Bài tiểu luận: Nhất sinh đê thủ bái mai hoa từ nguyên mẫu Cao Bá Quát đến hình tượng Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
lượt xem 41
download
Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật luôn vươn tới cái Chân - Thiện - Mỹ, văn học là một trong bảy loại hình nghệ thuật, phản ánh cuộc sống, xây dựng hình tượng nghệ thuật bằng ngôn từ cũng không nằm ngoài sự phản ánh ba tiêu chí trên. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề trên, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài tiểu luận "Nhất sinh đê thủ bái mai hoa từ nguyên mẫu Cao Bá Quát đến hình tượng Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân" dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tiểu luận: Nhất sinh đê thủ bái mai hoa từ nguyên mẫu Cao Bá Quát đến hình tượng Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN H Ọ C TIỂU LUẬN “NHẤT SINH ĐÊ THỦ BÁI MAI HOA” TỪ NGUYÊN MẪU CAO BÁ QUÁT ĐẾN HÌNH TƯỢNG HUẤN CAO TRONG “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ” CỦA NGUYỄN TUÂN Giảng viên : PGS.TS Trần Khánh Thành Học viên : Nguyễn Thị Quế Lớp : Cao học Văn K51 Khóa : 20062009 1
- Hà N ộ i 2007 2
- Nhất sinh đê thủ bái mai hoa Từ nguyên mẫu Cao Bá Quát tới hình tượng Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật luôn vươn tới cái Chân Thiện Mỹ văn học là một trong bảy loại hình nghệ thuật, phản ánh cuộc sống, xây dựng hình tượng nghệ thuật bằng ngôn từ cũng không nằm ngoài sự phản ánh ba tiêu chí trên. Muốn như vậy, văn học phải gắn với hiện thực xây dựng, phản ánh trung thực cuộc sống nhưng không phải là sự sao chép y nguyên mà phải có sự nhào nặn, hư cấu để làm rõ tính cách của nhân vật và tư tưởng của tác giả kí thác vào tác phẩm đó. Đây cũng là đặc trưng của văn học. Đặc trưng này đã giúp các nhà văn thế giới nói chung và nhà văn Việt Nam nói riêng có rất nhiều thành công trong lĩnh vực xây dựng nhân vật văn học từ nguyên mẫu cuộc sống: M. Gorky, Anh, Đức, Nguyên Ngọc … trong bài viết này tôi đề cập tới một nhân vật yêu cái Đẹp mang cái Tài, cái Tâm Thiên Lương cao cả kẻ tử tù nhưng mãi sống trong lòng người đọc đó là nhân vật Huấn Cao trong văn phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyên Tuân được xây dựng từ nguyên mẫu danh Nho Cao Bá Quát thế kỷ XVIII. Nguyên mẫu và nhân vật văn học có những đặc điểm chung tương đồng nguyên mẫu là cơ sở, là nền tảng, chất liệu để người nghệ sĩ bằng tài năng nghệ thuật của mình, bằng bàn tay và khói óc tạo nên cho mình một tác phẩm hình tượng nghệ thuật riêng. Bằng ngôn ngữ của riêng mình làm cho đứa con tinh thần của mình có sức sống mãnh liệt. Tuy nhiên, nguyên mẫu và nhân vật văn học cũng có điểm khác nhau: Có nhiều điểm ở nguyên mẫu có nhưng không thể đưa vào nhân vật văn học được bởi vì lý do và có những chi tiết có ở nhân vật văn học lại không tìm thấy ở nguyên nhân. Điều này, thể hiện nghệ thuật hư cấu tưởng tượng trong trang viết của tác giả. Sự hư cấu 3
- nhằm làm cho nhân vật của tác giả trở thành chỉnh thể nghệ thuật, chân lý, thước đo thẩm mỹ trong văn học và làm cho con người thực trở nên hoàn mỹ hơn. Do vậy, yếu tố nguyên mẫu cuộc sống và yếu tố hư cấu văn học có mối quan hệ khăng khít nhau, bổ sung cho nhau tạo nên vẻ đẹp cuộc sống. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân nhà văn duy mĩ lại lấy nguyên mẫu Cao Bá Quát để tạc nên một Huấn Cao vừa yêu cái Đẹp lại có cái Tài và cái Tâm. Bởi nhà văn có thể xây dựng nhân vật của mình bằng cách không dựa vào nguyên mẫu mà có thể tổng hợp từ nhiều con người trong đời sống để xây dựng nền nhân vật điển hình cho các tiêu chí nghệ thuật đề ra và cái Tài của Nguyễn Tuân có thể giúp ông thành công rực rỡ ở sự sáng tạo tưởng tượng ấy. Nhưng ở đây Nguyễn Tuân đang giúp chúng ta tìm về cội nguồn của cái Đẹp xuất phát từ những con người có khí phách trong hiện thực cuộc sống. Bằng sự sáng tạo tưởng tượng của mình ông đã cung cấp cho độc giả thấy được mối quan hệ sâu sắc của yếu tố nguyên mẫu với yếu tố hư cấu của nhân vật cho ta thấy được bóng dáng thật, con người thật Cao Bá Quát qua nhân vật Huấn Cao đồng thời làm cho hình tượng Huấn Cao trở nên sinh động hơn, thật hơn và bản chất của ông nổi rõ hơn, đời sống được tập trung hơn. Thâm nhập vào tác phẩm, ta mới từng bước khám phá ra cái tài của Nguyễn Tuân trong việc xây dựng nhân vật từ nguyên mẫu. Tất nhiên một người như Nguyễn Tuân không có chuyện bê nguyên Cao Bá Quát đặt vào “Chữ người tử tù” mà ông đã phải lọc đi và pha vào một số “dung môi” chi tiết khác để tạo nên một Huấn Cao của riêng mình. Mỗi chúng ta chắc không ai không biết tới tài viết chữ và chữ đẹp của Cao Bá Quát danh Nho đã được lưu truyền trong hậu thế: “ Văn như Siêu Quát vô tiền Hán” tôn là Thánh Quát, ông là một nhà Nho nổi tiếng, làm quan vị quan thanh liêm, chính trực luôn bảo vệ quyền lợi của nhân dân , ông đã chống lại triều đình bằng cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương. Trong mắt nhân dân, ông là vị thủ lĩnh được tôn vinh nhưng trong mắt triều đình ông lại là viên 4
- tướng giặc, bọn phiến loạn bị bắt bị tù, gia đình lãnh án tru di tam tộc. Trong cuộc đời mình không gì khuất phục nổi Cao Bá Quát, ông chỉ cúi đầu trước vẻ đẹp của hoa mai vẻ đẹp thanh cao. “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Cao Bá Quát đồng thời cũng là một nhà thơ lớn của dân tộc, người “văn võ song toàn”. Chỉ từng ấy chi tiết trong hiện thực của cuộc đời Cao Bá Quát mà bằng sự ái mộ của mình và muốn tìm về cái Đẹp nay chỉ còn vang bóng trong nghệ thuật Thư pháp mà Nguyễn Tuân đã khai sinh ra một Huấn Cao trong “ Chữ người tử tù”. Ngay cái tên Huấn Cao làm ẩn tài danh của Cao Bá Quát. Từng trong đời của Cao Bá Quát đã được Nguyễn Tuân luyện vào trong đời của Huấn Cao. Ngay đầu tác phẩm, chúng ta đã thấy được cái tài của Huấn Cao tên tù nguy hiểm nhất vùng tỉnh Sơn vừa có “tài bẻ khóa vượt ngục”, ý chí kiên cường và quan trọng hơn là cái tài viết chữ qua lời tên quản ngục “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm, có được chữ của ông treo trong nhà là phúc ở trên đời”. Vì tuy viết chữ đẹp nhưng tính ông Huấn Cao “vốn khoảnh”, cả đời ông mới cho chữ ba người, hai câu đối và một bức đại tự Ba người đó là chỗ thân tình, tri âm, tri kỉ của ông. Chỉ qua chi tiết này, ta thấy giữa Cao Bá Quát và Huấn Cao có điểm chung là người có tài viết chữ, là tên giặc nguy hiểm trong mắt triều đình, là một người văn võ song toàn. Chi tiết này đã được rút ra từ cuộc đời thực của Cao Bá Quát. Cái Tài viết chữ của Cao Bá Quát lưu danh lại với đời ở ngọn Tháp Bút thì chữ cuối cùng trong cuộc đời của mình, Huấn Cao trao lại cho tên quản ngục có “tấm lòng biệt nhỡn liên tài”, yêu cái đẹp. Để lại nhiều đường chữ cuối cùng như những lời di huấn của mình cho tên quản ngục không phải là sự dễ dàng mà là cả sự đấu tranh trong tư tưởng của Huấn Cao. Lúc đầu, bước vào ngục tỉnh Sơn, Huấn Cao nhìn bọn quản ngục bằng con mắt “khinh bạc đến điều”, cử chỉ 5 6 người đánh thuỳnh cái gông 7 8 tạ bằng gỗ xuống tảng đá để đuổi rệp trên người đã chứng tỏ rằng đối với họ, cái chết chẳng có nghĩa lý gì Những con người hiên ngang, khí phách 5
- hành đạo vì nghĩa, nay sa cơ lỡ vận cần phải giữ phẩm tiết của mình mới xứng đáng là bậc nam nhi trong thời loạn. Suốt mấy ngày đầu ở trong ngục, Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, như trong thuở bình sinh mình vẫn từng được hưởng. Khi phách của kẻ sĩ, vị tướng dù bại trận vẫn hiện lên trên khuôn mặt và qua lời nói của Huấn Cao đối với quản ngục (khi quản ngục có hỏi Huấn Cao có cần gì nữa không): “Điều ta muốn là từ nay nhà ngươi đừng bao giờ đặt chân vào đây nữa”. Lời nói của kẻ tù nhân không làm cho quản ngục nổi giận giở trò “tiểu nhân thị oai” mà “cúi đầu xin lĩnh ý” và lui ra. Từng ấy chi tiết thôi, ta đủ thấy được tính cách ngang tàng, “uy vũ bất năng khuất” của Huấn Cao và cũng thấy thoáng bóng dáng của Cao Bá Quát. Nếu như từ trong cuộc sống, ta bắt gặp một Cao Bá Quát tài trí, ngang tàng được nhân dân kính yêu, mếm mộ thì ở Huấn Cao, ta cũng bắt gặp một khí phách kiên cường, bất khuất. Đây có lẽ là dụng công của Nguyễn Tuân trong việc hình tượng hóa một con người có thật lên thành một chỉnh thể nghệ thuật. Nhưng tại sao, Nguyễn Tuân lại không trực tiếp ngợi ca, khâm phục Cao Bá Quát mà gửi tất cả lòng khâm phục đó vào Huấn Cao? Thứ nhất, Nguyễn Tuân không có ý định viết về nhân vật chính sử bởi chế độ kiểm duyệt lúc bấy giờ. Thứ hai, Nguyễn Tuân sẽ thông qua lời các nhân vật để nhận xét Huấn Cao một cách khách quan nhất và từ đó, chân dung Cao Bá Quát càng trở nên đẹp hơn, vừa in trong cuộc sống của con người nước Nam vừa mang dấu ấn nghệ thuật độc đáo. Con người ta ai cũng có một lần phải chết nhưng chết làm sao để lưu danh và có ý nghĩa trong cuộc đời: “Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sống” (Nguyễn Công Trứ). Chính vì lẽ đó, nên dù được biệt đãi, Huấn Cao vẫn giữ nguyên tâm hon thép, ông không hề chú ý gì tới hành động của quản ngục và thầy thơ lại hai kẻ đại diện cho bộ máy nhà nước của chính quyền, có việc làm thật nguy hiểm “dám biệt đãi tù nhân”, nếu bị phát giác thì chắc chắn sẽ cùng chung số phận với kẻ tử tù chứ chẳng chơi. Cho đến khi Huấn Cao nhận ra “ Tấm lòng 6
- biệt nhon liên tài” một tấm lòng trong thiên hạ của viên quản ngục, ông mới hiểu được tâm nguyện của kẻ yêu cái đẹp đã chọn nhầm nghề. Y cũng có sở thích thanh cao: Chơi chữ. Và để đáp lại “một tấm lòng trong thiên hạ”, Huấn Cao hứa sẽ cho chữ tên quản ngục những dòng chữ cuối cùng. “ Chữ người tử tù” đã diễn ra cảnh cho chữ “cảnh tượng xưa này chưa từng có”. Tại sao? Vì thú thư pháp, chơi chữ chỉ diễn ra ở những nơi thư phòng, thư sảnh của các tao nhân, mặc khách chứ không phải ở trong nhà tù tỉnh Sơn như Huấn Cao cho chữ quản ngục. Cảnh cho chữ diễn ra trong một phòng giam của nhà tù mà trên nền toàn là “phân gián, phân chuột” với trên nóc là màng nhện giăng ra với mùi ẩm mốc bốc lên. Người đang cho chữ lại là kẻ tử tù “tay đeo gông, chân vướng xiềng” đang cầm cây bút chấm vào chậu mực thơm viết những nét chữ lên nền “lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”. Còn người xin chữ lại là quản ngục đang “đứng khúm núm”, phía sau là thầy thơ lại tay run run bưng mực. Mùi mực thơm, mảnh lụa bạch và ngọn đuốc thắp trong đêm đã đánh át đi mùi phân gián, chuột, ẩm mốc với bóng tối bao trùm. Kẻ từ tù với tư thế hiên ngang, vẻ đẹp lồng lộng còn quản ngục, thầy thơ lại thì lại khúm núm. Ngay tại nhà tù tỉnh Sơn vào đêm tối, ánh sáng và cái Đẹp của kẻ tử tù đã lên ngôi. Ngay giữa trốn ngục tù, ánh sáng đã ngự trị bóng tối, Huấn Cao trao lại cho quản ngục những dòng chữ cuối cùng cũng là trao cả những lời gan ruột, lời di huấn, đáp lại một tấm lòng trong thiên hạ nghĩa tình chuộc lại nghĩa tình của “ngôi sao chính vị sắp từ biệt vũ trụ”. Những lời Huấn Cao trao cho quản ngục “ta khuyên thầy quản nên về quê, ở đây không hợp để treo những dòng chữ này”, ở đây “khó giữ thiên lương cho lành vững” chính là Huấn Cao đã trao cho quản ngục cả một quan niệm sống: Cái Đẹp, cái Tâm không thể sống chung với cái Ác. Còn quản ngục thì quỳ xuống lạy tạ một tấm lòng cao thượng đã cho mình chữ mà không vì vàng ngọc hay uy quyền ép buộc y đã “kẻ mê muội này xin bái lĩnh” tức là tôn thờ cái Đẹp, trân trọng, nâng niu cái Đẹp. Cảnh cho chữ cũng là sự gặp gỡ giữa người nghệ sĩ sáng 7
- tạo nên cái Đẹp (người tử tù) và kẻ yêu, lĩnh hội cái Đẹp (quản ngục) giữa tấm lòng với một tấc lòng , giữa người tự do về mặt thân thể nhưng lại tự do về mặt tinh thần với một người tự do về thân nhân nhưng lãnh án trung thân về tinh thần. Tất cả sự đối lập đã được dùng chữ kia nối lại kết tinh nên vẻ đẹp ở nhân cách con người. Như vậy, ta có thể thấy, ở sự thật lịch sử không thấy người đời nhắc đến cảnh Cao Bá Quát cho chữ như vậy, mặc dù chữ ông rất đẹp, rất quý, mặc dù ông có bị bắt, bị ở tù sau khi cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương thất bại ở Sơn Tây và cả Huấn Cao cũng như Cao Bá Quát là những con người: Phú quý bất năng dâm Bần tiện bất năng di Uy vũ bất năng khuất. Suốt cuộc đời tôn thờ cái Đẹp, cái Tâm, cái Tài, Cao Bá Quát vẫn là con người thực của cuộc sống được nhân dân yêu mến. Về để tìm thấy một bóng hình Cao Bá Quát trong văn học, Nguyễn Tuân đã tạo nên một Huấn Cao, ca ngợi tài đức của Huấn Cao là ca ngợi Cao Bá Quát; Nguyễn Tuân và độc giả có thể bày tỏ tình cảm của mình tự do với Huấn Cao nhân vật văn học hay con người đời thực Cao Bá Quát cũng như nguyễn Du ái mộ Nguyễn Huệ Quang Trung anh hùng áo vải Tây Sơn mà đã xây dựng nên anh hùng Từ Hải “Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo” trong “Truyện Kiều”. Xây dựng Huấn Cao từ Cao Bá Quát, Nguyễn Tuân đã tạo nên sức sống động cho tác phẩm của mình, làm cho nó trở thành chỉnh thể nghệ thuật độc đáo, chặt chẽ, thống nhất từ nội dung đến hình thức. Đây cũng chính là nghệ thuật hư cấu mà Nguyễn Tuân đã vận dụng một cách thành công để Huấn Cao tạo thành chỉnh thể nghệ thuật độc đáo đi sâu vào lòng người. Sự thành công trong việc xây dựng nhân vật Huấn Cao của Nguyễn Tuân, là sự bù đắp của nghệ thuật vào phần thiếu hụt của cuộc sống nó làm cho Huấn Cao sống mãi trong lòng người đọc và cũng sáng mãi danh Nho Cao Bá Quát Bản thân, việc làm tài nhân của Cao Bá Quát khiến nhân dân tôn thờ 8
- ngày càng ngày từ trong cuộc đời thường một con người thực giữa cuộc đời giờ lại được hóa thân vào văn học loại hình nghệ thuật ngôn từ xây dựng một tượng đài Cao Bá Quát bằng đặc trưng riêng của mình. Cuộc sống và nghệ thuật cách nhau không xa nên người ta biết sử dụng và chế tác tư liệu sống dựa vào nghệ thuật. Từ con người của đời thực Cao Bá Quát đến con người trong văn học Huấn Cao là cả một sự nhào nặn, sáng tạo ngth của Nguyễn Tuân. Phải chăng Nguyễn Tuân có tình cảm vô cùng sâu đậm, tôn kính Cao Bá Quát thì mới vận bút lực của mình để xây dựng nên Huấn Cao con người vừa có cái Đẹp, vừa có cái Tài, cái Thiên Lương cao cả? Sáng tạo nhân vật Huấn Cao từ Cao Bá Quát là Nguyễn Tuân đang trở về tìm lại cội nguồn của cái Đẹp nay chỉ còn trong quá vãng, đồng thời ông muốn kí thác tâm sự, tư tưởng tình cảm của mình đối với một vị danh nho ở thế kỷ XVIII qua nhân vật của mình. Có thể nói đây là quà tinh thần mà Nguyễn Tuân thay mặt lớp hậu thế dâng lên trước vong linh Cao Bá Quát con người trượng nghĩa. Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2007 Học viên: Nguyễn Thị Quế 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận "Vấn đề sống thử trong sinh viên"
24 p | 7307 | 1070
-
Bài tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng con người trong giai đoạn mới
4 p | 1264 | 178
-
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
17 p | 2446 | 143
-
Bài tiểu luận: Vi sinh vật học thực phẩm
14 p | 927 | 104
-
Tiểu luận: Phương pháp giải một số dạng bài tập cơ bản và nâng cao điện xoay chiều
27 p | 349 | 93
-
Tiểu luận:Sai lầm thường gặp khi giải bài toán cưc trị đại số và cách khắc phục
33 p | 341 | 91
-
TIỂU LUẬN MÔN : SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG (Phần 1)
9 p | 557 | 88
-
Đề tài: Phân tích tư tưởng quản trị nhân sự của người Nhật
38 p | 379 | 83
-
Tiểu luận: Rèn luyện năng lực giải toán cho học sinh THCS thông qua việc phân tích và sửa chữa sai lầm của học sinh khi giải toán
22 p | 248 | 68
-
Bài tiểu luận khoa học: Tìm hiểu nhận thức của sinh viên công tác xã hội lớp K7 Trường Đại học Thái Nguyên về căn bệnh HIV/AIDS
21 p | 712 | 49
-
Bài tiểu luận: Phương pháp xử lý chất thải rắn ở khu liên hợp xử lý chất thất thải rắn Khánh Sơn - Đà Nẵng
19 p | 399 | 44
-
Đề tài triết học " TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM CÁ NHÂN TRONG “TỒN TẠI VÀ HƯ VÔ” CỦA J.-P.SARTRE "
13 p | 184 | 30
-
Tiểu luận tài chính doanh nghiệp: Chi phí đại diện thực tiễn và giải pháp
12 p | 190 | 22
-
Đề tài triết học " MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG DÂN SINH CỦA TÔN TRUNG SƠN "
16 p | 147 | 20
-
Đề tài triết học " MỘT VÀI SUY TƯ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ DÂN SINH "
26 p | 90 | 16
-
Tiểu luận:Tổng quan chính sách thương mại EU
21 p | 80 | 12
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Trình bày những hiểu biết của em về Hocmone tuyến sinh dục
22 p | 29 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn