Bài tiểu luận: Tình hình thực hiện luật nghĩa vụ quân sự tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và giải pháp nâng cao công tác tuyển quân
lượt xem 10
download
Đề tài "Tình hình thực hiện luật nghĩa vụ quân sự tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và giải pháp nâng cao công tác tuyển quân" nghiên cứu nhằm phân tích các quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015; thực tế việc thực hiện NVQS tại tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, một số nguyên nhân hạn chế và đề xuất một số kiến nghị giải pháp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tiểu luận: Tình hình thực hiện luật nghĩa vụ quân sự tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và giải pháp nâng cao công tác tuyển quân
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG TIỂU LUẬN TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ TẠI TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC TUYỂN QUÂN HỌC PHẦN: DEFN1407 - PHÁP LUẬT VỀ QUỐC PHÒNG AN NINH Bà Rịa Vũng Tàu, ngày 10 tháng 04 năm 2023
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG TIỂU LUẬN TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ TẠI TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC TUYỂN QUÂN HỌC PHẦN: DEFN1407 – PHÁP LUẬT VỀ QUỐC PHÒNG AN NINH Họ và tên: Vũ Thị Thùy Anh Mã số sinh viên: 48.079.05037 Lớp học phần: DEFN1407 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Hoàn Hảo Bà Rịa Vũng Tàu, ngày 10 tháng 04 năm 2023
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 4 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................ 4 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................................... 4 3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 4 4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 5 6. Kết cấu của đề tài .......................................................................................................... 5 NỘI DUNG ................................................................................................................................ 6 CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ NĂM 2015............................................................................................................................... 6 1. Độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự (Điều 30 Luật NVQS 2015)........................................... 6 2. Tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự (Điều 31 Luật NVQS 2015) .................................... 6 3. Lịch khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự (Điều 40 Luật NVQS 2015) ......................... 6 4. Thời hạn đi nghĩa vụ quân sự (Điều 21 Luật NVQS 2015) ....................................... 7 5. Công dân được phép hoãn nhập ngũ trong trường hợp nào? (Điều 41 Luật NVQS 2015).................................................................................................................................... 7 6. Công dân thuộc trường hợp nào thì được miễn nghĩa vụ quân sự ? ........................ 8 7. Các hành vi bị cấm theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự ................................ 8 8. Đi nghĩa vụ quân sự được hưởng những quyền lợi gì ? ............................................. 9 9. Các chế tài xử phạt khi vi phạm: ................................................................................. 9 10. Nữ giới có được tham gia nghĩa vụ quân sự không?.............................................. 10 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THANH NIÊN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ............................................................... 11 1. Tình hình thực hiện công tác tuyển quân NVQS năm 2021 .................................... 11 2. Tình hình thực hiện công tác tuyển quân NVQS năm 2022 .................................... 11 3. Tình hình thực hiện công tác tuyển quân NVQS năm 2023 .................................... 13 CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN XẢY RA TÌNH TRẠNG THANH NIÊN NGẠI NHẬP NGŨ VÀ HƯỚNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ ..................................................................... 16 1. Nguyên nhân ................................................................................................................ 16 2. Hướng đề xuất kiến nghị ............................................................................................ 16 3. Liên hệ với bản thân.................................................................................................... 19 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 22 PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 23 3
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong thời bình cũng như thời chiến, việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ cao cả của mỗi công dân, nhất là lực lượng thanh niên. Thực tế cho thấy, trong thời gian được học tập, rèn luyện ở môi trường quân ngũ đã giúp nhiều bạn trẻ ngày càng rắn rỏi, trưởng thành hơn, sẵn sàng đối mặt, vượt qua thử thách trong cuộc sống. Môi trường kỷ luật đặc biệt đó còn tôi luyện cho tuổi trẻ sự tự giác, khuôn phép, ý thức, nề nếp, chỉn chu, biết quan tâm, sẻ chia với mọi người. Mỗi công dân Việt Nam ngay từ khi sinh ra đã mang trong mình nghĩa vụ với đất nước mà đặc biệt là nghĩa vụ quân sự. Đó không chỉ là nghĩa vụ với hiện tại và tương lai trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc mà còn là trách nhiệm bảo vệ thành quả cách mạng của những bậc cha ông đi trước – những người đã ngã xuống vì nền hòa bình, độc lập dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân. Được thừa hưởng thành quả của thế hệ đi trước đã dày công xây dựng, vun đắp, mỗi thanh niên sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự chính là thể hiện nghĩa vụ cao cả và lòng biết ơn sâu sắc với Tổ quốc và dân tộc. Tuy nhiên, một số bạn trẻ hiện nay chưa ý thức được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình, tìm cách để trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Đây là điều đáng buồn, đi ngược lại với quan điểm “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài liên quan đến thực trạng thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự và đưa ra giải pháp góp phần nâng cao nhận thức và điều chỉnh hành vi, thúc đẩy tự giác thực hiện nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc một cách trân trọng và tự hào. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích các quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015; thực tế việc thực hiện NVQS tại tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, một số nguyên nhân hạn chế và đề xuất một số kiến nghị giải pháp. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và tình hình thực hiện NVQS tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. 4
- 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu trên cơ sở phân tích tình hình thực hiện NVQS theo quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và một số văn bản liên quan trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở luật NVQS năm 2015 từ đó sử dụng các phương pháp phân tích các quy định của bộ luật này, qua đó sử dụng phương pháp so sánh, thống kê và đánh giá tình hình thực hiện tại địa phương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dựa trên quan điểm thực tiễn để xem xét nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu và định hướng cho quá trình nghiên cứu. 6. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm: Phần mở đầu; 2 chương; kết luận , tài liệu tham khảo và phụ lục. 5
- NỘI DUNG CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ NĂM 2015 Thực hiện nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vinh dự của công dân khi phục vụ trong Quân đội nhân dân. Nghĩa vụ quân sự bao gồm quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị động viên. Công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ không phân biệt dân tộc, giai cấp, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự. 1. Độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự (Điều 30 Luật NVQS 2015) - Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; - Độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; - Công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. 2. Tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự (Điều 31 Luật NVQS 2015) - Công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây: + Lý lịch rõ ràng; + Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; + Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định; + Có trình độ văn hóa phù hợp; - Đối với tiêu chuẩn chính trị được quy định theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT- BQP-BCA - Đối với tiêu chuẩn sức khoẻ được quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT- BYT-BQP, theo đó, riêng những công dân có sức khỏe loại 3 bị cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị ở các mức độ, bị nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS cũng sẽ không được gọi nhập ngũ; - Đối với trình độ văn hóa: Chỉ gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa từ lớp 8 trở lên. Riêng những địa phương khó đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì được tuyển chọn công dân trình độ lớp 7 theo Thông tư 148/2018/TT-BQP ngày 04/10/2018. 3. Lịch khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự (Điều 40 Luật NVQS 2015) - Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Công dân sẽ nhận được lệnh gọi khám sức khỏe trước 15 ngày. 6
- Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. - Khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm: + Kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự + Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự + Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự + Khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự + Giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự + Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự + Yêu cầu đối với công dân khi đi kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự 4. Thời hạn đi nghĩa vụ quân sự (Điều 21 Luật NVQS 2015) - Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây: + Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; + Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn. - Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ. 5. Công dân được phép hoãn nhập ngũ trong trường hợp nào? (Điều 41 Luật NVQS 2015) Khoản 1 Điều 41 Luật NVQS 2015 về những trường hợp được hoãn nhập ngũ của công dân quy định: a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; 7
- d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. h) Dân quân thường trực. 6. Công dân thuộc trường hợp nào thì được miễn nghĩa vụ quân sự ? Những trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự (Điều 41 Luật NVQS 2015): + Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; + Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; + Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; + Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; + Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. 7. Các hành vi bị cấm theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự - Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự. - Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. - Gian dối trong khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự. Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 8
- 8. Đi nghĩa vụ quân sự được hưởng những quyền lợi gì ? Đây là nội dung được Chính phủ quy định cụ thể tại Nghị định 27/2016/NĐ-CP. Theo đó, công dân đi nghĩa vụ quân sự sẽ được hưởng một số quyền lợi cơ bản như: - Được nghỉ phép 10 ngày nếu phục vụ tại ngũ từ tháng 13 trở đi Nếu phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi, hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ được nghỉ phép 10 ngày (không kể ngày đi và ngày về). Khi nghỉ phép, hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ được thanh toán tiền tàu, xe và phụ cấp đi đường. Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt như gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng nề, bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng, vợ/chồng hoặc con từ trần… thì được nghỉ phép đặc biệt tối đa 05 ngày. - Được hưởng nhiều khoản trợ cấp khi xuất ngũ Khi xuất ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ được trợ cấp một lần, mỗi năm phục vụ trong quân ngũ được trợ cấp 02 tháng lương cơ sở (Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng). Nếu phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng… Đồng thời, hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ còn được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ. - Được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự, sau khi xuất ngũ được tiếp nhận vào học tiếp tại các trường mà trước khi nhập ngũ đang học hoặc có giấy gọi; Nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện thì được hỗ trợ đào tạo nghề; Được tiếp nhận vào làm việc, bố trí việc làm tại nơi trước khi nhập ngũ… 9. Các chế tài xử phạt khi vi phạm: - Về xử phạt hành chính: Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 22/07/2022 sửa đổi, bổ sung Nghị định 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu quy định như sau: “1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng. 2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định. 9
- 3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.” - Biện pháp khắc phục hậu quả như sau: + Buộc bố trí, tạo điều kiện cho công dân thực hiện chế độ đăng ký, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, thực hiện việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, chấp hành lệnh gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật + Buộc tiếp nhận lại công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc đối với hành vi quy định. - Về truy cứu trách nhiệm hình sự: Theo Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, nếu đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn nghĩa vụ quân sự hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 02 năm. Nếu có thêm các tình tiết tăng nặng như: Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; Lôi kéo người khác phạm tội thì mức phạt tối đa lên đến 05 năm tù. 10. Nữ giới có được tham gia nghĩa vụ quân sự không? Khoản 2 Điều 6 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định: Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ. Để được phục vụ tại ngũ, nữ giới phải đáp ứng một số điều kiện nhất định như sau: - Đủ 18 tuổi trở lên; - Có lý lịch rõ ràng; chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; - Có sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc Phòng; không bị cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị, nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS - Có trình độ từ lớp 8 trở lên. 10
- CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THANH NIÊN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 1. Tình hình thực hiện công tác tuyển quân NVQS năm 2021 Năm 2021, tỉnh BR-VT tiễn 1.707 thanh niên ưu tú lên đường nhập ngũ. Trong đó, 1.451 thanh niên nhập ngũ vào các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và 256 thanh niên tham gia các đơn vị thuộc Bộ Công an - TP. Vũng Tàu có 317 công dân nhập ngũ trong các đơn vị quân đội và tham gia NVCA. Chiến sĩ mới về nhận nhiệm vụ tại các đơn vị: Trường Sĩ quan Lục quân 2; Vùng 2 Hải quân; Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh và Tiểu đoàn Vệ binh 180 - Quân khu 7. - TP. Bà Rịa có 180 thanh niên nhập ngũ tại các đơn vị quân đội và tham gia NVCA. Chiến sĩ mới về nhận nhiệm vụ tại các đơn vị: Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh; Sư đoàn Bộ binh 5; Tiểu đoàn Vệ binh 180; Bộ CHQS tỉnh và Công an tỉnh. - Tại huyện Long Điền, năm nay có 193 thanh niên của huyện nhập ngũ và tham gia nghĩa vụ công an tại các đơn vị: Lữ đoàn 101 - Vùng 4 Hải quân, Tiểu đoàn Vệ binh 180, Bộ CHQS tỉnh, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và Công an tỉnh. - Huyện Châu Đức có 259 thanh niên thực hiện NVQS và tham gia NVCA. Trong đó, 225 chiến sĩ mới giao cho 4 đơn vị: Bộ CHQS tỉnh, Sư đoàn Bộ binh 302, Trường Sĩ quan Lục quân 2, Tiểu đoàn Vệ binh 180; 34 thanh niên giao cho Công an tỉnh. - TX. Phú Mỹ có 291 thanh niên nhập ngũ và tham gia NVCA. Trong đó, 258 thanh niên giao cho các đơn vị Bộ Quốc phòng; 33 thanh niên giao cho các đơn vị Bộ Công an. - Huyện Xuyên Mộc 269 thanh niên của huyện đã lên đường nhập ngũ và tham gia nghĩa vụ công an tại các đơn vị: Lữ đoàn Hải quân 101, Trường bắn Quốc gia khu vực 3, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Bộ CHQS tỉnh và Công an tỉnh. - Huyện Đất Đỏ có 169 thanh niên nhập ngũ và tham gia NVCA. Chiến sĩ mới được biên chế về các đơn vị: Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Bộ CHQS tỉnh, Tiểu đoàn Vệ binh 180 và Công an tỉnh. 2. Tình hình thực hiện công tác tuyển quân NVQS năm 2022 Năm 2022, tỉnh BR-VT tiễn 1.729 thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS) và tham gia công an nhân dân. Trong đó, 1.450 thanh niên nhập ngũ vào các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và 279 thanh niên tham gia các đơn vị thuộc Bộ Công an. 11
- - TP. Vũng Tàu có 265 thanh niên nhập ngũ vào các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và 50 công dân tham gia các đơn vị thuộc Bộ Công an. Chiến sĩ mới về nhận nhiệm vụ tại các đơn vị: Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Quân chủng Hải quân, Sư đoàn Bộ binh 5, Tiểu đoàn Vệ binh 180 và Bộ CHQS tỉnh. - TP. Bà Rịa có 189 thanh niên nhập ngũ. Trong đó, 100 thanh niên nhận nhiệm vụ tại Sư đoàn Bộ binh 5; 48 tân binh giao cho Bộ CHQS tỉnh; 2 tân binh giao cho Tiểu đoàn Cảnh vệ; 39 thanh niên giao cho Bộ Công an. - TX. Phú Mỹ có 289 thanh niên đủ điều kiện nhập ngũ. Trong đó, 257 thanh niên giao cho Bộ Quốc phòng; 32 thanh niên giao cho Bộ Công an. Các tân binh được giao về các đơn vị: Sư đoàn Bộ binh 5; Tiểu đoàn Vệ binh 180, Lữ đoàn Phòng không 77, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân, Bộ CHQS tỉnh và Bộ Công an. Theo Hội đồng NVQS TX. Phú Mỹ, toàn thị xã có 62 thanh niên trúng tuyển có trình độ ĐH, CĐ và TCCN. Tất cả tân binh đều phấn khởi, tự hào khi được góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vinh dự được trở thành chiến sĩ trong lực lượng Quân đội và Công an. - Huyện Xuyên Mộc được giao chỉ tiêu 271 thanh niên nhập ngũ và tham gia CAND. Trong đó, 225 thanh niên giao cho các đơn vị Bộ Quốc phòng; 46 thanh niên giao cho các đơn vị Bộ Công an. - Huyện Châu Đức có 275 nam thanh niên tiêu biểu, đủ điều kiện nhập ngũ, trong đó 225 thanh niên giao cho Bộ Quốc phòng và 50 thanh niên giao cho Bộ Công an. - Huyện Long Điền có 198 công dân (165 công dân thực hiện NVQS và 33 công dân tham gia CAND) - Huyện Đất Đỏ có 174 công dân lên đường nhập ngũ, trong đó 148 công dân thực hiện NVQS và 26 công dân tham gia CAND. Các tân binh được giao cho các đơn vị: Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3; Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh; Tiểu đoàn Vệ binh 180; Bộ CHQS tỉnh và Công an tỉnh. - Huyện Côn Đảo có 15 thanh niên thực hiện NVQS. Theo kế hoạch, trưa cùng ngày, 15 tân binh của huyện Côn Đảo sẽ lên tàu về đất liền để bàn giao cho Bộ CHQS tỉnh tổ chức huấn luyện chiến sĩ mới. 12
- 3. Tình hình thực hiện công tác tuyển quân NVQS năm 2023 Năm 2023 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tiễn 1.730 thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia công an nhân dân (CAND). Trong đó 1.452 thanh niên nhập ngũ vào các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và 278 thanh niên tham gia các đơn vị thuộc Bộ Công an. - TP. Vũng Tàu có 310 thanh niên trúng tuyển NVQS, trong đó có 267 thanh niên nhập ngũ vào các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và 43 thanh niên tham gia các đơn vị thuộc Bộ Công an. - TX. Phú Mỹ có 288 thanh niên trúng tuyển NVQS, trong đó có 255 thanh niên nhập ngũ vào các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và 33 thanh niên tham gia các đơn vị thuộc Bộ Công an. Các tân binh được phân về các đơn vị gồm: Vùng 2 Hải quân; Lữ đoàn phòng không 77; Lữ đoàn Thông tin 23 và Bộ CHQS tỉnh. - Huyện Châu Đức được giao chỉ tiêu tuyển chọn, gọi 272 công dân nhập ngũ, trong đó có 225 công dân thực hiện NVQS trong các đơn vị của Bộ Quốc phòng như: Tiểu đoàn Cảnh vệ 180, Lữ đoàn PK77, Sư đoàn BB5, Bộ CHQS tỉnh và 47 công dân tham gia nghĩa vụ CAND ở các đơn vị thuộc Bộ Công an. - Huyện Long Điền được giao tuyển chọn 199 thanh niên nhập ngũ, trong đó, 164 thanh niên nhập ngũ vào các đơn vị của Bộ Quốc phòng (Gồm: Trung tâm huấn luyện Vùng 2 Hải quân, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ CHQS tỉnh, Tiểu đoàn Cảnh vệ 180 Quân khu 7) và 35 thanh niên nhập ngũ vào các đơn vị của Bộ Công an. - Huyện Xuyên Mộc có 270 thanh niên nhập ngũ vào các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Theo đánh giá của Hội đồng NVQS huyện Xuyên Mộc. - Huyện Đất Đỏ có 181 thanh niên trúng tuyển NVQS, trong đó có 151 thanh niên nhập ngũ vào các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng (có 1 nữ công dân) và 30 thanh niên tham gia các đơn vị thuộc Bộ Công an. Chiến sĩ mới về nhận nhiệm vụ tại các đơn vị: Bộ đội Biên phòng tỉnh; Tiểu đoàn vệ binh 180 (Quân khu 7), Trường Quân sự (Quân khu 7); Bộ CHQS tỉnh, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển 3. Theo đánh giá của Hội đồng NVQS huyện Đất Đỏ, nhờ làm tốt công tác chuẩn bị nên 8/8 xã, thị trấn đều giao đủ quân, chất lượng được bảo đảm. Đặc biệt năm nay Huyện Đất Đỏ có sự đóng góp của nữ thanh niên Phan Ngọc Phương Thảo (ấp An Hòa, xã Lộc An) lên đường nhập ngũ. 13
- - Huyện Côn Đảo có 19 thanh niên thực hiện NVQS, trong đó có 15 thanh niên nhập ngũ vào các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và 4 thanh niên tham gia các đơn vị thuộc Bộ Công an. Theo đánh giá của Hội đồng NVQS chất lượng thanh niên trúng tuyển cao hơn những năm trước cả về sức khỏe và trình độ chuyên môn là do: Thứ nhất, nghị định 37/2022/NĐ-CP ngày 06/06/2022 được ban hành phát huy tính nghiêm minh của Pháp luật trong công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng cơ yếu, từ đó mọi công dân nhận thức tốt được vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Thứ hai, nhờ làm tốt công tác chuẩn bị nên các thị trấn và xã trên địa bàn huyện đều giao đủ quân, chất lượng được bảo đảm. Thứ ba, công tác tuyên truyền giáo dục cho thanh niên và nhân dân về truyền thống quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thứ tư, Ban CHQS huyện, xã, thị trấn chủ động tham mưu cho Hội đồng NVQS và UBND cùng cấp trong công tác triển khai và điều hành tổ chức công tác tuyển quân đúng luật NVQS và các Thông tư, Nghị định của Nhà nươc. Tuy nhiên, thực tế số thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ và đủ điều kiện gọi khám sức khỏe; đủ sức khỏe gọi nhập ngũ ngày càng giảm do: Diện miễn hoãn rộng, thanh niên bị bệnh khúc xạ về mắt, xương cơ khớp, nội khoa ngày càng tăng, số thanh niên là sinh viên của các trường đã hết khóa học nhưng vẫn được nhà trường xác nhận còn nợ môn chưa tốt nghiệp và số thanh niên sau khi học xong được các công ty nhận vào làm việc, cử đi du học, công tác ở nước ngoài, đi xuất khẩu lao động, gia đình khó khăn… xin tạm hoãn cho nên công tác xét duyệt và điều động thanh niên đi khám và phát lệnh gọi nhập ngũ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó một số thanh niên nhận thức chưa đúng đắn, chưa hiểu rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình; không muốn nhập ngũ vì sợ khổ, sợ vất vả. Thậm chí, còn có những cá nhân cố tình tìm cách trốn tránh nghĩa vụ quân sự; hoặc đủ tiêu chuẩn sức khỏe nhưng đa số xăm hình dẫn đến công tác giao quân cho các đơn vị Bộ Quốc Phòng gặp khó khăn. Đây là những hiện tượng đáng buồn, cần bị lên án, phê phán. Bởi thực hiện nghĩa vụ quân sự vừa là trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng, trách nhiệm 14
- của công dân đối với đất nước; vừa là vinh dự của mỗi người khi được đóng góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. 15
- CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN XẢY RA TÌNH TRẠNG THANH NIÊN NGẠI NHẬP NGŨ VÀ HƯỚNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 1. Nguyên nhân - Tâm lý ngại làm quen, sinh sống trong mỗi trường quân ngũ vì cho rằng đó là một môi trường khắc nghiệt, bản thân sợ không thể thích nghi. - Tâm lý sợ tình trạng “Ma cũ bắt nạt ma mới” tức tân binh mới nhập ngũ sẽ bị lĩnh cũ bắt nạt, dạy dỗ thậm chí đánh đập. - Thời gian tham gia quân ngũ là 2 năm, một số người sợ rằng sau khi xuất ngũ thì sẽ không thể tiếp tục lại được công việc, học tập do một thời gian dài sẽ quên đi kiến thức và thậm chí mất đi cơ hội việc làm cho bản thân. - Do một phần được gia đình che chở nên có tâm lý sợ “chịu khổ” khi bước vào môi trường quân ngũ kỷ luật trong 02 năm. - Sự tác động của các mặt tiêu cực xã hội cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều thanh niên không còn khát khao cống hiến cho Tổ quốc thay vào đó là tư tưởng thực dụng, lựa chọn những cái có lợi cho bản thân mình. 2. Hướng đề xuất kiến nghị 2.1. Tích cực tuyên truyền rộng rãi về chính sách, quyền lợi khi tham gia nghĩa vụ quân sự − Tham gia môi trường quân ngũ không những rèn luyện ý chí, kỷ luật mà còn có một thể lực khỏe mạnh nhờ việc tập thể dục thể thao. − Từ môi trường kỷ luật, bạn sẽ sống trong nề nếp có nguyên tắc. Điều này làm giảm bớt một phần tính cách xuề xòa, không gọn gàng hiện tại của bản thân. − Trong quá trình tham gia quân ngũ, tư duy và cách suy nghĩ của bạn chắc chắn sẽ thay đổi theo hướng tích cực và trưởng thành hơn, từ đó bạn sẽ chọn cho mình một lối đi riêng, một kế hoạch sau khi xuất ngũ. − Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ. − Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ. 16
- − Đối với những người chưa có công việc ổn định thì sau khi xuất ngũ sẽ được tạo điều kiện học nghề, tìm kiếm việc làm… Điều này cũng làm giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong xã hội. − Được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ. 2.2. Đấu tranh với các hành vi xuyên tạc việc thực hiện luật nghĩa vụ quân sự của công dân Thực hiện Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, hằng năm có hàng vạn thanh niên trên cả nước hăng hái xung phong lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự trong không khí vui tươi, phấn khởi, tự hào. Tuy nhiên, cũng vào dịp này, trên không gian mạng xuất hiện nhiều luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, phản động và những kẻ cơ hội chính trị xuyên tạc về ngày Hội tòng quân và trách nhiệm của thanh niên. Chúng đăng tải các cảnh bạo lực trong quân đội nước ngoài với lời bình xuyên tạc là ở Việt Nam; nguy hiểm hơn, có những hình ảnh, video được cắt ghép, dàn dựng để bóp méo sự thật, xuyên tạc về đạo đức, tác phong và hoạt động của cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội,... nhằm kích động một số người nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết chia sẻ, lan tỏa trên mạng xã hội, làm nóng vấn đề. Mục đích của họ là bôi nhọ hình ảnh tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, bản chất, truyền thống, uy tín của Quân đội, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Quân đội. Từ đó, khiến cho thanh niên nhập ngũ “tự diễn biến”, buông lỏng về trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân với Tổ quốc; làm cho nhân dân hoang mang, thiếu niềm tin, không muốn cho con em mình thực hiện nghĩa vụ quân sự. Sâu xa hơn, đó còn là mưu đồ hòng gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội khi các đối tượng phản động kích động người dân biểu tình, chống phá, kích động các quân nhân đào ngũ, bỏ ngũ. Song, dù các thế lực cố tình bôi đen thế nào cũng không thể phủ nhận bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam; cũng như ý thức, trách nhiệm cao của thế hệ trẻ đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, luôn coi thực hiện nghĩa vụ quân sự là thiêng liêng; Quân đội vẫn mãi là trường học lớn, môi trường tốt để thanh niên học tập, rèn luyện. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, tạo sức mạnh tổng hợp trực tiếp nâng cao nhận thức, định hướng tư tưởng để thanh niên trong độ tuổi sẵn sàng 17
- thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. 2.3 Kiến nghị bổ sung hoàn thiện pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định liên quan đến nghĩa quân sự Thứ nhất, theo quy định của Điều 332 BLHS năm 2015 không đồng nhất với quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Cụ thể, Điều 332 BLHS năm 2015 quy định về các hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự bao gồm 3 hành vi: Không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện. Trong khi đó khoản 8 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định: “Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu”. Từ việc đối chiếu hai quy định trên, nhận thấy BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 đã không quy định hành vi “không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự”, hành vi không chấp hành lệnh gọi tập trung “diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu”, nên khi cá nhân vi phạm các hành vi trên sẽ không có cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó kiến nghị sửa đổi quy định của Điều 332 BLHS năm 2015 theo hướng: “Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”. Thứ hai, quy định về xử phạt vi phạm hành chính làm cơ sở cấu thành tội phạm được quy định tại Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu (gọi tắt là Nghị định số 120/2013/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 34/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; 18
- trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (gọi tắt là Nghị định số 34/2022/NĐ-CP). Mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng nội dung chủ yếu của văn bản quy phạm trên vẫn liên quan đến các văn bản như: Luật Quốc phòng năm 2005; Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1990, 1994 và 2005; Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân năm 2008; Luật Dân quân tự vệ năm 2009; Pháp lệnh Về lực lượng dự bị động viên năm 1996;... Hiện nay các văn bản trên đều đã hết hiệu lực và được thay thế bằng các luật mới. Do đó, kiến nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 120/2013/NĐ-CP và Nghị định số 34/2022/NĐ-CP để phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và phù hợp với thực tiễn hiện nay 3. Liên hệ với bản thân. Ngoài trách nhiệm của một công dân với cương vị giáo viên bộ môn giáo dục QPAN, tôi nhận thấy bẩn thân mình cần thực hiện một số công việc sau: Thứ nhất, luôn tham gia các hoạt động chuyên môn của nhà trường cũng như của Ngành. Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Chủ động tham gia các hoạt động một cách tích cực, lạc quan, không đợi nhắc tới mới hành động. Luôn đề cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, đảm bảo khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách triệt để. Biết định hướng, đặt mục tiêu phấn đấu cho bản thân, không để bản thân rơi vào bị động trong bất kì công việc nào. Thứ hai, tự trau dồi cho bản thân mình kiến thức bộ môn thật vững vàng, trình độ chuyên môn tốt. Giảng dạy đúng nội dung chương trình giáo dục quốc phòng an ninh cho đối tượng học sinh, đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Truyền đạt đúng nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh cho từng đối tượng. Thứ ba, giáo dục cho học sinh lòng yêu nước thông qua giáo dục từ bộ môn, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề với các bác trong Hội Cựu chiến binh để học sinh có thể giao lưu và tìm hiểu về cuộc sống và phong cách chú bộ đội cụ Hồ. Qua đó học sinh nhận ra rằng Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng, cao quý nhất, lên đường làm nghĩa vụ quân sự không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm mà cao hơn cả đó còn là niềm tự hào của mỗi thanh niên Việt Nam để góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, giữ gìn bản sắc, truyền thống dân tộc, tự tin hội 19
- nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" Thứ tư, tuyên truyền Luật nghĩa vụ quân sự cho học sinh, người thân; con em trong gia đình, để mọi người xung quanh hiểu đúng, rõ. Từ đó nâng cao ý thức và lòng yêu nước của người dân, động viên, khuyến khích thanh niên trong thôn,ấp tham gia thực hiện việc khám nghĩa vụ quân sự; cũng như thực hiện nghĩa vụ quân sự khi được gọi. Thực hiện nghĩa vụ quân sự không chỉ là trách nhiệm của công dân mà còn là vinh dự niềm tự hào của bản thân và gia đình. Thứ năm, luôn nâng cao ý thức trách nhiệm khi thấy các biểu hiện xuyên tạc các chính sách Pháp luật của Nhà nước cũng như Luật nghĩa vụ Quân sự; Phối hợp với Đoàn thanh niên, Đoàn trường cơ sở cùng ủng hộ vật chất cũng như tinh thần cho các buổi hội trại Thanh niên lên đường nhập ngũ./. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tiểu luận "Ô nhiễm sông Tô Lịch"
19 p | 3275 | 577
-
Bài tiểu luận môn kinh tế vĩ mô
15 p | 1846 | 305
-
Tiểu luận: "phát triển sản phẩm thực phẩm đa chức năng NUTRILITE của tập đoàn AMWAY "
18 p | 831 | 248
-
Tiểu luận Kinh tế vĩ mô: Chính sách tài khóa và tình hình thực hiện chính sách tài khóa ở Việt Nam hiện nay
24 p | 604 | 118
-
Bài tiểu luận về quản trị doanh nghiệp
13 p | 855 | 95
-
Bài tiểu luận: Án lệ lý luận và thực tiễn
35 p | 776 | 53
-
Bài thảo luận: Tình hình suy thoái kinh tế của Việt Nam và các giải pháp
36 p | 304 | 52
-
Bài tiểu luận: Mô hình tri thức COKB cho bài toán mạch điện một chiều
36 p | 265 | 49
-
Bài tiểu luận: Một số vấn đề về các trung tâm dịch vụ hành chính công
19 p | 321 | 42
-
Tiểu luận: Tình hình và xu hướng phát triển FDI trên thế giới
36 p | 310 | 33
-
Bài tiểu luận: Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuất gạch không nung ép tại Công ty Cổ phần Đầu tư Nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt
65 p | 63 | 33
-
Tiểu luận: Tình hình chế biến và tiêu thụ điều của Việt Nam
42 p | 224 | 31
-
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động: Thực trạng và giải pháp về quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh
56 p | 176 | 23
-
Tiểu luận Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Triết lý và chiến lược kinh doanh của Starbucks®
27 p | 149 | 17
-
Bài tiểu luận: Xuất khẩu gián tiếp
28 p | 215 | 14
-
Bài tiểu luận kết thúc học phần: Phân tích hoạt động kinh doanh
34 p | 90 | 14
-
Tiểu luận cao họckhoa Quản trị kinh doanh: Bố trí nguồn nhân lực
30 p | 69 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn