intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI THUYẾT TRÌNH: LUẬN GIẢI, LUẬN CHỨNG NHỮNG NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI TRONG CHÍNH BẢN THÂN CÁC TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH

Chia sẻ: Thủy Thủy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

108
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mặc dù là những nhà cải cách có những tư tưởng canh tân vượt thời đại nhưng chính trong bản thân các tư tưởng cải cách còn có những hạn chế không thể tránh khỏi, góp phần làm nên sự thất bại của cuộc canh tân đất nước lúc bấy giờ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI THUYẾT TRÌNH: LUẬN GIẢI, LUẬN CHỨNG NHỮNG NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI TRONG CHÍNH BẢN THÂN CÁC TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH

  1. BÀI THUYẾT TRÌNH: LUẬN GIẢI, LUẬN CHỨNG NHỮNG NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI TRONG CHÍNH BẢN THÂN CÁC TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH Cuối thế kỷ 19, với sự phát triển mạnh mẽ của chủ ng hĩa thực dân phương tây, với những nguy cơ đứng trên bờ vực mất nước, ở Việt Nam lúc nay đã xuất hiện những nhà cải cách tiến bộ như Nguyễn Trường tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ… với mong muốn đưa đất nước phát triển thoát ra khỏi họa ngoại xâm… các nhà canh tân đã có nhiều cải cách tiến bộ, góp phần giải quyết được một số yêu cầu cấp bách lúc bấy giờ. Mặc dù là những nhà cải cách có những tư tưởng canh tân v ượt th ời đ ại nhưng chính trong bản thân các tư tưởng cải cách còn có những hạn chế không thể tránh khỏi, góp phần làm nên sự thất bại của cuộc canh tân đ ất nước lúc bấy giờ. Thứ nhất: Áp dụng trào lưu cải cách một cách máy móc từ bên ngoài vào mà không dựa vào những điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Ở Việt Nam, các nhà cải cách tiến hành thực hiện công cuộc cải cách của mình trong điều kiện đất nước đã bị thực dân Pháp xâm lược. Lúc này đất nước đang phải đối phó với giặc ngoại xâm, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, bất mãn với triều đình, các điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội đều không đủ đáp ứng để mở trường kỹ thuật với quy mô l ớn, ứng d ụng công nghệ nước ngoài, hay lúc này nhan dân đang đói kém thì lấy đâu ra tâm trạng mà đi học các loại ngoại ngữ như: Anh,. Pháp, Mã lai…đi ều ki ện kinh tế không cho phép chúng ta mua tàu đồng, phát tri ển quân s ự m ột cách nhanh chóng để có khả năng chống giặc Pháp…đó là nguyên nhân dẫn đến thất bại. Thứ hai: Các nhà cải cách cuối thế kỷ 19 đã không giải quyết được những mâu thuẫn trong xã hội lúc bấy giờ, đặc biệt là mâu thu ẫn giai c ấp mà chỉ tiến hành cải cách dựa trên nhũng biện pháp đã đưa ra, tuy có k ết qu ả nhưng chỉ là ở một số vùng và mang tính tức th ời mà thôi. Cái quan tr ọng nhất của nông nhân Việt Nam đó chính là được sở hữu tư liệu sản xuất về
  2. ruộng đất. Đó là nhu cầu cơ bản và thiết yếu đ ối v ới h ọ. Th ế nh ưng vào cuối thế kỉ 19, ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp, ruộng đất tư ngày càng tăng lên, nông dân mất tư liệu sản xuất, bị biến thành nông nô, đi tha h ương cầu thực…trước tình hình đó, các nhà cải cách tuy có đ ưa ra một s ố bi ện pháp để khôi phục nông nghiệp, mở rộng diện tích cày cấy nh ư Ph ạm Phú Thứ đã tổ chức cho những người khỏe đi khai hoang, trồng cây ngắn ngày, mở thủy lợi Đông Triều, Nam Sách… nhưng rồi những diện tích đ ất khai hoang đó cũng nhanh chóng rơi vào tay địa chủ phong ki ến, nông dân cu ối cùng vẫn là kẻ trắng tay. Vì thế cho nên nh ững cải cách đó ch ưa đáp ứng được yêu cầu của nông dân nên dẫn đến thất bại là một yếu tố quan trọng. Thứ 3: Các nhà tư tưởng cải cách cuổi thế kỷ 19 tiến hành cải cách thông qua các hình thức là gửi các bản điều trần lên nhà vua để mong muốn nhà vua và bá quan văn võ đồng ý cho tiến hành cải cách. Tư tưởng của h ọ chỉ lo thuyết phục triều đình phong kiến, mà không biết dựa vào nhân dân, không tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân biết đến tư tưởng cải cách c ủa mình, tuy cũng có một số nhà cải cách như Đặng huy Trứ, ph ạm Phú Th ứ… đã xâm nhập vào thực tiễn nhân dân để tiến hành cải cách mang lại một số thành quả nhất định, nhưng suy cho cùng thì nhân dân vẫn ch ỉ là nh ững người làm theo lệnh quan mà thôi, không không hề biết gì về cái gọi là văn minh phương tây cả. Các nhà cải cách đã không biết dựa vào sức mạnh của nhân dân để gây sức ép với triều đình thực hiện cải cách mà ch ỉ trông chờ vào s ự cho phép cải cách nhỏ giọt của Tự Đức mà thôi. Ngay cả Tự Đức còn nghi ngờ về cái gọi là văn minh phương tây mà các nhà cải cách đã tai nghe mắt thấy, thì huống hồ gì là nhân dân ta lúc bấy giờ. Thứ 4: Các nhà cải cách cuối thế kỷ 19 đã chưa thực sự nhìn nhận ra bản chất của chủ nghĩa thực dân, quá đề cao họ mà tiêu biểu ở đây là thực dân Pháp. Nhà canh tân lớn của nước ta Nguyễn Trường Tộ trong bản di thảo số 1 đã đưa ra nhận định: “Họ(Pháp) chỉ có một số yêu sách nhỏ, nếu được thỏa mãn thì họ sẽ hết gây hấn ngay, Pháp đến n ước ta ch ỉ cốt giao h ảo,
  3. buôn bán, chỉ xin mình miến đất mà thôi.”. Đồng thời ông còn đánh giá quá cao thực dân Pháp: “ Ở châu âu, việc võ bị chỉ có Pháp là đứng h ạng nh ất, hùng mạnh nhất không thua ai cả, khi kéo quân thì khí thế hiên ngang, khi lâm trận thí xông pha tới trước, tướng thì gan dạ, nhiều mưu trí giỏi binh pháp, quân lính thí dấn thân với một khí thế ra đi không trở về… Thử đặt ra câu hỏi ở đây trong khi nước ta đang bị thực dân Pháp xâm lược, Nguy ễn Trường Tộ lại có xuất thân từ con chiên của đạo thiên chúa giáo vốn đã bị triều đình nghi kỵ mà ông lại hết sức đề cao thực dân Pháp thì liệu rằng thái đ ộ của tri ều đình sẽ như thế nào, hơn nữa điều quan trọng cốt lõi ở đây là ông cho rằng Pháp không có ý định cướp nước ta mà chỉ muốn giao hảo, điều này cũng góp phần làm hạn chế trong tư tưởng canh tân của ông mà đặc biệt là thời gian canh tân đất nước( có thể kéo dài đến trăm năm). Thứ 5 là vì muốn làm cho triều đình thấy được tính chát khả thi c ủa các bản điều trần nên các nhà cải cách đã vạch ra chi ti ết hàng lo ạt các bi ện pháp canh tân đất nước mang tính nhỏ lẻ, không hệ thống trong quá trình thực hiện cải cách của mình, hầu hết các nhà canh tân đều đ ưa ra c ải cách trên t ất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, giáo dục…nhưng có lĩnh vực lại vượt quá khả năng thực hiện, không có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong các lĩnh vực cải cách. Nguyễn Trường Tộ đưa ra biện pháp đào con kênh dẫn nước từ Hải Dương đến đèo Ngang mà điều này là không thể trong tình hình lúc đó hay như Phạm Phú Thứ với tư tưởng mở trường dạy học ngoại ngữ cho nhân dân, Phạm Phú Thứ với việc sử dụng tàu buôn của tư nhân để vận chuy ển, buôn bán với nước ngoài…tất cả những điều đó là không thể, không mang tính khả thi. Hạn chế thứ 6, là trong chính bản thân của Nguy ễn Trường T ộ đã quá đặt niềm tin vào triều đình trong khi đó triều đình phong kiến từ trung ương đến địa phương đang trong tình trạng thối nát, tha hóa. Đồng th ời ông còn th ể hiện mâu thuẫn trong chính tư tưởng của mình đó là trong việc canh tân đất nước với thuyết Thiên Mệnh, một mặt ông muốn canh tân đ ất n ước làm cho
  4. dân giàu thoát khỏi sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân, nhưng trong chính tư tưởng của ông lại phản bác lại điều đó. Ông cho rằng “ các n ước ph ương Tây đã bao chiếm nhiều ruộng đất phương Đông như thế nào? Đó là số mệnh trời đã định, huống hồ nước Việt ta là một nước bé nh ỏ tại sao l ại muốn trái lại trời, làm việc thiên hạ khó làm được. Như vậy, trong chính tư tưởng còn có sự mâu thuẫn dằn xé chưa rõ ràng thì làm sao có th ể canh tân đất nước thắng lợi được.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2