intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tiểu luận: Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuất gạch không nung ép tại Công ty Cổ phần Đầu tư Nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:65

61
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tiểu luận "Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuất gạch không nung ép tại Công ty Cổ phần Đầu tư Nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt" nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách Marketing Mix và những vấn đề liên quan. Nghiên cứu tổng quan về tình hình chung của nhà máy sản xuất gạch không nung ép rung để từ đó nhận định hình hình phát triển chung của công ty trong tương lai. Đánh giá thực trạng hoạt động Marketing Mix của nhà máy sản xuất gạch không nung ép rung tại Công ty Cổ phần Đầu tư Nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tiểu luận: Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuất gạch không nung ép tại Công ty Cổ phần Đầu tư Nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt

  1. lOMoARcPSD|16991370 FCJ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH --------------🙖🙖✰🙖🙖------------- Đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác Marketing Mix của nhà máy gạch sản xuất gạch không nung ép rung tại công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt” GVHD : Th.S Phạm Thị Quỳnh Lệ SVTH : Nguyễn Thảo Nhi Lớp : K24QTH3 MSSV : 24202100513 Đà Nẵng, tháng 3 năm 2022 Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  2. lOMoARcPSD|16991370 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài là “Giải pháp hoàn thiện công tác marketing-mix của nhà máy sản xuất gạch không nung ép tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Nông Nghiệp Sài Gòn Thành Đạt”, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực không ngừng của bản thân, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các cá nhân và công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Trước hết em xin gửi lời đến Quý Thầy, Cô khoa Quản trị Kinh doanh Đại học Duy Tân đã tận tình chỉ dạy và trang bị cho em những kiến thức cần thiết trong suốt quá trình học tập, đây chính là những hành trang vững chắc cho sự nghiệp trong tương lai của em. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giảng viên hướng dẫn Th.s Phạm Thị Quỳnh Lệ đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo em tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài liệu, giải quyết vấn đề để có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình tốt nhất. Không thể không nhắc đến sự chỉ đạo của ban lãnh đạo của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Nông Nghiệp Sài Gòn Thành Đạt đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp cho em những số liệu cần thiết để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Em xin chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và ngày càng có nhiều thành công trong sự nghiệp. Kính chúc ban lãnh đạo và các anh chị trong Công ty Cổ Phần Đầu Tư Nông Nghiệp Sài Gòn Thành Đạt có nhiều sức khỏe và thành công trong công việc, cuộc sống. Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các Thầy, Cô để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  3. lOMoARcPSD|16991370 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Giải pháp hoàn thiện công tác Marketing Mix của nhà máy gạch sản xuất gạch không nung ép rung tại công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt” được tiến hành công khai, minh bạch dựa trên tâm huyết, sức lực của bản thân và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên Phạm Thị Quỳnh Lệ. Đề tài là một sản phẩm mà em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường cũng như thực tập tại công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt. Các số liệu và tài liệu sử dụng trong bài hoàn toàn trung thực và không sao chép kết quả của bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Nếu phát hiện có bất kỳ sự sao chép nào, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước bộ môn, khoa và nhà trường. Đà Nẵng, ngày tháng năm Sinh viên thực hiện Nguyễn Thảo Nhi Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  4. lOMoARcPSD|16991370 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, xã hội loài người không ngừng có những bước đột phá mạnh mẽ về nhiều mặt (kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ...). Ngoài ra, chúng ta không thể nào phủ nhận được sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông. Có thể nói truyền thông ngày càng có vai trò lớn mạnh trong xã hội, ảnh hưởng đến nhiều mặt tới đời sống của con người, từ đó đã kéo theo hàng loạt sự ra đời của các công ty về truyền thông và sự kiện, tạo nên áp lực cạnh tranh rất lớn. Trong những năm gần đây việc mở cửa gia nhập WTO, hội nhập với nền kinh tế thế giới đã và đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội thị trường mới. Tuy nhiên ngoài việc mở ra cho các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam những cơ hội, đó cũng sẽ là những thách thức không nhỏ từ sự cạnh tranh, đối phó không chỉ những doanh nghiệp trong nước còn của các doanh nghiệp nước ngoài. Có thể kể đến trong lĩnh vực kinh doanh và truyền thông, với sự góp mặt của nhiều thương hiệu nước ngoài nổi tiếng như JWT và Ogilvy & Mather Worldwide Omnicom. Vì vậy đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam muốn thành công, phát triển trên thị trường thì Marketing-mix luôn là chiến lược hàng đầu đúng đắn và có vai trò vô cùng quan trọng. Đa số các công ty đều sử dụng để thu hút khách hàng, cái quan trọng là đưa ra Marketing-mix như thế nào để chiếm ưu thế trên thị trường, và phải có sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp đó muốn định vị được vị thế cạnh tranh của mình, phân khúc đối tượng khách hàng, cũng như muốn đưa hình ảnh công ty đến với khách hàng thì cần phải dựa vào Marketing-mix. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên sau thời gian thực tập, nghiên cứu và trực tiếp tham gia vào các hoạt động tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Nông Nghiệp Sài Gòn Thành Đạt, em đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác marketing- mix của nhà máy sản xuất gạch không nung ép tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Nông Nghiệp Sài Gòn Thành Đạt” cho chuyên đề tốt nghiệp của bản thân Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  5. lOMoARcPSD|16991370 2. Đối tượng , phạm vi và thời gian nghiên cứu ❖ Đối tượng nghiên cứu Nhà máy gạch sản xuất gạch không nung ép rung của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư nông Nghiệp Sài Gòn Thành Đạt ❖ Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi không gian: Khu vực Đà Nẵng + Phạm vi thời gian: Số liệu được công ty cung cấp trong 03 năm 2019 đến 2021. ❖ Thời gian nghiên cứu Từ năm 2019 đến năm 2021. 3. Mục tiêu nghiên cứu ● Đề tài hướng đến một số mục tiêu nghiên cứu như sau: Nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách Marketing Mix và những vấn đề liên quan. Nghiên cứu tổng quan về tình hình chung của nhà máy sản xuất gạch không nung ép rung để từ đó nhận định hình hình phát triển chung của công ty trong tương lai. Đánh giá thực trạng hoạt động Marketing Mix của nhà máy sản xuất gạch không nung ép rung tại công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing-mix cho sản phẩm gạch không nung ép rung của công ty trong thời gian tới, giúp công ty đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng để xây dựng thương hiệu của công ty vững mạnh trên thị trường trong nước và vươn tầm tầm quốc tế trong tương lai. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tại bàn : Nghiên cứu khai thác các thông tin các trang mạng uy tín , mang tính chuyên sâu có các bài phân tích đánh giá có liên quan đến thực trạng marketing của công ty : như trang Website của công ty để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. bên cạnh đó cũng nghiên cứu các thông tin từ tài liệu có sẵn được lưu trữ bằng bàn giấy tại các phòng ban tại công ty Phương pháp thu thập thông tin và phương pháp phân tích và tổng hợp. Thông tin thu thập được thông qua thực tập trực tiếp tại công ty , … phương pháp sử dụng thông tin này kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp thông tin, từ đó đưa ra những nhận định về tình hình cho vay 5. Bố cục đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách marketing-mix Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  6. lOMoARcPSD|16991370 Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing Mix của nhà máy sản xuất gạch không nung ép rung tại công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách Marketing Mix cho sản phẩm gạch không nung ép rung tại công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  7. lOMoARcPSD|16991370 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH MARKETING MIX 1.1 Tổng quan về Marketing 1.1.1 Khái niệm cơ bản về Marketing Định nghĩa Marketing theo quan điểm truyền thống: “Marketing là toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng chuyển vận một cách tối ưu các loại hàng hóa hoặc dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích lợi nhuận” Định nghĩa Marketing theo quan điểm hiện đại: Theo Philip Kotler: “Marketing là hoạt động của con người hướng đến việc thỏa mãn nhu cầu và ước muốn thông qua các tiến trình trao đổi” Theo viện nghiên cứu Marketing của Anh (British Institute Of Marketing): “Marketing là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra nhu cầu và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng đến việc đưa những hàng hóa đó đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến.” Theo hiệp hội Marketing Mỹ, phân phối hàng hóa, dịch vụ và tư tưởng hành động để tạo ra sự trao đổi nhằm thỏa mãn các mục tiêu đã định nghĩa: “Marketing là quá trình kế hoạch hóa và thực hiện các quyết định về sản phẩm, định giá, xúc tiến cá nhân và tổ chức”. Từ những định nghĩa trên có thể nhận thấy rằng: Marketing là toàn bộ những hoạt động của một doanh nghiệp nhằm xác định những nhu cầu chưa được thỏa mãn của khách hàng, những thị hiếu và đòi hỏi của họ. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm và dịch vụ phù hợp, nhằm đáp ứng, thỏa mãn những nhu cầu và đòi hỏi đó để hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. 1.1.2 Vai trò , chức năng và đặc điểm của Marketing 1.1.2.1 Vai trò của marketing Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh, một cơ thể sống của đời sống kinh tế. Cơ thể đó cần có sự trao đổi chất với môi trường bên ngoài- thị trường. Quá trình trao đổi chất đó càng diễn ra thường xuyên, liên tục với quy mô càng lớn thì sức sống và sự trường tồn của cơ thể đó càng mãnh liệt. Ngược lại, sự Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  8. lOMoARcPSD|16991370 trao đổi đó diễn ra yếu ớt thì cơ thể sẽ ốm yếu. Sự trao đổi của doanh nghiệp với môi trường bên ngoài chính là sự trao đổi hàng hoá. Trong kinh doanh hiện đại, Marketing đóng vai trò quan trọng, thể hiện trên một số khía cạnh: 🙖 Đối với doanh nghiệp: Marketing góp phần hướng dẫn, chỉ đạo phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhờ đó mà các quyết định đề ra trong sản xuất kinh doanh có cơ sở khoa học Marketing giúp doanh nghiệp nhận biết được cần sản xuất cái gì? bao nhiêu? bán ở đâu và bán bao nhiêu để thu được lợi nhuận Marketing giúp doanh nghiệp nhận được thông tin phản hồi từ khách hàng để kịp thời bổ sung, cải tiến, nâng cao đặc tính sử dụng để thoả mãn nhu cầu khách hàng Marketing ảnh hưởng lớn đến tiết kiệm chi phí, doanh số bán và lợi nhuận của doanh nghiệp 🙖 Đối với người tiêu dùng: Marketing là hoạt động để phát hiện và thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng do đó người tiêu dùng được đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi về hàng hoá và dịch vụ một cách tốt nhất 🙖 Đối với xã hội: Hoạt động nghiên cứu nhu cầu thị trường, đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế mang tính hiện thực và khả thi Hoạt động Marketing được triển khai rộng rãi ở nhiều doanh nghiệp làm cho của cải xã hội tăng lên với chất lượng tốt hơn, sản phẩm đa dạng phong phú, giá thành hạ sẽ kiềm chế được lạm phát, bình ổn giá cả trong và ngoài nước Hoạt động Marketing thúc đẩy doanh nghiệp cạnh tranh để thu hút khách hàng. Đó cũng là động lực để xã hội phát triển Marketing giúp tăng lượng hàng hoá và dịch vụ tiêu thụ từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo thêm công ăn việc làm, đời sống được nâng cao. Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  9. lOMoARcPSD|16991370 1.1.2.2 Chức năng của marketing ● Chức năng nghiên cứu thị trường, phân tích các tiềm năng và nhu cầu tiêu dùng để thoả mãn chúng ở mức độ cao nhất. Thị trường rất phức tạp, gồm nhiều loại khách hàng, với nhu cầu tiêu dùng đa dạng phong phú. Có nhu cầu đã xuất hiện, nhu cầu đang tiềm ẩn, có nhu cầu đang tàn lụi. Do đó, nhiệm vụ của Marketing phải phát hiện được nhu cầu và tìm ra các biện pháp thích hợp để khai thác, định hướng phát triển thị trường, thoả mãn nhu cầu thị trường ở mức độ cao nhất. ● Chức năng thích ứng sản phẩm, từ đó tăng cường khả năng thích ứng của doanh nghiệp, tạo thế chủ động cho doanh nghiệp trong điều kiện thị trường thường xuyên biến động, tăng cường hiệu quả kinh ● Chức năng tổ chức và hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm: Để đưa sản phẩm hàng hoá đến tay người tiêu dùng cuối cùng thì doanh nghiệp phải thông qua các hoạt động phân phối. Nó không chỉ đưa sản phẩm hàng hoá đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất mà còn tiết kiệm được chi phí một cách thấp nhất. ● Chức năng tiêu thụ hàng hoá: Trong kinh doanh hàng hoá sản xuất ra được tiêu thụ nhanh chóng sẽ trực tiếp kích thích sản xuất phát triển, đẩy nhanh vòng quay của vốn và chống lại rủi ro. Muốn đẩy nhanh quá trình tiêu thụ, ngoài việc thực hiện tốt chính sách sản phẩm và chính sách phân phối hàng hoá, các doanh nghiệp cần chú ý tới chính sách định giá và các phương pháp thúc đẩy tiêu thụ cùng nghệ thuật bán hàng. 1.1.2.3 Đặc điểm của Marketing - Nhu cầu cơ bản (Needs): Điểm xuất phát của tư duy chiến lược Marketing là những nhu cầu và mong muốn của con người. - Mong muốn (Wants): Khi xã hội phát triển thì sự quan tâm và mong muốn của con người càng tăng lên. Các nhà sản xuất phải đưa ra chiến lược phù hợp để kích thích ham muốn mua hàng và thiết lập mối liên hệ thích ứng giữa những sản phẩm với nhu cầu cấp thiết của con người. - Nhu cầu (Demands): Là những mong muốn kèm thêm điều kiện có khả năng thanh toán. Sản phẩm càng thỏa mãn mong muốn và nhu cầu của khách hàng mục tiêu bao nhiêu thì người làm Marketing càng thành công bấy nhiêu. Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  10. lOMoARcPSD|16991370 - Sản phẩm (Product): Là bất cứ những gì có thể đưa ra thị trường, gây sự chú ý, được tiếp nhận, được tiêu thụ hay sử dụng để thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn của con người. - Lợi ích (Benefit): Là toàn bộ những lợi ích (lợi ích sản phẩm, lợi ích từ các dịch vụ kèm theo, thái độ người phục vụ, uy tín của doanh nghiệp,…) mà khách hàng mong đợi ở mỗi sản phẩm hay dịch vụ nhất định. - Chi phí (Cost): Toàn bộ các chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để có được sản phẩm bao gồm các chi phí thời gian, sức lực và tinh thần để tìm kiếm và chọn mua sản phẩm. - Sự thỏa mãn của khách hàng (Customers’ satisfaction): Là trạng thái cảm nhận của một người qua việc tiêu dùng sản phẩm về mức độ lợi ích mà một sản phẩm thực tế đem lại so với những gì mà người đó kỳ vọng. - Trao đổi (Exchange): Hoạt động Marketing diễn ra khi người ta quyết định thỏa mãn các mong muốn của mình thông qua việc trao đổi. - Giao dịch (Transaction): Khi hai bên cam kết trao đổi thành công thì ta gọi đó là giao dịch hay giao dịch kinh doanh. Giao dịch chính là đơn vị cơ bản của trao đổi. Một giao dịch kinh doanh là một vụ buôn bán các giá trị giữa hai bên. 1.1.3 Tầm quan trọng của marketing Marketing là cầu nối trung gian giữa thị trường khách hàng và doanh nghiệp, đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp hướng đến đúng thị trường mục tiêu đặt ra. Một số lợi ích mà marketing mang lại cho doanh nghiệp có thể kể đến như sau: Giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng của mình: Thông qua các hoạt động marketing doanh nghiệp sẽ hiểu rõ và xác định được khách hàng của doanh nghiệp là ai, những đặc điểm của khách hàng mục tiêu và khám phá ra được những nhu cầu, mong muốn của khách hàng đối với doanh nghiệp. Hiểu rõ môi trường kinh doanh: Thực hiện các hoạt động nghiên cứu marketing doanh nghiệp có thể hiểu được môi trường kinh doanh của doanh nghiệp và xác định được môi trường đó có tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đối với doanh nghiệp Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh: các hoạt động nghiên cứu marketing cũng giúp bạn nhận rõ đâu là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, những điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó doanh nghiệp của bạn sẽ đưa ra được những phương hướng hoạt động hiệu quả nhất tạo nên lợi thế cạnh tranh cao. Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  11. lOMoARcPSD|16991370 Giúp doanh nghiệp xác định được những chiến lược marketing hỗn hợp: sản phẩm - giá - phân phối - xúc tiến để tạo bước đà tốt nhất giúp những doanh nghiệp mới xâm nhập thị trường và những doanh nghiệp đã và đang hoạt động trên thị trường có những điều chỉnh thích hợp tạo nên lợi thế cạnh tranh. Marketing là một hoạt động then chốt quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên nếu doanh nghiệp của bạn không biết làm Marketing hay bạn đã tốn quá nhiều chi phí Marketing nhưng không hề mang lại hiệu quả, chính vì thế doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược Marketing cùng các những hoạt động Marketing mang lại những hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Tạo dựng thương hiệu chuyên nghiệp: Hoạt động Marketing đóng vai trò quan trọng nhằm mục đích đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng và giúp khách hàng nhận biết rõ ràng hơn. Qúa trình xây dựng và lan tỏa thương hiệu cần thực hiện thường xuyên, xuyên suốt và có sự hỗ trợ của các hoạt động Marketing. Nâng cao doanh số bán hàng: Mọi chiến lược kinh doanh đều hướng tới mục đích cuối cùng là nâng cao lợi nhuận. Muốn làm điều điều đó, các hoạt động Marketing phải được triển khai hiệu quả, đúng hướng để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của bạn nhiều hơn. 1.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.1 Môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố, các lực lượng xã hội rộng lớn, có tác động đến toàn bộ môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể kiểm soát, thay đổi được các yếu tố của môi trường vĩ mô, nhưng chúng có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động của một tổ chức . Các yếu tố trong môi trường vĩ mô mang lại những cơ hội mới cũng như các thách thức đối với các doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp không thể thay đổi được môi trường vĩ mô, do vậy phải tìm cách thích ứng với nó thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố : môi trường kinh tế, môi trường văn hóa- xã hội, môi trường chính trị – pháp luật, môi trường kỹ thuật- công nghệ và môi trường tự nhiên 1.2.1.1 Môi trường kinh tế Các yếu tố chủ yếu trong môi trường kinh tế là hoạt động của nền kinh tế và mức độ tin tưởng của người tiêu dùng. Đây là hai bộ phận có liên hệ chặt chẽ với nhau nhưng Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  12. lOMoARcPSD|16991370 không giống nhau. Hoạt động của nền kinh tế là những gì thực tế đang diễn ra, còn mức tin tưởng của người tiêu dùng như thế nào về điều đang diễn ra. Hoạt động của nền kinh tế được đánh giá bằng hệ thống các chỉ tiêu, trong đó quan trọng nhất là các chỉ tiêu: giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GNP và GDP); mức thu nhập bình quân đầu người; tỷ lệ thất nghiệp; lượng hàng hoá bán ra hàng tháng của các nhóm sản phẩm chủ yếu; tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản; chỉ số tăng sản xuất của sản phẩm. Mức độ tin cậy của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu sau: ● Sự biến động của chỉ số giả cả hàng hoá, tỷ lệ lạm phát. Khi người tiêu dùng thấy rằng giá cả đang tăng nhanh hơn thu nhập của họ, thì họ quan tâm nhiều hơn tới việc duy trì sức mua hiện tại của họ. ● Các thông tin kinh tế được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. ● Các sự kiện khác về đời sống kinh tế - xã hội diễn ra ở trong nước và trên thế giới cũng có thể ảnh hưởng tới mức độ tin tưởng của người tiêu dùng. Nếu như hoạt động của nền kinh tế là tốt và mức độ tin cậy của người tiêu dùng tăng, người làm Marketing có thể dự đoán rằng tổng lượng bán nói chung là tăng và những kiểu sản phẩm mà người tiêu dùng mua sẽ gắn liền với sự phát triển của ngành đó. 1.2.1.2 Môi trường văn hóa – xã hội Văn hoá được hiểu là một hệ thống giá trị, quan niệm, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi của một nhóm người cụ thể. Văn hoá theo nghĩa này là một hệ thống những giá trị được cả tập thể giữ gìn. Văn hoá được hình thành trong những điều kiện nhất định về vật chất, môi trường tự nhiên, các điều kiện sống, kinh nghiệm, lịch sử của cộng đồng và có sự tác động qua lại với các nền văn hoá khác. Các giá trị văn hoá – xã hội được hiểu là các ý tưởng được coi trọng hoặc các mục tiêu mà mọi người mong muốn hướng tới. Các giá trị văn hoá – xã hội có sự khác nhau giữa nhóm người này với nhóm khác, giữa dân tộc này với dân tộc khác. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế các nước và sự giao lưu các nền văn hoá có thể dẫn những thay đổi ít nhiều các giá trị văn hoá – xã hội có ảnh hưởng tới Marketing. Những thay đổi đó là: ● Thay đổi từ sự thoả mãn trong tương lai với sự thoả mãn tức thì. Trước đây có sự khác biệt rất lớn trong phong cách sống của người dân ở miền Bắc và miền Nam. Hiện nay ở miền Bắc đặc biệt thanh niên, đã chú ý hơn tới sự thoả mãn tức thì, biểu hiện ở ở sự phát triển hình thức bán hàng trả góp “mua bây giờ và trả sau này”. Có rất nhiều người, nhiều gia đình ở thành phố hướng tới các loại thực phẩm ăn nhanh hoặc đã qua sơ chế có thể nấu nướng nhanh chóng. Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  13. lOMoARcPSD|16991370 ● Thay đổi trong sự bình đẳng nam nữ, bình đẳng vợ chồng trong gia đình. Việc phụ nữ tham gia nhiều hơn vào hoạt động lao động tạo ra thu nhập cho gia đình và các hoạt động xã hội khác đã tác động mạnh mẽ tới thị trường sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm ăn liền, thực phẩm đã chuẩn bị sẵn, cơm hộp ăn trưa tại cơ quan… Các giá trị văn hoá cốt yếu của một xã hội diễn đạt thành mối quan hệ với chính nó, với người khác, với các định chế, với xã hội, với thiên nhiên, và với vũ trụ. Điều đó đòi hỏi các nhà quản trị phải nắm rõ sự biến đổi của những giá trị văn hoá để có những chính sách Marketing phù hợp với các biến đổi theo thời gian. 1.2.1.3 Môi trường pháp luật - chính trị Môi trường chính trị bao gồm các đường lối, chính sách của chính phủ, cấu trúc chính trị, hệ thống quản lý hành chính và môi trường luật pháp bao gồm các bộ luật và sự thể hiện của các quy định, có thể cản trở hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động Marketing. Các yếu tố thuộc môi trường này chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Phân tích môi trường chính trị, pháp luật giúp doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với những thay đổi có lợi hoặc bất lợi của điều kiện chính trị cũng như mức độ hoàn thiện và thực thi pháp luật trong nền kinh tế. Các yếu tố của môi trường chính trị pháp luật có thể kể đến như: + Quan điểm, mục tiêu định hướng phát triển xã hội và nền kinh tế. + Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu của Chính phủ và khả năng điều hành của Chính phủ. + Mức độ ổn định chính trị, xã hội. + Hệ thống luật pháp với mức độ hoàn thiện của nó và hiệu lực thực thi pháp luật trong đời sống kinh tế, xã hội. 1.2.1.4 Môi trường kỹ thuật - công nghệ Môi trường kỹ thuật, công nghệ được hiểu là các nhân tố có liên quan đến việc sử dụng các công nghệ mới. Mỗi thay đổi về kỹ thuật với mức độ khác nhau ở các khâu trong hệ thống kinh doanh đều có tác động đến Marketing. Trên cơ sở sử dụng rộng rãi máy vi tính, điện thoại, các nhà sản xuất có thể thực hiện việc mua bán sản phẩm theo dự định phù hợp với kế hoạch sản xuất. Các sản phẩm thô được thay thế bằng các sản phẩm tinh vi, hiện đại với công nghệ cao; các sản phẩm máy móc sử dụng xăng dầu được thay thế dần bằng việc sử dụng năng lượng mặt trời, hoặc năng lượng nguyên tử… Người bán lẻ sử dụng các hệ thống kiểm tra điện tử trong việc thanh toán với khách hàng. Tất cả những thay đổi kỹ thuật nói trên đều ảnh hưởng tới Marketing trên phương diện chủ yếu như: làm thay đổi tập quán và tạo ra xu thế mới trong tiêu dùng, tạo ra nhiều sản phẩm Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  14. lOMoARcPSD|16991370 mới thay thế sản phẩm cũ, làm thay đổi chi phí sản xuất và năng suất lao động do vậy làm thay đổi bản chất của sự cạnh tranh theo các hướng như: thay đổi kiểu dáng, nhãn hiệu, bao bì, phong phú thêm các hình thức quảng cáo bằng kỹ thuật đồ hoạ và cải tiến sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Nhà Marketing cần theo dõi những thay đổi sau đây trong kỹ thuật, công nghệ: ● Nhịp độ gia tăng của biến đổi kỹ thuật ● Các cơ may canh tân vô hạn ● Tập trung vào những cải tiến thứ yếu ● Sự điều tiết ngày càng tăng Các nhà làm Marketing cần hiểu biết sự biến đổi nơi môi trường kỹ thuật và việc các kỹ thuật mới có thể phục vụ nhu cầu con người như thế nào. Họ cần phải làm việc mật thiết với các nhân viên R&D để khuyến khích việc nghiên cứu có tính chất định hướng theo thị trường nhiều hơn. 1.2.1.5 Môi trường tự nhiên Các nhân tố tự nhiên bao gồm nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác, các điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu,… ở trong nước cũng như ở từng khu vực. Các điều kiện tự nhiên có thể ảnh hưởng đến hoạt động của từng loại doanh nghiệp khác nhau: tài nguyên thiên nhiên tác động rất lớn đến doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khai thác; đất đai, thời tiết, khí hậu ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong ngành nông, lâm, thủy, hải sản từ đó tác động đến các doanh nghiệp chế biến. Địa hình và sự phát triển cơ sở hạ tầng tác động đến việc lựa chọn địa điểm của mọi doanh nghiệp, khí hậu, độ ẩm sẽ ảnh hưởng đến việc bảo quản, nguyên vật liệu, thành phẩm và điều kiện sản xuất của doanh nghiệp. Điều này tác động đến các doanh nghiệp theo hướng làm cho doanh nghiệp phải chú ý tới các điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng ở mức độ khác nhau, cường độ khác nhau đối với từng loại doanh nghiệp ở các địa điểm khác nhau và nó cũng tác động theo cả hai xu hướng cả tiêu cực và tích cực. 1.2.2 Môi trường vi mô Môi trường vi mô là những lực lượng có quan hệ trực tiếp với bản thân công ty và những khả năng phục vụ khách hàng của nó, nhưng chỉ trong ngắn hạn. Các yếu tố của nó bao gồm nhà cung cấp, trung gian Marketing, đối thủ cạnh tranh, , khách hàng và công chúng. Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  15. lOMoARcPSD|16991370 1.2.2.1 Nhà cung cấp Các nhà cung cấp là những cơ sở và cá nhân kinh doanh cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp lẫn đối thủ cạnh tranh. Những tiến triển trong môi trường cung cấp có thể tác động quan trọng đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Các nhà quản trị Marketing cần theo dõi các biến chuyển về giá cả của những cơ sở cung cấp chính yếu của mình. Việc tăng giá chi phí cung cấp có thể buộc phải tăng giá cả, điều sẽ làm giảm sút doanh số dự toán của doanh nghiệp. Các nhà quản trị Marketing còn phải quan tâm đến tình hình sẵn dụng của cung cấp. Những tình trạng khan hiếm nguồn cung cấp, các cuộc đình công, và nhiều biến cố khác có thể can thiệp vào việc thực hiện những hứa hẹn giao hàng cho khách hàng, và có thể làm thiệt mất doanh số trước mắt cũng như làm sứt mẻ tình cảm của khách hàng về lâu dài. Nhiều doanh nghiệp thích mua từ nhiều nguồn để tránh tình trạng quá lệ thuộc vào một nhà cung ứng nào, những người này có thể tự ý tăng giá hoặc hạn chế lượng cung cấp. Vì vậy các bộ phận Marketing cũng phải biết tự mình Marketing cho các nhà cung cấp. 1.2.2.2 Trung gian Marketing Các trung gian Marketing là những cơ sở kinh doanh hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc câu dẫn, bán hàng và giao hàng của doanh nghiệp đến tận tay người tiêu thụ. Họ bao gồm giới trung gian, các cơ sở phương tiện phân phối, các cơ sở dịch vụ Marketing và các trung gian tài chính. Giới trung gian là những thương hiệu giúp doanh nghiệp tìm được khách hàng hoặc liên kết buôn bán. Giới này được phân làm hai loại, dẫn mối và thương buôn. Giới dẫn mối là các nhà làm môi giới và các nhà làm đại diện cho xí nghiệp - tìm kiếm khách hàng hoặc đàm phán các hợp đồng, nhưng không có sự sở hữu đối với hàng hoá. Giới thương buôn là các nhà bán sỉ và lẻ - mua, có quyền sở hữu, và bán lại các hàng hoá ấy. Những công ty phương tiện phân phối, là những cơ sở trợ giúp nhà sản xuất trong việc dự trữ và vận chuyển hàng hoá từ nới sản xuất đến nơi cần thiết. Cơ sở kho bãi là những công ty lưu chứa và bảo quản hàng hoá trước khi chúng được đưa đến địa điểm khác. Nhà sản xuất phải quyết định xem mình cần phải có bao nhiêu chỗ chất giữ hàng và tiền thuê mướn phải là bao nhiêu. Cơ sở vận chuyển bao gồm các công ty đường sắt, đường bộ, hàng không, đường thuỷ, và những phương tiện chuyên chở khác, chuyên môn trong việc chuyển vận hàng từ nơi này sang nới khác. Nhà sản xuất phải xác định được Những Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  16. lOMoARcPSD|16991370 kiểu chuyên chở có tính hiệu năng chi phí tốt nhất, cũng như cân nhắc những điều cần quan tâm như phí tổn, việc giao hàng, vận tốc và sự an toàn. Các cơ sở dịch vụ Marketing là các công ty điều nghiên tiếp thị, các cơ sở quảng cáo, cơ quan truyền thông, những công ty tư vấn về Marketing giúp nhà sản xuất trong việc lựa chọn và câu dẫn cho sản phẩm đi vào đúng thị trường. Nhà sản xuất đối diện với vấn đề quyết định “làm hay mua” những dịch vụ này. Khi quyết định mua, doanh nghiệp cần phải chọn lựa cẩn thận nên mua của người nào, vì những cơ sở này khác biệt nhau về tính sáng tạo, chất lượng, sự phục vụ và giá cả. Doanh nghiệp phải duyệt xét lại thường kỳ công việc thực hiện của những cơ sở này và xem xét đến việc thay thế, một khi họ không thực hiện được đúng đắn. Các trung gian tài chính bao gồm ngân hàng, các cơ sở tín dụng, các công ty bảo hiểm, và những công ty khác có góp phần trong những cuộc giao dịch về tài chính, hoặc bảo hiểm cho những rủi ro liên quan đến những công việc mua và bán hàng hoá. Hầu hết các doanh nghiệp và khách hàng đều phải phụ thuộc vào công việc xuất tiền của các trung gian tài chính, cho những cuộc giao dịch của họ. Công cuộc thực hiện Marketing của các doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu có sự gia tăng về phí tổn tín dụng hoặc tín dụng bị hạn chế, hay cả hai. Do đó, doanh nghiệp cần phải triển khai các mối quan hệ vững chắc với những cơ sở tài chính quan trọng. 1.2.2.3 Đối thủ cạnh tranh Yếu tố cạnh tranh tác động lớn đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Các nhà quản trị Marketing luôn luôn quan tâm đến hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, đến các chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến của các đối thủ. Mỗi doanh nghiệp đều phải đối đầu với nhiều loại đối thủ cạnh tranh. Có bốn loại đối thủ cạnh tranh cơ bản: ● Đối thủ cạnh tranh về mặt ước muốn - tức là những ước muốn tức thời khác mà người tiêu thụ muốn thoả mãn. ● Đối thủ cạnh tranh về loại - tức là những phương cách cơ bản mà người mua có thể thoả mãn được một ước muốn đặc thù nào đó. ● Đối thủ cạnh tranh về hình thái sản phẩm - tức những hình thái khác của sản phẩm có thể thoả mãn được ước muốn đặc thù nào đó của người mua. ● Đối thủ cạnh tranh về hiệu - tức những hiệu khác có thể thoả mãn được đúng ước muốn như vậy. Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  17. lOMoARcPSD|16991370 Cấp quản trị cần phải theo dõi tất cả bốn loại đối thủ cạnh tranh ấy, đặt sự chú ý nhiều nhất vào các đối thủ cạnh tranh về mặt thương hiệu,vì họ đang cạnh tranh tích cực trong việc buôn bán. Mức độ cạnh tranh giữa các nhà sản xuất về mặt thương hiệu,trong những ngành nghề khác, xếp theo thứ tự từ hợp tác ngấm ngầm đến cạnh tranh gay gắt. 1.2.2.4 Khách hàng Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu khách hàng một cách kỹ lưỡng. Doanh nghiệp có thể hoạt động trong năm loại thị trường khách hàng. ● Thị trường người tiêu thụ: là những cá nhân và những gia đình mua hàng hoá và dịch vụ để tiêu dùng cho chính họ. ● Thị trường kỹ nghệ: là những tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ cho công việc sản xuất của họ để kiếm lời, hoặc để hoàn thành các mục tiêu khác. ● Thị trường người bán lại: là những tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ để bán chúng lại kiếm lời. ● Thị trường chính quyền: là những cơ quan nhà nước mua hàng hoá và dịch vụ để tạo ra các dịch vụ công ích, hoặc để chuyển nhượng những hàng hoá và dịch vụ này cho những người cần đến chúng. ● Thị trường quốc tế: là những người mua ở nước ngoài; gồm người tiêu thụ, người sản xuất, người bán lại, các cơ quan nhà nước ở nước ở nước ngoài. 1.2.2.5 Công chúng Một giới công chúng là bất kỳ nhóm nào có liên quan thực sự hay tiềm tàng, hoặc có tác động đến khả năng của một tổ chức trong việc đạt thành các mục tiêu của tổ chức ấy. Mỗi doanh nghiệp đều bị bao vây bởi bảy loại giới sau: ● Giới tài chính: ảnh hưởng đến khả năng đạt được quỷ vốn. Ngân hàng, các cơ sở đầu tư, các công ty môi giới chứng khoán và các cổ đông, là những giới tài chính chính yếu. ● Giới phương tiện truyền thông: là những tổ chức phát chuyển tin tức, hình ảnh, và các diễn đàn ý kiến; đặc biệt là các báo, tạp chí, các đài truyền thanh và truyền hình. ● Giới công quyền: Cấp quản trị phải chú ý đến những ý kiến của chính quyền khi thiết lập các kế hoạch Marketing. ● Giới hoạt động xã hội: Các quyết định Marketing của một doanh nghiệp có thể bị những tổ chức người tiêu thụ, các nhóm môi sinh, các nhóm dân tộc ít người, và những nhóm khác nữa, đặt thành vấn đề. ● Giới địa phương: Mọi doanh nghiệp đều phải giao tiếp với giới địa phương như các người láng giềng và các tổ chức ở địa phương. Nhiều doanh nghiệp lớn thường bổ Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  18. lOMoARcPSD|16991370 nhiệm một viên chức giao tế địa phương, nhằm giữ mối quan hệ, tham dự vào các cuộc họp, trả lời những câu hỏi và đóng góp vào các công cuộc từ thiện. ● Công chúng: Một doanh nghiệp cần phải quan tâm đến thái độ của công chúng đối với các hoạt động và sản phẩm của mình. Mặc dù công chúng không tác động đến doanh nghiệp như một lực lượng có tổ chức, nhưng ấn tượng của chúng đối với doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến khách hàng của doanh nghiệp. ● Nội bộ: Nội bộ của một doanh nghiệp bao gồm số công nhân lao động, số công nhân làm việc trí óc, những người tình nguyện, các nhà quản trị và hội đồng quản trị. Những doanh nghiệp lớn lập ra các bản tin và các hình thức thông tin khác để chuyển tin và động viên lực lượng nội bộ của mình. Khi người nhân viên cảm thấy thoải mái với doanh nghiệp của họ, thì thái độ tích cực này sẽ lan sang cả giới bên ngoài doanh nghiệp. 1.3 Tổng quan về Marketing-mix 1.3.1 Khái niệm Marketing-mix ● Marketing hỗn hợp (Marketing – mix): là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu (Philip Kotler,1997). Marketing hỗn hợp (Marketing - mix) tại doanh nghiệp: là sự phối hợp hay sắp xếp các thành phần của marketing sao cho phù hợp với hoàn cảnh kinh doanh thực tế của mỗi doanh nghiệp nhằm củng cố vững chắc vị trí của doanh nghiệp trên thương trường. Nếu sự phối hợp hoạt động những thành phần marketing được nhịp nhàng và đồng bộ thích ứng với tình huống của thị trường đang diễn tiến thì công cuộc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trôi chảy, hạn chế sự xuất hiện những khả năng rủi ro và do đó mục tiêu sẽ đạt được là lợi nhuận tối đa. Nhà quản trị tài năng là nhà tổ chức, điều hành phối hợp các thành phần marketing trong một chiến lược chung đảm bảo thế chủ động với mọi tình huống diễn biến phức tạp của thị trường. Marketing - mix hay còn gọi là marketing hỗn hợp bao gồm bốn yếu tố chính sau: Sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị. Ngoài ra, còn có ba yếu tố phụ sau: con người, quy trình, môi trường vật chất. ● Thuật ngữ Marketing-mix được sử dụng khi Neil Borden – chủ tích hiệp hội Marketing Hoa Kỳ đặt ra vào năm 1953 . Năm 1960 , E.Jerome McCarthy một nhà Marketing nổi tiếng đề nghị phân theo 4P là công cụ được sử dụng rộng rãi ngày nay Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  19. lOMoARcPSD|16991370 Hình 1.1 Mô hình 4P trong Marketing Mix ( Nguồn : Giáo trình Marketing căn bản – GSTS Trần Minh Đạo ) 1.3.2 Vai trò của Marketing-mix Marketing-mix là một bộ môn khoa học nghiên cứu về các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng chuyển vận của hàng hoá - dịch vụ từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng, nhằm tìm ra các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ, duy trì và phát triển thị trường ● Vai trò và ý nghĩa của marketing-mix trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Marketing-mix có vai trò có thể giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển vì nó cung cấp khả năng thích ứng cũng như những thay đổi của thị trường và môi trường xung quanh Bên cạnh đó nó có thể tạo ra sự liên kết các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong các giai đoạn của quá trình tái sản xuất. ● Vai trò và ý nghĩa của Marketing-mix đối với người tiêu dùng Marketing-mix không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà nó còn đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Marketing-mix giúp tìm kiếm và khám phá ra nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng hiện tại và trong tương lai. Marketing-mix giúp tạo điều kiện tốt cho cung cầu gặp nhau qua thông tin hai chiều: Từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng và ngược lại từ người tiêu dùng đến doanh nghiệp. ● Vai trò và ý nghĩa của Marketing-mix đối với xã hội Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
  20. lOMoARcPSD|16991370 Marketing-mix giúp thúc đẩy hoạt động trong doanh nghiệp mà nó còn thể hiện thông qua trong xã hội. Nó có rất nhiều tác dụng trong xã hội, được kể đến như là cung cấp mức sống cho xã hội. Khi xem xét toàn bộ hoạt động Marketing của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng, ngoài yếu tố hiệu quả về mặt kinh tế. Các doanh nghiệp này đang có các hoạt động vì cộng đồng vì mục đích xã hội ví dụ như: - Các thông tin về quảng cáo, sản phẩm, truyền thông phản ánh đúng bản chất và trung thực về chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm để người tiêu dùng không bị che mắt hoặc mù quáng vào sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp như trước đây. - Đặc biệt trong tình hình toàn cầu hóa như hiện nay. Vai trò của marketing lại càng được thể hiện quan trọng. Nó giúp cho người tiêu dùng trong nước tiếp cận được các sản phẩm tiêu dùng và dịch vụ của nước ngoài nhanh và hiệu quả nhất. Ngược lại nó cũng thúc đẩy cho các doanh nghiệp trong nước đưa các sản phẩm tiêu dùng của mình để giới thiệu, trao đổi thương mại với bạn bè và khách hàng quốc tế. 1.3.3 Quan điểm Marketing-Mix theo hướng 4C , 4P và 7P ● 4P: bao gồm Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối), Promotion (Chiêu thị). Bởi nhà kinh tế học E. Jerome McCarthy xây dựng nên vào năm 1960. ● 7P: là sự mở rộng của mô hình 4P bao gồm People (Con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (Môi trường vật chất) ● 4C: Customer Solutions (Giải pháp cho khách hàng), Customer Cost (Chi phí mà khách hàng bỏ ra có hợp lý hay không), Convenience (Khách hàng có cảm thấy thuận tiện hay không), và Communication (Tương tác và liên lạc với khách hàng bằng cách nào) được xây dựng bởi Robert F. Lauterborn vào năm 1990 Quan điểm marketing lấy khách hàng làm trọng tâm thì cho rằng dùng 4C sẽ tốt hơn 4P. Thay vì P1 (Product), dùng C1 (Customer solutions), đại ý là doanh nghiệp không nên lúc nào cũng suy nghĩ xem sẽ sản xuất ra sản phẩm gì mà phải suy nghĩ xem có thể cung cấp được những giải pháp gì giúp giải quyết những vấn đề của khách hàng. Với cách tư duy này thì có thể sản phẩm hiện nay chưa chắc đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mục tiêu mà phải đưa ra một sản phẩm / giải pháp khác. Điện thoại di động 2 sim 2 sóng online là một thí dụ về nỗ lực tìm tòi giải pháp mới đáp ứng nhu cầu của những khách hàng muốn sử dụng 2 số điện thoại nhưng lại không muốn phải dùng trên 2 máy điện thoại khác nhau. Downloaded by nguyenphuong Phuong nguyen (Kimphuongrio@gmail.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0