Bài tiểu luận môn Thị trường lao động: Thực trạng và giải pháp về quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 23
download
Đề tài được thực hiện nhằm phản ánh hiện trạng hiện nay về tình hình lao động nước ngoài tại Thành phố, tìm hiểu về thực trạng cũng như những khó khăn trong việc quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài, từ đó đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm quản lý có hiệu quả hơn bộ phận lao động này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tiểu luận môn Thị trường lao động: Thực trạng và giải pháp về quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................................................ 1 PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................... 3 5. Nguồn số liệu .......................................................................................................................... 3 6. Kết cấu ..................................................................................................................................... 3 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................................................... 4 Chương 1: ....................................................................................................................................... 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG VÀ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM. ................................................................................................................................................ 4 1.1. Một số khái niệm .............................................................................................................. 4 1.1.1. Lao động ................................................................................................................... 4 1.1.2. Nguồn lao động ........................................................................................................ 5 1.1.3. Thị trường lao động .................................................................................................. 5 1.1.4. Thị trường lao động quốc tế .................................................................................... 6 1.1.5. Xuất nhập khẩu lao động ........................................................................................ 6 1.1.6. Khái niệm người lao động nước ngoài .................................................................... 7 1.2. Nguyên nhân xuất nhập khẩu lao động ........................................................................... 7 1.3. Tình hình người lao động nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam ................................ 9 1.4. Tác động của lao động nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam ........................................................................................................................................ 10 1.4.1. Thúc đẩy phát triển kinh tế .................................................................................... 10 1.4.2. Tác động tiêu cực .................................................................................................... 12 1.5. Quy định pháp luật Nhà nước về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam .......... 13 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại toàn cầu hóa, lao động di chuyển từ nước này sang nước khác đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến. Đặc biệt, khi là thành viên chính chức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO thì bên cạnh “dòng chảy” về vốn, công nghệ... thì SVTH Trang 1
- Tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn “dòng chảy” lao động nước ngoài vào Việt Nam là điều không tránh khỏi. Mặc dù trong những cam kết giữa Việt Nam với WTO, chưa có cam kết nào yêu cầu chúng ta phải mở cửa thị trường lao động. Tuy nhiên, thông qua các gói dịch vụ mà doanh nghiệp nước ngoài cung cấp bên lãnh thổ Việt Nam, chúng ta phải chấp nhận một thực tế là sẽ có một lượng lớn lao động nước ngoài vào nước ta, kể cả lao động chất lượng cao lẫn lao động phổ thông. Thực tế thấy rằng, lao động nước ngoài khi đến Việt Nam làm việc vừa có tác động thúc đẩy phát triển nhưng cũng vừa có tác động tiêu cực đến nhiều mặt của kinh tế xã hội. Tuy số lượng chưa thật sự nhiều nhưng lao động nước ngoài đến Việt Nam cũng đã gây nên những ảnh hưởng lớn đến việc làm của lao động trong nước cũng như làm phát sinh các vấn đề về xã hội, nhất là ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, tính đến cuối năm 2009, số lao động nước ngoài đang làm việc tại Thành phố là 18.065 người. Đây là con số thống kê được dựa trên việc đăng ký, khai trình của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phần lớn lao động nước ngoài chưa có giấy phép lao động. Chính điều này đã tạo ra nhiều khó khăn trong việc quản lý của cơ quan chức năng cũng như phát sinh các vấn đề về an ninh xã hội liên quan. Vì vậy, bài tiểu luận “Thực trạng và giải pháp về quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm phản ánh hiện trạng hiện nay về tình hình lao động nước ngoài tại Thành phố, tìm hiểu về thực trạng cũng như những khó khăn trong việc quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài, từ đó đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm quản lý có hiệu quả hơn bộ phận lao động này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài này được thực hiện nhằm: Tìm hiểu về thực trạng lao động nước ngoài làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 – 2009 theo số lượng, quốc tịch, ngành nghề, trình độ chuyên môn; SVTH Trang 2
- Tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn Tìm hiểu và đánh giá về công tác quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài; Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý lao động nước ngoài. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu là ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 – 2009. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc phân tích số liệu thu thập được từ các Báo cáo thường niên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, từ các nguồn khác như sách, tạp chí, báo chí ... 5. Nguồn số liệu Số liệu sử dụng được lấy chủ yếu từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh thông qua các báo cáo về lao động – việc làm, về lao động nước ngoài; Ngoài ra còn sử dụng các số liệu lấy được từ Tổng cục Thống kê và trên các bài báo, tạp chí, website có thông tin liên quan. 6. Kết cấu Chương 1: Cơ sở lý luận về lao động và lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Chương 2: Thực trạng về lao động nước ngoài làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 – 2009. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý lao động nước ngoài làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. SVTH Trang 3
- Tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG VÀ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM. 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Lao động Có nhiều khái niệm khác nhau về lao động: Trong kinh tế học, lao động được hiểu là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa. Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất. Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động. Cũng như mọi hàng hóa và dịch vụ khác, lao động được trao đổi trên thị trường, gọi là thị trường lao động. Giá cả của lao động là tiền công thực tế mà người sản xuất trả cho người lao động. Mức tiền công chính là mức giá của lao động. Theo Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩ Việt Nam thì lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Chung quy lại chúng ta thấy rằng, lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi những vật thể tự nhiên phù hợp với lợi ích của mình, nhằm sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của cá nhân, của nhóm người hay của cả xã hội. Lao động là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất. SVTH Trang 4
- Tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn 1.1.2. Nguồn lao động Đối với Xã hội ngày nay nguồn lao động hay còn gọi là nguồn nhân lực, là một nguồn lực không thể thiếu của bất cứ quốc gia nào. Khái niệm nguồn lao động trong Kinh tế học là dân số có khả năng lao động cả bằng thể lực và trí lực của mình. Nói cách khác, đó là những dân cư đang làm việc và không làm việc nhưng vẫn có khả năng lao động. Đặc điểm của nguồn lao động là không thể tích luỹ, tiết kiệm, không thể sử dụng như là những yếu tố nguyên liệu sản xuất. Nếu như nguồn lao động được tiết kiệm ,không được sử dụng thì đó sẽ là một sự ổn thất cho xã hội. Cùng với các yếu tố khác, nguồn lao động là một trong những nguồn lực có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia. Nguồn lao động là nguồn lực về con người bao gồm số lượng dân cư trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động. Hay nói cách khác, nguồn lao động là toàn bộ dân số trong độ tuổi lao động đang làm việc và không làm việc nhưng vẫn có khả năng lao động. Với cách hiểu này thì nguồn lao động cũng được xem như là nguồn nhân lực ở khía cạnh là khả năng đảm đương lao động chính của xã hội. 1.1.3. Thị trường lao động Cùng với các thị trường khác (thị trường tài chính, thị trường hàng hóa, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ…) thì thị thường lao động là một phần cấu thành phức tạp và không thể tách rời của nền kinh tế thị trường và chịu sự tác động của các quy luật trên nền kinh tế thị trường. Hiện nay, chưa có sự thống nhất nào trong việc xác định bản chất của thị trường lao động. Khái niệm về thị trường lao động được nhiều nhà khoa học, nhiều tổ chức đưa ra theo nhiều cách khác nhau. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì Thị trường lao động là thị trường trong đó các dịch vụ lao động được mua bán thông qua một quá trình thỏa thuận để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công. SVTH Trang 5
- Tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn Còn đối với các nhà khoa học Mỹ, cụ thể là Ronald Erenberg và Robert Smith thì “ Thị trường, mà đảm bảo việc làm cho người lao động và kết hợp giải quyết trong lĩnh vực việc làm, thì được gọi là thị trường lao động” hoặc “Thị trường lao động – đó là một cơ chế mà với sự trợ giúp của nó hệ số giữa người lao động và số lượng chỗ làm việc được điều tiết”. Nhà khoa học người Nga, V.I. Plakxia đã đưa định nghĩa: “ Thị trường lao động – đó là một dạng đặc biệt của thị trường hàng hóa, mà nội dung của nó là thực hiện vấn đề mua và bán loại hàng hóa có ý nghĩa đặc biệt – sức lao động, hay là khả năng lao động của con người”. Như vậy, từ những cách định nghĩa trên, chúng ta có thể đưa ra một khái niệm khái quát và đầy đủ như sau: Thị trường lao động là một bộ phận của hệ thống trị trường, là nơi diễn ra quá trình trao đổi, mua bán dịch vụ lao động giữa người có nhu cầu tìm viêc làm và người có nhu cầu sử dụng lao động thông qua các hình thức xác định giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện thỏa thuận khác (thời gian làm việc, điều kiện làm việc, bảo hiểm xã hội…) trên cở sở một hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác. 1.1.4. Thị trường lao động quốc tế Thị trường lao động quốc tế là một bộ phận cấu thành của hệ thống thị trường thế giới, bao gồm tất cả các thị trường lao động của các nước trên thế giới. Trong thị trường lao động quốc tế thì lao động từ nước này có thể di chuyển sang nước khác thông qua các Hiệp định, Thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau. Di chuy ển lao động trên trị trường lao động quốc tế được thể hiện chủ yếu qua hai hình thức: di cư lao động quốc tế và xuất nhập khẩu lao động từ nước này sang nước khác. 1.1.5. Xuất nhập khẩu lao động Xuất nhập khẩu lao động là hình thức di chuyển lao động từ thị trường lao động nước này (hoặc vùng lãnh thổ này) sang một thị trường lao động nước khác (hoặc vùng SVTH Trang 6
- Tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn lãnh thổ khác) để cung cấp dịch vụ lao động cho nước nhập khẩu và giải quyết công ăn việc làm cho lao động của nước xuất khẩu. Nước có lao động gửi ra nước ngoài gọi là nước xuất khẩu lao động; nước có người nước ngoài đến lao động gọi là nước nhập khẩu lao động. 1.1.6. Khái niệm người lao động nước ngoài Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 34/2008/NĐCP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì người lao động nước ngoài là “người không có quốc tịch Việt Nam theo Luật quốc tịch Việt Nam” được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008. 1.2. Nguyên nhân xuất nhập khẩu lao động Xuất nhập khẩu lao động giữa các nước, sở dĩ có hiện tượng này là vì: Một là, sự phân bố tài nguyên, đất đai, dân cư không đồng đều giữa các nước. Nhiều nước có tài nguyên nhiều nhưng dân số lại ít như các nước dầu mỏ ở Trung Cận Đông, vì vậy ở những nước này nhu cầu sử dụng lao động trong các ngành xây dưng, dịch vụ, nhất là dịch vụ tại gia cao. Nhưng do dân cư ít, lực lượng lao động trong nước không đáp ứng đủ số lượng dẫn tới phải nhập khẩu lao động. Trong khi đó, những nước đông dân như: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Việt Nam… đất đai canh tác tính trên đầu người thấp, kinh tế phát triển chưa cao dẫn tới tình trạng là thừa tương đối một số lượng lao động có nhu cầu xuất khẩu lao động. Chính vì vậy mà có hiện tượng xuất, nhập khẩu lao động giữa các nước thừa lao động với các nước thiếu lao động. Hai là, trình độ khoa học, kỹ thuật giữa các nước không đồng đều nhau. Điều này dễ dàng nhận thấy được. Đối với những nước có kinh tế phát triển, có trình độ khoa học công nghệ phát triển cao như: Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu… thì có đội ngũ nhiều chuyên gia, lao động cao cấp có trình độ cao, có kỹ năng. Còn đối với những nước đang phát triển hay kém phát triển như: Trung Quốc, Việt Nam, Malaxia, Thái Lan… thì trình độ chuyên môn của người lao động còn yếu, thiếu nhiều kỹ năng, chưa nắm bắt SVTH Trang 7
- Tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn được công nghệ, từ đó chưa thể đáp ứng được yêu cầu của một số ngành nghề, vị trí đòi hỏi kỹ thuật cao. Chính vì vậy, những nước thiếu lao động chất lượng cao này sẽ phải có nhu cầu nhập khẩu lao động, chuyên gia, nhà quản lý cao cấp từ những nước phát triển. Hơn nữa, đối với những nước đang phát triển thường thì họ thường mua công nghệ, máy móc từ những nước phát triển. Điều này cũng làm nảy sinh việc những chuyên gia, lao động cao cấp từ những nước bán công nghệ, máy móc sang chuyển giao công nghệ cho nước mua. Như vậy, hiển nhiên là sẽ có hiện tượng xuất nhập khẩu lao động. Ba là, ở những nước phát triển kể cả những nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… thì vẫn có nhu cầu sử dụng lao động giản đơn. Đối với những nước đã phát triển, trong cơ cấu kinh tế thì ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn. Chính vì vậy, lao động ở những nước này chủ yếu tập trung trong những ngành nghề dịch vụ, có chất xám cao. Còn đối với những ngành nghề trong nông nghiệp, những ngành nghề xây dựng, chăm sóc người cao … thì lại thiếu. Còn tại những nước Công nghiệp mới thì cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch sang những ngành sử dụng công nghệ, tư bản. sử dụng chất xám cao. Những ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông được họ tập trung chuyển sang đầu tư ở các nước có nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ. Tuy nhiên, do quy mô khá lớn nên không thể chuyển hết ra nước ngoài. Vì vậy mà ở những nước NICs này, vẫn có nhu cầu nhập khẩu lao động. Bốn là, mức thu nhập tiền lương giữa các nước khác nhau. Rõ ràng, có sự chênh lệch về mức tiền lương giữa các nước với nhau. Giữa những nước đang phát triển so với các nước phát triển thì đương nhiên tiền lương và điều kiện làm việc ở những nước phát triển sẽ cao hơn. Trong khi đó người lao động thì luôn muốn được làm việc ở môi trường tốt, được thăng tiến và quan trọng có thu nhập cao để nâng cao đời sống của mình và gia đình. Vì vậy đã dẫn tới có nhu cầu chuyển dịch lao động từ những nước có thu nhập thấp đến các nước có mức sống và thu nhập cao, có điều kiện làm việc tốt hơn. SVTH Trang 8
- Tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn Năm là, việc ra đời của các khối liên kết kinh tế quốc tế cao cấp như Liên minh Châu Âu (EU), các cộng đồng kinh tế ở các châu lục: Cộng đồng Caribê (CARICOM), Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA)… khiến hoạt động xuất nhập khẩu lao động trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ lao động của Đức có thể sang nước Bỉ, Pháp làm việc và được hưởng mọi quyền lợi như lao động của nước sở tại. Hoặc như trong các nước thuộc Cộng đồng Caribê (CARICOM) thì đã xóa bỏ các yêu cầu về thị thực, tạo điều kiện cho nhập cảnh ở các cửa khẩu và xóa bỏ các yêu cầu về giấy phép làm việc cho các công dân thuộc CARICOM. 1.3. Tình hình người lao động nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam Từ khi mở cửa hội nhập với thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm luôn ở mức cao, năm 2007 là 8,48%, năm 2008 là 6,23% và năm 2009 là 5,32%. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam liên tiếp đạt kỷ lục cao, năm 2008 là 64 tỷ USD, năm 2009 là 21,48 tỷ USD. Tất cả điều này cho thấy, hội nhập với kinh tế thế giới đã giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, hội nhập với quốc tế, bên cạnh việc di chuyển tự do các yếu tố về vốn, công nghệ…thì việc di chuyển lao động vừa mang lại những tích cực cho nền kinh tế nhưng đồng thời cũng gây ra nhiệu mặt tiêu cực. Trong xu toàn cầu hóa, việc người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam là điều tất yếu. Lao động nước ngoài vào Việt Nam một mặt đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động Việt Nam vẫn còn thiếu những vị trí lao động, chuyên gia mà lao động trong nước chưa đáp ứng được; mặt khác, việc các nhà thầu nước ngoài đem theo nhiều vị trí lao động, chuyên gia sang Việt Nam để phục vụ mục đích phát triển của họ là điều được cho phép theo quy định của Pháp luật. Theo số liệu từ Cục Việc làm Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 30 tháng 5 năm 2009, đã có trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ có lao động làm việc SVTH Trang 9
- Tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn tại Việt Nam với số lượng trên 75.000 người. Còn theo một số báo cáo khác lên đến gần 90.000 người. Trước đó, năm 2007 thì đã có khoảng 43.000 người, năm 2008 là 52.633 người. Đây chỉ là những con số trong diện quản lý được, trên thực tế còn cao hơn nữa. Người nước ngoài đến Việt Nam làm việc ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực như công nghệ cao, giáo dục, giày da, may mặc, in, xây dựng… Theo thống kê gần đây nhất thì có đến 49,9% trong tổng số lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam chỉ có trình độ cao đẳng trở xuống. Trong đó, người nước ngoài làm quản lý chỉ chiểm 31,8%; lao động làm chuyên gia kỹ thuật chiế 41,2% và lao động khác chiếm 27%. Điều này cho thấy, chất lượng trình độ của người lao động nước ngoài đến Việt Nam còn thấp. Bên cạnh những lao động nước ngoài có trình độ cao, chuyên gia cao cấp thì số lượng lao động phổ thông vào Việt Nam chiểm một tỷ lệ không nhỏ. Thực tế vừa qua, lao động nước ngoài phổ thông vào nước ta rất nhiều, bằng những con đường khác nhau: du lịch, thăm thân nhân, thương mại. Sau khi vào Việt Nam thì ở lại và tìm việc làm. Về mặt nguyên tắc, Việt Nam chưa mở cửa thị trường lao động phổ thông đối với lao động nước ngoài, nhưng trên thực tế, lao động phổ thông người nước ngoài làm việc tại Việt Nam khá nhiều. Thực trạng này không chỉ gây khó khăn trong việc quản lý nhà nước mà nó còn có nhiều ảnh hưởng đến việc làm của người lao động trong nước cũng như các hậu quả xã hội về sau. 1.4. Tác động của lao động nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam 1.4.1. Thúc đẩy phát triển kinh tế Một là, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho các ngành sản xuất, công nghệ cao, góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh. Là nước đang phát triển, Việt Nam đứng trước thực tế là thiếu nhân lực có trình độ cao trong một số ngành kinh tế quốc dân. Đặc biệt là nhóm kỹ thuật viên trong một SVTH Trang 10
- Tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn số ngành kinh tế kỹ thuật, nhóm chuyên gia trong các ngành công nghệ cao và quản trị viên cao cấp ở cấp độ doanh nghiệp cũng như cấp ngành thiếu hụt nghiêm trọng. Việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO tạo điều kiện cho người lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc đã góp phần bù đắp lượng lao động nói trên. Mặc khác, với chất lượng trình độ cao, tác phong làm việc công nghiệp thì người lao động nước ngoài cũng góp phần trong việc làm tăng năng suất lao động xã hội và do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mức độ cao. Hai là, tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài, ngoài việc đưa vốn và công nghệ vào Việt Nam, họ có nhu cầu sử dụng lao động với trình độ tương ứng. Là thành viên WTO, nguồn nhân lực cao từ nước ngoài được tự do đến làm việc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc tuyển dụng lao động có trình độ cao. Hơn nữa, đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài vào làm ăn tại Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Ba là, tạo môi trường cạnh tranh giữa lao động trong nước và lao động nước ngoài. Trong điều kiện thị trường lao động Việt Nam mới hình thành và phát triển, lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc sẽ tạo ra nguồn cung lao động cho thị trường. Chính điều này đã thúc đẩy lao động cạnh tranh trên thị trường, góp phần nâng cao chất lượng lao động. Thông qua cạnh tranh, người lao động trong nước phải tự mình nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và ngoại ngữ để có thể ngang bằng với lao động nước ngoài. Kết quả làm cho chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên. Bốn là, góp phần đào tạo nhân lực tại chổ theo tương tác thẩm thấu. Khi người lao động Việt Nam làm việc cùng với lao động nước ngoài, thông qua tiếp xúc, trao đổi hàng ngày, người lao động Việt Nam có thể học tập trực tiếp về SVTH Trang 11
- Tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn ngoại ngữ, phong cách, kỹ thuật, kỹ năng nhằm tự hoàn thiện và nâng cao trình độ của mình. 1.4.2. Tác động tiêu cực Một là, làm giảm thu nhập yếu tố thuần (NX) trong tổng thu nhập quốc gia (GNI). Người lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc thì họ có thu nhập và được chuyển về nước phần thu nhập còn lại. Chính điều này đã làm giảm thu nhập yếu tố thuần trong tổng thu nhập quốc gia; kết quả là làm giảm tổng thu nhập quốc gia. Hai là, ảnh hưởng đến việc làm của người lao động trong nước. Lao động nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến việc làm của người lao động trong nước. Trong khi hằng năm Chính phủ luôn có nhiều chính sách nhằm tạo ra nhiều việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp thì số lượng người nước ngoài đến làm việc có thể sẽ lấy đi cơ hội làm việc cho lao động Việt Nam. Đối với các việc làm cần trình độ chuyên môn cao, người lao động nước ta không đáp ứng được thì việc cần đến các chuyên gia, lao động nước ngoài là điều không tránh khỏi. Thế nhưng, điều đáng quan tâm ở đây là việc bộ phận không nhỏ lao động phổ thông nhập cảnh vào Việt Nam. Bộ phận lao động này sẽ có ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của lao động phổ thông trong nước. Ba là, làm du nhập lối sống và văn hóa ngoại lai không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của người Việt, làm sai lệch các chuẩn mực đạo đức, văn hóa truyền thống. Người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc, họ mang theo văn hóa của dân tộc và đất nước họ. Cùng với những yếu tố văn minh, hiện đại thì đồng thời họ cũng mang theo lối sống, văn hóa độc hại, không phù hợp với truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Bốn là, gây ra nhiều hậu quả về an ninh trật tự xã hội về sau. SVTH Trang 12
- Tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn Với số lượng người lao động đến Việt Nam tương đối không nhỏ như vậy sẽ làm phát sinh ra nhiều vấn đề về nơi sống, sinh hoạt, làm việc cũng như về an ninh trật tự tại địa bàn mà họ cư trú. Đặc biệt là những người lao động phổ thông, sang Việt Nam bằng con đường du lịch. 1.5. Quy định pháp luật Nhà nước về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có bộ luật chính thức nào quy định về việc tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nếu như người lao động đi ra nước ngoài làm việc được điều chỉnh và quy định bởi “Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” thì người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc lại chưa có luật mà chỉ có Nghị định số 34/2008/NĐCP của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Chính điều này đã dẫn tới một thực tế là công tác quản lý lao động trên cả nước cũng như tại các địa phương như thành phố Hồ Chí Minh gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Chương 2: SVTH Trang 13
- Tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Vài nét về vị trí, kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một trong năm Thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Với vị trí và vai trò của mình, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại, giáo dục, công nghê, văn hóa, xã hội của cả nước. 2.1.1. Về kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 7,5% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Nếu như năm 2001 tốc độ tăng GDP của thành phố là 7,4 % thì đến năm năm 2007 tăng lên 12,6% và năm 2009 là 8,5%. Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc. Năm 2008, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.534 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1024 USD/năm. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước . Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%. SVTH Trang 14
- Tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn Hai mươi năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có 3.141 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư hơn 25,68 tỉ USD. Năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD. Năm 2008, thành phố đã có đến 8,65 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài, cao hơn tổng số vốn đầu tư trong các năm từ 20022007. Các dự án đầu tư tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp, trong đó dịch vụ chiếm 48,5%; công nghiệp chiếm 36,3%, còn lại là các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Những năm gần đây, xu hướng đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố tập trung vào các lĩnh vực giáo dụcđào tạo, y tế, công nghệ cao… ngày càng lớn. Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza... Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội. Hoạt động du lịch của thành phố phát triển mạnh, năm 2009, tổng lượng khách quốc tế đến TP Hồ Chí Minh đạt 2,6 triệu lượt. Tổng doanh thu du lịch của thành phố năm 2009 đạt 35.000 tỷ đồng. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã phát huy các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng chuyên mục du lịch trên các báo lớn, truyền hình, tăng cường và nâng cao hiệu quả các đợt tham dự hội chợ du lịch chuyên nghiệp khu vực và các thị trường trọng điểm. Thành phố Hồ Chí Minh còn là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc. Về thị trường chứng khoán, đã có 30 công ty cổ phần, 01 công ty quản lý quỹ niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh; tổng vốn cổ phần niêm yết trên 1.600 tỷ đồng. SVTH Trang 15
- Tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn 2.1.2. Về xã hội Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 Thành phố Hồ Chí Minh có dân số 7.123.340 người, gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,93 người/hộ. Phân theo giới tính: Nam có 3.425.925 người chiếm 48,1%, nữ có 3.697.415 người chiếm 51,9% . Dân số thành phố tăng nhanh, trong 10 năm từ 19992009 dân số thành phố tăng thêm 2,086.185 người, bính quân tăng gần 209.000 người/năm, tốc độ tăng 3,53%/năm, chiếm 22% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm. Quận Bình Tân có dân số lớn nhất với 572.796 người; huyện Cần Giờ có dân số thấp nhất với 68.213 người. Không chỉ là thành phố đông dân nhất Việt Nam, quy mô dân số của Thành phố Hồ Chí Minh còn hơn phần lớn các thủ đô ở châu Âu ngoại trừ Moscow và London. Thành phố Hồ Chí Minh, với dân số đông, mật độ cao trong nội thành, cộng thêm một lượng lớn dân vãng lai, đã phát sinh nhu cầu lớn về y tế và chăm sóc sức khỏe. Các tệ nạn xã hội, như mại dâm, ma túy, tình trạng ô nhiễm môi trường... gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe dân cư thành phố. Tuổi thọ trung bình của nam giới ở thành phố là 71,19, con số ở nữ giới là 75,00. Có thể nói thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung động đảo các thành phần dân cư với nhiều tín ngưỡng, tôn giáo nên nền văn hoá nơi đây cũng rất đa dạng và phong phú. Cơ cấu dân tộc, người Kinh chiếm 92,91% dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 6,69%, còn lại là các dân tộc Chăm, Khmer... Những người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh cư trú ở khắp các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố. Những chuyển biến tích cực của nền kinh tế đã tạo thuận lợi cho việc thực hiện chương trình việc làm cho người dân Thành phố. Bình quân mỗi năm Thành phố giải quyết việc làm cho khoảng 230.000 lao động. Riêng năm 2009 giải quyết việc làm cho 289.627 lao động. Chương trình việc làm cho người lao động gắn liền với thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của thành phố. Kinh tế phát triển tạo điều kiện nâng SVTH Trang 16
- Tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn cao thu nhập của người dân cũng như góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội của Thành phố. 2.2. Thực trạng thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh Theo số liệu thống kê toàn thành phố có 43.114 doanh nghiệp, trên 300.000 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể đang hoạt động, 15 khu chế xuất khu công nghiệp đang hình thành và phát triển. Với hoạt động đầu tư tăng nhanh nên thị trường lao động thành phố bước đầu hình thành thành và tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động thành phố cũng như có sự chuyển dịch lớn lực lượng lao động từ các tỉnh thành phố khác đến làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. 2.2.1. Đặc điểm về cung lao động (nguồn lao động) Thị trường lao động thành phố là một thị trường mở do Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế của cả nước, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực với mạng lưới tập trung các Trường Đại học, Cao đẳng, các Trường nghề cho cả khu vực. Dân số thành phố từ năm 2006 đến năm 2009, bình quân mỗi năm tăng 195.000 người, tốc độ tăng dân số tại khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn, bình quân mỗi năm khu vực thành thị tăng 156.000 người, trong khi khu vực nông thôn tăng bình quân 39.000 người/năm. Dân số trong độ tuổi lao động bình quân mỗi năm tăng 100.000 người. Cụ thể số liệu như sau: Bảng 2.1: Nguồn lao động Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến 2010. Năm Năm Năm Năm DB TT Chỉ tiêu Đvt 2006 2007 2008 2009 2010 1000 1 Dân số 6.424 6.650 6.810 7.123 7.436 người + Thành thị “ 5.463 5.640 5.789 5.929 6.050 + Nông thôn “ 961 1.010 1.020 1.193 1.386 2 Dân số trong độ tuổi lao động “ 4.251 4.380 4.401 4.798 4.991 Tỉ lệ so với tổng dân số % 66,17 65,86 64,63 67,36 67,12 SVTH Trang 17
- Tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn 1000 Trong đó Nữ 2.221 2.301 2.330 2.466 2.625 người Tỉ lệ nữ so với tổng dân số % 34,57 34,60 34,21 34,62 35,30 Lực lượng lao động hoạt 1000 3 động trong các thành phần 2.864 2.913 3.187 3.586 3.850 người kinh tế Trong đó Nữ “ 1.546 1.668 1.705 1.881 1.995 (nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh) Để đánh giá nguồn cung lao động cần xem xét thị trường lao động trong mối quan hệ giữa sự phát triển nguồn lao động, hoạt động đào tạo cung ứng nguồn nhân lực cho việc phát triển kinh tế Thành phố. a. Nguồn lao động xã hội Nguồn lao động xã hội tập trung ở số dân cư trú trên địa bàn thành phố và số người từ các địa phương trong cả nước đến thành phố Hồ Chí Minh học tập, làm việc. Theo số liệu thống kê năm 2009, nguồn lao động thành phố là 4,798 triệu người, chiếm tỷ trọng 67,36% dân số, trong đó lao động từ các tỉnh thành phố khác đến thành phố làm việc chiếm tỷ trọng trên 30% số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân Thành phố. Điều này cho thấy thị trường lao động Thành phố là một thị trường mở, thu hút đối với người lao động chưa có việc làm trong Thành phố, trong khu vực và trong cả nước. Kể cả lao động nước ngoài đáp ứng cho nhu cầu của thị trường lao động cao cấp (các chuyên gia lao động của các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Phillippine, Mỹ, Úc…). Một đặc điểm trong nguồn lao động xã hội là lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ trọng 49,11% trong tổng số lao động đang làm việc. Như vậy, qua con số này cho thấy số lượng lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ cao. Tình trạng này phần nào nói lên được chất lượng của lao động. SVTH Trang 18
- Tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn Số người có việc làm trong nền kinh tế quốc dân trên 3 triệu người, chiếm tỷ trọng 67,75% nguồn lao động. Qua số liệu khảo sát của ngành lao động thương binh và xã hội thì số lao động làm công việc tự do chiếm trên 40% số lao động đang có việc làm trên địa bàn thành phố, đa phần là lao động nhập cư. Số người thất nghiệp giảm dần qua các năm, tỷ lệ thất nghiệp từ 5,9% năm 2005 đã kéo giảm xuống 5,3% năm 2009 (qua các năm, tỉ lệ thất nghiệp giảm 0,6%); ước thực hiện đến cuối năm 2010 là dưới 5,1%. Sở dĩ có sự kéo giảm này là do quá trình đô thị hóa các khu vực ngoại thành, các hoạt động đầu tư tăng mạnh, hoạt động đầu tư mở rộng và phát triển các khu công nghiệp của thành phố đã thúc đẩy tăng nhanh chỗ làm việc cho người dân thành phố cũng như trong khu vực. b. Nguồn lao động đang đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm giáo dục của các nước. Tại đây tập trung nhiều cơ sở đào tạo của Trung ương, Thành phố lẫn quận, huyện và của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, mạng lưới đào tạo, đào tạo nghề của thành phố rất phong phú và đa dạng. Tổng số trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trên địa bàn Thành phố là 104 trường, trong đó trường đại học là 41 trường, cao đẳng là 29 trường và trung học chuyên nghiệp là 34 trường. Tổng số sinh viên được đào tạo tại các trường là 417.878 người, trong đó số sinh viên tuyển mới của năm học là 122.790 người. Còn cơ sở dạy nghề thì toàn thành phố hiện có 351 cơ sở dạy nghề, trong đó có 6 trường cao đẳng nghề, 23 trường trung cấp nghề, 83 trung tâm dạy nghề. Mạng lưới cơ sở dạy nghề phân bố khắp 24 quận huyện với năng lực đào tạo hàng năm trên 30.000 học sinh trung cấp nghề, 10.000 sinh viên cao đẳng nghề và khoảng 330.000 học viên học nghề ngắn hạn dưới 12 tháng. SVTH Trang 19
- Tiểu luận môn Thị trường lao động GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn 2.2.2. Đặc điểm về cầu lao động Thị trường lao động của thành phố tuy mới hình thành sơ khai nhưng đã hoạt động khách quan theo nguyên tắc của cơ chế thị trường. Thị trường lao động hiện nay bao gồm thị trường lao động trong nước và thị trường lao động ngoài nước. a. Thị trường lao động trong nước Thị trường lao động trong nước gắn liền hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, sự tăng trưởng của nền kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Theo các nguồn thống kê, trong năm 2007 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 43.144 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp trong nước chiếm 92,40% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động; các cơ sở kinh doanh cá thể có trên 300.000 cơ sở đang hoạt động. Hàng năm có bình quân 7.000 đến 8.000 doanh nghiệp đăng ký hoặc đăng ký bổ sung chức năng hoạt động. Bình quân hàng năm doanh nghiệp tạo ra từ 100.000 đến 120.000 chỗ làm việc mới. Một số ngành nghề có sự chuyển dịch lao động cao như ngành may mặc xuất khẩu, giày da, xây dựng, tạo nên sự biến động lớn về nhu cầu lao động vào thời điểm đầu năm. Lao động nước ngoài trên địa bàn thành phố (số có đăng ký giấy phép lao động) là 18.065 người, tập trung vào các ngành nghề: giáo dục đào tạo, tư vấn tài chính ngân hàng, dệt may da giày thuộc quốc tịch các nước Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia… b. Thị trường lao động ngoài nước Trong xu thế hội nhập và phát triển, thị trường lao động ngòai nước đang là tiềm năng để xây dựng chiến lược đưa lao động Việt Nam đi học tập và làm việc tại nước ngoài. Trong những năm vừa qua, hàng năm cả nước đưa được gần 80.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngòai. Đây là một trong giải pháp căn cơ trong thực hiện chương trình việc làm cho người lao động nghèo. 2.2.3. Tình hình cung – cầu lao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh SVTH Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tiểu luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ: Cổ phiếu
20 p | 1212 | 257
-
Bài tiểu luận môn Lý thuyết tài chính tiền tệ: Cấu trúc thị trường tài chính
19 p | 803 | 207
-
Tiểu luận môn Quản trị cung ứng: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk
44 p | 1299 | 113
-
Bài tiểu luận môn Marketing quốc tế: Chiến lược thâm nhập thị trường của doanh nghiệp nước ngoài tại thị trường Việt Nam
45 p | 760 | 84
-
Bài Tiểu luận môn kinh tế phát triển: Chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh bình phước
57 p | 974 | 79
-
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động: Thị trường lao động thành phố Hồ chí Minh giai đoạn 2010-2015
35 p | 813 | 66
-
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động: Thất nghiệp ở Việt Nam - Các hình thức thất nghiệp và xu hướng ở TP. Hồ Chí Minh
23 p | 354 | 48
-
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động: Thị trường lao động Việt Nam - Đặc điểm hình thành và phát triển
37 p | 299 | 43
-
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động: Thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm ở xã Long Điền Đông giai đoạn 2010-2015
20 p | 180 | 36
-
BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ QUỐC TẾ - Đề bài: NGÀNH DỆT MAY- NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
12 p | 263 | 31
-
Tiểu luận môn Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phân tích quá trình hình thành và phát triển của mô hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Ý nghĩa lý luận, thực tiễn
45 p | 178 | 23
-
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động: Thực trạng việc làm và các giải pháp giải quyết việc làm ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015
44 p | 178 | 20
-
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động: Thực trạng và giải pháp cho hoạt động Dịch vụ việc làm ở Quận 12 giai đoạn 2008-2010
40 p | 107 | 16
-
Tiểu luận môn Thị trường chứng khoán: Quyền tiên mãi
18 p | 107 | 15
-
Tài liệu hướng dẫn viết tiểu luận môn học Thị trường lao động
11 p | 138 | 9
-
Bài tập môn thị trường chứng khoán: Công ty chứng khoán
27 p | 205 | 8
-
Tiểu luận môn Kinh tế vĩ quốc tế 2: Vận dụng mô hình trọng lực phân tích hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam giai đoạn 2000-2020
14 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn