intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Aminoacid chứa lưu huỳnh và các ứng dụng thực tiễn của chúng trong đời sống

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:26

30
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận Hóa sinh đại cương "Aminoacid chứa lưu huỳnh và các ứng dụng thực tiễn của chúng trong đời sống" có nội dung giới thiệu chung về các axit amin chứa lưu huỳnh; Tìm hiểu về Aminoacid chứa lưu huỳnh và các ứng dụng thực tiễn của chúng trong đời sống. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Aminoacid chứa lưu huỳnh và các ứng dụng thực tiễn của chúng trong đời sống

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC TIỂU LUẬN HÓA SINH   “Aminoacid chứa lưu huỳnh và các ứng dụng thực tiễn của chúng trong đời  sống”. Giảng viên hướng dẫn: TS. Giang Thị Phương Ly Sinh viên thực hiện     : Đỗ Thị Kim Oanh MSSV                        : 20175058 Lớp                             : HH.01­K62
  2. Hà Nội,5/2020 Mục lục I. Giới thiệu chung về các axit amin chứa lưu huỳnh Lưu huỳnh đóng vai trò quan trọng cơ thể như vai trò cấu trúc, tham gia tạo cầu   liên   kết   trong  phân   tử   protein,  tạo   thành   phân   tử   protein   thong  qua   các   acid  amin,tham gia vào nhiều phân tử  quan trọng như  insulin hay protein P53, một   phân tử  chống ung thư, duy trì dạng cần thiết để  chúng hoạt động, làm giảm  cholesterol,giảm lượng chất béo… Trong cơ thể lưu huỳnh không tồn tại dưới dạng đơn thuần mà tồn tại trong các  phân tử đặc biệt là dưới dạng các acid amin.Các acid amin có chứa lưu huỳnh là   methionine,cystine,   cysteine,…Acid   amin   có   chứa   lưu   huỳnh   có   rất   nhiều   ở  tóc,da,móng,niêm mạc, bề  mặc và bên trong tế  bào.Ở  đó nó có nhiệm vụ  cần   thiết là tổng hợp glutathione và khử độc cho tế bào. Nhu cầu về  acid amin có chứa lưu huỳnh  được  ước tính mỗi ngày khoảng   13mg/kg trọng lượng đối với phụ nữ và 14mg/kg trọng lượng đố với nam giới. Nguồn gốc của các acid amin có chứa lưu huỳnh : Các acid amin có chứa lưu huỳnh được tìm thấy nhiều nhất trong các loại thức  ăn biển, tỏi, nấm, hạt có dầu, thịt, cá, trứng ( nhất là lòng đỏ ), sữa bò, …
  3. Các acid amin có chứa lưu huỳnh là các acid amin cần thiết trong cơ thể, chúng  không tự tổng hợp được trong cơ thể mà cần được cung cấp thường xuyên qua   đường thức ăn. Thiếu các acid amin này sẽ  dẫn đến các triệu chứng như  bị  stress, nhiễm trùng, chậm mọc tóc, móng, giảm tính đề  kháng, tăng tính tổn   thương, …. Một số acid amin có chứa lưu huỳnh như : Methionine, Cystine, Cysteine… II. Methionine 1. Định nghĩa Công thức phân tử: C5H11NO2S Công thức cấu tạo: HO2CCH(NH2)CH2CH2SCH3 O S H3C OH NH 2    Cấu trúc không gian: Tên gọi: ­Tên theo IUPAC: (S)­2­amino­4­(methylsulfanyl)­butanoic acid ,pI=5.74
  4. Tên thông thường: methionine Kí hiệu: Met Khối lượng phân tử: M=149,21 g/mol Điểm đẳng điện: pI = 5.74 Đây là loại axit amin thiết yếu không phân cực. Cùng với cysteine, methionine là   một trong hai amino acid có chứa sulfur trong cấu trúc proteinogenic. Nó bắt   nguồn từ S­adenosyl methionine (SAM). Methionine là một trong hai amino acid  được ghi mật mã bởi một codon đơn giản (AUG) trong tiêu chuẩn mã di truyền.  Codon AUG đóng vai trò quan trọng trong việc mang thông tin “bắt đầu” cho  một ribosome báo hiệu khởi đầu sự phiên dịch protein từ mRNA.  2. Nguồn gốc Methionine được tìm thấy trong mè,thịt, cá, trứng, sữa,…Bánh mì chứa nhiều  methionine nhưng thiếu trystophan.  Methionine có nhiếu trong trứng, đặc biệt trong lòng trắng trứng. Dựa trên cơ sở  lòng trắng trứng người ta tính toán hàm lượng methionine trong các thực phảm  khác: Acid amin Protein Lòng   trắng  Thịt bò Thịt gà Đậu tương Nấm men trứng Methionine 3.6% 2.6% 2.7% 1.3% Cysteine 2.5% 1.3% 0.3% 1.3%
  5. Nhu cầu methionine tùy thuộc vào từng người và trọng lượng cơ thể,trung bình  người lớn cần khoảng 800­1000mg/ngày. Trẻ em cần gấp đôi lượng trên,trẻ sơ  sinh cần gấp 5 lần. 3. Sinh tổng hợp methionine Là một amino acid cần thiết , methionine không tự  tổng hợp được trong cơ  thể  con người ,do đó chúng ta phải cung cấp methionine hay các protein có chứa  methionine   vào   cơ   thể   qua   đường   thức   ăn.   Trong   thực   vật   và   vi   sinh   vật,  methionine được tổng hợp bằng cách sử dụng acid aspartic và cysteine. Cơ   chế   sinh   tổng   hợp:Đầu   tiên,   acid   aspartic   bị   biến   đổi   thành   β­aspartate­ semialdehyde   rồi   thành   homoserine   .   Homoserine   biến   đổi   thành   O­succinyl  homoserine,sau   đó   chất   này   tác   động   lại   với   cystein   tạo   ra   cystathionine,  cystathionine được tách ra tạo thành homocysteine.Cuối cùng methionine được  tạo ra từ homocysteine. Các phản ứng sinh tổng hợp methionine:
  6. Các enzym tham gia vào quá trình sinh tổng hợp methionine: 1. aspartokinase 2. β­aspartate semialdehyde dehydrogenase
  7. 3. homoserine dehydrogenase 4. homoserine O­transsuccinylase 5. cystathionine­γ­synthase 6. cystathionine­β­lyase 7. methionine   synthase   (ở   các   loài   động   vật   có   vú,   enzym   thay   thế   là   homocysteine methyltransferase) Cả   hai   enzym   cystathionine­γ­synthase   và   cystathionine­β­lyase   đều   cần  coenzym là pyridoxal­5'­phosphate, trong khi đó homocysteine methyltransferase  cần coenzym là vitamin B12 Các con đường hóa sinh khác: Mặc dù methionine không được tổng hợp  ở  các loài động vật có vú, chúng có  thể sử dụng methionine trong nhiều con đường sinh hóa khác nhau: Sự tạo homocysteine: Methionine   được   chuyển   hóa   thành   S­adenosylmethionine   (SAM)   nhờ  methionine adenosyltransferase. SAM đóng vai trò là chất cung cấp nhóm methyl trong nhiều phản  ứng   cần   enzym     methyltransferase,   và   nó   bị   biến   đổi   thành   S­ adenosylhomocysteine (SAH). Adenosylhomocysteinase biến đổi SAH thành homocysteine. Đến đây có hai khả năng tiếp theo: homocysteine được sử dụng để tái tạo   methionine, hoặc được dùng để tổng hợp cysteine.
  8. Tái tạo methionine Methionine có thể  được tái tạo từ  homocysteine nhờ  phản  ứng được xúc   tác bởi enzym methionine synthase, phản  ứng này cần coenzym Vitamin  B12 Homocysteine   có   thể   bị   methyl  hóa   trở   lại   bởi   glycine  betaine   (N,N,N­ trimethyl   glycine,   TMG)   để   trở   thành   methionine   nhờ   sự   xúc   tác   của  enzyme   betaine­homocysteine   methyltransferase   (E.C.2.1.1.5,   BHMT).  BHMT chiếm 1.5% trong tổng các proten tan được trong nước của gan, và  nghiên   cứu   gần   đây   cho   thấy   nó   có   thể   có   ảnh   hưởng   nhiều   hơn   methionine   synthase   trong   việc   giữ   cân   bằng   nồng   độ   methionine   và  homocysteine trong cơ thể. Sự chuyển hóa thành cysteine Homocysteine có thể được chuyển hóa thành cysteine. Cystathionine­β­synthase   (một   enzym   phụ   thuộc   PLP)   kết   hợp   homocysteine với serine để  tạo thành cystathionine. Thay vì bị  thoái hóa  bởi   enzym   cystathionine­β­lyase,   trong   con   đường   sinh   tổng   hợp   này,  cystathionine bị  bẻ  gãy thành cysteine và  α­cetobutyrate nhờ  enzym (6)  cystathionine­γ­lyase. Enzyme   α­cetoacid   dehydrogenase   biến   đổi   α­cetobutyrate   thành  propionyl­CoA, rồi được chuyển hóa thành succinyl­CoA qua ba giai đoạn  (xem propionyl­CoA).
  9. 4. Ứng dụng Trong   các   quá   trình   sinh   hóa,   methionine   chuyển   đổi   thành   SAM(S­ adenosylmethionine). SAM được nghiên cứu là có hiệu quả  trong điều trị  viêm  khớp, giảm stress và chứng trầm cảm,cải thiện chức năng gan. Methionine tăng  cường tổng hợp glutathion và được sử dụng thay thế cho acetylcysteine để điều   trị ngộ độc paracetamol, đề phòng tổn thương gan. Biệt dược lobamine với hoạt  chất là methionine rất được ưa chuộng để giải độc gan. Methionine là một acid   amin có chứa lưu huỳnh có tác dụng bảo vệ  đặc hiệu tế  bào gan, là yếu tố  hướng mỡ (lipotrope), tác nhân methyl hóa và sulfur hóa, ngoài ra còn có tác dụng  chống nhiễm độc. Methionine còn được dùng như  là một yếu tố  ngăn ngừa tế  bào gan thoái hóa mỡ. Tuy nhiên ở những người đã bị suy gan, methionine có thể  làm cho tổn thương gan nặng. Methionine còn là chất tạo vị, nó được dùng để  tạo vị ngọt của một số loại sản phẩm. III. Cystine 1. Định nghĩa Là 1 amino acid dạng nhị  trùng được tạo thành khi 2 phân tử  Cysteine liên kết  với nhau nhờ liên kết disulfua Công thức phân tử : C6H12N2O4S2 Công thức cấu tạo : (SCH2CH(NH2)CO2H)2 NH2 O HO S S OH O NH 2 Cấu trúc không gian:
  10.    Khối lượng phân tử: 240.30 g/mol     Điểm đẳng điện pI: 4.8 2. Nguồn gốc ­ Cystine được phát hiện ra năm 1810 bởi William Hyde Wollaston nhưng lúc đó  nó chưa được nhận ra là 1 thành phần của proteins mãi đến khi nó được phân  lập từ sừng bò năm 1899.  ­ Trong việc hình thành liên kết disulfua bên trong và giữa các phân tử  protein,   cystine là một thành phần quan trọng của cấu trúc bậc 3 protein.  ­ Cystine được tìm thấy nhiều  ở  các tế  bào của hệ  miễn dịch, có nhiều trong  chất sừng, protein của móng tay da và tóc. Tóc người có khoảng 5% lượng  cystine. L­Cystine là một chế  phẩm amino acid tự  nhiên có sẵn khoảng 20%  trong Cervus Cornu (nhung hươu). Đồng thời, 1 số  thực phẩm như  trứng, thịt,   sản phẩm sữa cũng là nguồn cung cấp cystine rất tốt . 3. Lý tính ­ Cystine là chất rắn không màu ­ khó khăn để hòa tan trong nước, tan trong rượu, benzene, ether, chloroform, hòa   tan trong acid và alkali. 
  11. ­ Nóng chảy ở 247­249 °C  ­ Liên kết disulfua có thể  bị  phá hủy  ở  150oC, đăc biệt  ở  độ   ẩm thấp (khoảng  dưới 20%) 4. Hóa tính Là 1 acid amin nên Cystine có các tính chất thông thường của 1 acid amin như:  ­ Có tính điện ly lưỡng cực nên có thể tác dụng cả với acid và base :Phản ứng   với acid Nitro HNO2 ­ Phản ứng với Formol ( Formaldehyd)  ­ Phản ứng desamin hoá  + Desamin hoá theo phản ứng thuỷ phân   + Desamin hoá theo phản ứng khử  + Desamin hoá theo phản ứng oxy hoá  + Desamin hoá theo phản ứng khử nội phân tử  ­ Phản  ứng chuyển hoá gốc –COOH: Decarboxyl hoá Phản  ứng chuyển hoá  gốc R2­ Tạo phức với kim loại nặng  ­ Sự tạo thành ester  Các gốc hoá học trong phân tử Cystine còn có thể thực hiện các phản ứng:  + Phản ứng tạo muối do nhóm –NH2, ­COOH  + Phản  ứng oxy hoá khử  do nhóm ­S­S Phản  ứng alkyl hoá, acid hoá, ester   hoá do nhóm –NH2, ­OH, ­COOH 
  12. + Phản  ứng amid hoá do nhóm –COOH Phản  ứng khử amin hoá do có nhóm  NH2 + Phản ứng phosphoryl hoá và sulfo hoá do nhóm –OH  Đặc biệt, do liên kết disulfua dễ bị khử tạo ra thiol và cystein, ta có thêm phản   ứng chuyển hoá từ Cystine sang Cysteine : (SCH2CH(NH2)CO2H)2 + 2RSH →   2 HSCH2CH(NH2)CO2H + RSSR NH3+ O O O S S O HS O O NH3+ NH3+ NADH + H+ NAD+ L­Cystine L­Cysteine 5. Ứng dụng ­ Cystine có công dụng gần giống như glutathione là vận chuyển các độc tố từ  gan.. Nó bảo vệ  gan và nảo chống lại chất độc của rượu và thuốc lá và có  thể  ngăn cản có hiệu quả  trong việc ngăn cản dư  vị  khó chịu do dùng thức   uống có nồng độ cồn cao ­ L­Cystine là một amino acid tự  nhiên, có tác dụng tăng chuyển hóa protein.  Ngoài ra trong thành phần có chứa gốc ­SH, có tác dụng khử các gốc tự do, là  tác nhân đóng vai trò chủ yếu trong nhiều bệnh thoái hóa và lão hóa (như đục  thủy tinh thể, đái đường, ung thư, viêm gan,  viêm khớp...). Do vậy L­Cystine   có tác dụng chống lão hóa, tăng tuổi thọ.  ­ L­cystine là một thành phần cơ  bản của các hiện bộ  (18% trong tóc, 14%  trong móng) và chiếm một tỷ  lệ  ít hơn trong da (2 đến 4%). L­cystine tham   giam vào quá trình tổng hợp kératine (chất sừng) của tóc và móng. Nó thúc  đẩy sự sinh trưởng của các tế bào mầm ở các vùng tạo chất sừng và có ảnh 
  13. hưởng đến sự  tăng trưởng của các hiện bộ. Tác động này đã được chứng  minh qua các thử nghiệm có đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ ở các nhân của  tế  bào mầm.  Ở  người, các nồng độ  cao của cystine, đặc biệt là  ở  tóc, đạt  được sau khi uống thuốc từ 4 đến 6 tuần.    ­ L­Cystine   có   đủ   trong   hắc   tố   bào   sẽ   tác   dụng   với   dopaquinone   tạo   ra   cystinydopa có tác dụng điều chỉnh sự cấu tạo hắc tố ở da.  ­ L­Cystine  ứng chế Collagenase­ezym phá hủy chất tạo kẹo, làm hư  hại giác  mạc. Collagenase được tạo thành ở nơi tổn thương giác mạc gây ra do chấn   thương, hóa chất, virus hoặc vi khuẩn  ­ L­Cystine là một chế  phẩm amino acid tự  nhiên có sẵn khoảng 20% trong   Cervus Cornu (nhung hươu) giúp tăng cường sinh lực và có tác dụng chống   viêm nhờ chứa gốc ­SH trong đó. Nó có tác dụng phân giải keratin, đào thải   melanin và giải độc, do đó có hiệu quả  điều trị  đặc biệt trên chứng mụn  nhọt, sạm da, da biến màu và hiệu quả kháng dị ứng cũng như ngăn ngừa các  tổn thương gan.  ­ Cystine  có  nhiều  trong  chất sừng,  protein của  móng tay  da và  tóc.  Thỉnh   thoảng cystine được bán  ở  các cửa hang như  là những sản phẩm chống lão  hóa vì nó kích thích sự tạo thành collagen và làm mịn da. Bổ sung cystine vào  dẩy nhanh quá trình chữa lành vết bỏng, vết thương. Vậy tóm lại một số ứng dụng của Cystine     Trong dược phẩm như  thuốc chống viêm gan, bảo vệ  gan trong nhiễm độc  kim loại nặng, chống loạn dưỡng da, chống rụng tóc, chống bệnh nghèo đạm và  chống nhiễm độc thai nghén. Ngoài ra cystine còn được dùng làm thuốc chống 
  14. bỏng da và viêm loét giác mạc, thuốc phòng và điều trị ung thư, thuốc bổ miễn   dịch, thuốc chống xơ hoá và thấp khớp, thuốc chống phóng xạ, phòng chất độc  hoá học và hàn gắn nhanh những vết thương, vết mổ  v.v... thuốc chống bỏng   thuốc chống viêm gan thuốc chống rụng tóc     Đối với mỹ  phẩm, cystine được làm thuốc trẻ hóa, thuốc sấy tóc bền, thuốc   làm mượt tóc v.v...  Đối với thực phẩm cystine trở  thành loại thực phẩm cao cấp, được dùng vào  sữa khô, bánh mỳ khô và súp cao cấp.     Với ý nghĩa như vậy, cystine hiện nay trở thành thương phẩm có giá trị trên thị  trường Quốc tế, đặc biệt là các nước ở Tây âu và Nhật bản. Riêng ở Nhật mỗi  năm tiêu thụ lên tới 500 tấn cysteine. 6. Công nghệ sản xuất Cystine từ nguồn phế liệu    Trong các công nghệ phổ biến sản xuất amino acid bằng con đường vi khuẩn,   nấm men, con đường tổng hợp enzyme, con đường tổng hợp hoá học, thì cystine   vẫn đang được tách chiết từ nguồn nguyên liệu giàu cystine và  trong năm 1980,  thế  giới đã sản xuất được 700 tấn dạng L­cystine. Dưới đây chỉ  trình bày việc  sản xuất cystine và các amino acid từ  nguồn phế  liệu là lông gà, lông cánh vịt   lông lợn và tóc vụn. Quá trình tách chiết phải trải qua 11 công đoạn sau đây:    + Công đoạn 1: Thuỷ phân bằng HCl ở 100oC.     + Công đoạn 2: Trung hoà dịch thuỷ phân bằng Na2CO3    + Công đoạn 3: Lắng , lọc và thu tủa.     + Công đoạn 4: Hoà tan tủa bằng HCl 5%, thu lấy dịch trong.    + Công đoạn 5: Xử lý than hoạt tính. 
  15.    + Công đoạn 6: Trung hoà NaOH, thu cystine thô.     + Công đoạn 7: Đến công đoạn 11 lặp lại các bước trên để  thu được cystine   sạch và cuối cùng phải xác định sản phẩm bằng một trong những phương pháp   khác nhau thường sử dụng trong phòng thí nghiệm. Bằng công nghệ  trên họ  đã  thu được hàm lượng cystine từ tóc là 6%; từ lông cánh vịt 2,3%; lông gà 3,5% và  lông lợn 2,13% (tính theo hàm lượng amino acid tổng số). IV. Cystein 1. Định nghĩa ­ Cysteine là một α­amino acid, là một aa thay thế, do đó con người có thể tổng  hợp ­ Cysteine hay Cys ­ CTPT: C3H7NO2S  ­ Khối lượng phân tử: M = 121.16 g/mol. pI=5.07 ­ CTHH: HO2CCH(NH2)CH2SH  O HS OH NH 2 ­ Cấu trúc không gian:
  16. ­ Đơn vị mã: UGU and UGC 2. Nguồn gốc Là một trong những 20 aa đã tìm thấy trong protein động vật. Chỉ có đồng phân­ L tham gia sinh tổng hợp trong protein động vật có vú. Nó có nhiều trong protein  của tóc, móng, chất sừng của da.  Cystein được tách ra từ nước thải sỏi thận – 1810, từ mô sừng – 1899. Sự  biến   đổi của cystine thành cystein được công bố vào năm 1884. Cystine và cysteine có  thể   chuyển   đổi   qua   lại,   cysteine   được   tổng   hợp   trong   cơ   thể   từ   serine   và  methionine. Được tìm thấy trong thức ăn chứa protein cao, bao gồm:     + Động vật: thịt làm xúc xích, lạp xưởng; thịt gà, vịt, lợn; thịt hộp và trong thịt  cóc với số lượng ít. Ü    + Thức ăn chay : ­Từ động vật: trứng, sữa, whey protein, phomat, yogurt.                  ­Từ thực vật:  ớt, c ủ t ỏi, c ủ hành, bông cải xanh, cải bruxen,   yến mạch, mầm lúa mì.  Trong công nghệ: Hiện nay, L­cysteine có thể  được tinh chế  bằng cách thủy  phân tóc ở người, lông. Thủy phân sừng tê giác cho các acid amin là Tyrosin, axit  tiolactic, cysteine.  VD:  Nghiên cứu quy trình công nghệ  bán tổng hợp N­axetyl­L­cystein từ  L­ cystein chiết xuất từ  tóc, phụ  phẩm móng, sừng, lông gia súc làm nguyên liệu   sản xuất thuốc. Định hướng mục tiêu Nội dung nghiên cứu Dự  kiến kết quả  Thời gian Phương thức, phương án tổ chức thực hiện: ­ Nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ  thuỷ phân tóc, móng, sừng, lông gia  súc để sản xuất L­cystein. 
  17. ­Nghiên cứu và triển khai qui trình bán tổng hợp N­axetyl­L­cystein từ L­cystein. ­ Nghiên cứu các điều kiện thuỷ phân các nguồn keratin. ­ Tinh chế  L­cystein thu được đạt tiêu chuẩn kỹ  thuật cho quá trình bán tổng  hợp N­axetyl­L­cystein và đạt tiêu chuẩn dược điển Anh.  ­ Nghiên cứu phản ứng axetyl hoá và khử hoá L­cystein điều kiện PTN và pilot. ­   Nghiên cứu tách và tinh chế N­axetyl­L­cystein từ hỗn hợp phản ứng.  ­ Kiểm nghiệm L­cystein và N­axetyl­L­cystein theo tiêu chuẩn dược điển Anh. ­   Nghiên cứu đánh giá độ ổn định của nguyên liệu  ­ Qui trình công nghệ  thuỷ  phân tóc, móng, sừng, lông gia súc để  sản xuất L­ cystein qui mô 5kg/mẻ.  ­   Qui   trình   công   nghệ   bán   tổng   hợp   N­axetyl­L­cystein   từ   L­cystein   qui   mô  500g /mẻ. ­ 70 kg L­cystein đạt tiêu chuẩn dược điển Anh. ­ 30 kg N­axetyl­L­cystein đạt tiêu chuẩn dược điển Anh  3. Lý tính ­ Tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí.  ­ Cysteine được phân loại là một acid amin háo nước, do khả  năng phản  ứng  của thiol.  ­ Cysteine là một cấu trúc quan trọng cấu thành những protein và enzyme. Là  tiền thân của taurine, hình thành coenzyme A từ  vitamin pantothenic acid và  hình thành tripeptide glutathione. Có khả năng là độc tố và được kích thích ở  đường ruột, huyết thanh.  
  18. ­ Ngược lại, Cysteine tham gia trong suốt quá trình tiêu hóa giống như Cystine ­  chất ổn định đường ruột. Cystein được dùng như  một chất gia tăng độ  nhão  trong bột khi nướng bánh. 4. Hóa tính ­ Phản ứng carboxyl hóa tạo nhóm –COOH ở các acid hữu cơ + Phản ứng mất amin (desamination)                • Phản ứng oxy hóa                • Phản ứng khử                 • Phản ứng thủy phân ­ Phản ứng tạo glucoside xảy ra khi tổng hợp tryptophan ­ Phản ứng methyl hóa (gắn nhóm –CH3)  ­ Phản ứng ether hóa, ester hóa ­ Phản ứng mất nước  ­ Phản ứng tách: khi tổng hợp các chất chỉ được chuyển đổi và tạo ra các hợp  chất trung gian, sau đó được biến đổi để tạo thành chất mới  ­ Phản ứng kết hợp (ngưng tụ, cô đặc)  ­ Phản ứng amin hóa  ­ Phản ứng acetyl hóa tạo acetylCoA  ­ Phản  ứng amylin hóa: cắt bột thành đường Các phản  ứng này được thực  hiện trong các ngành công nghiệp để sản xuất ra các sản phẩm cần thiết.  Ảnh hưởng của nhóm chức sulfhydryl hay thiol: 
  19. ­ Do lưu huỳnh và oxy thuộc về  cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn các   nguyên tố  nên chúng chia sẻ  một số  thuộc tính liên kết hóa học tương tự  nhau.  => Tính chất hóa học của các hợp chất chứa nhóm sulfhydryl là tương tự  như  của các rượu; các thiol tạo ra các thioete, thioaxetal và thioeste, trong đó các   nguyên tử  oxy có nguồn gốc trong rượu  được thay thế  bằng nguyên tử  lưu   huỳnh trong các hợp chất tương tự chứa oxy là ete, axetal và este.  ­ Nguyên tử  lưu huỳnh trong nhóm sulfhydryl có ái lực hạt nhân hơn so với  nguyên tử  oxy trong rượu. Nhóm S­H có tính acid rõ nét (pKa thông thường  khoảng 10­11).  => Trong môi trường base thì các anion thiolat được tạo ra và nó là anion có ái  lực hạt nhân rất mạnh. Nhóm (hoặc anion tương  ứng của nó) dễ bị oxi hóa bởi  các chất oxi hóa như  brom, tạo ra disulfua hữu cơ  R­S­S­R, hoặc bởi các chất  oxi hóa mạnh hơn như natri hypoclorit, tạo ra các axit sulfonic R­SO3H.  ­ Do có sự chênh lệch về độ âm điện nhỏ giữa lưu huỳnh và hydro, liên kết S­ H trên thực tế gần như là liên kết cộng hóa trị không phân cực. Các thiol ít bị  liên kết bởi các liên kết hydro . Chúng có điểm sôi thấp hơn và hòa tan ít hơn  trong nước và các dung môi phân cực khác khi so sánh với rượu có cùng một  gốc. Vai trò nhóm chức sulfhydryl hay thiol: ­ Đóng vai trò quan trọng trong các hệ sinh vật.  ­ Khi các nhóm sulfhydryl của hai phần còn lại của cysteine (trong đơn phân tử  hay trong khối đa phân tử) được đưa lại gần nhau trong quá trình tạo protein,  
  20. phản  ứng oxi hóa có thể  tạo ra một đơn vị  cystine với liên kết disulfua (­S­ S­).  +Các liên kết disulfua, một yếu tố chính trong: • Hình dạng và chức năng của bộ  xương, chuỗi liên kết protein Như  góp phần  vào cấu trúc cấp ba của protein nếu như các cysteine là một phần của cùng một  chuỗi peptit, cấu trúc cấp bốn của các protein nhiều đơn vị bằng cách tạo ra các  liên kết không cộng hóa trị tương đối mạnh giữa các chuỗi peptit khác nhau.  • Sự ổn định cao về cấu trúc protein như chất sừng  ­ Tạo ra các liên kết không cộng hóa trị với chất nền của enzym, góp phần vào  hoạt động xúc tác như papain – enzyme từ nhựa cây đu đủ được dùng để làm  cho thịt mềm.  Chức năng sinh học:  ­ Nhóm thiol là nhóm  ưa nhân và dễ  bị  oxi hóa. Phản  ứng tăng lên khi nhóm  thiol bị ion hóa, và Cysteine còn lại trong protein có giá trị pKa trung tính.  Tiền thân của chất chống oxihóa glutathione  ­ Bởi vì nhóm thiol có khả  năng chịu đựng được phản  ứng oxi hóa­khử  nên  cysteine được cho là chất chống oxihóa của các protein. Điển hình nhất là  tripeptide glutathione. 5. Sinh tổng hợp và ứng dụng ­ Ở   động   vật,   sinh   tổng   hợp   bắt   đầu   từ   aa   Serine.   Sulfur   được   nhận  từMethionine được biến đổi thành homocysteine giữa S­adenosylmethionine   và Cystathionine beta­synthase. Sau đó homocysteine kết hợp với serine hình  thành   thioether   cystathionine   không   đối   xứng.   Enzyme   cystathionine 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2