Bài thuyết trình môn Đa dạng sinh học: So sánh các đặc điểm, mục tiêu, vai trò của khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu Ramsar
lượt xem 4
download
Nội dung của bài thuyết trình tìm hiểu về khu bảo tồn thiên nhiên; khu dự trữ sinh quyển thế giới; vườn quốc gia và khu Ramsar. Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu, mời các bạn cùng tham khảo bài thuyết trình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thuyết trình môn Đa dạng sinh học: So sánh các đặc điểm, mục tiêu, vai trò của khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu Ramsar
- UNIVERSITY OF AGRICULTURE AND FORESTRY OF HCM BỘ MÔN: ĐA DẠNG SINH HỌC CHUYÊN ĐỀ: SO SÁNH CÁC ĐẶC ĐIỂM, MỤC TIÊU, VAI TRÒ CỦA KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN, KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN, VƯỜN QUỐC GIA, KHU RAMSAR. GVHD: TS. NGUYỄN THỊ MAI
- THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 1. Nguyễn Vũ Đức Thịnh 14163264 2. Phan Nguyễn Phát 14163202 3. Đỗ Minh Quân 14163216 4. Nguyễn Huỳnh Như 14163194 5. Lê Nguyễn Đăng Khoa 14163116 6. Phạm Hoài Nhân 14163186 7. Võ Minh Vương 14163327
- ĐẶT VẤN ĐỀ v Việt Nam là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới v Với khoảng 10% số loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của thế giới v Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguồn tài nguyên ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều Taxon loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần. v Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp, cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên ĐDSH của đất nước. Hiện nay hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của
- NỘI DUNG
- Năm 1994, Hiệp hội Bảo tồn Thiên Nhiên quốc tế (IUCN) đã xây dựng 1 hệ thống phân loại các khu bảo tồn, trong đó định rõ các mức độ sử dụng tài nguyên như sau: 1. Khu bảo tồn thiên nhiên 2. Vườn Quốc Gia 3. Khu dự trữ thiên nhiên 4. Khu quản lý nơi cư trú của sinh vật hoang dã 5. Khu bảo tồn cảnh quan trên đất liền và trên biển 6. Khu bảo vệ nguồn lợi 7. Các khu bảo tồn sinh quyển và các khu dự trữ nhân chủng học ra, vào ngày 2/2/1971 Công ước về Ngoài các vùng đất ngập nước được thông qua tại thành phố Ramsar, Iran. Được biết đến dưới tên gọi “Công ước Ramsar”.
- KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 1. Khái niệm Khu bảo tồn thiên nhiên là khu vực trên đất liền hoặc trên biển được khoanh vùng để bảo vệ đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đi kèm, được quản lí bằng pháp luật hoặc các hình thức quản lý hữu hiệu khác (Theo IUCN, 1994)
- KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 2. Đặc điểm
- KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 3. Mục tiêu • Bảo tồn sinh cảnh và hệ sinh thái • Bảo tồn nguồn gen sống động và đang tiến hoá; • Duy trì tiến trình sinh thái đã được thiết lập; • Làm mô hình minh hoạ về môi trường tự nhiên cho công tác nghiên cứu khoa học, giám sát môi trường và giáo dục • Giúp cho người dân có thể tiếp cận loại hình khu bảo tồn mà loại hình này sẽ phục vụ tốt nhất lợi ích vật chất và tinh thần và gìn giữ được những nét đặc trưng của vùng hoang dã cho thế hệ hôm nay và mai sau • Giúp cho các cộng đồng các đân tộc thiểu số sống rải rác, cân bằng với các nguồn lực hiện có để duy trì lối sống của họ.
- KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 4. Vai trò Nghiên cứu khoa học & Giáo dục Bảo vệ các vùng hoang dã Duy trì các lợi ích về Bảo vệ sự đa dạng loài và gen môi trường từ thiên nhiên
- KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 4. Vai trò Bảo vệ các cảnh quan đặc biệt Sử dụng cho du lịch về thiên nhiên và văn hóa và giải trí Sử dụng hợp lý các tài Duy trì các biểu trưng văn hóa nguyên và truyền thống
- KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN 1. Khái niệm Khu dự trữ sinh quyển thế giới là một danh hiệu do UNESCO trao tặng cho các khu bảo tồn thiên nhiên có hệ động thực vật độc đáo, phong phú đa dạng. Theo định nghĩa của UNESCO, Khu dự trữ sinh quyển thế giới là những khu vực hệ sinh thái bờ biển hoặc trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự đa dạng sinh học với việc phát triển bền vững khu vực đó có giá trị nổi bật, được quốc tế công nhận Cù lao chàm (Hội An)
- KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN 2. Đặc điểm Gồm 3 thành phần v Vùng lõi: nhằm bảo tồn lâu dài đa dạng, các cảnh quan, hệ sinh thái v Vùng đệm: nằm bao quanh tiếp giáp vùng lõi, ở đây có thể tiến hành các hoạt động kinh tế, nghiên cứu giáo dục và giải trí nhưng không ảnh hưởng đến vùng lõi v Vùng chuyển tiếp: nằm ở ngoài cùng. Tại đây, các hoạt động kinh tế vẫn duy trí bình thường trên cơ sở phát triển bền vững nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên mà khu dự trữ sinh quyển mang lại
- KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN 3. Mục tiêu q Tạo nên sự cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên với sự thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội q Duy trì các giá trị văn hoá truyền thống đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. q Cung cấp cơ sở lý luận và là công cụ thực hiện chương trình nghiên cứu đa quốc gia về tác động qua lại giữa con người và sinh quyển. q Sử dụng và bảo tồn tài nguyên thiên phải đi đôi với phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của người dân
- KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN 4. Vai trò v Đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng di truyền, loài, hệ sinh thái và duy trì đa dạng sinh học (chức năng bảo tồn) v Tạo điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu và giám sát, giáo dục và trao đổi thông tin giữa các địa phương, quốc gia và quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững (chức năng hỗ trợ) v Kết hợp chặt chẽ giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế nâng cao mức sống người dân và đây cũng chính là nhân tố cơ bản đảm bảo cho sự thành công của công tác bảo tồn (chức năng phát triển). Ø Như vậy, khu DTSQ sẽ là phòng thí nghiệm sống cho việc nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và giám sát các hệ sinh thái, đem lại lợi ích cho cộng đồng cư dân địa phương, quốc gia
- II. VƯỜN QUỐC GIA 1. Khái niệm Vườn quốc gia là một khu vực đất hay biển được bảo tồn bằng các quy định pháp luật của chính quyền sở tại. Vườn quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt khỏi sự khai thác, can thiệp bởi con người. Vườn quốc gia thường được thành lập ở những khu vực có địa mạo độc đáo có giá trị khoa học hoặc những khu vực có hệ sinh thái phong phú, có nhiều loài động-thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt trước sự khai thác của con người. Các vườn quốc gia là một
- II. VƯỜN QUỐC GIA 2. Đặc điểm: • Các vườn quốc gia thông thường nằm tại các khu vực chủ yếu là chưa phát triển thường là những khu vực với động-thực vật bản địa quý hiếm và các hệ sinh thái đặc biệt (chẳng hạn cụ thể là các loài đang nguy cấp), sự đa dạng sinh học, hay các đặc trưng địa chất đặc biệt. • Đôi khi, các vườn quốc gia cũng được thành lập tại các khu vực đã phát triển với mục tiêu làm cho khu vực đó trở lại gần giống như tình trạng ban đầu của nó, càng gần càng tốt. Dendrobium daoensis Atrocalopteryx auco Hämäläinen
- II. VƯỜN QUỐC GIA 3.Mục tiêu: q Bảo vệ tình trạng nguyên vẹn sinh thái của một hay nhiều hệ sinh thái cho các thế hệ hiện tại và tương lai q Loại bỏ việc khai thác hay chiếm giữ không thân thiện đối với các mục đích của việc chọn lựa khu vực q Chuẩn bị cơ sở cho các cơ hội tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và tham quan, tất cả các cơ hội đó phải có tính tương thích về văn hóa và môi trường.
- II. VƯỜN QUỐC GIA 4.Vai trò: Có vai trò to lớn trong việc ü Bảo tồn và duy trì sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái ü Du lịch sinh thái và giải trí ü Nghiên cứu khoa học và giáo dục
- V. KHU RAMSAR 1. Công ước RAMSAR: Công ước Ramsar là một công ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý và thích đáng các vùng đất ngập nước (ĐNN). Vào ngày 2/2/1971 Công ước RAMSAR được thông qua tại thành phố Ramsar, Iran Việt Nam gia nhập công ước RAMSAR năm 1989. Việt Nam là nước có nhiều hệ sinh thái ĐNN, chủ yếu phân bố ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long: có khoảng 68 hệ sinh thái ĐNN, theo các nhà khoa học VN có hơn 25 vùng ĐNN đáp ứng các tiêu chí của công ước RAMSAR. Tuy nhiên đến nay, VN có 6 khu ĐNN được công nhận là khu RAMSAR (VQG Xuân Thuỷ, Khu ĐNN Bàu Sấu, VQG Ba Bể, VQG Tràm Chim, VQG Mũi Cà Mau, VQG Côn Đảo).
- V. KHU RAMSAR 2.Đặc điểm: Các khu RAMSAR là các vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là nơi cư trú của các loài chim nước Theo Công ước RAMSAR thì ĐNN bao gồm những vùng đầm lầy, đầm lầy than bùn, những vực nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, những vùng ngập nước tạm thời hay thường xuyên, những vực nước đứng hay nước chảy, là nước ngọt nước lợ hay nước mặn, kể cả những vực nước biển có độ sâu không quá 6m khi thuỷ triều thấp Sếu Đầu Đỏ (Tràm Chim) Khu RAMSAR Xuân Thủy
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng hóa sinh II - Chương 3 - Đặng Minh Nhật
10 p | 179 | 41
-
Câu hỏi thuyết trình môn Sinh thái & Môi trường
2 p | 239 | 37
-
Đề kiểm tra giữa kỳ môn Giải tích 2 (Đề 1) - ĐH Bách khoa Đà Nẵng
4 p | 361 | 32
-
Đề kiểm tra giữa kỳ môn Giải tích 2 - ĐH Bách khoa Đà Nẵng
1 p | 568 | 28
-
Vật liệu lọc các chất ô nhiễm mới
2 p | 70 | 10
-
Các ứng dụng đa năng của nguyên liệu sinh học trong gia công dệt
4 p | 93 | 8
-
Bài thuyết trình môn Quản lí tài nguyên rừng: GEF quản lý rừng bền vững chương trình đầu tư của REDD+
16 p | 80 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn