BÀI THUỐC LOẠI TRỪ CHẤT ĐỘC TRONG CƠ THỂ
lượt xem 34
download
Tài liệu cho các bạn tham khảo để chăm sóc sức khỏe tốt
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÀI THUỐC LOẠI TRỪ CHẤT ĐỘC TRONG CƠ THỂ
- BÀI 1 : BÀI THUỐC LOẠI TRỪ CHẤT ĐỘC TRONG CƠ THỂ : Bài thuốc này có tác dụng loại bỏ những chất độc trong cơ thể , giúp chúng ta không bị nhiễm độc và phòng chống rất tốt những căn bệnh hiểm nghèo . Ai cũng có chất độc trong cơ thể , đây là bài thuốc loại trừ chất độc đơn giản nhất và hiệu quả nhất mà dienbatn đã gặp và sử dụng . Đặc đểm của bài thuốc này rất rẻ tiền và đơn giản , chừng vài chục ngàn là đã thấy có hiệu quả rõ rệt . Bài thuốc chỉ gồm có 2 vị : Bách Hoa Xà và Bán Liên chi . Khi sử dụng , tính theo khối lượng : Bách Hoa Xà 2 phần và bán Liên Chi 1 phần . Cách dùng : Trong tuần đầu sắc tương đối đặc , uống 3- 4 lần / ngày . Các tuần sau có thể nấu uống thay nước . Đặc điểm : Vị thơm , mát rất dễ uống . Hiệu quả : Thấy rõ rệt , nhất là với những chứng bệnh về gan , ung thư dạ dày , vàng da . Kiệng cữ : Không cần kiêng cữ gì cả . HÌNH ẢNH CÂY BÁCH HOA XÀ : MỘT SỐ TƯ LIỆU SƯU TẦM : Thảo dược chữa ung thư Không chỉ chữa được viêm da, sỏi mật, viêm gan..., cỏ lưỡi rắn trắng còn giúp phòng trị nhiều loại ung thư. Dân gian từng truyền tụng một bài thuốc chữa ung thư gan hiệu nghiệm được cho là của một tử tù, với 2 cây thuốc là cỏ lưỡi rắn trắng và bán biên liên. Trong Đông y, cỏ lưỡi rắn trắng có tên là bạch hoa xà thiệt thảo, còn có tên là bồi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo, long thiệt thảo. Tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd, thuộc họ cà phê. Đây là loại cỏ mọc bò, sống hàng năm, có thể cao tới 30-40 cm. Lá mọc đối, hơi thuôn dài, không có cuống lá, có khía răng ở đỉnh. Hoa mọc đơn độc hoặc thành đôi ở kẽ lá, có màu trắng. Quả nang khô dẹt ở đầu, có nhiều hạt màu nâu nhạt. Cây thường mọc hoang nơi đất ẩm ướt. Ngay tại Hà Nội cũng thấy cây này. Nó được dùng toàn cây làm thuốc. Trong y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo được dùng chữa các bệnh viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, sỏi mật, lỵ trực trùng, mụn nhọt, rôm sảy, rắn cắn; dùng ngoài chữa vết thương, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp… Thời xưa, Tuệ Tĩnh thường dùng nó chữa rắn cắn, sởi… Theo y học hiện đại, do tăng cường khả năng của đại thực bào trong hệ thống lưới- nội mô và bạch cầu nên bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng chống viêm. Cây này cũng ức chế tế bào ung thư lymphô, bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân, tế bào carcinom; ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo ra. Nó hỗ trợ điều trị bệnh ung thư nhờ tác dụng ức chế miễn dịch. Trung Quốc dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh ung thư dạ dày, thực quản, cổ tử cung, bàng quang, trực tràng, đại tràng, thực quản, hạch… Tại Ấn Độ, bạch hoa xà thiệt thảo còn được dùng chữa các bệnh viêm gan virus, sốt, lậu… Tương đồng với y học Ấn Độ, một số nước cũng dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh viêm gan. Trung Quốc đã bào chế một loại thuốc từ thảo dược với tên Ất can ninh, thành phần có bạch hoa xà thiệt thảo, hoàng kỳ, nhân trần, đảng sâm, hà thủ ô?… Theo các nhà khoa học, Ất
- can ninh có tác dụng ức chế miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của virus và phục hồi chức năng gan, có tác dụng tốt trong điều trị bệnh viêm gan virus B. Thảo dược này cũng có mặt trong Lợi đởm thang bên cạnh các thành phần nhân trần, kim tiền thảo, dùng chữa sỏi mật, viêm đường mật ở Trung Quốc. Trong dân gian, cây chủ yếu được dùng dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Liều dùng có thể tới 60 g thuốc khô, tương đương với khoảng 250 g dược liệu tươi. Dùng ngoài không kể liều lượng. Ở nước ngoài, bạch hoa xà thiệt thảo còn được bào chế thành dạng thuốc tiêm để chữa các bệnh ung thư và viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, viêm ruột thừa… Một số bài thuốc Nam đơn giản Chữa ung thư gan: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, chó đẻ răng cưa 30 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày. Chữa ung thư dạ dày: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 60 g, hạt bo bo 40 g, đường đỏ 40 g. Sắc uống ngày một thang. Chữa viêm họng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày. Chữa phù thũng: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, rễ cỏ tranh 30 g, râu ngô 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày. Chữa viêm gan vàng da: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, chó đẻ răng cưa 30 g, nhân trần 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày. Chữa sỏi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim tiền thảo 20 g, màng trong mề gà sao cách cát cho vàng 16 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày. Hoặc: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, nhân trần 40 g, kim tiền thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang (lợi đởm hợp tễ). Bài thuốc này đã được Trung Quốc áp dụng trên lâm sàng, có tác dụng lợi mật, tăng bài tiết mật. Thường được áp dụng cho bệnh sỏi mật, bệnh đường mật… Chữa lỵ trực trùng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, rau sam 20 g, lá mơ tam thể 20 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày. Chữa lỵ, viêm phần phụ: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang. (Phúc kiến trung thảo dược). Chữa nhọt lở: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim ngân hoa 20 g, bồ công anh 20 g, bèo cái 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày. Chữa rôm sảy: Bạch hoa xà thiệt thảo, cúc liên chi dại. Hai vị lượng bằng nhau. Dùng để nấu nước tắm. Chữa vết thương sưng đau: Bạch hoa xà thiệt thảo 200 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
- Chữa mụn nhọt: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bồ công anh 20 g, bèo cái 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày. Chữa rắn cắn: Bạch hoa xà thiệt thảo 100 g, giã nát, cho thêm nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn, còn nước uống. Theo Sức Khỏe & Đời Sống BÀI 2 : BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TRĨ ( TẠM THỜI KHI CHƯA CẮT HAY HẾT TIỀN ) - CHỮA NÓNG NẢY TRONG NGƯỜI . Bị bệnh Trĩ rất khổ cực , bất kể trĩ nội hay trĩ ngoại . Khi chưa có điều kiện đi cắt ( rất tốn tiền và rất đau nữa ) - Ngoài ra khi bạn thấy trong người nóng nảy , bứt dứt - Hãy làm như sau : - Rau diếp cá - 1 Kg , đem rửa sạch , để nguyên cả cây , rễ , cho vào cùng một bát nước lạnh , một chút muối - Đun kỹ cho nhừ - Sau đó chắt ra uống lúc nguội . Đảm bảo bệnh trĩ rút lui ngay lập tức - Có khi được cả nửa năm , quên mất là mình bị bệnh Trĩ . Mọi nóng nảy bứt rứt trong người được biến mất như có phép màu , rất tốt cho tiêu hóa . Khi đun chín lên , không còn vị tanh nữa mà là chất nước chua chua , rất dễ uống . Người lớn , trẻ em đều công hiệu . Nếu Trĩ quá nặng làm liền ba ngày . TÀI LIỆU THAM KHẢO : Rau diếp cá - vị thuốc đa năng Diếp cá từ lâu đã được Đông y dùng chữa các bệnh về tiêu hóa, phát ban, tắc sữa... Gần đây, Tây y cũng phát hiện ra nhiều tác dụng quý của nó như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chống ung thư. Rau diếp cá còn có tên là giấp cá, cây lá giấp hoặc ngư tinh thảo, tên khoa học là Houttuynia cordata Thumb., mọc chủ yếu tại các nước châu Á, từ Ấn Độ đến Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... Ở nước ta, diếp cá mọc hoang khắp nơi, thường ở các vùng đất ẩm, được trồng làm rau ăn hoặc dùng làm thuốc. Diếp cá có vị chua, cay, tính mát, tác động vào 2 kinh can và phế. Tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt, giải độc, thoát mủ (đối với mụn nhọt làm mủ), thông tiểu tiện, giảm phù thũng, sát khuẩn, chống viêm. Trong y học dân gian, diếp cá được dùng chữa các chứng bệnh như: táo bón, trĩ (6-10 g sắc uống hằng ngày), sởi, mày đay (giã nát vắt nước cho uống), viêm tai giữa, sưng tuyến vú, tắc tia sữa (dùng lá khô 20 g hoặc tươi 40 g, sắc nước uống hằng ngày), viêm thận, phù thũng, kiết lỵ (dùng 50 g tươi sắc uống), tiểu buốt, tiểu dắt (dùng rau diếp cá, rau má tươi, lá mã đề rửa sạch, vò với nước sôi để nguội, gạn nước uống). Theo nghiên cứu của y khoa hiện đại, trong cây diếp cá có chất decanoyl-acetaldehyd mang tính kháng sinh. Loại rau này có tác dụng kháng khuẩn như ức chế tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn bạch hầu, e.coli, trực khuẩn lỵ, xoắn khuẩn leptospira. Nó cũng có tác dụng đối với
- virus sởi, herpes, cúm và cả HIV, do tác động vào vỏ bọc protein của virus. Diếp cá còn diệt ký sinh trùng và nấm. Liều dùng 30-50 g rau tươi, có thể ăn sống, xay nát uống hoặc giã đắp ngoài da. Cũng theo Tây y, diếp cá giúp lợi tiểu do tác dụng của chất quercitrin, làm chắc thành mao mạch, chữa trĩ do tác dụng của chất dioxy-flavonon. Ngoài ra, nó còn có tác dụng lọc máu, giải độc, giải nhiệt, kháng viêm, tăng sức miễn dịch của cơ thể. Một nghiên cứu tại Viện đại học Y dược Toyama, Nhật Bản, đã cho thấy tác dụng chống ôxy- hóa của 12 loại dược thảo và hợp chất được chiết xuất từ chúng. Diếp cá là một trong 4 chất có tác dụng chống ôxy hóa mạnh nhất. Hợp chất quercetin của diếp cá loại trừ được các gốc tự do "cứng đầu" nhất. Theo một nghiên cứu của Đại học Y khoa Koahsiung, Đài Loan, diếp cá có tác dụng ức chế đáng kể đối với sự sinh sản của virus herpes simplex. Nó được xem là dược thảo chữa trị bệnh này. Đại học Koahsiung cũng phát hiện diếp cá có tác dụng ngăn chặn 5 dòng tế nào ung thư máu. Một số nghiên cứu khác cho thấy diếp cá có tác dụng chống viêm xoang kinh niên và polyp, làm tăng tưới máu sau phẫu thuật. Chất Houttuynin bisulphat natri chiết xuất từ nó có thể điều trị viêm tuyến vú. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống) Thuốc chữa bệnh từ rau diếp cá Rau diếp cá giã nát, lấy nước uống hạ sốt nóng cho trẻ nhỏ. Rau cũng có thể trị bệnh đau mắt đỏ hiệu quả. Rau diếp cá có tên khác là cây lá giấp, ngư tinh thảo, rau vẹn, tập thái. Rau diếp cá có vị chua, cay, mùi tanh, tính mát, không độc; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, sát khuẩn. - Chữa sốt nóng trẻ em: Rau diếp cá (30g) để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nửa bát nước nguội uống làm một lần; đồng thời, lấy bã đắp vào thái dương. Nếu trẻ có sản giật thì dùng rau diếp cá (8g) phối hợp với củ sả (6g), quả xuyên tiêu (2g), cách làm và sử dụng như trên. - Chữa đái nhắt, đái buốt: Rau diếp cá (20g), rau má (20g), mã đề (10g). Tất cả để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống làm một lần trong ngày. - Chữa đau mắt đỏ: Rau diếp cá tươi, rửa sạch, tráng qua nước đun sôi để nguội, để ráo nước, rồi giã nát, ép vào hai miếng gạc sạch, đắp lên mắt khi đi ngủ. Viện Mắt Trung ương đã cải tiến dạng dùng dân gian này thành dạng thuốc nước nhỏ mắt để chữa trên 60 trường hợp loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh, đạt kết quả hơn 83%. - Chữa lòi dom: Rau diếp cá tươi (50g), rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào dom sau khi đã rửa sạch bằng nước muối. Băng lại. Ngày làm một lần. - Chữa trĩ sưng đau: Rau diếp cá (50g), nấu nước xông, đợi khi nước ấm, rửa sạch, rồi lấy bã đắp vào chỗ đau. Nếu trĩ ra máu, lấy rau diếp cá (2 phần) và bạch cập (1 phần) phơi khô, tán bột, rây mịn. Ngày uống 6 - 12g chia làm 2 - 3 lần.
- - Chữa viêm tai giữa: Rau diếp cá phơi khô (20g), táo đỏ (10 quả). Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. - Chữa sỏi: Rau diếp cá (16g), rau dệu (16g), rau chiễu (12g), cam thảo đất (12g). Sắc uống ngày một thang. (Thuốc làm sỏi phát ra ngoài). - Chữa viêm ruột, kiết lỵ: Rau diếp cá (20g), xuyên tâm liên (16g)) hoàng bá (8g). Tất cả thái nhỏ, sắc uống làm hai lần trong ngày. Dược sĩ Hữu Bảo RAU DIẾP CÁ CHỮA ĐƯỢC BỆNH TRĨ Cây rau diếp cá còn được gọi là rau giấp cá hay cây lá giấp. Diếp cá có vị chua, mùi tanh, tính mát, có tác dụng giải độc, sát trùng, chống viêm loét. Nhân dân dùng làm gia vị, rau ăn sống. Diếp cá chữa được các trường hợp bệnh sau: sởi, mề đay; viêm tuyến vú, viêm tai giữa; đau mắt, nhặm mắt đỏ; viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm thận; viêm ruột, lỵ; phụ nữ kinh nguyệt không đều; bệnh hoa liễu, các bệnh ngoài da. Đặc biệt, diếp cá được dùng chữa trĩ, lòi dom: dùng lá diếp cá tươi hoặc hơi khô nấu nước xông hậu môn (nếu muốn để lâu nên phơi trong mát cho héo nhưng còn màu xanh, không nên phơi nắng to sẽ làm héo lá, mất hoạt chất). Sau đó ngâm và rửa hậu môn lúc nước còn nóng, mỗi lần 10 phút. Có thể giã lá tươi đắp vào chỗ đau. Nên uống cùng lúc với 50g lá tươi giã vắt lấy nước, thêm tí muối cho bớt tanh. Uống mỗi ngày 50-100g lá tươi, liên tục trong ba tháng. Dược sĩ Lê Kim Phụng Khoa y học cổ truyền, Đại học Y dược TP.HCM Nói về bệnh trĩ, có người bạn đã làm làm như sau, trong vòng 1 năm qua bệnh trĩ đã không còn hành hạ, tuy nhiên việc này phải làm mỗi ngày, vô cùng hiệu nghiệm. Nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ là vì phân quá cứng (bón) và hậu môn bị khô. Hậu môn bị khô vì đã bị tổn thương nặng (do một thời gian dài phân bị cứng, vv), nên các tuyến tiết chấn nhờn đã bị hủy hoại. Người bạn của tôi đã bị chảy mau' liên tục gần 6 tháng trời mà không hết, hoặc hết được mấy ngày lại bị tiếp. Mỗi bữa ăn anh ta ăn thật nhiều rau để cho phân không bị cứng. Anh ta còn mua thêm mọi loại thuốc herbal (dược thảo thiên nhiên) tên là Stomach Clenser thường bán ở Trader Jo và anh ta uống 1-2 viên sau mỗi bữa. Dược thảo này công dụng thật hay, có rất nhiều chất fiber để giúp cho phân không bị khô cứng (người bị tiêu chảy không nên dùng). Anh ta uống thêm dầu cá (fish oil) và thường ăn chuối để tăng lượng chất nhờn trong ruột và hậu môn. Sau mỗi lần đi đại tiện anh ta rửa sạch tay và bôi lotion vào trong hậu môn. Anh ta đã làm mỗi ngày, và trong vòng 1 năm qua bệnh trĩ đã không còn hành hạ nữa. Anh ta cho biết việc quan trọng nhất là phải bôi lotion vào trong hậu môn mỗi lần sau khi đi đại tiện, nếu cần có thể bôi trước khi đi, để tạo ra một loại chất nhờn để giúp cho việc đại tiện dễ hơn. Phải nhớ rửa tay sạch để khỏi gây nhiễm trùng.
- Bạn nào bị trĩ có thể dùng thử cách trên. Rất hiệu nghiêm.HoaiViet Bài thuốc tri tiểu đường: Đậu xanh lòng (hạt to như hạt đậu đỏ hoặc đậu trắng, vỏ màu đen, thân hạt màu xanh): 1kg Cỏ mực (cỏ nhọ nồi, thường dùng để cầm máu): 1kg Lá dâu (nuôi tằm): 1kg Tất cả là 3 kg chia đều làm 30 phần, sắc uống trong 1 tháng. Mỗi ngày đổ vào 3 lít nước sắc lấy 1 lít uống thay nước uống hàng ngày. Nếu bệnh nhân tập thêm thiền hằng ngày sẽ tốt hơn. Bệnh nhân nào sử dụng phương thuốc này, nhớ cho em biết kết quả nhé! CÂY CỎ MỰC . Chị LF ơi, Nếu như chi hay ai đó có người nhà bị táo, hoặc ngay như trẻ em mà phân quá to (như người lớn) và cứng khó ị, có thể dẫn tới trĩ thì dùng phương thuốc này cực hiệu nghiệm, nhanh khỏi và sau đấy không thấy bị lại, việc đại tiện cũng đều đặn ngày/lần: Các anh chi có thể mua một hộp mận khô (Ở Hà nội em thấy các cửa hàng bán đồ tây hoặc siêu thị có bán loại mận này của Mỹ, hiệu Champion, em nghĩ là mận này khác với mận Việt Nam mình, nên nếu dùng mận Việt Nam thay thế chắc không hiệu quả, với lại em chưa thấy mận khô của VN bao giờ cả): gía một hộp (giấy, cứng) khoảng 35 - 45 ngàn đồng. Mỗi lần chị lấy 1 - 2 quả cho vào chén, cho thêm một ít nước ấm vào dầm nhuyễn và xúc ăn. Ngày ăn 2 lần. Bảo đảm sau 2 ngày sẽ ổn. Để ổn định lâu dài, mọi người tiếp tục duy trì trong 1 tuần. Bệnh táo này sẽ biến mất hoàn toàn. Nhưng vì hộp còn nhiều, đã mở ra dùng thì có thể dùng đến hết, thực ra đây cũng là thức ăn bổ dưỡng, không có hại gì.
- Mận là một trong những cây ăn quả hết sức thông dụng trong đời sống người Việt. Mùa xuân ra hoa, mùa hè cho quả, hoa mận nở trắng như tuyết mang mùi hương thơm ngát, quả mận xanh ngọt, vàng chua... đủ vị đủ màu, vốn là một trong những loại trái cây không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ theo phong tục truyền thống. Không chỉ có vậy, theo kinh nghiệm y học dân gian, cây mận nói chung và quả mận nói riêng còn là những vị thuốc độc đáo. Mận có tên khoa học là Prunus salicina Lindl., dân gian còn gọi là lí tử, lí thực, gia khánh tử... Các bộ phận của cây mận như quả, rễ, vỏ rễ, nhựa, lá, nhân hạt... đều có tác dụng chữa bệnh. Quả mận thường được thu hái vào khoảng tháng 5 - 7, vị chua ngọt, tính bình, có công dụng thanh can điều nhiệt, sinh tân lợi thuỷ, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hư lao cốt chưng, âm hư nội nhiệt, môi khô họng khát, thuỷ thũng, tiêu khát, tiểu tiện bất lợi... Ví như, sách Tuyền châu bản thảo viết: “Lí tử thanh thấp nhiệt, giải tà độc, lợi tiểu tiện, chỉ tiêu khát. Trị can bệnh phúc thuỷ, cốt chưng lao nhiệt, tiêu khát...”. Thường được dùng dưới dạng ăn sống hoặc giã nát rồi ép lấy nước uống. Rễ mận thường được thu hoạch vào tháng 9 - 10, vị đắng, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc, chuyên trị chứng tiêu khát (đái đường), lâm bệnh (đái buốt, đái rắt, đáu máu...), lị tật (bệnh kiết lị), đau răng, nhọt độc..., được dùng dưới dạng sắc uống trong hoặc đốt tồn tính, tán bột bôi ngoài. Vỏ rễ là rễ mận loại bỏ lõi trong chỉ lấy vỏ ngoài, vị đắng, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt hạ khí, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tiêu khát tâm phiền, đới hạ (khí hư), đau răng..., thường được dùng dưới dạng sắc uống trong, ngậm hoặc giã nát, ép lấy nước bôi ngoài. Lá mận vị chua, tính bình, chuyên trị trẻ em sốt cao, co giật, thuỷ thũng, vết thương do sang chấn..., được dùng dưới dạng sắc uống trong, nấu nước tắm hoặc giã nát đắp ngoài. Các y thư cổ như Bản thảo cương mục, Nhật hoa tử bản thảo, Trấn nam bản thảo, Thiên kim phương... đều có ghi lại những bài thuốc sử dụng lá cây mận để chữa bệnh với những kiến giải khá độc đáo. Nhân hạt mận còn gọi là lí hạch nhân, vị ngọt đắng, tính bình, có công dụng tán ứ, lợi thuỷ, nhuận tràng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tổn thương bầm tím do trật đả, ho khạc đờm nhiều, bụng đầy chướng, táo bón... Ví như, sách Tứ xuyên trung dược chí đã viết: “Lí hạch nhân hoạt huyết khứ ứ, nhuận táo hoạt tràng. Trị trật đả thương tổn, ứ huyết tác thống, đàm ẩm khái thấu, cước khí, đại tiện bí kết...”. Thường được dùng dưới dạng sắc uống trong với liều mỗi ngày từ 6 - 12g hoặc giã nát hay sấy khô tán bột bôi đắp bên ngoài. Nhựa mận được lấy vào mùa xuân, đem phơi khô trong bóng râm, vị đắng, tính lạnh, có công dụng tiêu thũng, giảm đau, chuyên chữa chứng mục ế (mắt mờ có màng) và mày đay. Thường dùng dưới dạng sắc uống với liều mỗi ngày từ 15 - 20g. Dưới đây, xin được giới thiệu một số cách dùng cụ thể: * Đái đường: Quả mận tươi, rửa sạch, bỏ hạt, ép lấy nước, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa canh hoặc vỏ rễ mận 10g sắc uống hàng ngày. * Chứng hay khô miệng: Quả mận tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, bỏ hạt, ngâm với đường trắng trong 2 tuần, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5 quả. * Cổ chướng do xơ gan: Hàng ngày nên ăn một lượng mận thích hợp. * Bệnh lị: Vỏ thân cây mận 1 nắm sắc uống
- * Trẻ em sốt cao: Lấy lá mận nấu nước lau toàn thân. * Rám da mặt: Nhân hạt mận sấy khô, tán thành bột mịn, trộn với lòng trắng trứng rồi xoa đều lên mặt. Hoặc hoa mận lượng vừa đủ, vò nát rồi xát vào da mặt. * Đau răng: Rễ mận 30g, sắc đặc ngậm nhiều lần trong ngày. * Mắt sưng đau có màng: Nhựa mận sấy khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1g với nước sắc thảo quyết minh sao. * Vết thương do côn trùng đốt: Dùng hạt mận rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương. * Làm đẹp da mặt: Quả mận tươi 250g, rửa sạch, bỏ hạt, giã nát, ép lấy nước rồi hoà với 250ml rượu gạo, đựng trong lọ kín để dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 - 20ml. Theo kinh nghiệm của cổ nhân, nếu ăn quá nhiều mận có thể sinh đàm trợ thấp, gây thương tổn tỳ vị, bởi vậy nên dùng ở mức độ vừa phải. Sau khi ăn mận không nên uống nhiều nước vì dễ bị đi lỏng. Không dùng mận cùng với thịt chim sẻ, thịt hoẵng, trứng vịt và mật ong vì có thể làm thương tổn ngũ tạng. Vì nhân hạt mận có công năng nhuận tràng và hoạt huyết nên những người tỳ vị hư yếu, đại tiện thường lỏng nát và phụ nữ có thai không được dùng. n * Mày đay: Nhựa mận 15g, sắc uống 2 lần trong ngày, mỗi lần 5 - 10ml. * Táo bón: Quả mận khô 400g, mật ong 100ml đem ngâm với rượu trắng 1800ml, sau 2 tháng thì dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml. Hoặc nhân hạt mận 10g, đào nhân 10g, hạnh nhân 10g, sắc uống. * Thiếu máu: Nên ăn nhiều mận khô hoặc tươi. * Tổn thương do trật đả: Nhân hạt mận 10 - 15g sắc uống. Đây là bài thuốc chữa ho: đặc biệt hiệu nghiệm cho ho do viêm họng, do thay đổi thời tiết (dùng điều hoà của dân văn phòng); - Quả phật thủ (dùng để thắp hương) - Đường mạch nha (một loại đường nghe đâu chế biến từ mầm lúa, có bán ở chợ, thường được đựng trong ống bơ trông vàng và sánh như mỡ bôi xe nhưng quánh hơn) Tỷ lệ 1/1 về khối lượng. Phât thủ rửa sạch (người cẩn thận có thể rửa lại bặng nước muối nhưng thiết nghĩ không cần vì quả này hình như chưa được trồng công nghiệp) thái nhỏ toàn bộ (cả vỏ, cùi và ruột nếu có) có thể tài như thái su hào để xào hay thái hạt lựu tuỳ ý. Cho vào bát trọn với mạch nha, xong cho bát này vào nồi nấu cách thuỷ trong khoảng 30 phút (cho vào nồi 1 ít nước nhưng không quá 2/3 thành bát để đảm bảo lúc sôi nước trong nồi không tràn vào bát). Sau 30 phút lấy ra, cho nước thu được trong bát vào chai, cất vào tủ lạnh để dùng dần. Mỗi lần uống 2-4 thìa cà phê cho vào chén để vào bát nước nóng cho ấm lại mới uống (ko uống lạnh). Ngày uống 3-4 lần. Ghi chú: người lớn có thể tận dụng bã (sau khi lấy nước) để ăn cũng đỡ và hết ho.
- BÀI 3 : BÀI THUỐC CHỮA VIÊM HỌNG HẠT - CHỈ CẦN 1.000 VND VÀ CHÚT XÍU DŨNG CẢM - KHỎI SAU 5 PHÚT . Viêm họng , nhất là viêm họng hạt , ngứa cổ , ho , uống nhiều kháng sinh rất có hại . Bạn làm biến mất căn bệnh đó sau 5 phút và chỉ tốn có một ngàn đồng và chút xíu chịu đắng . Bài thuốc cực đơn giản : Củ Hoàng Liên rửa sạch , bẻ một mẩu cho vào miệng ngậm , để nước từ thuốc chảy dần vào cổ họng . Nước đó nuốt được . Chỉ có điều là vị của nó đắng như Kí ninh . TÀI LIỆU THAM KHẢO . Hoàng liên có hai loại khác nhau. Hoàng liên ba gai là loại cây gai thân thảo chỉ mọc ở những chỗ ít ánh sáng mà dưới lá của nói chĩa ra ba cái gai, củ cắt ra có nhựa màu vàng như Tetracycline, thường được đun nước rồi uống. Loại hoàng liên chân chim, thân chỉ có một cọng. Muốn tìm được hoàng liên người ta chẳng những phải len lỏi vào rừng sâu và leo lên các sườn đá chênh vênh, mà trước khi đi phải đủ kinh nghiệm để nhìn bóng nắng vào giữa trưa để rồi xác định được chỗ khe núi nào mà hầu như cả ngày không có nắng chiếu tới thì chỗ ấy mới mong tìm được hoàng liên. Những người buôn thuốc thường đi vào các bản lưng chừng núi để thu mua hoàng liên, còn người dân bản dùng nó như một loại kháng sinh tổng hợp. Nếu đau bụng chỉ cần đun nước hoặc giã lấy nước mà uống. Đau mắt thì nhỏ bằng nhựa hoàng liên. Mỗi khi xước sát chảy máu người ta cũng cạo bột củ hoàng liên đắp vào là không sợ nhiễm trùng. HOÀNG LIÊN Dùng rễ của cây Hoàng liên chân gà Coptis Chinensis hoặc các loại Thổ Hoàng liên Thalictrum Hoàng liên ba gai Tính vị: vị đắng tính hàn. Qui kinh: vào 3 kinh: Tâm Tỳ Vị Ứng dụng lâm sàng: Sự cố đau răng Đôi lúc bạn gặp những sự cố như đau răng, hồi hộp, tê cóng chân tay hay ngạt mũi. Bạn sẽ biết phải làm gì nhờ những mẹo nhỏ dưới đây. Khi cảm thấy đau răng, bạn chỉ cần xoa nhẹ đá lạnh trên mu bàn tay, chỗ tạo thành hình chữ V giữa ngón cái và ngón trỏ. Cơn đau của bạn sẽ giảm một nửa. (Thay vì chịu đựng cơn đau răng, bạn hãy lấy đá lạnh xoa vào mu bàn tay) Để nghe rõ âm thanh nhỏ Khi nói chuyện với một người hay nói nhỏ tại chỗ đông người, muốn nghe rõ hơn, bạn phải nghiêng tai về phía người nói. Theo các nhà nghiên cứu, trong trường hợp này, nên dùng tai phải vì nó có khả năng theo kịp nhịp âm thanh phát ra nhanh và nhỏ. Ngược lại, nếu bạn muốn nghe rõ bài hát hay từ đâu đó vọng lại thì hãy hướng tai trái về phía âm thanh phát ra, vì nó có khả
- năng thu nhận âm nhạc tốt hơn. Giảm đau khi tiêm Các nhà khoa học Đức phát hiện ra rằng trong khi đang tiêm, bạn giả vờ ho sẽ làm dịu sự đau đớn ở đầu mũi tiêm. Ho sẽ làm áp suất ở ngực và ống tủy sống tăng lên một cách đột ngột và chốc lát, từ đó ngăn chặn các cấu trúc gây đau ở trong khối dây thần kinh nằm trong xương ống. Muốn giảm hồi hộp, thổi ngón tay cái Khi bạn phải đối mặt với cuộc phỏng vấn xin việc hay bước vào phòng thi, ít nhiều bạn sẽ cảm thấy hồi hộp, tim đập mạnh và nhanh,. Muốn trấn tĩnh, hãy thổi hơi vào ngón tay cái. Theo bác sĩ Ben Abob, chuyên gia khẩn cấp về y tế ở Đại học Pittsburgh, thổi hơi vào ngón tay cái sẽ làm cho tim đập trở lại bình thường. Chữa cháy khi buồn tiểu Khi bạn rất muốn đi tiểu mà không có nhà vệ sinh gần đó, tốt nhất là không nghĩ đến chuyện đi tiểu nữa. Thay vào đó, bạn hãy tưởng tượng mình đang nói chuyện với người yêu hoặc người thân, hay hồi tưởng đến những giây phút đẹp nhất trong đời. Bạn sẽ bớt khó chịu. Khí ngứa họng, hãy gãi tai Khi ngứa trong cổ họng, việc gãi tai sẽ làm giảm sự khó chịu. Khi các dây thần kinh ở tai bị kích thích, nó tạo ra một phản xạ ở cổ họng, có thể gây co thắt các cơ, giúp làm dịu sự ngứa ngáy ở cổ. Làm dịu vết bỏng Khi bạn vô tình bị bỏng, hãy nhanh chóng lau vết thương và lấy miếng vải mềm ấn vào, giúp vết thương nhanh trở lại nhiệt độ bình thường và da ít bị phồng rộp hơn. Chống ngạt mũi Cách nhanh nhất, dễ nhất và rẻ nhất là lấy lưỡi áp vào vòm miệng, sau đó lấy ngón tay ấn vào 2 bên lông mày. Thủ thuật này tác động đến xương bã mía, đường nối kết giữa mũi và miệng. Làm khoảng 20 giây thì sẽ thấy thông mũi Chống ợ chua Nằm ngủ nghiêng về bên trái sẽ giảm được chứng ợ chua. Lý do là thực quản và dạ dày kết nối với nhau ở một góc. Khi bạn ngủ nằm nghiêng về phía bên phải, dạ dày sẽ nằm ở vị trí cao hơn thực quản, làm cho thực phẩm và chất chua trong dạ dày nghiêng về cổ họng, gây ợ chua. Ngược lại, nếu nằm nghiêng trái, dạ dày sẽ thấp hơn thực quản và không gây ợ chua. Theo Khoa Học & Đời Sống __________________ 1. Thanh nhiệt táo thấp: thuốc có vị rất đắng, có khả năng ráo thấp, tính hàn có thể thanh nhiệt, dùng với các bệnh của vị tràng thấp nhiệt dẫn đến tiết tả lî, lî ra máu, kể cả lî trực khuẩn. Lî amip, viêm ruột có thể dung riêng hoặc phối hợp với Mộc hương. Nếu vị nhiệt gây nôn, có thể phối hợp với Trúc nhự, Bán hạ, Quất bì. Nếu đại tiện bí táo có thể dùng Hoàng liên 20g, Bã đậu sương 20g. Hai thứ nghiền mịn, làm thành bánh, mặt khác lấy một ít dịch củ hành có thêm một chút muối nhỏ vào rốn, sâu đó đặt bánh Hoàng liên-Ba đậu lên, rồi dùng mồi Ngãi cứu mà hơ lên bánh Hoàng liên đó. 2. Thanh tâm trừ phiền: dùng khi tâm hỏa cường thịnh dẫn đến chứng tâm phiền, người buồn bực mất ngủ, lở miệng, lở lưỡi phối hợp với Chu sa. Toan táo nhân. 3. Giải độc: thuốc có năng giải độc mạnh. Dùng đối với các chứng nhiệt độc như nhọt độc ở bên trong, tà nhiệt thiêu đốt, sốt cao, phiền táo, chóng mặt, nói nhảm, mê cuồng, lưỡi đỏ, mạch sác. Có thể phối hợp với Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm mỗi thứ 8g, Chi tử 12g, sắc uống.
- 4. Thanh can sáng mắt: điều trị các bệnh do can hỏa, gây đau mắt đỏ, sưng phù, nước mắt chảy ròng, do can đởm thấp nhiệt, có thể dùng Hoàng liên, cho vào miệng con ốc nhồi, đậy lại rồi hấp lên nồi cơm. Sau lấy dịch đó mà nhỏ vào mắt. Hoặc dùng Hoàng liên chiết suất lấy Hepherin rồi pha thuốc nhỏ mắt. Ngoài ra còn dùng Hoàng liên chữa cao huyết áp. 5. Cầm máu: dùng trong trường hợp ho huyết nhiệt mà dẫn đến chảy máu như chảy máu cam, nôn ra máu. Phối hợp với Đại hoàng, Hoàng cầm. Liều dùng: 2 - 12g. Có thể tẩm gừng hoặc tẩm với nước Ngô thù du để hạn chế tính lạnh của nó. Liều nhỏ có tác dụng kiện tỳ, kích thích tiêu hóa. Liều lớn gây nôn, tổn thương đến dịch vị. Nhứng trường hợp không dùng: người âm hư, phiền nhiệt, tỳ hư, tiết tả không dùng được. Kháng sinh: Hoàng liên có phổ kháng sinh rộng, ức chế đối với trực khuẩn thương hàn, bạch hầu, ho gà, mủ xanh, lao, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, song cầu khuẩn, viêm não, song cầu khuẩn viêm phổi, ức chế virus cúm, ứùc chế nấm ngoài da. Dược lý: Berberin có thể nội tạng hoặc thể ngoại đèu có tác dụng tăng cường công năng của bạch huyết cầu ( đối với việc nuốt tụ cầu vàng). Berberin có tác dụng lợi mật, dùng cho bệnh viêm túi mật rất tốt. Ngoài ra còn có tác dụng dãn mạch máu và hạ huyết áp, hạ nhiệt độ. Nguồn : http://baophuyen.com.vn Hà thủ ô có lợi cho việc sinh con Hà thủ ô còn gọi là giao đằng, dạ hợp và là loại thuốc quý. Hà thủ ô ít nhất có 3 tác dụng đặc biệt: làm đen râu tóc, có lợi cho việc sinh con và kéo dài tuổi thọ. Làm đen râu tóc Theo quan niệm của y học cổ truyền, râu tóc có quan hệ mật thiết với tạng thận, thận tàng tinh, tinh sinh huyết. Tóc là phần thừa của huyết cho nên nếu thận hư yếu thì tóc không được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ sớm bạc và dễ rụng. Ngược lại nếu thận tinh sung túc thì râu tóc dày khỏe và đen bóng. Hà thủ ô có công dụng bồi bổ can thận, dưỡng huyết tư âm, bởi vậy khả năng làm đen râu tóc của vị thuốc này là điều dễ hiểu. Có lợi cho việc sinh con Lý luận của y học cổ truyền cho rằng thận tàng tinh, chủ về việc sinh con đẻ cái. Nếu thận tinh sung túc thì sự sinh trưởng phát dục của cơ thể diễn ra thuận lợi, năng lực tính dục được khôi phục và nâng cao nên rất dễ sinh con. Trong sách Bản thảo cương mục, danh y Lý Thời Trân đã ghi lại chuyện Minh Thế Tông hoàng đế chữa khỏi chứng bất dục bằng phương thuốc Thất bảo mỹ nhiêm đan trứ danh với chủ dược là hà thủ ô. Kéo dài tuổi thọ Y học cổ truyền cho rằng, sự già yếu của con người cũng do quá trình suy giảm của thận tinh quyết định, bởi vậy việc sử dụng hà thủ ô lâu dài để bổ ích thận tinh cũng có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh hà thủ ô có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, giúp ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, bảo vệ tế bào gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng. Ngoài ra, hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nâng cao khả năng chống rét của cơ thể, nhuận tràng và giải độc. Thời xưa, phương thức dùng hà thủ ô chủ yếu là sắc uống, chế thành viên hoàn, cao thuốc hoặc
- ngâm rượu. Hiện nay, với công nghệ hiện đại người ta bào chế thành các dạng tiện dùng như bột hà thủ ô, viên nang, trà tan... Một số món ăn - bài thuốc chứa hà thủ ô - Hà thủ ô 30g, gà mái 1 con, gia vị vừa đủ. Gà làm thịt, mổ bụng, rửa sạch. Hà thủ ô nghiền thành bột đựng trong túi vải buộc chặt rồi cho vào bụng gà. Tất cả đem hầm bằng nồi đất thật nhừ, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn trong ngày. - Hà thủ ô 60g, trứng gà 3 quả. Sắc hà thủ ô lấy nước bỏ bã rồi đập trứng vào đun chín là được. - Hà thủ ô 30g, đại táo 3 quả, gạo tẻ 100g, đường đỏ 50g. Hà thủ ô ngâm nước 2 giờ rồi sắc trong 1 giờ, bỏ bã lấy nước đem nấu với gạo và đại táo thành cháo, chế thêm đường ăn trong ngày; hoặc hà thủ ô 15-20g cho vào nồi đất hầm nhừ rồi cho thêm 50-100g gạo nấu thành cháo, chế thêm mật ong ăn khi đói. - Hà thủ ô 20g, sơn tra 20g. Hai thứ thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút là dùng được, uống thay trà hằng ngày. - Hà thủ ô 120g, đương quy 60g, sinh địa 80g, rượu trắng 2.500ml. Các vị thuốc thái vụn gói trong túi vải rồi cho vào vò ngâm với rượu, nút kín để nơi thoáng mát khô ráo, sau 1 tuần có thể dùng được. Uống mỗi ngày 15ml vào buổi sáng. - Hà thủ ô 200g, kỷ tử 50g, long nhãn 200g, đinh hương 15g, mật ong 50g, rượu trắng 2.000ml. Các vị thuốc thái vụn ngâm với rượu trong 36 ngày là dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20ml. - Hà thủ ô 30g, ngưu tất 15g, sinh địa 15g, đương quy 15g. Các vị thái vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. - Hà thủ ô 50g, thỏ ty tử 25g, kỷ tử 25g, xích linh 50g, ngưu tất 50g, đương quy 25g, bổ cốt chi 12,5g, bạch linh 50g. Các vị tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g với mật ong pha rượu nhạt. Cần lưu ý, khi dùng hà thủ ô cần kiêng ăn huyết động vật, hành, tỏi và củ cải. Khi bào chế không được dùng các dụng cụ bằng kim loại. Cách thức chế biến hà thủ ô khác nhau cũng cho tác dụng khác nhau. Nhìn chung, hà thủ ô đã qua chế biến có công dụng bổ thận ích tinh, tư âm dưỡng huyết, còn hà thủ ô sống và tươi có công dụng thông tiện, giải độc. (Theo SK & ĐS) 'Thuốc kháng sinh tự nhiên từ "hành ta" Hành ta có lá dài, củ nhỏ, thường được sử dụng trong nấu ăn như một gia vị quen thuộc. Thế nhưng cây hành ta nhỏ bé còn chứa đựng trong nó nhiều bí mật mà không phải ai nào cũng biết. Hành chứa một lượng đáng kể can xi, phốt pho và kali, carotene và chất sắt, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng không phải điều quý nhất của nó. Hành chứa rất nhiều thành phần hóa học có tác dụng phòng chữa bệnh như acid malic, phytin và alylsulfit, tinh dầu, đặc biệt là chất kháng sinh alicine hòa tan trong nước. Alicine giúp diệt khuẩn rất mạnh đối với một số bệnh như thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn, bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, nó lại dễ mất tác dụng bởi nhiệt, kiềm. Vì vậy, trong khi nấu ăn, hành là gia vị cho vào cuối cùng để tránh mất chất alicine. Hành cũng chứa chất kháng khuẩn fitoncidi. Khi có dịch bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, nên ăn hành sống để dự phòng. Do chứa nhiều chất kháng sinh nên tinh dầu hành có tác dụng sát khuẩn mạnh, dùng thoa bên ngoài chữa mụn nhọt mưng mủ. Vì hành có thể kích thích được tuyến mồ hôi nên còn được sử dụng như một thức ăn giải độc. Người ta vẫn nấu cháo hành để chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu. Ăn cháo hành nóng cũng chữa đau lưng, kiết lỵ. Ngoài ra, hành còn có tác dụng hạ thấp mỡ trong máu, có hiệu quả trị liệu nhất định đối với bệnh tim mạch. Nước ép hành rất tốt cho việc điều trị bệnh thiếu máu. Hợp chất lưu huỳnh có trong gia vị này giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
- Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây hành ta: - Hành giã nát ngâm trong nước sôi, xông hoặc nhỏ mũi chữa ngạt mũi cấp tính và mãn tính, viêm niêm mạc mũi. - Cảm cúm, nhức đầu: Lấy hành ta 6 - 8 củ, gừng sống 10g, xắt mỏng, đổ vào 1 cốc nước sôi, xông miệng mũi mỗi ngày 2 - 3 lần. Đồng thời, nên sắc nước gừng và hành để uống (1 ly giữa bữa ăn và 1 ly trước khi đi ngủ). - Động thai: Hành ta tươi 60g, sắc uống dần đến khi yên thai thì thôi. - Tăng huyết áp: Hành tây 2 - 3 củ xắt lát, trộn đường ăn, hoặc nấu nước uống thường xuyên. Uống 4 - 5 lần, huyết áp sẽ hạ. - Tắc ruột do giun đũa: Lá hành tươi 30g giã nát, trộn với 30g dầu vừng (dầu mè). Uống ngày 2 - 3 lần. - Nghiền nát hành sống đắp lên trên trán có thể làm giảm đau đầu. - Các củ hành nhỏ có thể được sử dụng như thuốc long đờm. Nghiền nát rồi trộn với đường phèn, để một lúc cho nước chảy ra. Dùng khoảng 3-4 thìa cà phê nước ép này để làm dịu đi chứng ho và đau họng. (Theo Mỹ Phẩm) __________________ 'Rượu tốt chữa bệnh sinh lý Y học cổ truyền có nhiều kinh nghiệm chữa yếu sinh lý bằng nguồn thuốc tự nhiên từ cây cỏ và động vật. Sau đây là một số bài thuốc ngâm rượu hiệu quả: Bài thuốc: Dâm dương hoắc 60g, Phục linh 30g, Đại táo 9 quả. - Ba thứ đem hấp chín, phơi khô 3 lần, sau đó thái nhỏ, ngâm với 2 bát rượu trắng và 100g Mật ong. - Đậy kín, để 1 tháng rồi lấy ra uống ngày 2 – 3 chén nhỏ. Dùng liền 3 tháng. Yếu sinh lý bằng nguồn thuốc tự nhiên từ cây cỏ và động vật. Sau đây là một số bài thuốc ngâm rượu hiệu quả: Bài 1: - Cá ngựa đã chế biến 30g, Bàn long sâm 30g, Cốt toái bổ 20g, Long nhãn 20. - Tất cả ngâm với một lít rượu trắng trong 5 – 7 ngày, càng lâu càng tốt. - Ngày uống 20 – 40ml. Người không uống được rượu đặc, pha thêm nước và Mật ong mà uống. Bài 2: - Tắc kè 50g; Ba kích, Hà thủ ô, Hoàng tinh hoặc Thục địa mỗi vị 100g; Đại hồi 10g. - Tắc kè ngâm với Đại hồi trong rượu 35 độ để được 300ml. - Các dược liệu khác cũng ngâm với rượu 35 độ để được 700ml. - Hoà lẫn hai rượu với nhau, thêm 100g đường kính (đã nấu thành siro) để thành 1 lít. Lọc kỹ, ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần 15 – 20ml sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Bài 3: - Dâm dương hoắc 12g; Ba kích, Sa sâm mỗi vị 16g; Thỏ ty tử, Nhục thung dung, Kỷ tử mỗi vị 12g; Đỗ trọng, Đương quy, mỗi vị 8g; Cam thảo 6g; Đại táo 3 quả. - Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với 1 lít rượu 35 – 40 độ (càng lâu càng tốt). Uống trong vòng 1 tuần. Bài 4: - Dâm dương hoắc 60g, Ngài tằm đực 100g, Kim anh 50g, Ba kích 50g, Thục địa 40g, Sơn thù du 30g, Ngưu tất 30g, Kỷ tử 20g, Lá hẹ 20g, Đường kính 40g. - Tất cả ngâm với 2 lít rượu 40 độ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30ml trước hai bữa ăn chính và khi đi ngủ. Bài 5: - Chim bìm bịp 2 con (1 lớn, 1 nhỏ) làm thịt, để tươi; tắc kè 1 con, làm thịt, phơi khô; củ Sâm cau 100g phơi khô.
- - Tất cả ngâm với 1 lít rượu 30 – 40 độ, càng lâu càng tốt. Ngày 2 lần, mỗi lần uống 30ml. Bài 6: - Kỷ tử 120g, Đương quy 60g, Thục địa 180g. - Tất cả thái nhỏ, ngâm với 3 lít rượu 35 – 40 độ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml. Bài 7: - Mật cá chép và gan Gà trống mỗi thứ 1 cái, nghiền nát, ngâm với 500ml rượu trắng trong 5 – 7 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. - Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml. Theo Sức khoẻ & Đời sống Linh dược từ ngải cứu Ngải cứu là một loại rau dân dã được trồng ở khắp nước ta và các nước Âu, Á. Do ngải cứu rất giàu dược tính nên nó chữa được nhiều bệnh nhất là các bệnh của phụ nữ. Canh từ ngải cứu Canh suông lá ngải cứu tươi non: Chữa đau tức ngực, ho do khí trời lạnh giá. Canh bổ dưỡng cho phụ nữ sau sinh 15 -20 ngày: Lá ngải cứu tươi 100g rửa sạch. Gà giò 1 con đủ 1 bữa. Chọn được gà ác càng tốt. (lông trắng da thịt đen) mổ moi bỏ lòng, nhồi ngải cứu vào bụng gà, hấp cách thuỷ. Cách ngày 1 con, cả liệu trình 7- 9 con. Canh trứng gà ngải cứu, chữa đau bụng kinh do lạnh: Lá ngải cứu 30g, trứng gà 2 quả. Nấu chín trứng với ngải cứu. Láy trứng ra bóc vỏ, rồi bỏ lại vào, nấu lại với ngải cứu 10 phút. Ăn trứng hàng ngày trong 7 ngày. Nếu thêm ít hồi hương có tác dụng sẽ mạnh. Công thức này cũng được chỉ định bồi bổ sức khoẻ cho trường hợp ung thư tử cung (cổ và thân). Canh trứng gà Ngải cứu, gừng, chữa bế kinh, chậm kinh, thống kinh: Lá ngải cứu 9g, trứng 2 quả, gừng 15g. Nấu như bài trên. Dùng 7 ngày trước khi có kinh. Canh ngải cứu chữa sẩy thai liên tiếp: lá ngải cứu lâu năm 6g. Trứng gà 2 quả. Vò nát lá ngải cứu cho vào túi nấu lấy nước bỏ túi bã, lấy nước đạp trứng vào đánh đều nấu chín. Ăn cả cái và nước. Liên tục 3 lần. Hoặc lá ngải cứu 40g, trứng gà 1 quả nấu chung cho đến khi trứng chín. Ăn trứng, uống nước. Ngày 1 thang, liên tục 7 ngày. Về sau cứ 1 tháng ăn 1 lần, mỗi lần 2 quả, liên tục cho đến khi sinh. Cháo ngải cứu Chữa động thai: lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ. Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày. Cháo ngải cứu chữa thấp khớp: lá ngải cứu 100g, lá lốt 200g, gạo xay 200g, rửa sạch hai loại lá xay lấy nước 300ml hoà vào gạo. Đun lửa nhỏ, quay đều không để vón. Ăn nóng lúc đói. Bã lá xào dấm nóng, đắp chườm chỗ sưng đau. Cháo ngải hoa cúc: lá ngải cứu 100g, hoa cúc 50g, gạo tẻ 200g. Cách làm như trên. Chào ngải cứu bìm bịp chữa đau liên sườn, đau khớp: lá ngải cứu 50g, bìm bịp 1 con, gạo nếp 200g. Gia vị vừa đủ. Bìm bịp bóp chết, bọc đất bên ngoài dùng củi đốt cho đến khi đất đỏ. Bóc đất, gỡ thịt ướp gia vị, còn (xương, đầu, cánh, chân...) thì giã nát lọc lấy 40ml nước. Nấu chào nhừ rồi cho thịt, nước xương chim, lá ngải cứu đã thái chỉ vào cháo quấy đều. Cháo sôi lại là được. Ăn nóng ngày 1 lần, liền 3 ngày (kinh nghiệm cho thấy hiệu quả cao). Làm thức uống Trà: Các tiệm trà ở Nhật Bản bán lá ngải cứu khô để hãm uống bồi bổ sức khoẻ (dùng cho cả sản phụ cho con bú). Để điều kinh cũng dùng cách này uống 6g – 12g chia 3 lần/ngày. Sách Tây y hướng dẫn dùng lá ngải cứu chống mỡ máu, xơ cứng thành mạch, hạ huyết áp cao. Lá ngải cứu hái trước 10 giờ sáng rửa sạch cho vào máy xay sinh tố, dùng cốc sứ để uống. Nếu khó uống cho thêm một chút mật ong. Có thể hái sẵn cho vào túi nylon để trong tủ lạnh. Ngày khoảng 100g ngải cứu chia 3 lần uống trước bữa ăn chính.
- Nước uống: Cho người động thai đau bụng 4 -8g lá tươi giã vắt lấy nước cốt hoà vào chén mật ong đun sôi uống. Nước ngải cứu tươi: Chữa đau bụng kinh – 1 nắm lá ngải cứu tươi vắt lấy nước uống. Nước sắc ngải cứu: chữa kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều máu, mệt mỏi suy nhược. Lá ngải cứu khô 10g thêm 200ml sắc còn 100ml uống 1 lần, cho ít đường cho dễ uống. Nước uống cho người cao huyết áp: ngải cứu khô 10g. Nấu trong đồ sứ (không dùng kim loại). Nấu ngày nào uống ngày đó (không để qua đêm). Nước sắc ngải cứu chữa chứng thương hàn (của Đông y) thời khí ôn dịch gây sốt cao, đầu nhức, mạch hồng thực. Dùng lá ngải cứu khô 3 lạng (120g), uống nóng cho ra được mồ hôi là khỏi (trửu hậu phương). Khi sắc thuốc ngải cứu có sách dặn “không để ngoài gió”... Rượu ngải diệp (Thánh tể tổng lục) để ôn kinh, chỉ thống, lá ngải cứu khô 30g, men rượu vừa dùng. Nấu ngải cứu lấy nước đặc cho vào 2kg cơm nếp và men rượu gầy. Sau khi ngâm xong, lọc bỏ bã, cất vào chai. Ngày uống vài lần. Thuốc ngải cứu Uống trong: Đã được một số công ty bào chế thành thuocó chữa điều kinh có công thức: ích mẫu, hương phụ, ngải cứu với hàm lượng khác nhau, ở các dạng hoàn, cao lỏng, cao đặc, viên nang. Sách Đông y có nhiều cổ phương có ngải cứu, chủ yếu để chữa bệnh phụ nữ do rối loạn kinh nguyệt (sớm, muộn, bế kinh, thống kinh...) về thai sản (động thai, sẩy thai) bồi dưỡng sau sinh... thiên về thể hàn, khí trệ. Dùng ngoài: ngã tức ngực ngất xỉu. Lấy ngay ngải cứu tươi giã nhuyễn lấy nước hoà cùng một lít rượu để uống, bã xoa đắp ngoài. Trẻ em bị sốt cao cũng làm như trên nhưng chỉ để xoa khắp mình, trừ đầu mặt không xoa, không uống. Đau lưng lấy lá ngải cứu xào dấm đặt lên giường, lót lá chuối hoặc nilon nằm ngửa đặt lưng lên ngải cứu. Hoặc nằm sấp, đắp chườm ngải cứu lên vùng thắt lưng. Trị mụn ở mặt: Dùng lá non làm mặt nạ 20 phút sau đó rửa sạch. Dùng toàn thân thì sắc lấy nước cho vào bồn tắm, chữa rôm sảy, mẩn ngứa, mỏi mệt. Đau họng: giã ngải cứu lấy nước cốt uống từ từ, ít một, bã với ít dấm đắp bên ngoài cổ, phía trước. Cấm kỵ Không nên dùng dài ngày. Người nhiệt âm hư không dùng, người cao huyết áp do âm hư hoả vượng, không có hàn thấp, thai sản bình thường không dùng. Báo Sức khoẻ và Đời sống Chữa liệt dương bằng cua biển Cua biển luôn là món đặc sản cho mọi lứa tuổi nhất là nam giới. Theo nghiên cứu, cua biển chữa chứng liệt dương, bồi bổ cơ thể. Mời các bà nội trợ tham khảo món ăn và cách chế biến món ăn từ cua biển dưới đây, chắc chắn sẽ khiến lang quân ưng ý. Cua biển tính lạnh, vị hàn, có tác dụng thanh nhiệt, sinh huyết bổ xương, tủy, tăng cường sinh lực, chữa chứng liệt dương. Trong 100g thịt cua biển có 15g chất đạm, 2,6g chất béo, vitamin A, canxi và các nguyên tố vi lượng. Khi chế biến và ăn cua biển, không nên ăn cua đã chết vì chất đạm trong cua dễ bị thối nát biến thành chất độc gây hại cho cơ thể. Những người bị dị ứng hải sản, bị rối loạn tiêu hóa, người có cơ địa dị ứng cũng không nên ăn cua biển. Các món ăn chế biến từ cua Cua rang me: 100g me chín, khoảng 10 con cua, bột năng (bột đao) 20g, gia vị, tiêu hạt, tỏi, rau thơm đủ dùng. Cua làm sạch, để ráo nước ướp với gia vị, hạt tiêu, tỏi băm nhỏ khoảng 30 phút rồi cho lên rán chín. Me cho nước vào, bỏ hột gạn lấy khoảng nửa bát nước (bát ăn cơm), pha cùng với bột năng đã hòa với nước lạnh, nêm chua ngọt. Sau đó đổ hỗn hợp nước trên vào cua đã rang chín, đun nóng lên là dùng được.
- Chả cua nướng: Thịt cua 200g, thịt lợn nạc 100g, trứng gà (vịt) 2 quả, mỡ lợn, hành, gia vị đủ dùng. Cách làm: xay nhuyễn thịt cua cùng với thịt nạc sau đó trộn với trứng, hành, gia vị rồi đem nướng khoảng 20 phút là chín. Món này ăn cùng rau sống sẽ ngon hơn. Súp cua ngô non: Thịt cua 200g, ngô non tươi 100g, xương lợn 500g, hành tây, gia vị, nước đủ dùng. Hầm xương lợn khoảng 1 giờ trên bếp, vặn nhỏ lửa, hớt bọt. Sau đó hòa bột năng vào thành nước sền sệt rồi cho thịt cua, ngô non đã bào nhỏ vào đun đến khi ngô chín, nêm gia vị vào là dùng được. Cua xào miến dong: Miến 300g, thịt cua 300g, tôm tươi 300g, hạt tiêu, gia vị, hành, tỏi đủ dùng. Miến ngâm trong nước ấm khoảng 10 phút, vớt ra để ráo nước. Tôm hấp hoặc rang chín, bóc vỏ. Cách làm: cho chảo nóng, đổ dầu phi thơm tỏi rồi cho cả tôm, cua vào xào chín tới, nhắc xuống. Miến xào chín, đổ các thứ trên vào trộn đều, ăn khi còn nóng. (Sưu tầm) Bài thuốc từ hoa tình yêu Hoa hồng đỏ được xem là hoa thánh dành riêng cho thần Vệ nữ, nữ thần tình yêu. Màu đỏ tượng trưng cho một tình yêu mãnh liệt. Không chỉ thế hoa hồng còn là một vị thuốc quý. Hoa hồng vị ngọt, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng hoạt huyết, tiêu sưng, ra da non. Hoa hồng đỏ công hiệu tốt nhất - Chữa mụn nhọt, tràng nhạc, mụn lở chảy nước: Dùng cánh hoa hồng giã đắp. - Chữa ho ở trẻ: Cánh hoa hồng bạch 4 g, trộn với đường phèn 4 g, cho vào chén, hấp trên nồi cơm, chưng ra nước, uống dần. Hoa hồng. Chữa miệng hôi: Hoa hồng 5 g, hãm nước sôi để nguội ngậm, súc, rồi nhổ. Hoặc rửa sạch hoa hồng 5 g nhai ngậm rồi nhổ. Chữa viêm sưng tuyến vú: Hoa hồng 7 bông, đinh hương 7 nụ, cho cả 2 vào một lượng rượu vừa đủ. Nấu lên rồi uống nước, bỏ cái. Uống lúc no. Hoặc: Hoa hồng tươi 30 bông (bỏ nhụy cuống), đường phèn 500 g. Cho vào 1 lít nước sắc 3 lần (như sắc thuốc thang) rồi dồn 3 nước lại còn 500 ml cho đường phèn khuấy cho tan đều, cô thành cao, để nguội cho vào bình đậy kín, bảo quản cẩn thận dùng dần. Mỗi lần 2-3 thìa canh cao hoa hồng. Ngày 3 lần với nước âm ấm. Chữa chán ăn và phàm ăn: Lấy một nắm to cánh hoa hồng đỏ, một nắm hoa cúc khô ngâm vào 2 lít nước sôi trong 25 phút rồi đem lọc lấy nước pha đường vừa đủ làm nước uống hoặc chế thành si-rô đựng trong chai để chỗ râm mát, uống dần. Chú ý dùng hoa hồng đỏ tốt hơn hồng trắng. Kinh nguyệt không đều: Hoa hồng 5 g, hoa quế 3 g, rượu 50 ml. Chưng cách thủy hay hấp cơm, để nguội uống. Rong kinh, băng huyết: Ngâm 20 cánh hoa hồng trong 1 lít nước sôi trong 30 phút. Khi nước ngả màu đỏ thì cho thêm 50 g đường, làm nước uống. Mỗi lần 200 ml. Kỳ kinh không đều (sớm hoặc muộn): Cánh hoa hồng 6-7 g. Hãm nước sôi uống thay trà. (Sưu tầm) Chữa nấc bằng mẹo Quất hồng bì giúp chữa nấc. Khi bị nấc, bạn lấy 2 lát gừng tươi giã nhỏ, đun sôi cùng 200 ml nước rồi lọc bỏ bã, cho thìa đường nhỏ khuấy đều. Bạn vừa uống vừa đếm từ 1 đến 9, uống 1-2 lần trong ngày. Nấc là hiện tượng co thắt cơ hoành làm co đột ngột bụng và ngực, kèm theo một tiếng động khàn gây ra do không khí rung động khi bị đẩy ra khỏi thanh môn đang bị co. Nguyên nhân nấc tạm thời thường là rối loạn hoạt động tạm thời của cơ hoành. Còn nguyên nhân gây nấc kéo dài thường do các bệnh như thoát vị cơ hoành, viêm miệng nối thực quản, áp- xe dưới hoành, hoặc các bệnh phổi màng phổi, bệnh tim như thiếu máu cục bộ, tăng urê huyết. Theo Đông y, nấc là do khí uất gây bất hòa trong nội tạng, làm ảnh hưởng tới cơ chế khí, sự
- điều hòa tân dịch không thuận và không đủ dinh dưỡng, phát sinh đờm đục, can khí lấn át vị khí mà gây nên. Một số bệnh lý như táo bón lâu ngày, tiểu tiện không thông, cơ thể hư nhược cũng gây nấc. Các nguyên nhân khác: ăn uống không điều độ, đồ ăn nóng lạnh lẫn lộn, thường xuyên uống đồ lạnh, hoặc dạ dày gặp lạnh, mất khả năng điều tiết nên khí của nó đi ngược lên cơ hoành gây nấc. Người ta chia nấc làm 3 loại: Nấc do nhiễm lạnh: Thường có biểu hiện như buổi sáng tiếng nhẹ, buổi tối tiếng nấc nặng, liên tục, thời gian nghỉ giữa hai tiếng nấc ngắn, chân tay lạnh. Nấc do nhiệt thịnh: Thường tiếng nấc to trong mạnh, thời gian giữa hai tiếng nấc không cố định, lúc ngắn lúc dài, miệng lưỡi khô, đi ngoài khó. Nấc do cơ thể suy hư, ốm yếu: Tiếng nấc yếu nhẹ, không liên tục, thời gian nghỉ giữa hai tiếng nấc dài, người mệt mỏi, không muốn ăn, ngủ kém. Món ăn, nước uống chữa nấc Nước vải: Vải chín 10 quả, mật ong 1 thìa cà phê. Vải bóc lấy cùi cho vào cốc với mật ong hấp cách thủy, khi cùi vải chín thì ép lấy nước để riêng, ăn cùi vải trước, sau đó uống nước như bài trên, uống hai lần trong ngày. Nước quất hồng bì: Quất hồng bì chín 20 quả, đường trắng 1 thìa canh. Quất hồng bì rửa sạch, bỏ hạt cho vào cốc dầm nát, thêm đường trộn đều hấp cách thủy cho nóng, khi quất hồng bì chín ép lấy nước và dùng như trên. Cháo hạt tía tô: Hạt tía tô 20 g, hạt tiêu 4 hạt, gạo 100 g, đường phèn 20 g, gạo xay thành bột mịn. Hạt tía tô, hạt tiêu giã dập cho vào nồi thêm 250 ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã. Cho bột gạo vào nước hạt tía tô, quấy đều, đun nhỏ lửa, cháo chín cho đường phèn vào quấy cho tan đường là được. Bệnh nhân ăn một lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày. Cháo nho: Nho chín 100 g, gạo 100 g, sữa bò tươi 50 ml, mật ong 1 thìa canh. Gạo xay thành bột, nho rửa sạch, giã dập cho vào nồi thêm 200 ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Cho bột gạo, sữa bò tươi, mật ong vào nước nho, quấy đều đun nhỏ lửa cho đến khi cháo chín. Bệnh nhân ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền trong 2 ngày. Chữa nấc không dùng thuốc Uống liên tục từng ngụm nước nhỏ, hoặc uống nước có ga, hoặc nuốt nước bọt liên tục. Dùng ngón trỏ và ngón cái bàn tay, bóp kín hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng, phồng má rồi dồn khí lên hai tai, mỗi lần làm như vậy 2-3 giây, nghỉ 2-3 giây, lặp lại khoảng 15-20 lần. Nhắm hờ hai mắt, dùng hai ngón tay trỏ ấn nhẹ, sâu vào hai nhãn cầu 1-2 giây rồi nhấc hờ hai ngón tay trỏ ra. Làm như vậy 15-20 lần. biệt dược bổ huyết, trừ phong Gà mái già cũng là thức ăn - vị thuốc quý có tác dụng bổ huyết trừ phong, dùng cho người tỳ vị lạnh, bị ố hàn (sợ lạnh, hơi lạnh đã tím tái, tê nhức tay chân...). Tuy ăn không ngon như gà mái tơ nhưng gà mái già lại là thuốc quý trong phòng chữa bệnh (nhất là cho trẻ em và sản phụ) vì có nhiều đạm và khoáng, ít mỡ. Nó là một trong những thức ăn thích hợp cho những người cần bồi dưỡng nhưng không tiếp thu được chất bổ. Gà mái già cũng là thức ăn - vị thuốc quý có tác dụng bổ huyết trừ phong, dùng cho người tỳ vị lạnh, bị ố hàn (sợ lạnh, hơi lạnh đã tím tái, tê nhức tay chân...).
- Theo sách cổ, thịt gà mái già cũng giúp phòng chữa các bệnh phụ khoa như rối loạn kinh nguyệt, bế kinh; các chứng khí hư hạ hãm như sa phủ tạng (tử cung, dạ dày, lòi dom, trĩ...), ngồi xuống đứng lên hoa mắt, chóng mặt. Thịt gà mái già tuy mát hơn gà trống, gà tơ nhưng vẫn ấm hơn một số thịt khác. Vì thế, cần biết phối ngũ vị để điều chỉnh cho từng trường hợp. Với các trường hợp hư hàn, cần thêm gừng tươi già, trường hợp có nhiệt không cho gừng mà dùng ngọc trúc; nếu có phế hư nhiệt thì cho đông trùng hạ thảo... Gà làm sạch không dùng đầu, chân, lòng, váng nước béo (nổi lên trên, khi nấu sôi). Cách nấu là hầm nhừ bằng lửa nhỏ. Có 2 cách dùng gà mái già. Một là chỉ dùng gà, uống nước là chính; dùng cho sản phụ sau sinh độ 1 tuần liền. Cách thứ hai là phối hợp với thuốc: - Với gừng già tươi cho sản phụ sau sinh. - Với hoàng kỳ khoảng 15 g, có tác dụng phòng chữa các bệnh phụ khoa, khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều, huyết hư, huyết bế... - Với hà thủ ô 15 g: Chữa suy nhược, phòng chống sa tử cung. - Với đông trùng hạ thảo khi có các bệnh phổi. Chú ý: Các trường hợp nhiệt thịnh, sốt cao, táo kiết, vàng da, vàng mắt do thấp nhiệt không được dùng thịt gà mái già. (Sưu tầm) Bài thuốc quý từ đu đủ Mâm ngũ quả ngày Tết của bạn chắc chắn không thể thiếu trái đu đủ chín màu vàng tươi ánh đỏ. Không những mang ý nghĩa tâm linh, đu đủ còn có thể là những phương thuốc quý. Mâm ngũ quả ngày Tết của bạn chắc chắn không thể thiếu trái đu đủ chín màu vàng tươi ánh đỏ hoặc còn xanh hườm hườm vàng chờ chín hẳn. Ai cũng mơ một cuộc sống quanh năm đầy đủ, sung túc, vui tươi là thế... Đu đủ thuộc họ Papayeceae, cao trung bình 2 - 4m. Thân trắng, không phân nhánh. Lá to, mọc so le, có cuống dài. Khi rụng, để lại vết thẹo ở thân cây. Hoa màu vàng lục nhạt, mọc ở kẽ lá. Có hoa đực và hoa cái trên cùng một cây hoặc khác cây. Quả mọng to, hình trứng ngược hoặc thuôn dài. Khi chín có màu vàng sậm, hạt nhiều, màu đen. Bộ phận dùng để ăn và làm thuốc - Quả - Nhựa (từ quả, lá, rễ, hoa). Tác dụng dược lý Kháng khuẩn (rễ, vỏ, hạt). - Diệt giun: trị giun đũa và giun kim (hạt). - Chống sinh sản (cao hạt đu đủ), giảm tinh trùng, không độc và không ảnh hưởng đến tình dục. - Chống ung thư (cao chiết với cồn ở lá đu đủ), giảm thể tích u báng, giảm sự tăng sinh khối u và mật độ tế bào ung thư. Tính vị, công năng - Quả đu đủ có vị ngọt, mùi hơi hắc, có tính mát. - Có tác dụng làm mát gan, nhuận tràng, tiêu đờm, giải độc, tiêu thũng Công dụng quả đu đủ Việt Nam - Quả đu đủ chín: Bổ dưỡng, giúp tiêu hóa, nhuận tràng. Trẻ em ăn đu đủ chín sau khi ăn c ơm chiều, từ 7 - 10 ngày trở lên, thấy sổ ra nhiều lãi kim. - Quả đu đủ xanh: + Đu đủ non, bổ đôi, hơ lửa cho nóng, chườm chỗ sưng đau. Hầm chân giò heo lợi sữa. + Đu đủ xanh già: nấu nhuyễn, ăn trước 2 bữa ăn chính. Hoặc tán xay thành bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 - 2 muỗng cà phê, chữa đầy bụng khó tiêu. - Lá đu đủ:
- + Lá tươi giã nát, gói vào miếng gạc, đắp thái dương, chữa đau đầu. + Nước sắc đặc lá đu đủ có tính sát trùng, rửa vết thương, tẩy vết máu trên vải. + Lá đu đủ bọc thịt dai, cứng trong vài giờ, khi hâm thịt chóng nhừ. + Dân gian sắc 2 - 7 lá đu đủ tươi loại bánh tẻ với nước, uống chữa ung thư. + Nhựa mủ lá đu đủ bôi chữa chai chân, hột cơm, tàn nhang, hắc lào mới phát, eczema, vẩy nến. + Đắp lá đu đủ trị mụn nhọt, sưng tấy. - Hoa đu đủ: trị ho trẻ em. Hoa đu đủ đực tươi (10 - 20g) trộn đường, đường phèn, mật ong, hấp cách thủy (hoặc hấp cơm). - Rễ đu đủ: chữa băng huyết, sỏi thận, rắn cắn. Kiêng kỵ: phụ nữ có thai, người có hội chứng viêm loét dạ dày, tá tràng. Theo BSDD Phạm Hồng Nga
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ngộ độc thuốc trừ sâu mới Nereistoxin
4 p | 205 | 34
-
Công dụng đối với sức khỏe của đậu bắp
2 p | 238 | 17
-
Vai trò sinh học kỳ diệu của selen
3 p | 132 | 17
-
Điều Trị Nội Khoa - Bài 4: VIÊM GAN LÂY LAN
16 p | 88 | 15
-
Bài giảng Thuốc chống độc - GV. Trần Ngọc Châu
37 p | 117 | 14
-
Dược lý học 2007 - Bài 36: Điều trị ngộ độc thuốc cấp tính
10 p | 101 | 13
-
Ngộ độc cấp phospho hữu cơ
18 p | 143 | 13
-
Bài giảng Bài 36: Điều trị ngộ độc thuốc cấp tính
10 p | 106 | 12
-
Địa sâm và vị thuốc sá sùng
1 p | 115 | 10
-
Ngộ độc thuốc trừ sâu mới Nereistoxin
9 p | 154 | 9
-
Bài giảng Dược lý học - Bài 36: Điều trị ngộ độc thuốc cấp tính
10 p | 62 | 9
-
Trư lung thảo trị gan nhiễm mỡ
2 p | 120 | 8
-
Rau dền thanh nhiệt, mát gan
2 p | 111 | 6
-
Xạ hương – bài thuốc làm đẹp da
5 p | 77 | 4
-
Thực phẩm giải độc tự nhiên
7 p | 59 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn