Tiểu luận môn Hóa sinh đại cương: Trình bày các hiểu biết của các em về các hormone tuyến yên
lượt xem 11
download
Tiểu luận "Hóa sinh đại cương: Trình bày các hiểu biết của các em về các hormone tuyến yên" có nội dung trình bày về vị trí và đặc điểm cấu tạo của tuyến yên; Các hormone trong tuyến yên; Rối loạn hoạt động tuyến yên;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài tiểu luận tại đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận môn Hóa sinh đại cương: Trình bày các hiểu biết của các em về các hormone tuyến yên
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC Đề tài tiểu luận Trình bày các hiểu biết của các em về các hormone tuyến yên
- Sinh viên trình bày: Nguyễn Thị Thu Huyền MSSV: 20174789
- Mục Lục:
- I.Mởđầu Nội tiết tố (tiếng Anh Hormone) là một chất hóa học được tiết ra bởi một hoặc nhiều tế bào và chúng tác động lên các tế bào trong các bộ phận khác nhau của sinh vật. Chỉ một lượng nhỏ hormon được dùng trong quá trình trao đổi chất của tế bào. Nó là công cụ hóa học truyền các tín hiệu từ tế bào này đến tế bào khác. Tất cả các sinh vật đa bào đều sản xuất hormon; hormon thực vật là phytohormon.Các hormone trong cơ thể động vật thường được truyền trong máu. Các tế bào phản ứng lại với hormon khi chúng tiếp nhận hormon đó. Hormon gắn chặt với protein tiếp nhận (receptor), tạo ra sự kích hoạt cơ chế chuyển đổi tín hiệu và cuối cùng dẫn đến các phản ứng riêng biệt trên từng loại tế bào. Các phân tử hormon tuyến nội tiết được tiết trực tiếp vào dòng máu, trong khi các hormon ngoại tiết được tiết vào các ống dẫn và từ đó chúng có thể chảy vào máu hoặc chúng truyền từ tế bào này qua tế bào khác bằng cách khuếch tán. Tuyến yên là một tuyến nội tiết (sản xuất hormone). Đây là một phần quan trọng của một hệ thống tín hiệu đặc biệt, giúp điều hòa nhiều chức năng khác nhau của cơ thể. Tuyến yên có vai trò kiểm soát chức năng của cơ thể bằng cách phóng thích các hormone (còn được gọi là nội tiết tố) vào máu. Các hormone tuyến yên được vận chuyển vào trong máu để đến các cơ quan đích (target). Thông thường tại các cơ quan đích, chúng làm phóng thích một hormone thứ hai. Cơ quan đích có thể là tuyến nội tiết đặc biệt hoặc là các loại mô khác nhau trong cơ thể như một số nhóm tế bào.
- Tuyến yên có hai phần (thùy) chính: Tuyến yên trước (ở phía trước) và tuyến yên sau (ở phía sau). Hai phần này phóng thích tiết nội tiết tố khác nhau nhắm đến các cơ quan đích khác nhau của cơ thể.Thùy trước tuyến yên sản xuất các hormone có tác dụng điều hòa các hoạt động của cơ thể trên phạm vi rất rộng. Thùy trước tuyến yên có nhiều loại hormone khác nhau được tiết ra trong khi đó thùy sau tuyến yên chỉ sản xuất hai loại hormone.
- II. Nội dung 1.VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TUYẾN YÊN 1.1 VỊ TRÍ CỦA TUYẾN YÊN Tuyến yên là một tuyến nhỏ đường kính khoảng 1 cm, nặng từ 0,5 lg. Tuyến yên nằm trong hố yên của xương bướm thuộc nền sọ. Tuyến yên gồm hai phần có nguồn gốc cấu tạo từ thời kỳ bào thai hoàn toàn khác nhau đó là thùy trước và thùy sau . Tuyến yên liên quan mật thiết với vùng dưới đồi qua đường mạch máu và đường thần kinh đó là hệ thống đồi yên và bó sợi thần kinh dưới đồi yên.
- Hình ảnh: Vị trí tuyến yên Hệ thống cửa dưới đồi yên (hệ cửa PopaFielding) được cấu tạo bởi mạng mao mạch thứ nhất xuất phát từ động mạch yên trên. Mạng mao mạch này tỏa ra ỏ vùng lồi giữa (Median Eminence) rồi tập trung thành những tĩnh mạch cửa dài đi qua cuống tuyến yên rồi xuổng thùy trước tuyến yên tỏa thành mạng mao mạch thứ hai cung cấp 90% lượng máu cho thùy trước tuyến yên. Lượng máu còn lại là từ các tĩnh mạch cửa ngắn bắt đầu từ mạng mao mạch của động mạch yên dưới . Các hormon giải phóng và ức chế của vùng dưới đồi được bài tiết chủ yếu từ các tận cùng của nơron vùng lồi giữa sẽ thấm vào mạng mao mạch lồi giữa rồi theo hệ thống cửa dưới đồi yên xuống điều khiển sự bài tiết hormon của tuyến yên. Bó sợi thần kinh dưới đồi yên là bó thần kinh gồm các sợi trục của các nơron mà thân nằm ở hai nhóm nhân trên thị và cạnh não thất còn tận cùng của chúng thì khư trú ở thùy sau tuyến yên.
- Hai hormon do các nơron của nhóm nhân trên thị và cạnh não thất tổng hợp và bài tiết sẽ theo bó sợi thần kinh này đến dự trữ ở thùy sau tuyến yên do vậy các tínhiệu kích thích vào vùng dưới đồi hoặc thùy sau tuyến yên đểu gây bài tiết hai hormon này. Nếu tách rời mối liên hệ giữa thùy sau tuyến yên và vùng dưới đồi bằng một nhát cắt qua cuống tuyến yên (cắt phía trên tuyến yên) thì hormon thùy sau tuyến yên giảm thoáng qua trong vài ngày rồi trỏ lại bình thường. Nồng độ hormon thùy sau tuyến yên trỏ lại bình thường không phải do các tận cùng thần kinh nằm ở thùy sau tuyến yên bài tiết mà là do các đầu bị cắt nằm ở vùng dưới đồi bài tiết vì những hormon này được tổng hợp ở thân nơron của nhân trên thị và nhân cạnh não thất sau đó được chuyển theo sợi trục đến các thùy sau tuyến yên. Quá trình di chuyển này đòi hỏi vài ngày. Hìnhảnh. Sơ đồ mối quan hệ giữa tuyến yên và vùng dưới
- đồi qua đường mạch máu và đường thần kinh 1.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TUYẾN YÊN 1.2.1 Thùy trước tuyến yên (thùy tuyến) Thùy trước tuyến yên được cấu tạo bởi những tế bào chế tiết. Những tế bào này có nhiều loại, mỗi loại tổng hợp và bài tiết một loại hormon. Khoảng 3040% tế bào tuyến yên bài tiết hormon GH, những tế bào này khi nhuộm chúng bắt màu acid mạnh nên còn được gọi là tế bào ưa acid. Khoảng 20% tế bào tuyến yên là những tế bào tổng hợp và bài tiết ACTH. Các tế bào tổng hợp và bài tiết các hormon khác của thùy trước tuyến yên mỗi loại chỉ chiếm từ 35% nhưng chúng có khả năng bài tiết hormon rất mạnh để điều hòa chức năng tuyến giáp, tuyến sinh dục và tuyến vú. 1.2.2 Thùy sau tuyến yên (thùy thần kinh) Thùy sau tuyến yên được cấu tạo chủ yếu bởi các tế bào giống tế bào thần kinh đệm (glial like cell). Những tế bào này không có khảtăng chế tiết hormon mà chỉ làm chức năng như một cấu trúc hỗ trợ cho một lượng lớn các sợi trục và cúc tận cùng sợi trục khư trú ở thùy sau tuyến yên mà thân nằm ở nhân trên thị và nhân cạnh não thất. Trong cúc tận cùng của những sợi thần kinh này có các túi chứa hai hormon là ADH và oxytocin.
- Hình ảnh: Sơ đồ tuyến yên với các hormon và các cơ quan đích 2. CÁC HORMON TRONG TUYẾN YÊN 2.1 CÁCHORMON THÙY TRƯỚC TUYẾN YÊN Thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết 6 hormon đó là: Hormon phát triển cơ thể GH (Human Growth Hormone hGH) Hormon kích thích tuyến giáp TSH (Thyroid Stimulating Hormon) Hormon kích thích tuyến vỏ thượng thận ACTH (Adreno Corticotropin Hormon). Hormon kích thích nang trứng FSH (Follicle Stimulating
- Hormon) Hormon kích thích hoàng thể LH (Luteinizing Hormon) Hormon kích thích bài tiết sữa PRL (Prolactin). Ngoại trừ GH là hormon có tác dụng điều hòa trực tiếp chức năng chuyển hóa của toàn bộ cơ thể, các hormon còn lại chỉ tác dụng đặc hiệu lên một tuyến hoặc một mô nào đó, và thông qua tác dụng lên các tuyến nội tiết này để điều hòa các chức năng chuyển hóa của cơ thể như hormon TSH, ACTH, FSH, LH và PRL. Hình ảnh: hoocmon tuyến yên (theo sinh học lớp 8)
- Hình ảnh: Sơ đồ thùy trước tuyến yên với các hormon và các cơ quan đích 2.1.1 HORMON PHÁT TRIỂN CƠ THỂ GH 2.1.1.1 Bản chất hóa học GH là một phân tử protein nhỏ chứa 191 acid amin trong một chuỗi đơn và có trọng lượng phân tử là 22.005. 2.1.1.2 Tác dụng GH gây phát triển hầu hết những mô có khả năng tăng trưởng trong cơ thể. Nó vừa làm tăng kích thước tế bào vừa làm tăng quá trình phân chia tế bào do đó làm tăng trọng lượng cơ thể, làm tăng kích thước các phủ tạng. Kích thích mô sụn và xương phát triển.
- Như trên đã trình bày, GH có tác dụng phát triển hầu hết các mô của cơ thể trong đó hiệu quả thấy rõ nhất là làm phát triển khung xương. Kết quả này là do ảnh hưởng của GH lên xương như: + Tăng lắng đọng protein ở các tế bào sụn và tế bào tạo xương. + Tăng tốc độ sinh sản các tế bào sụn và tế bào tạo xương. + Tăng chuyển các tế bào sụn thành các tế bào tạo xương. GH làm xương phát triển nhờ hai cơ chế chính: + Cơ chế làm dài xương: GH làm phát triển sụn ở đầu xương dài, nơi mà đầu xương tách khỏi thân xương. Sự phát triển này bắt đầu bằng tăng phát triển mô sụn, sau đó mô sụn sẽ được chuyển thành mô xương mới do đó thân xương sẽ dài ra rồi mô sụn mối lại được tạo thành. Đồng thời với việc phát triển mô sụn thì mô sụn tự nó cũng dần dần được cốt hóa sao cho đến tuổi vị thành niên (adolescence) thì mô sụn ở đầu xương không còn nữa, lúc này đầu xương và thân xương sẽ hợp nhất lại với nhau và xương không dài ra nữa. Như vậy, GH kích thích cả sự phát triển mô sụn đầu xương và chiều dài xương nhưng khi mà đầu xương hợp nhất với thân xương thì GH không còn khả năng làm dài xương nữa. + Cơ chế làm dày xương: Trong xương có hai loại tế bào có tác dụng ngược nhau, đó là tế bào tạo xương và tế bào hủy xương. Tế bào tạo xương thường nằm ở trên bề mặt xương và trong một số hốc xương. Tế bào này có tác dụng tăng lắng đọng các hợp chất calci và phosphat mới trên bề mặt của xương cũ. Đồng thời, tế bào hủy xương lại tiết ra những chất nhằm hòa tan các hợp chất calci và phosphat và làm phá hủy mô xương. Khi mức lắng đọng tăng hơn mức phá hủy thì chiều dày xương tăng lên. Hormon GH có tác dụng kích thích mạnh tế bào tạo xương, do
- vậy xương tiếp tục dày ra dưới ảnh hưởng của GH, đặc biệt là màng xương. Tác dụng này được thể hiện ngay cả khi cơ thể đã trưởng thành đặc biệt đối với các xương dẹt như xương hàm, xương sọ, và những xương nhỏ như xương bàn tay và xương bàn chần. KhiGH được tiết ra quá nhiều ở những người đã trưởng thành thì xương hàm dày lên và đẩy cằm nhô ra, xương sọ cũng dày lên làm cho đầu to ra, xương bàn chân hay bàn tay cũng dày lên làm bàn chân bàn tay to ra. GH tác dụng thông qua chất trung gian là somatomedin hay còn gọi là yếu tố phát triển giống insulin (insulin like growth). Từ thí nghiệm trên động vật, người ta tìm thấy GH kích thích gan tạo ra nhiều phân tử protein được gọi là somatomedin, chất này gây ra các tác dụng trên xương. Nhiều tác dụng của somatomedin lên sự phát triển giống tác dụng của insulin nên nó còn có tên là “chất làm phát triển giống insulin" (IGF). Người ta đã chiết tách được bốn loại somatomedin trong đó loại quan trọng nhất là somatomedin C (được gọi là IGFI).
- Hình ảnh: somatomedin C, nhân. Trọng lượng phân tử của somatomedin C vào khoảng 7500 và nồng độ của nó thường tỷ lệ với mức bài tiết GH. Ở những người lùn pygmy nồng độ somatomedin trong huyết tương thường thấp ngay cả khi nồng độ GH bình thường hoặc cao. Bởi vậy, người ta cho rằng tất cả hoặc hầu như tất cả các tác dụng của GH lên sự phát triển cơ thể chính là do tác dụng của somatomedin C và các somatomedin khác chứ không phải là tác dụng trực tiếp của GH trên xương hoặc các mô khác. Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng có thể GH kích thích sự tạo thành một lượng somatomedin C đủ ở một mô nào đó để làm mô này phát triển nhưng cũng có thể GH tự nó có tác dụng trực tiếp làm phát triển một số mô khác và tác dụng thông qua somatomedin chỉ là một trong những cách làm phát triển cơ thể của GH chứ không phải là một cơ chế duy nhất. Kích thích sinh tổng hợp protein. +GH có nhiều tác dụng lên chuyển hóa protein, những tác dụng
- này dẫn đến tăng protein của tế bào. + Tăng vận chuyển acid amin qua màng tế bào: GH làm tăng trực tiếp tốc độ vận chuyển acid amin từ máu vào trong tế bào. Sự tăng nồng độ acid amin trong tế bào sẽ dẫn đến tăng tổng hợp protein. Tác dụng tăng vận chuyển acid amin qua màng tế bào của GH cũng giống như tác dụng tăng vận chuyển glucose qua màng tế bào của insulin do tuyến tụy nội tiết bài tiết. +Tăng quá trình dịch mã RNA để làm tăng tổng hợp protein từ ribosome. Ngay cả khi nồng độ acid amin trong tế bào không tăng thì GH cũng làm tăng dịch mã RNA để làm tăng số lượng phân tử protein được tổng hợp từ ribosome ở bào tương của tế bào. +Tăng quá trình sao chép DNA của nhân tế bào để tạo RNA: Tác dụng chậm hơn (từ 24 giờ 48 giờ) của GH là kích thích sự sao chép DNA trong nhân để tạo RNA. RNA sẽ thúc đẩy sự sinh tổng hợp protein, thúc đẩy sự phát triển nếu được cung cấp đủ năng lượng, acid amin, vitamin và các yếu tố khác cần cho sự phát triển. Có lẽ đây là tác dụng quan trọng nhất trong các tácdụng của GH + Giảm quá trình thoái hóa protein và acid amin. Tăng tạo năng lượng từ nguồn lipid. GH có tác dụng tăng giải phóng acid béo từ các mômỡdự trữ,do đó làm tăngnồng độ acid béo trong máu. Ở mô, nó làm tăng chuyển acid béo thành acetylCoA rồi sử dụng cho mục đích sinh năng lượng. Do vậy, dưới tác dụng của GH, lipid được sử dụng để tạo năng lượng nhiều hơn là glucid và protein. Chính vì tác dụng này mà người ta coi tác dụng huy động lipid của GH là một trong những tác dụng quan trọng nhất nhằm tiết
- kiệm protein để dùng nó cho sự phát triển cơ thể. Tuy nhiên, tác dụng trên chuyển hóa lipid thường xảy ra chậm sau vài giờ trong khi tác dụng làm tăng sinh tổng hợp protein có thể xuất hiện sau vài phút dưối tác dụng của GH. Tác dụng trên chuyển hóa glucid :GH có bốn tác dụng trên chuyển hóa glucid. +Giảm sử dụng glucose cho mục đích sinh năng lượng. Cơ chế chính xác gây ra sự giảm tiêu thụ glucose ở tế bào dưới tác dụng của GH đến nay vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, ngưòi ta cho rằng tác dụng này có lẽ một phần là do GH tăng huy động và sử dụng acid béo để tạo năng lượng. Chính tác dụng này đã làm tăng nồng độ acetylCoA, sau đó acetylCoA có tác dụng điều hòa ngược để ức chế quá trình thoái hóa glucose và glycogen. +Tăng dự trữ glycogen ở tế bào Khi nồng độ GH tăng, glucose và glycogen không thể thoái hóa để sinh năng lượng, glucose được vận chuyển vào tế bào sẽ trùng hợp thành glycogen do đó tế bào nhanh chóng bị bão hòa glycogen đến mức không thể dự trữ thêm được nữa. + Giảm vận chuyển glucose vào tế bào và tăng nồng độ glucose trong máu. Khi tiêm GH cho động vật thấy lúc đầu glucose được vận chuyển vào tế bào tăng lên và nồng độ glucose trong máu giảm nhẹ nhưng tác dụng này chỉ kéo dài khoảng30 phút đến 1 giờ rồi sau đó tác dụng xảy ra ngược lại nghĩa là sự vận chuyển glucose vào tế bào giảm. Tác dụng này xảy ra có lẽ do tế bào khó sử dụng glucose nên nồng độ glucose trong tế bào tăng lên đã làm giảm vận chuyển glucose vào tế bào. Do sự sử dụng glucose trong tế bào giảm nên nồng độ glucose trong máu tăng tối 50% hoặc hơn, tình trạng này được gọi là đái tháo đường tuyến yên. Trường hợp này nếu điều trị bằng
- insulin thường phải dùng mộtlượng lớn insulinmới cóthể làm giảm nồng độ glucose trong máu, vì vậy đái tháo đường loại này ít nhạycảmvới insulin. + Tăng bài tiết insulin. Nồng độ glucose trong máu tăng dưới tác dụng của GH đã kích thích tuyến tụy nội tiết bài tiết insulin, đồng thời chính GH cũng có tác dụng kích thích trực tiếp lên tế bào bêta của tuyến tụy. Đôi khi cả hai tác dụng này gây kích thích quá mạnh đến tế bào bêta làm chúng bị tổn thương và sẽ gây ra bệnh đái tháo đường tụy. Do vậy, GH là hormon gây đái tháo đường. 2.1.1.3 Điều hòa bài tiết Vùng dưới đồi: GH được bài tiết dưới sự điều khiển gần như hoàn toàn của hai hormon vùng dưới đồi là GHRH và GHIH Somatostatin là một hormon tại chỗ do nhiều vùng não và đường tiêu hoá bài tiết cũng có tác dụng ức chế bài tiết GH. Nồng độ glucose trong máu giảm, nồng độ acid béo trong máu giảm, thiếu protein nặng và kéo dài sẽ làm tăng bài tiết GH. Tình trạng stress, chấn thương, luyện tập gắng sức sẽ làm tăng bài tiết GH. Ở người Việt Nam, nồng độ GH trong máu cuống rốn trẻ sơ sinh là 28,38 ± 10,03 ng/ml, người trưởng thành là 3,94 ± 2,09 ng/ml.
- Hình ảnh: Sơ đồ điều hòa bài tiết GH 2.1.2 HORMON KÍCH THÍCH TUYẾN GIÁP TSH 2.1.2.1 Bản chất hóa học TSH là một glycoprotein, có trọng lượng phân tử 28.000. 2.1.2.2 Tác dụng Tác dụng lên cấu trúc tuyến giáp +Tăng số lượng và kích thích tế bào tuyến giáp trong mỗi nang giáp. +Tăng biến đổi các tế bào nang giáp từ dạng khối sang dạng trụ (dạng bài tiết). +Tăng phát triển hệ thống mao mạch của tuyến giáp. Tác dụng lên chức năng tuyến giáp.
- +Tăng hoạt động bơm iod do đó làm tăng khả năng bắt iod của tế bào tuyên giáp. Đôi khi làm cho tỷ lệ iod giữa trong tế bào giáp và ngoài tế bào tăng gấp 8 lần so với bình thường. +Tăng gắn iod vào tyrosin để tạo hormon tuyến giáp. +Tăng phân giải thyroglobulin được dự trữ trong lòng nang giáp để giải phóng hormon tuyến giáp vào máu và do đó làm giảm chất keo trong lòng nang giáp. 2.1.2.3 Điều hòa bài tiết Mức bài tiết TSH của tuyến yên chịu sự điều khiển của từ trên xuống của hormon TRH vùng dưói đồi và chịu sự điều hòa ngược từ tuyến đích là tuyến giáp. 2.1.3 HORMON KÍCH THÍCH TUYẾN VỎ THƯỢNG THẬN ACTH 2.1.3.1 Bản chất hóa học ACTH là một phân tử polypeptit gồm 39 acid amin, chuỗi polypeptid nhỏ hơn được tách từ phân tử ACTH chỉ gồm 24 acid amin nhưng cũng có tất cả các tác dụng như của ACTH. 2.1.3.2 Tác dụng Tác dụng lên cấu trúc tuyến vỏ thượng thận. ACTH làm tăng sinh tế bào tuyến vỏ thượng thận đặc biệt là tế bào của lớp bó và lưới là những tế bào bài tiết cortisol và androgen do đó làm tuyến to. Thiếu ACTH tuyến vỏ thượng thận sẽ bị teo lại. Tác dụng lên chức năng vỏ thượng thận. ACTH đến tuyến vỏ thượng thận sẽ gắn với receptor trên màng tế bào và hoạt hóa men adenyl cyclase rồi gây ra sự hình thành AMP vòng ỏ mức tối đa chỉ sau 3 phút. Tác dụng quan trọng nhất của các bước xảy ra trong bào tương dưới kích thích của ACTH là điều hòa sự bài tiết hormon vỏ thượng thận do hoạt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Nhôm lịch sử hình thành và ứng dụng của nhôm
22 p | 755 | 108
-
Tiểu luận môn Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam: Vận dụng quan điểm phát huy nguồn nhân lực của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Việt Nam hiện nay
34 p | 461 | 77
-
Tiểu luận môn Phân tích thiết kế hệ thống: Hệ thống quản lý ký túc xá đại học
73 p | 137 | 35
-
Tiểu luận môn Tâm lý học đại cương
13 p | 2694 | 29
-
Tiểu luận Triết học số 34 - Một số vấn để về thực tiễn và lý luận trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam
19 p | 136 | 17
-
Tiểu luận môn Hóa sinh đại cương: Hoocmon tuyến tụy
23 p | 30 | 15
-
Tiểu luận Triết học số 80 - Cơ sở lý luận triết học của đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ
19 p | 119 | 14
-
Tiểu luận môn Hóa sinh đại cương: Tìm hiểu về glycolipid và ứng dụng của chúng trong đời sống
21 p | 29 | 14
-
Tiểu luận môn Hóa sinh đại cương: Omega-3 và những ứng dụng thực tiễn của nó trong đời sống
22 p | 103 | 12
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái biển
18 p | 35 | 11
-
Tiểu luận môn Hóa sinh đại cương: Tìm hiểu về các Vitamin A, C, E, H
47 p | 62 | 11
-
Tiểu luận môn Hóa sinh đại cương: Đường đôi maltose và các ứng dụng thực tiễn của nó trong đời sống
28 p | 41 | 10
-
Tiểu luận môn Hóa sinh đại cương: Cholesterol và dẫn xuất, các ứng dụng thực tiễn của cholesteerol và dẫn xuất trong đời sống
24 p | 26 | 10
-
Tiểu luận môn Hóa sinh đại cương: Trình bày về tRNA
23 p | 40 | 10
-
Tiểu luận Triết học số 73 - Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay
35 p | 72 | 9
-
Tiểu luận môn Phương pháp nghiên cứu kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua quần áo trực tuyến của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing
36 p | 25 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Lựa chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá môn Hoá học đại cương hệ cao đẳng
13 p | 29 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn