Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Trình bày những hiểu biết của em về Hocmone tuyến sinh dục
lượt xem 12
download
Tuyến sinh dục ngoài sản sinh ra các tế bảo sinh dục còn tiết ra các hoocmon sinh dục có tác dụng đối với sự xuất hiện những đặc điểm giới tính đặc trưng cho nam và nữ. Có khi nào bạn thắc mắc tại sao lại có con trai với con gái hay tại sao con trai và con gái lại khác nhau đến vậy? Khác nhau từ hình dáng, tính cách, giải phẫu, sinh lý và nhất là cấu tạo cơ quan sinh sản, chất nội tiết (hoocmon) và nhiễm sắc thể giới tính. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài tiểu luận "Trình bày những hiểu biết của em về Hocmone tuyến sinh dục" sau đây để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Trình bày những hiểu biết của em về Hocmone tuyến sinh dục
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC TIỂU LUẬN HÓA SINH ĐẠI CƯƠNG Tên đề tài: Trình bày những hiểu biết của em về Hocmone tuyến sinh dục. Giảng viên hướng dẫn: Giang Thị Phương Ly Sinh viên: Nguyễn Thị Hương Giang – 20174599 – HH.02 Hà Nội, tháng 05 năm 2020 1
- I. Phần mở đầu Tuyến sinh dục ngoài sản sinh ra các tế bảo sinh dục còn tiết ra các hoocmon sinh dục có tác dụng đối với sự xuất hiện những đặc điểm giới tính đặc trưng cho nam và nữ. Có khi nào bạn thắc mắc tại sao lại có con trai với con gái hay tại sao con trai và con gái lại khác nhau đến vậy? Khác nhau từ hình dáng, tính cách, giải phẫu, sinh lý và nhất là cấu tạo cơ quan sinh sản, chất nội tiết (hoocmon) và nhiễm sắc thể giới tính. Nội tiết tố sinh dục là các hormon góp phần trong sự phát triển của tuyến sinh dục, sự phát triển của các đặc tính tình dục và quy định các chức năng tình dục., được gọi là hoocmon giới tính. Hoocmon sinh dục được phân loại như vậy theo cách thức ảnh hưởng của chúng và không thuộc cho một lớp chất hóa học đồng nhất. Chúng bao gồm, ví dụ, hoocmon steroid (hoặc thụ thể steroid của chúng) cũng như các protein nhất định. Việc này cũng bao gồm, theo một nghĩa rộng hơn, những hoocmon cao cấp quy định các quá trình hoocmon thông qua hệ thống tuyến yên vùng dưới đồi. Mặc dù giới tính được phân biệt trong những phần dưới đây, nhưng cần lưu ý rằng không có hoocmon đặc hiệu về giới tính. Sự khác biệt giữa giới tính là lượng hoocmon giới tính sản xuất cũng như khả năng phản ứng của cơ thể với các hoocmon giới tính rất khác nhau. - Nội tiết tố sinh dục nữ: chủ yếu được đề cập đến là estrogen và gestagen. + Vùng dưới đồi: Gonadotropin Releasing Hormone (GnRH) được phát ra từ các nơron (tế bào thần kinh) GnRH + Tuyến yên: Hormon kích thích nang noãn - FSH (Follicle Stimulating Hormone). Hormon kích thích hoàng thể - LH (Luteinizing Hormone). + Buồng trứng: Estrogen 2
- Progesteron + Nhau thai: hCG (khi có thai): Nội tiết tố sinh dục nam: nội tiết tố sinh dục (androgen) đóng vai trò quan trọng, quan trọng nhất là testoteron + Vùng dưới đồi: Gonadotropin Releasing Hormone (GnRH) được phát ra từ các nơron (tế bào thần kinh) GnRH. + Tuyến yên: Hormon kích thích nang noãn - FSH (Follicle Stimulating Hormone). Hormon kích thích hoàng thể - LH (Luteinizing Hormone). + Tinh hoàn: Androgen Phòng androstenon - Nội tiết tố nhân tạo: Hoocmon giới tính tổng hợp là, một mặt, dẫn chất của estrogen tự nhiên và gestagen tự nhiên và được sử dụng cho mục đích ngừa thai; mặt khác nó có thể là dẫn xuất của androgen, các chất anabolika dùng trong doping. Vì thế bài tiểu luận sau đây em xin trình bày hiểu biết của em về hoocmon tuyến sinh dục II. Phần nội dung 1. Hoocmon: có thể coi hoocmon là chất truyền tin của cơ thể. Chúng truyền các thông tin để điều hòa chức năng thực thể và điều hòa các giai đoạn khác nhau của chuyển hóa. a. Định nghĩa hoocmon: - Được tiết ra từ các tế bào chuyên biệt (tế bào tiết/ tuyến nội tiết) với một lượng rất nhỏ 3
- - Đổ thẳng vào dòng máu và được vận chuyển tới những nơi mà chúng phát huy tác dụng và ở cách xa nơi mà chúng được tiết ra. - Tác động trên những tế bào đặc hiệu ( tế bào đích/ tuyến đích ) để tạo ra những hiệu quả đặc biệt. Một hoocmon duy nhất có thể tác động lên nhiều đích và tạo ra các hiệu quả khác nhau. - Phối hợp với hệ thần kinh để đóng vai trò của các nguời điều tiết sinh lý của quá trình chuyển hóa và tích hợp của cơ thể; có thể có sự đồng tác của nhiều hoocmon khác nhau. - Khi các liên hệ thần kinh của cơ thể đã được loại bỏ chúng vẫn còn tác dụng (tác dụng in-vitro) b. Bản chất hóa học: - Hoocmon có cấu trúc peptid và glycoprotein - Hoocmon có cấu trúc steroid - Hoocmon là các dẫn xuất của tyrozin (acid amin) c. Cơ chế kiểm soát ngược và nguyên lý tác dụng của các hoocmon - Cơ chế kiểm soát ngược là một quá trình trong đó sự đáp ứng với một tín hiệu. Cơ chế kiểm soát ngược có thể: + Dương tính, feedback (+): đáp ứng sẽ khuếch đại tín hiệu khởi đầu, điều này dẫn tới một đáp ứng cũng được khuếch đại + Âm tính, Feedback (-): đáp ứng của tế bào thu nhận sẽ giảm bớt tín hiệu khởi đầu Các hoocmon thường tác động theo cơ chế feedback âm cũng giống như đa số cơ chế điều hòa cơ thể. - Sự kiểm soát ngược còn có thể được thực hiện ở các mức khác nhau: + Một hoocmon của thùy trước tuyến yên ức chế ngược lên hạ đồi + Hoocmon của tuyến yên đích ức chế ngược lên thùy trước tuyến yên 2. Tuyến nội tiết sinh dục: 4
- Nội tiết tố sinh dục là các hormon góp phần trong sự phát triển của tuyến sinh dục, sự phát triển của các đặc tính tình dục và quy định các chức năng tình dục., được gọi là hoóc môn giới tính. Hóc môn sinh dục được phân loại như vậy theo cách thức ảnh hưởng của chúng và không thuộc cho một lớp chất hóa học đồng nhất; Chúng bao gồm, ví dụ, hormone steroid (hoặc thụ thể steroid của chúng) cũng như các protein nhất định. Việc này cũng bao gồm, theo một nghĩa rộng hơn, những hormone cao cấp quy định các quá trình hoóc môn thông qua hệ thống tuyến yên dưới đồi Mặc dù giới tính được phân biệt trong những phần dưới đây, nhưng cần lưu ý rằng không có hormone đặc hiệu về giới tính. Sự khác biệt giữa giới tính là lượng hoocmon giới tính sản xuất cũng như khả năng phản ứng của cơ thể với các hoocmon giới tính rất khác nhau. 2.1. Tuyến nội tiết sinh dục nữ ( buồng trứng): FSH kích thích các noãn nang phát triển đặt biệt là kích thích tăng sinh lớp tế bào hạt để từ đó tạo thành lớp vỏ (lớp áo) của nang trứng. LH phối hợp với FSH làm phiết triển noãn nang tiến tới chín. LH phối hợp với FSH gây hiện tượng phóng noãn. Kích thích những tế bào hạt và lớp vỏ còn lại phát triển thành hoàng thể. 5
- Kích thích lớp tế bào hạt của nang trứng và hoàng thể bài tiết ostrogen và progesteron Quá trình phát triển của trứng và tiết hocmone: a. Estrogen: - Là một nhóm các hợp chất steroid đóng vai trò là hormon sinh dục nữ chính. Estrogen hoặc estrogen (thấy sự khác biệt chính tả) là nội tiết tố (hormon) tình dục nữ và chịu trách nhiệm phát triển và các quy định của hệ thống sinh sản nữ và đặc điểm giới tính thứ cấp. Estrogen cũng có thể chất bất kỳ, tổng hợp tự nhiên hoặc bắt chước tác dụng của nội tiết tố tự nhiên. Các steroid 17β-estradiol là estrogen nội sinh mạnh nhất và phổ biến, nhưng một số chất chuyển hóa của estradiol cũng có hoạt động nội tiết tố estrogen. Estrogen tổng hợp được sử dụng như là một phần của một số thuốc uống tránh thai, trong liệu pháp thay thế estrogen cho phụ nữ sau mãn kinh, và trong liệu pháp thay thế hormone cho phụ nữ chuyển giới. - Tên estrogen đến từ οἶστρος Hy Lạp (oistros), theo nghĩa đen có nghĩa là "cảm hứng hoặc cảm hứng", niềm đam mê tình dục hay mong muốn theo nghĩa bóng, và hậu tố -gen, có nghĩa là "nhà sản xuất". Nguồn gốc và bản chất hóa học: 6
- + Estrogen là một loại hormon do một số cơ quan sinh dục nữ tiết ra. Đó là từ tế bào vỏ trong và tế bào hạt của nang noãn (hay nang trứng), thể vàng (hay còn gọi là hoàng thể) và nhau thai. Các thành phần này đều nằm ở buồng trứng, riêng nhau thai có ở tử cung trong thời kỳ mang thai. + Estrogen tồn tại tự nhiên trong cơ thể ở 3 dạng: 17β-estradiol, estron và estriol. Trong đó 17β-estradiol là estrogen được bài tiết nhiều nhất và có tác dụng sinh học mạnh nhất. Còn estriol là estrogen yếu nhất, nó là dạng chuyển hóa của 17β-estradiol và estrone. + Cả ba loại đều có bản chất hóa học là steroid được tổng hợp từ cholesterol. Dược học động - Estrogen trong máu lưu hành dưới 3 dạng: dạng tự do (là dạng hoạt động), dạng gắn với một protein (để lưu hành trong máu), và cuối cùng là dạng liên hợp (để thải ra ngoài). - Estrogen tự do khi đến tế bào đích (tiếng Anh: target cell) sẽ khuếch tán qua màng tế bào để đến kết hợp với một thụ thể (tiếng Anh: receptor) trong bào tương (hay còn gọi là tế bào chất) thành một phức hợp. Phức hợp này sẽ đi vào nhân tế bào, gây ra 2 hiệu quả: sao chép DNA để nhân đôi tế bào và tăng tổng hợp RNA. - Sau đó estrogen rời khỏi thụ thể và ra khỏi tế bào. Thời gian lưu lại trong nhân tế bào tùy thuộc vào loại estrogen - đó là hoạt tính mạnh hay yếu của mỗi loại estrogen. Tác dụng: Tác dụng lên cơ quan sinh dục nữ + Estrogen giúp các thành phần của cơ quan sinh dục nữ phát triển: o Estrogen làm tăng lượng máu đến tử cung, làm tăng số lượng cơ tử cung, giúp tử cung lớn và hoạt động tốt. Ở người phụ nữ bị cắt 2 buồng trứng thì tử cung bị teo, cơ tử cung nhỏ xuống và không hoạt động. o Estrogen làm nội mạc tử cung dày lên, tăng trưởng, phát triển các tuyến trong nội mạc. Ở người phụ nữ đang điều trị thường xuyên bằng estrogen sẽ làm nội mạc tử cung phì 7
- đại, và nếu ngưng điều trị thì sẽ làm tróc lớp nội mạc, gây chảy máu do ngưng thuốc. + Estrogen gây ra những biến đổi có chu kì của cổ tử cung, của âm đạo theo chu kì kinh nguyệt ở người phụ nữ. Nó tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng dễ dàng xâm nhập vào tử cung, tồn tại và di chuyển được, và vì vậy, nó tạo điều kiện cho sự thụ tinh. + Estrogen hỗ trợ sự phát triển của nang trứng, và khi trứng rụng, estrogen sẽ làm tăng nhu động của vòi trứng để đón lấy trứng dễ dàng và đưa nang trứng vào trong tử cung thuận lợi. Tác dụng lên tuyến vú: + Estrogen làm phát triển các ống dẫn ở tuyến vú và đây chính là tác nhân làm tuyến vú người phụ nữ nở to lúc dậy thì. Chúng được gọi là hormon tăng trưởng của tuyến vú. + Estrogen cũng làm quầng vú sậm màu lúc dậy thì. Tác dụng lên phái tính thứ phát của người phụ nữ: + Phát triển kích thước của tuyến vú. + Tạo hình dáng người phụ nữ: vai nhỏ, hông to, mỡ đóng ở vú và mông. + Thanh quản người phụ nữ vẫn theo tỷ lệ lúc chưa dậy thì và vì vậy giọng nói vẫn giữ tần số cao. + Cơ thể người phụ nữ có ít lông, nhưng nhiều tóc. Các tác dụng khác: + Gần ngày hành kinh cơ thể người phụ nữ tích tụ nước và muối khoáng và có hiện tượng tăng cân. + Estrogen làm các tuyến nhờn ở da tiết nhiều dịch vì vậy chất nhờn ở da loãng hơn và có tác dụng chống lại mụn trứng cá. + Estrogen còn có tác dụng làm giảm cholesterol trong huyết tương, giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch ở người phụ nữ. Và người phụ nữ ở lứa tuổi mãn kinh, thì nguy cơ bị bệnh lý này tăng lên vì buồng trứng không còn tiết estrogen nữa. + Tuy nhiên, khi dùng liều lớn estrogen sẽ tăng nguy cơ tạo cục máu đông trong lòng mạch máu và gây hiện tượng tắc mạch. 8
- Ung thư vú: + Người ta nhận thấy estrogen đẩy mạnh ung thư vú ở chuột trong thí nghiệm, và trên mẫu nuôi cấy các tế bào ung thư vú thì estrogen kích thích các tế bào này tăng trưởng. + Ngày nay, người ta biết tác dụng của nội tiết tố sinh dục lên mô vú một phần là qua trung gian các yếu tố tăng trưởng. Một số yếu tố tăng trưởng đã được xác định có thể là nguyên nhân gây ra những biến đổi mô vú bình thường thành ác tính và kéo dài quá trình ung thư hóa. Thụ thể của mô tuyến vú với estrogen và progesteron và một số yếu tố tăng trưởng cũng đã được nhận dạng. Trong đó thụ thể với estrogen và progesteron rất có giá trị trong việc đánh giá tiên lượng bệnh nhân, chọn lựa phương pháp điều trị. Người ta nhận thấy có khoảng 2/3 các bệnh nhân có thụ thể với estrogen dương tính, và ½ số đó có đáp ứng khi điều trị bằng nội tiết tố ở chỗ kích thước khối bướu thu nhỏ. Điều trị hóc môn: + Estrogen và hormone khác được chỉ định cho phụ nữ sau mãn kinh để ngăn ngừa loãng xương cũng như điều trị các triệu chứng của mãn kinh như bốc hoả, khô âm đạo, nước tiểu không kiểm soát căng thẳng, cảm giác lạnh lẽo, chóng mặt, mệt mỏi, khó chịu, và đổ mồ hôi. Gãy xương của cột sống, cổ tay, hông và giảm 50- 70% và mật độ xương cột sống tăng ~ 5% ở những phụ nữ được điều trị bằng estrogen trong vòng 3 năm kể từ khi khởi đầu của thời kỳ mãn kinh và trong vòng 5-10 năm sau đó. + Trước khi những nguy hiểm cụ thể của conjugated equine estrogens đã được hiểu rõ, điều trị tiêu chuẩn là 0.625 mg / ngày của conjugated equine estrogens (như Premarin). Tuy nhiên, có rủi ro liên quan với liệu pháp conjugated equine estrogens. Trong số những phụ nữ sau mãn kinh lớn tuổi nghiên cứu như là một phần của Tổ chức Sáng kiến sức khỏe phụ nữ (WHI), một đường uống conjugated equine estrogens bổ sung đã phát hiện thấy có liên quan với tăng nguy cơ đông máu. Các nghiên cứu WHI sử dụng một loại estrogen bổ sung, uống một liều cao conjugated equine estrogens (Premarin một mình và với medroxyprogesterone acetate như Prempro). 9
- + Trong một nghiên cứu của NIH, estrogens este hóa đã được chứng minh là không gây ra nguy cơ cho sức khỏe như conjugated equine estrogens. Liệu pháp thay thế hormone có tác dụng thuận lợi về mức độ cholesterol trong huyết thanh, và khi bắt đầu ngay sau khi mãn kinh có thể làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch, mặc dù giả thuyết này vẫn chưa được thử nghiệm trong các thử nghiệm ngẫu nhiên. Estrogen dường như có tác dụng bảo vệ trên xơ vữa động mạch: nó làm giảm LDL và triglycerides, nó làm tăng mức độ HDL và có đặc tính giãn mạch nội mô cộng với một thành phần chống viêm. + Nghiên cứu đang được tiến hành để xác định rủi ro của estrogen bổ sung sử dụng là như nhau cho tất cả các phương pháp sử dụng. Cụ thể, estrogen bôi tại chỗ có thể có một quang phổ khác nhau của các tác dụng phụ hơn so với khi dùng đường uống, và estrogen thẩm thấu qua da không ảnh hưởng đến đông máu như chúng được hấp thu trực tiếp vào hệ tuần hoàn, tránh chuyển hóa lần đầu ở gan. Tuyến đường này của chính quyền là như vậy ưa thích ở phụ nữ có tiền sử bệnh thrombo-tắc mạch. + Estrogen cũng được sử dụng trong điều trị teo âm đạo, hypoestrogenism (như là kết quả của suy sinh dục, thiến, hoặc suy buồng trứng tiên phát), vô kinh, đau bụng kinh, và oligomenorrhea. Estrogen cũng có thể được sử dụng để đàn áp cho con bú sau khi sinh con. Mỹ phẩm: + Một số loại dầu gội tóc trên thị trường có chứa estrogen và chất chiết xuất từ nhau thai; một số khác thì có chứa phytoestrogens. Năm 1998, đã có báo cáo về trường hợp của bốn bé gái người Mỹ gốc Phi phát triển ngực sau khi tiếp xúc với các loại dầu gội đầu. Năm 1993, FDA đã xác định rằng không phải tất cả sản phẩm thuốc thoa bán over-the-counter có chứa hormon cho con người sử dụng là an toàn và có hiệu quả và được ghi nhãn sai. Một quy tắc kèm theo chương trình khuyến mại các loại mỹ phẩm, rằng bất kỳ sử dụng của estrogen tự nhiên trong sản phẩm mỹ phẩm sẽ làm cho sản phẩm trở thành thuốc và rằng bất kỳ mỹ phẩm sử dụng thuật ngữ "hormon" trong các văn bản của dán nhãn hay 10
- trong tuyên bố thành phần của nó khiến nó có thể bị kiện bồi thường, phải chịu như các sản phẩm vậy thuốc. + Ngoài việc được coi là loại thuốc có ghi nhãn sai, các sản phẩm tự xưng chứa chiết xuất từ nhau thai cũng có thể được coi là mỹ phẩm có ghi nhãn sai nếu chiết xuất đã được chuẩn bị từ nhau thai từ đó kích thích tố và các chất hoạt tính sinh học khác đã được loại bỏ và các chất chiết xuất gồm chủ yếu của protein. FDA khuyến cáo rằng chất này được xác định bởi một tên khác hơn là "nhau thai chiết xuất" và mô tả thành phần của nó chính xác hơn bởi vì người tiêu dùng kết hợp tên "nhau thai chiết xuất" với một sử dụng trị liệu của một số hoạt động sinh học. b. Progesteron: Định nghĩa: Progesterone (pregn-4-ene-3,20-dione; viết tắt là P4) là một hormone steroid nội sinh được cơ thể người phụ nữ tiết ra ở nửa sau chu kì kinh nguyệt. Progesterone chủ yếu tiết ra ở buồng trứng, ngoài ra còn ở nhau thai (trong thời kì mang thai), tuyến thượng thận và giữ vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt và duy trì thai kỳ. Progesterone thuộc nhóm các hormone steroid, gọi là progestogen. Nó cũng là một chất chuyển hoá trung gian quan trọng trong quá trình sản xuất steroid nội sinh khác, bao gồm các hormone giới tính và các steroid tự nhiên, và đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của não như một neurosteroid. Cấu trúc hoá học của progesterone chứa 4 vòng hydrocacbon liền nhau, chứa gốc ceton và các nhóm chức năng oxi hoá cùng 2 nhánh methyl. Giống như các hormone steroid khác, progesterone có tính chất kỵ nước. Công dụng của Progesterone: Progesterone có vai trò quan trọng điều hoà kinh nguyệt ở phụ nữ, giúp tử cung luôn sẵn sàng mang thai và cần thiết cho quá trình tạo sữa: + Điều hoà chu kì kinh nguyệt: Progesterone cùng với một hormone sinh dục nữ khác là estrogen tạo nên chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ. 11
- + Trong giai đoạn rụng trứng (nửa sau chu kỳ kinh nguyệt), thân nhiệt của người phụ nữ thường tăng từ 0.5-1 độ C do tác dụng của progesterone. + Ở phụ nữ mang thai, progesterone còn được coi là một hormone an thai do có tác dụng ngăn chặn các cơn co tử cung, giúp cổ tử cung của người mẹ luôn đóng kín. + Ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của trứng: Sau khi được thụ tinh, trứng bắt đầu di chuyển vào trong tử cung để bắt đầu quá trình làm tổ. Trước đó, progesterone đã giúp niêm mạc tử cung phát triển, dày hơn để tạo điều kiện tốt nhất đón trứng. + Sau khi thụ thai, progesterone còn được sản xuất ở nhau thai và duy trì nồng độ cao trong suốt thai kỳ, ngăn ngừa đẻ non, bảo vệ thai nhi phát triển bình thường. + Progesterone còn có tác dụng tăng huyết động mạch và glycogen trong niêm mạc tử cung để đảm bảo chất dinh dưỡng cho thai nhi. + Hỗ trợ tuyến vú phát triển trong suốt thai kỳ, có vai trò trong quá trình tạo sữa sau sinh. + Tạo nút nhầy cổ tử cung người mẹ để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn. Ở cơ thể nam giới cũng có một lượng nhỏ progesterone đóng vai trò trong sự phát triển của tinh trùng. Hàm lượng: + Nồng độ Progesterone huyết thanh dao động trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, đạt đỉnh trước ngày hành kinh 7 ngày và cao hơn ở phụ nữ mang thai. + Trong giai đoạn nang noãn (trước rụng trứng), nồng độ progesterone duy trì ở mức thấp (0,2-1,5 ng/ml). Sau khi nồng độ hormone LH tăng cao, đạt đỉnh và dẫn đến hiện tượng rụng trứng, các tế bào hoàng thể trong nang noãn bị vỡ, sản xuất progesterone đáp ứng với LH. Trong giai đoạn hoàng thể (sau rụng trứng), nồng độ progesterone tăng nhanh đến mức tối đa đạt 10-20 ng/ml trong khoảng 5-7 ngày sau khi rụng trứng. 12
- + Nếu trứng không được thụ tinh, quá trình thụ thai không xảy ra, nồng độ progesterone sẽ giảm trong 4 ngày cuối của chu kỳ do quá trình thoái hoá của thể vàng. + Nếu trứng được thụ tinh, thể vàng giữ nồng độ progesterone ở mức cao. Trong giai đoạn đó, nhau thai là nguồn chính tiết progesterone giúp nồng độ progesterone tăng từ 10-50 ng/ml (trong ba tháng đầu của thai kỳ) đến 50-280 ng/ml (trong ba tháng cuối thai kỳ) Những vấn đề cần lưu ý: + Sự thiếu hụt hay mất cân bằng progesterone sẽ gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều, kinh thưa… + Đối với phụ nữ mang thai, progesterone là một trong những hormone gây nên triệu chứng khó chịu, ốm nghén ở 3 tháng đầu thai kỳ, khiến mẹ bầu mệt mỏi, nôn, buồn nôn và có thể sụt cân. Tuy nhiên, sự thiếu hụt progesterone sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Để tránh tình trạng mang thai ngoài tử cung hay sảy thai, cần theo dõi nồng độ progesterone trong 3 tháng đầu của thai kì. + Theo một số nghiên cứu, nồng độ progesterone ở tuần thứ 6 vào khoảng 6-10 ng/ml báo hiệu sớm một thai kỳ không an toàn. Ở những phụ nữ có tiền sử sảy thai trong vòng 20 tuần đầu của thai kỳ cần được phát hiện sớm và điều trị thiếu hụt progesterone. + Tình trạng progesterone huyết thanh thấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng sảy thai. Nồng độ progesterone thấp sẽ dẫn đến niêm mạc tử cung kém phát triển, dễ bong tróc, chảy máu. Nếu xuất hiện triệu chứng chảy máu kèm những cơn co thắt mạch, thai phụ cần được nhập viện để theo dõi. + Sự thiếu hụt progesterone cũng hạn chế sự phát triển của tuyến vú. 2.2. Tuyến nội tiết sinh dục nam ( tinh hoàn): 13
- - FSH kích thích ống sinh tinh phát tiển: Kích thích tế bào Sertoli nằm ở thành ống sinh tinh phát triển và bài tiết các chất tham gia vào quá trình sinh tinh trùng. Tuy nhiên quá trình sinh sản tinh trùng, ngoài FSH còn có vai trò hoocmon khác đặc biệt là testosteron. - LH kích thích tế bào kẽ Leydig (nằm giữa các ống sinh tinh) phát triển: Bình thường tế bào kẽ Leydig trưởng thành không được tìm thấy ở tính hoàn của trẻ dưới 10 tuổi. Dưới tác dụng của LH ở tuối dậy thì, các tế bào giống như nguyên bào sợi nằm ở vùng kẽ của tinh hoàn sẽ tiến hóa thành Leydig. Kích thích tế bào kẽ Leydig bài tiết testosteron. - Sơ đồ hoạt động của các tế bào kẽ dưới tác dụng của các hocmone: a. Testosteron: 14
- Testosteron - Là một hormon steroid từ nhóm androgen và được tìm thấy trong động vật có vú, bò sát, chimvà các động vật có xương sống. Ở động vật có vú, testosterone được tiết ra chủ yếu trong tinh hoàn của nam con đực và buồng trứng của con cái, mặc dù một lượng nhỏ cũng được tiết ra bởi tuyến thượng thận. Đây là hóc môn tình dục chính của con đực và đồng thời cũng là một steroid đồng hóa. - Ở loài người, testosterone đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các mô sinh sản của nam như tinh hoàn và tuyến tiền liệt cũng như thúc đẩy các đặc tính sinh dục phụ như làm tăng cơ bắp, xương và sự phát triển tóc. Ngoài ra, testosterone là cần thiết cho sức khỏe và hạnh phúccũng như phòng ngừa bệnh loãng xương. - Trung bình, một người trưởng thành cơ thể nam giới con người tạo ra khoảng mười lần nhiều testosterone hơn cơ thể người trưởng thành người phụ nữ, nhưng phụ nữ lại nhạy cảm với hổmne này hơn nam giới. - Testosterone được bảo toàn qua hầu hết các vật có xương sống, mặc dù cá làm cho một hình thức hơi khác nhau được gọi là 11- ketotestosterone. Chất tương đương ở côn trùng là ecdysone. Những hóc môn steroid cho thấy rằng hormone giới tính có một lịch sử cổ đại về tiến hóa. b. Androstenone: 15
- Androstenone là một steroid (androgen) và một chất chuyển hóa của hormone sinh dục testosterone, hoạt động như một pheromone ở các động vật có vú khác nhau và được cảm nhận thông qua cơ quan vomeonasal. Chức năng của androstenone như một pheromone cũng được thảo luận ở người, nhưng vẫn chưa được làm rõ. Androstenone được hình thành trong các tế bào Leydig trong tinh hoàn và di chuyển qua mô mỡ đến tuyến nước bọt khi trưởng thành, nơi chất này được giải phóng vào không khí qua nước bọt. 3. Vùng dưới đồi: - Vùng dưới đồi (Hypothalamus) là một cấu trúc thuộc não trung gian, nằm quanh não thất ba và nằm chính giữa hệ viền (limbic). Vùng dưới đồi có đường liên hệ trực tiếp theo hai hướng. + Hướng đi lên qua nhiều vùng của não, đặc biệt vùng đồi thị (thalamus) trước và vùng vỏ của hệ limbic + Hướng đi xuống qua thân não và chủ yếu đi đến cấu trúc lưới của não giữa, cầu não và hành não. 16
- - Vùng dưới đồi có nhiều nơron tập trung thành nhiều nhóm nhân và chia thành ba vùng. + Vùng dưới đồi trước gồm những nhóm nhân như nhóm nhân trên thị, nhận cạnh não thất, nhân trước thị. + Vùng dưới đồi giữa có nhóm nhân lồi giữa, bụng giữa, lưng giữa,… + Vùng dưới đồi sau có nhóm nhân trước vú, trên vú, củ vú,… Các nơron của vùng dưới đồi ngoài chức năng dẫn truyền xung động thần kinh như các nơron của các cấu trúc thần kinh khác, còn có chức năng tổng hợp và bài tiết các hormon. Vùng dưới đồi có mối liên hệ mật thiết qua đường mạch máu và đường thần kinh với tuyến yên. Các hormon do vùng dưới đồi bài tiết sẽ theo những con đường này đến dự trữ hoặc tác động (kích thích hoặc ức chế) đến chức năng của tuyến yên. - Các hormon của vùng dưới đồi: + Hormon giải phóng và ức chế hormon tăng trưởng + Hormon giải phóng TSH – TRH + Hormon giải phóng ACTH – CRH + Hormon giải phóng FSH và LH – GnRH + Hormon ức chế Prolactin – PIH + Các hormon khác 4. Tuyến yên: 17
- Tuyến yên hay còn gọi là tuyến não thùy là một tuyến nội tiết có kích thước bằng hạt đậu và khối lượng 0.5g (0.018 oz) nằm ở sàn não thất ba, trong hố yên của thân xương bướm. Đây là một tuyến quan trọng giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác. Cấu tạo: - Thùy trước tuyến yên(tuyến yên bạch) Thùy trước được chia làm 3 phần: phần phễu, phần trung gian, và phần xa (hay phần hầu). Thùy trước tuyến yên có tính chất là một tuyến nội tiết thật sự, nó gồm hai loại tế bào:tế bào ưa acid tiết ra hormon GH và Prolactin, tế bào ưa kiềm tiết ra ACTH, TSH, FSH, LH, Lipoprotein... + Chức năng: các hormon này tham gia vào rất nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể như: quyết định sự tăng trưởng của cơ thể (GH), sự tăng trưởng và phát triển các tuyến sinh dục (LH, FSH). Đặc biệt các hormon tiền yên còn có tác động điều hòa hầu hết các tuyến nội tiết khác, nên người ta gọi tuyến yên là đầu đàn trong các tuyến hệ nội tiết. - Thuỳ sau tuyến yên: Gồm các tế bào giống như các tế bào mô thần kinh đệm,các tế bào này không có khả năng bài tiết hormon. Chúng chứa các hormon do vùng dưới đồi bài tiết ra đó là Vasopressin và Oxytoxin. Chức năng của Vasopressin (ADH):hay còn gọi là hormon làm tăng hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp. Nếu thiếu hormon này thì nước không thể tái hấp thu ở thận gây bệnh đái tháo nhạt.Oxytoxin: đây là hormone làm tăng co bóp cơ tử cung. Phụ nữ có thai thường có nồng độ hormone này tăng cao trong máu. Đến giai đoạn sinh, tác dụng của oxytoxin làm co bóp mạnh cơ tử cung và 18
- đẩy thai nhi ra ngoài. - Thuỳ giữa tuyến yên: Thường phát triển mạnh ở động vật cấp thấp, ở người chỉ phát triển ở trẻ nhỏ. Thuỳ giữa tuyến yên tiết ra MSH có tác dụng phân bố sắc tố da. Động mạch cung cấp máu cho tuyến yên là hai nhánh: động mạch tuyến yên trên và động mạch tuyến yên dưới, cả hai đều xuất phát từ động mạch cảnh trong. 5. Sự tác động của các hocmone tạo nên những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì. - Những biến đổi cơ thể của nữ khi đến tuổi dậy thì: + Lớn nhanh, da trở nên mịn màng + Thay đổi giọng nói, vú phát triển + Mọc lông mu, lông nách + Hông nở rộng, mông, đùi phát triển + Bộ phận sinh dục phát triển + Tuyến mồ hôi và tuyến nhờn phát triển + Xuất hiện mụn trứng cá + Bắt đầu hành kinh Trong những dấu hiệu trên thi dấu hiệu bắt đầu hành kinh là dấu hiệu rõ ràng nhất thể hiện nữ đến tuổi dậy thì. - Những biến đổi cơ thể của nam khi đến tuổi dậy thì: + Lớn nhanh, cao vượt + Sụn giáp phát triển, lộ hầu + Vỡ giọng, tiếng ồm + Mọc ria mép + Mọc lông nách, mọc lông mu + Cơ bắp phát triển, cơ quan sinh dục to ra + Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển + Xuất hiện mụn trứng cá + Xuất tinh lần đầu, vai rộng, ngực nở Trong các dấu hiệu trên thì dấu hiệu xuất tinh lần đầu là dấu hiệu quan trọng nhất thể hiện bạn nam đến tuổi dậy thì. III. Phần kết luận Như vậy, hocmone sinh dục có những tế bào tuyến khác nhau, mỗi tế bào tuyến tiết ra một loại nội tiết tố (hocmone) tương ứng và đồng thời tác dụng lên các cơ quan hay tuyến nội tiết khác của cơ thể. Nó đảm bảo quá trình này diễn ra ổn định và nhịp nhàng. Hocmone liên quan đến quá trình sinh trưởng, phát triển, sự khác 19
- biệt giữa nam và nữ, cũng như quá trình dậy thì của mỗi giới. Mỗi loại hocmone đều có chức năng riêng biệt nhưng hcmone giới tính không có tính đặc hiệu cao. Nếu lượng hocmone ( dư thừa hoặc thiếu hụt) một lượng dù rất nhỏ cũng dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể. Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên em không thể tránh khỏi sự sai sót và thiếu sót nào trong bài tiểu luận. Vậy em rất mong sự đóng góp ý kiến của cô giáo để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô Giang Thị Phương Ly đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận tốt nhất, để em có thêm kiến thức để viết bài, tìm thông tin, tài liệu để em hiểu thêm về vai trò của hocmone sinh dục. Em xin chân thành cảm ơn cô! Tài liệu tham khảo: 1.Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%E1%BA%BFn_n%E1%BB%99i_ti %E1%BA%BFt_sinh_d%E1%BB%A5c?fbclid=IwAR3HGWJDA19A X9jD0sSJs86iorFtsKfCRgAMHl3sesfNDHRpS7cKIOv4 2. Giaso trình hóa sinh đại cương 3. Các bài báo internet khác 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Lịch sử phát triển và ứng dụng của xà phòng và chất tẩy rửa
24 p | 31 | 16
-
Báo cáo tiểu luận Hóa sinh đại cương: Hormon và Vitamin
55 p | 42 | 14
-
Báo cáo tiểu luận Hóa sinh đại cương: Vitamin
31 p | 41 | 13
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Tìm hiểu về Axit nucleic
43 p | 35 | 13
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Trình bày hiểu biết về protamine, prolamine, gluteline và các ứng dụng thực tiễn của chúng trong đời sống
28 p | 28 | 13
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Đường đơn glucose và các ứng dụng của nó trong thực tiễn đời sống
29 p | 43 | 12
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Tìm hiểu về messenger RNA
20 p | 20 | 11
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Tìm hiểu về glycogen và ứng dụng trong đời sống
13 p | 28 | 11
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Glyceride và các ứng dụng thực tiễn của chúng trong đời sống
24 p | 34 | 11
-
Tiểu luận môn Hóa sinh đại cương: Trình bày các hiểu biết của các em về các hormone tuyến yên
35 p | 38 | 11
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Cấu tạo của Enzyme
22 p | 31 | 11
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Trình bày những hiểu biết của em về rARN
35 p | 26 | 10
-
Tiểu luận môn Hóa sinh đại cương: Trình bày về tRNA
23 p | 40 | 10
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Aminoacid chứa lưu huỳnh và các ứng dụng thực tiễn của chúng trong đời sống
26 p | 34 | 9
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Đường đơn Ribulose và các ứng dụng thực tiễn của nó trong đời sống
10 p | 32 | 8
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Đường đơn Mannose và các ứng dụng của nó trong đời sống
20 p | 27 | 8
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Đường galactose và các ứng dụng của nó trong thực tiễn đời sống
22 p | 29 | 8
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Hãy nêu những hiểu biết của em về chất trợ sinh
31 p | 23 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn