Bài thuyết trình: Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức
lượt xem 43
download
Nhằm giúp các bạn chuyên ngành Tâm lý học có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài thuyết trình "Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức" dưới đây. Nội dung bài thuyết trình cung cấp cho các bạn những kiến thức về ý thức đạo đức, động cơ và tình cảm, thiện chí và thói quen đạo đức, mối quan hệ giữa các nhân tố của cấu trúc hành vi đạo đức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thuyết trình: Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức
- Nhóm 6 Lớp C14TH02 CẤU TRÚC TÂM LÝ CỦA HÀNH VI ĐẠO ĐỨC
- Nội dung bài học 2
- 1. Ý THỨC ĐẠO ĐỨC • Ý thức đạo đức là khả năng hiểu biết của con người về những chuẩn mực đạo đức, thừa nhận tính tất yếu phải tôn trọng triệt để các chuẩn mực ấy và tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức theo sự thúc đẩy bởi động cơ bên trong. • Ý thức đạo đức thường được biểu hiện ở tri thức và niềm tin đạo đức. 3
- a. Tri thức đạo đức • Tri thức đạo đức là sự hiểu biết của con người về những chuẩn mực đạo đức quy định hành vi của họ trong mối quan hệ với người khác và với cộng đồng. • Đây là yếu tố quan trọng chi phối hành vi đạo đức. 4
- • Nhờ tri thức đạo đức mà con người biết được điều nào đúng, điều nào sai, điều nào nên làm, điều nào không nên làm. VD: Hành động chào hỏi. • Nếu thiếu tri thức đạo đức thì con người dễ phạm sai lầm. VD: Thiếu sự hiểu biết về luật giao thông. • Cần phân biệt giữa việc hiểu tri thức đạo đức với việc học thuộc các tri thức đạo đức. VD: Học sinh học thuộc khái niệm “trung thực” nhưng vẫn có hành vi quay cóp. 5
- Hình thành tri thức đạo đức cho học sinh thông qua: • Các môn học, đặc biệt là môn GDCD, cần kết hợp các câu chuyện kể, video clip. • Cho học sinh tiếp xúc với những nhân cách cụ thể đã có hành vi đạo đức tốt. VD: Bác Hồ, Phạm Văn Đồng… • Tổ chức cho học sinh trải nghiệm và nhận thức được kết quả của hành vi bản thân thông qua các hoạt động cụ thể: giúp đỡ người già, người 6
- b. Niềm tin đạo đức • Niềm tin đạo đức là sự tin tưởng một cách sâu sắc và vững chắc của cá nhân vào tính chính nghĩa và tính chân lý của các chuẩn mực đạo đức và sự thừa nhận tính tất yếu phải tôn trọng triệt để các chuẩn mực ấy. • Niềm tin đạo đức là cơ sở để bộc lộ những phẩm chất ý chí đạo đức, tạo thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy hành động của con người: lòng dũng cảm (cứu người bị nạn…), tính kiên quyết (đấu tranh chống thói hư tật xấu…), tính kiên trì (giáo dục học sinh chưa ngoan…) 7
- Việc hình thành niềm tin đạo đức phụ thuộc vào: • Việc hiểu biết các chuẩn mực, các nguyên tắc đạo đức. • Sự thể nghiệm, kiểm chứng những hiểu biết ấy trong sinh hoạt, trong cuộc sống. • Tổ chức giáo dục của gia đình, của tập thể. • Dư luận xã hội. 8
- 2. ĐỘNG CƠ VÀ TÌNH CẢM a. Động cơ đạo đức • Động cơ đạo đức là động cơ bên trong được con người ý thức và trở thành động lực chính làm cơ sở cho những hành động của con người trong mối quan hệ giữa người này với người khác và với xã hội, biến hành động của con người thành hành vi đạo đức. VD: Anh bộ đội dũng cảm cứu em bé khỏi dòng nước xoáy. 9
- • Động cơ đạo đức bao hàm ý nghĩa về mặt mục đích và nguyên nhân của hành động. Ø Động cơ với tư cách là nguyên nhân sẽ trở thành động lực tâm lý nội tại, phát động mọi sức mạnh tinh thần và vật chất của con người, thúc đẩy con người hành động theo tri thức và niềm tin đã có. VD: Anh bộ đội quên nguy hiểm liều mình nhảy xuống dòng nước xoáy. (Lòng nhân ái, nhân đạo). Ø Động cơ với tư cách là mục đích sẽ quy định chiều hướng tâm lý của hành động cũng như thái độ của cá nhân đối với hành động của mình. 10 VD: Học sinh học tốt có thể do muốn làm vui
- Giáo dục đạo đức cho HS cần: • Xây dựng cho HS những động cơ đạo đức bền vững. • Biểu dương, khích lệ những hành vi tích cực của HS, giáo dục và uốn nắn những hành vi sai lệch. • Khơi dậy những nhu cầu đạo đức, thúc đẩy các em hành động một cách có đạo đức trong mối quan hệ giữa cá nhân với người khác, với xã hội, với tập thể. 11
- b. Tình cảm đạo đức • Tình cảm đạo đức là những thái độ rung cảm của cá nhân đối với hành vi của người khác và của bản thân trong quá trình quan hệ giữa cá nhân với người khác và với xã hội. • Tình cảm đạo đức là một loại tình cảm cấp cao của con người, là nhân tố bên trong của hành vi đạo đức, giữ vai trò động lực thúc đẩy con người hành động một cách đạo đức trong mối quan hệ giữa nó với người khác, với xã hội. 12
- • Tình cảm đạo đức khơi dậy nhu cầu đạo đức và thúc đẩy con người hành động một cách có đạo đức. • Cần phân biệt tình cảm đạo đức tích cực và tình cảm đạo đức tiêu cực. VD: Tình đồng đội, lòng ghen tị. 13
- 2. THIỆN CHÍ VÀ THÓI QUEN ĐẠO ĐỨC a. Thiện chí • Ý chí của con người hướng vào việc tạo ra giá trị đạo đức là ý chí đạo đức hay còn gọi là thiện chí. VD: Khi gặp người bị nạn thì chúng ta có ý định giúp đỡ họ. 14
- Nghị lực • Thiện chí chưa đủ khả năng để biến ý thức đạo đức thành hành vi đạo đức, đòi hỏi phải có sức mạnh tinh thần, vật chất, đó là sức mạnh của thiện chí mà người ta gọi là nghị lực. Như vậy, nghị lực là năng lực phục tùng ý thức đạo đức của con người. VD: Nguyễn Ngọc Ký muốn viết chữ và cố gắng để tập 15
- • Con người có thể có thiện chí mà không có nghị lực. Ngược lại người có nghị lực có thể không có thiện chí. VD: Một em học sinh thấy lớp học có rác có ý định nhặt rác nhưng không làm. Sau đó một giáo viên đi ngang thấy lớp học nhiều rác liền yêu cầu em ấy nhặt rác, lúc đó em ấy mới thực hiện. • Trong giáo dục cần hình thành cho học sinh những thiện chí và làm cho học sinh có nghị lực để biến những thiện chí đó thành hành vi đạo đức. 16
- b. Thói quen đạo đức • Thói quen đạo đức là những hành vi đạo đức ổn định của con người, nó trở thành nhu cầu đạo đức của người đó. VD: Thói quen chào hỏi… • Thói quen đạo đức có thể là tốt, có thể là xấu. VD: Thói quen làm từ thiện của những nghệ sĩ là tốt. Nhưng họ làm với mục đích “đánh bóng tên tuổi” để khán giả biết đến 17
- • Thói quen đạo đức sẽ trở thành một phẩm chất đạo đức, một nét tính cách của con người. • Thói quen đạo đức được xây dựng do hành vi đạo đức lặp đi lặp lại nhiều lần một cách có hệ thống, được củng cố và trở thành nhu cầu về mặt đạo đức của học sinh. • Trong dạy học cần tổ chức đời sống và hoạt động của học sinh sao cho hành vi đạo đức của học sinh được lặp đi lặp lại một cách có hệ thống, có quy luật, theo một phương thức nhất định. 18
- 4. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ CỦA CẤU TRÚC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC • Tri thức đạo đức là điều soi sáng con đường dẫn đến mục đích của hành vi đạo đức. • Động cơ, tình cảm đạo đức là cái phát động sức mạnh vật chất, tinh thần của con người, là động lực thúc đẩy và điều chỉnh hành vi đạo đức của cá nhân. • Nghị lực, thói quen đạo đức là yếu tố thúc đẩy làm cho ý thức đạo đức trở thành hành vi đạo đức. 19
- 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thuyết trình môn kiến trúc máy tính: CPU
20 p | 633 | 108
-
Thuyết trình đề tài 1: Ước lượng chiều cao trung bình của nam sv ĐHTM với độ tin cậy 95%. Theo báo cáo của viện Khoa học TDTT năm 2004 chiều cao trung bình của nam thanh niên VN là 163.14 cm. Với mức ý nghĩa 5%, kiểm định giả thuyết cho rằng chiều cao của nam sv ĐHTM cao hơn 163.14cm"
29 p | 259 | 54
-
Bài thuyết trình Phổ quang điện tử tia X XPS
30 p | 518 | 53
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân cụm mờ sử dụng lý thuyết đại số gia tử
18 p | 184 | 28
-
Bài thuyết trình đại số bool
73 p | 146 | 25
-
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Khu du lịch sinh thái Bãi Lữ - Nghi Yên - Nghi Lộc - Nghệ An
21 p | 101 | 14
-
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Khách sạn Winderland - Hải Phòng
25 p | 56 | 7
-
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng chương trình quản lý đăng ký tham gia hoạt động giải trí
65 p | 66 | 6
-
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Khách sạn Hoa Phượng - Đồ Sơn
14 p | 47 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng quá tự tin và điều kiện kinh tế lên quyết định cấu trúc vốn - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
67 p | 29 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn