gió đung đưa chạm vào cây, gai móc luôn vào cây không rời ra bao giờ. Một mặt leo bám lên cao, một mặt mọc thêm gai móc mới. Cây thường chỉ cao độ 100m trở lại, nên sau khi bò lên ngọn sẽ quay đầu xuống tìm chỗ leo bám cho đến khi không lớn hơn được nữa mới thôi. Do đó, trên những cây to có nhiều vòng mây, tạo ra một cảnh lạ mắt. Quả cây mây trắng Cây mây trắng thân dài tới 400m, Thân mây dai và dẻo có thể chế tác thành các đồ mỹ nghệ, câu còn được dùng làm thuốc giải độc rất công hiệu.
- Cây nhẹ nhất : Cây gỗ bấc Ở Ecuador Nam Mỹ có giống cây gỗ bấc nhẹ, một cây gỗ to dài, chỉ cần 2 người khiêng chạy như bay được. Gỗ bấc còn nhẹ hơn cả vỏ lie, đây là loại gỗ nhẹ nhất thế giới. Cây gỗ bấc có nguồn gốc Nam Mỹ và quần đảo Tây Ấn. Người địa phương gọi là cây Balsa, tiếng Tây Ban Nha nghĩa là cái bè. Dùng gỗ bấc để làm bè có sức nổi rất lớn, chở được nhiều. Cây gỗ bấc là một giống cây vào loại mọc nhanh nhất thế giới. Mỗi năm mọc được 56m, đường kính 513cm. Các mô bào trong cơ thể nó đổi mới nhanh chóng nên các bộ phận đều rất nhẹ mềm và có đàn hồi. Tỷ trọng của gỗ khô chỉ 0,1 0,25. Đây là loại vật liệu cách âm, cách nhiệt và cách điện tốt, dùng để chế tạo máy bay và phao cứu sinh rất tốt. Cây hiếm nhất: Cây tai ngỗng phổ đà. Trên đỉnh Phổ Đà tỉnh Chiết GiangTrung Quốc (nơi đưpợc coi là đất phật) có cây tai ngỗng phổ đà mọc ở phía tây chùa Tuệ Tế. Cả thế giới chỉ còn 1 cây duy nhất vì vậy được coi là hiếm nhất thế giới. Cây cao 14m, vòng thân 60cm, thuộc họ Hoa mộc. Cây cô đơn nhất: Cây cỏ một lá Trong thế giới thực vật cành lá xum xuê, cỏ một lá có thể nói là đơn côi nhất thế giới. Về hoa, nó chỉ có 1 đóa, về lá cũng chỉ duy nhất 1 lá Cỏ 1 lá là thực vật thân thảo, lâu năm họ Mao lương (Ranunculaceae) thường phân bố ở rừng nguyên sinh trên núi cao 2750 3975m trong môi trường lạnh ẩm, khuất nắng, đất hơi chua. Đó cũng là đặc điểm nổi bật của họ Mao Cỏ một lá Kingdonia uniflora lương Cây cô đơn nhất Từ khi phát hiện ra cỏ 1 lá vào năm 1914 trên núi cao ở Vân Nam Trung Quốc đã khiến cho ngành thực vật toàn thế giới quan tâm, nghiên cứu nhằm hiểu sâu về sự tiến hóa của thực vật
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài 8: Qua Đèo Ngang - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
15 p | 933 | 57
-
Giáo án GDCD 7 bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
9 p | 1158 | 42
-
Bài giảng GDCD 7 bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
22 p | 895 | 39
-
Giáo án Địa lý 7 bài 34: Thực hành So sánh nền kinh tế của ba khu vực châu Phi
5 p | 313 | 19
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 64: Tham quan thiên nhiên
6 p | 246 | 16
-
Bài 7: Luyện tập làm văn biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
15 p | 214 | 10
-
Bài 7: Quan hệ từ - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
15 p | 371 | 9
-
Giáo án bài 46: Thực hành sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây An Đét – Địa lý 7
6 p | 179 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn