Tiểu luận môn Kinh tế vĩ quốc tế 2: Vận dụng mô hình trọng lực phân tích hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam giai đoạn 2000-2020
lượt xem 5
download
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tìm ra các nhân tố có tác động đến hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam, đánh giá tiềm năng xuất khẩu trên từng thị trường khác nhau. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực, đánh giá tác động dựa trên dữ liệu được thu thập từ 20 quốc gia chiếm tỷ trọng lớn trong thị phần xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2020.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận môn Kinh tế vĩ quốc tế 2: Vận dụng mô hình trọng lực phân tích hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam giai đoạn 2000-2020
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ ----------------------------- TIỂU LUẬN KINH TẾ QUỐC TẾ 2 VẬN DỤNG MÔ HÌNH TRỌNG LỰC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2020 Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Từ Thúy Anh TS. Chu Thị Mai Phương Nhóm : 16 Lớp : KTE316(2324-2)1.1 STT Sinh viên Mã sinh viên Đóng góp 12 Lê Thị Chung 2214410026 20% 30 Trương Ngọc Hiệp 2214410064 20% 46 Vũ An Khang 2214410086 20% 81 Nguyễn Thị Hồng Thắm 2215410175 20% 88 Nguyễn Đức Việt 2214410200 20% HÀ NỘI, tháng 03 năm 2024
- VẬN DỤNG MÔ HÌNH TRỌNG LỰC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2020 Vũ An Khang1 Trương Ngọc Hiệp Nguyễn Đức Việt Nguyễn Thị Hồng Thắm Lê Thị Chung Tóm tắt Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tìm ra các nhân tố có tác động đến hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam, đánh giá tiềm năng xuất khẩu trên từng thị trường khác nhau. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực, đánh giá tác động dựa trên dữ liệu được thu thập từ 20 quốc gia chiếm tỷ trọng lớn trong thị phần xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2020. Từ kết quả nghiên cứu, một số đề xuất về giải pháp được đưa ra nhằm ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này vào thị trường thế giới trong tương lai. 1. Đặt vấn đề. Ngành dệt may là một ngành công nghiệp mũi nhọn hàng đầu của Việt Nam, cung cấp việc làm cho hàng triệu người dân. Hiện tại, ngành dệt may cùng với dầu thô đang trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và đạt kim ngạch lớn nhất. Trong đó ngành may mặc chiếm tỷ trọng về doanh thu cao nhất trong ngành dệt may, đây là ngành có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai, đặc biệt là khi nhu cầu của thị trường quốc tế về sản phẩm may mặc ngày càng tăng lên. Việt Nam là quốc gia có lượng lao động lớn với chi phí rẻ và kỹ năng về công nghệ may tốt. Hơn nữa, Việt Nam ngày càng trở nên năng động hơn trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu như tham gia vào các Hiệp định thương mai tự do, các Hiệp định bảo hộ đầu tư,… đã giúp mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường thế giới. Mặt hàng may mặc của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 66 quốc gia khác nhau. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam nhìn chung tăng trưởng dần qua từng năm. Năm 2010, Việt Nam giữ 2.9% thị phần toàn cầu về hàng may mặc, mức tăng trưởng trung bình hằng năm là 11% trong giai đoạn từ 2010-2020 từ đó đưa thị phần lên mức 6.4%, vượt qua Bangladesh để trở thành quốc gia thứ tư trong TOP10 nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, năm 2019, mức tăng trưởng của Việt Nam đã giảm từ 15% xuống còn 7%. Trong năm 2020 , ngành dệt may nói chung và ngành may mặc nói riêng gặp phải nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, số lượng đơn đặt hàng giảm sút, chi phí gia công giảm làm cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục giảm 7%. Nhằm ổn định mức tăng trưởng xuất khẩu hàng may mặc, nhóm thực hiện bài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam” trong giai đoạn 2000-2020 để tìm ra các yếu tố có tác động đến kết quả xuất khẩu từ đó giảm thiểu tối đa sự biến động 1 Tác giả liên hệ: Email: vuankhang2004@gmail.com 1
- của ngành trong những năm tiếp theo. Đồng thời, đánh giá tiềm năng của ngành trên các thị trường khác nhau nhằm thay đổi cơ cấu, tỷ trọng xuất khẩu đến từng thị trường cho phù hợp đạt mục đích tối đa hóa hiệu quả xuất khẩu. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết. 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. 2.1.1. Các nhân tố tác động đến hiệu quả xuất khẩu. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là chỉ tiêu đo lường quy mô của một nền kinh tế. Nó còn thể hiện sức mua của quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu, khả năng sản xuất và nhu cầu của mỗi quốc gia (Dilanchiev, 2012). Nhiều nghiên cứu tìm thấy bằng chứng có mối quan hệ thuận chiều giữa GDP và sự gia tăng trong thương mại hàng hóa và dịch vụ như nghiên cứu của Ebaidalla và Atif (2015), Eita (2016) hay Đào Đình Minh (2017). Điều này là do bởi khi tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong lãnh thổ một nước tăng lên đồng nghĩa với lượng cung hàng hóa của nước đó cũng gia tăng và kết quả là khả năng xuất khẩu nhiều hơn. Đối với nước nhập khẩu, GDP đo lường khả năng tiếp nhận của các nhà nhập khẩu (Hatab và cộng sự, 2010). Khi GDP của nước nhập khẩu càng lớn, khả năng sản xuất của nước đó càng cao, đồng nghĩa với việc nước đó có nhu cầu cao về nguồn nguyên liệu đầu vào, trong đó có nhập khẩu. Hơn nữa, nếu xét về thu nhập khi thu nhập tăng lên thì khả năng chi trả cho việc mua hàng hóa cũng tăng theo, đồng thời khi thu nhập tăng lên thì nhu cầu về hàng hóa cũng trở nên đa dạng hơn từ đó thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài (Fujimura và Edmonds, 2006). Do đó, GDP của nước xuất khẩu hay nhập khẩu đều được kỳ vọng là có ảnh hưởng tích cực đến dòng chảy thương mại. Dân số của nước nhập khẩu cũng ảnh hưởng đến cầu hàng hoá nhập khẩu của một quốc gia. Khi nền kinh tế trở nên lớn hơn, quốc gia đó sẽ dựa nhiều vào nội thương và giảm cầu hàng hoá nhập khẩu (Frankel, 1997). Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm sử dụng mô hình trọng lực của Ebaidalla và Atif (2015) lại cho thấy quy mô dân số có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến xuất khẩu. Thuế nhập khẩu là một công cụ quan trọng để điều chỉnh cán cân thương mại của mỗi quốc gia. Đây là công cụ tác động trực tiếp lên dòng chảy thương mại. Khi các quốc gia áp thuế nhập khẩu cao cho hàng hoá từ Việt Nam, giá hàng hoá của Việt Nam sẽ trở nên đắt hơn trên thị trường quốc tế, qua đó làm giảm lượng cầu cho loại hàng này. Ngược lại, mức thuế thấp khiến cho hàng hoá rẻ hơn khi ra thị trường quốc tế, khiến cho người tiêu dùng nước ngoài sẵn sàng chi trả hơn. Điều tương tự cũng xảy ra khi Việt Nam áp thuế cho hàng hoá từ nước ngoài. Mức thuế cao sẽ khiến thương mại sẽ trở nên kém hiệu quả (Bui & Chen, 2017). Mối quan hệ nghịch biến này cũng được nghiên cứu của Kyle Handley và cộng sự (2020) kiểm chứng. Chen (2004) đã kết luận khoảng cách địa lý làm giảm hoạt động thương mại giữa các quốc gia. Võ Văn Dứt (2016) cũng đã sử dụng lý thuyết khoảng cách của Ghemawat (2001) để phát triển các giả thuyết về ảnh hưởng của khoảng cách địa lý đến xuất khẩu và kết quả kiểm chứng của nghiên cứu cũng cho thấy khoảng cách địa lý có mối tương quan nghịch với giá trị xuất khẩu. Thứ nhất, khoảng cách địa lý càng lớn càng gây ra nhiều rủi ro trong vận chuyển hàng hóa giữa hai quốc gia, tốn nhiều thời gian vận chuyển, ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hàng hóa, và gia tăng chi phí. Đặc 2
- biệt, những hàng hóa có trọng lượng nặng hay hàng hóa dễ vỡ, dễ hư hỏng sẽ có chi phí vận chuyển cao khi khoảng cách càng xa. Thứ hai, khoảng cách địa lý tăng sẽ làm tăng chi phí liên lạc và giao dịch liên quan đến sự tương đồng văn hoá, thị hiếu và chi phí hàng chính. Khoảng cách có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian và phương thức vận tải. Do đó, có thể kỳ vọng mối quan hệ nghịch giữa khoảng cách và xuất khẩu (Carrere, 2006; Frankel, 1997). Tỷ giá hối đoái là giá của một loại tiền tệ này so với một loại tiền tệ khác. Tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến giá hàng hóa xuất khẩu, một yếu tố quan trọng quyết định mức cầu của thị trường. Việc đồng nội tệ của một quốc gia giảm giá so với các đồng tiền khác sẽ làm giảm giá xuất khẩu hàng hóa bằng ngoại tệ, do đó làm tăng cầu và khối lượng hàng xuất khẩu. Ngược lại, nếu đồng nội tệ tăng giá so với ngoại tệ, khối lượng xuất khẩu sẽ giảm sút (Bui và Chen, 2015). Ảnh hưởng của FTA đối với hoạt động thương mại của các quốc gia tham gia hiệp định đã được xác nhận trong nhiều nghiên cứu có ứng dụng mô hình lực hấp dẫn (Bergstrand (1985); Baier và Bergstrand (2007)). Thứ nhất, việc ký kết và tham gia vào các hiệp định thương mại tự do với nhiều ưu đãi về thuế quan giúp thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng và đa dạng hóa hơn với sự tham gia của nhiều đối tác thương mại mới. Thứ hai, hệ thống thể chế, chính sách và môi trường kinh doanh cũng từng bước được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập, từ đó sẽ giúp thúc đẩy và tạo thuận lợi cho thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước. Do đó, biến này ngày càng được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu gần đây bởi kỳ vọng sẽ xoá đi tác động cản trở. 2.1.2. Khoảng trống nghiên cứu. Đã có nhiều nghiên cứu về xuất khẩu và các vấn đề liên quan đến xuất khẩu được thực hiện ở cả trong và ngoài nước. Trong các bài nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng các kỹ thuật hồi quy khác nhau cho dữ liệu bảng và thu được nhiều kết quả đáng kể. Tuy nhiên, nhìn chung các bài nghiên cứu trước đây vẫn còn gặp phải một số hạn chế nhất định. Các bài nghiên cứu thường tập trung vào hoạt động xuất khẩu nói chung của Việt Nam chứ chưa đề cập đến một số ngành nghề, mặt hàng cụ thể. Các bài nghiên cứu cũng chưa chú trọng đến các ngành nghề có nhiều tiềm năng, đặc biệt là ngành có tiềm năng phát triển mạnh mẽ như ngành dệt may và cũng chưa đánh giá được hiệu quả xuất khẩu của mặt hàng này trên các thị trường quốc tế dẫn đến việc phân bổ tỷ trọng xuất khẩu vào từng thị trường chưa phù hợp làm giảm sự tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra, kết quả thu được từ các bài nghiên cứu có nhiều quan điểm khác nhau, đối lập nhau dẫn đến tính kém hiệu quả trong khâu đề xuất các chính sách. Do đó, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài để góp phần giải quyết các hạn chế của các nghiên cứu đi trước, từ đó đề xuất xây dựng hệ thống chính sách phù hợp, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam ra thế giới. 2.2. Cơ sở lý thuyết. 2.2.1. Hiệp định thương mại tự do (FTA). Theo WTO, hiệp định thương mại tự do (FTA) là thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều quốc gia với nhau, trong đó các quốc gia đồng ý thực hiện một số nghĩa vụ liên quan đến thương mại hàng hóa, dịch vụ, các biện pháp bảo hộ, và một số nghĩa vụ khác, để đổi lại rào cản thương mại thấp hơn với 3
- hàng hoá xuất khẩu của mình. Một điều đặc biệt cần lưu ý là không phải bất cứ quốc gia nào khi tham gia vào thương mại quốc tế đều thu được thặng dư so với trước khi tham gia thương mại quốc tế. Ðồ thị 1: Sự tạo ra thương mại và phúc lợi Nguồn: Nhóm tác giả tự minh họa Xem xét ở trường hợp của quốc gia A và B. Trước khi tham gia vào liên minh với nước B, giá cả của hàng hóa nhập khẩu của đất nước A là 𝑃𝑎 = 𝑃 𝑏 *(1+t). Sau khi cả hai nước tham gia vào liên minh thì thuế quan được dỡ bỏ, giá cả hàng hóa nhập khẩu của đất nước A giảm xuống còn Pb, và được nhập khẩu với một lượng mới lớn hơn là 230=280-50 so với trước khi tham gia vào liên minh là 90=190-100. Thặng dư tiêu dùng tăng lên một lượng c+d+e+f. Trong đó, c về bản chất là thặng dư được chuyển từ người sản xuất sang người tiêu dùng, còn e là phần thuế mà Nhà nước không thu được để dành chỗ cho thặng dư tiêu dùng tăng lên. Do vậy, phần phúc lợi tăng lên thực chất chỉ gồm vùng d+f. Ảnh hưởng phúc lợi trên đất nước A rõ ràng là dương. Ðồ thị 2: Sự chệch hướng thương mại và phúc lợi Nguồn: Nhóm tác giả tự minh họa 4
- Giả sử rằng, chúng ta sẽ xem xét 3 đất nước: A, B và C. Trong đó, A và B ký kết FTA với nhau, còn C không tham gia. Trước khi A và B tham gia vào khối liên minh, vì 𝑃𝑎 > 𝑃 𝑏 > 𝑃𝑐 nên A sẽ nhập khẩu hàng hóa của C với mức giá 𝑃𝑐 *(1+t) và lượng nhập khẩu sẽ là 210-80=130. Sau khi A và B tham gia vào liên minh thì hàng rào thuế quan của A và B được dỡ bỏ, A sẽ nhập khẩu toàn bộ hàng hóa của B do 𝑃 𝑏
- 2020), rào cản thuế quan nhập khẩu (Bui & Chen (2017), Doan (2019)), hiệp định thương mại tự do (Bergstrand (1985), Carrere (2003), Doan (2019)), tự do đầu tư (Heritage, 2018)). Nguồn: bktt.vn 3. Phương pháp nghiên cứu. 3.1. Mô hình nghiên cứu. Trong bài nghiên cứu, nhóm sử dụng mô hình của Đức và cộng sự (2021) và áp dụng một số thay đổi dựa trên mức độ sẵn có của dữ liệu: Mô hình nghiên cứu: ln(𝐸𝑋 𝑖𝑗𝑡 ) = 𝛽0 + 𝛽1 × ln(𝐺𝐷𝑃𝑖𝑡 ) + 𝛽2 × ln(𝐺𝐷𝑃𝑗𝑡 ) + 𝛽3 × ln(𝑃𝑂𝑃𝑗𝑡 ) + 𝛽4 × ln(𝑇𝐴𝑋 𝑗𝑡 ) + 𝛽5 × ln(𝐷𝐼𝑆𝑇𝑗𝑡 ) + 𝛽6 × ln(𝐸𝑋𝑅𝐴 𝑖𝑗𝑡 ) + 𝛽7 × FTA + 𝑢 𝑖 Tóm tắt biến Kỳ vọng Vai trò Tên biến Ký hiệu Đơn vị dấu Biến phụ Xuất khẩu dệt may thực tế của Việt Nam sang quốc Nghìn 𝐸𝑋 𝑖𝑗𝑡 thuộc gia j USD Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam năm t 𝐺𝐷𝑃𝐸𝑋 𝑖𝑡 USD + Tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia nhập khẩu j 𝐺𝐷𝑃𝐼𝑀𝑗𝑡 USD + Dân số của quốc gia nhập khẩu j 𝑃𝑂𝑃𝑗𝑡 Người +/- Thuế nhập khẩu trung bình đối với hàng may mặc 𝑇𝐴𝑋 𝑗𝑡 % - Biến độc của Việt nam do quốc gia j áp đặt lập Khoảng cách địa lý từ Hà Nội đến thủ đô của nước j 𝐷𝐼𝑆𝑇𝑗𝑡 Km - Tỷ giá hối đoái của tiền tệ của quốc gia j 𝐸𝑋𝑅𝐴 𝑖𝑗𝑡 USD + Biến giả, bằng 1 nếu nước nhập khẩu và Việt Nam FTA N/A + có ký kết hiệp định FTA; ngược lại bằng 0 6
- 3.2. Phương pháp ước lượng. Những dữ liệu thô sau khi được thu thập sẽ được nhóm nghiên cứu phân loại, xử lý sơ lược và tổng hợp bằng Microsoft Excel. Từ dữ liệu đã được xử lý, nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA, áp dụng các kiểm định như kiểm định Ramsey về bỏ sót biến, kiểm định Breusch – Pagan về phương sai sai số thay đổi và kiểm định đa cộng tuyển để kiểm tra tính phù hợp của mô hình nhóm chọn. Mô hình được ước tính bằng lệnh “frontier”. Cuối cùng, từ kết quả ước lượng, nhóm tính toán hiệu quả xuất khẩu qua các nước theo từng năm và lấy trung bình cộng để có hiệu quả xuất khẩu từ Việt Nam qua các quốc gia đã chọn trong giai đoạn nghiên cứu. 3.3. Dữ liệu nghiên cứu. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu về số lượng xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam với 20 quốc gia và khu vực đối tác hàng đầu trong giai đoạn 2000 – 2020. Nhóm quốc gia và khu vực bao gồm: Áo, Bỉ, Canada, Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Liên bang Nga, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Mỹ. Giá trị hàng may mặc xuất khẩu và thuế nhập khẩu trung bình đối với mặt hàng này được nhóm nghiên cứu thu thập từ WITS. Các biến GDP, dân số được lấy từ WB. Biến tỷ giá hối đoái được thu thập từ OECD. Khoảng cách từ Việt Nam đến cách nước nhập khẩu được nhóm tác giả tổng hợp từ trang web https://www.timeanddate.com/. Số liệu về FTA được nhóm tạo biến giả dựa theo WTO. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Thống kê mô tả Giá trị trung Độ lệch Giá trị nhỏ Giá trị lớn Biến Số quan sát bình chuẩn nhất nhất lnEX 420 11.96097 1.768116 7.389297 16.49519 lnGDPEX 420 25.49166 0.8282122 24.1628 26.57148 lnGDPIM 420 27.6751 1.198342 24.84763 30.69352 lnPOP 420 17.42491 1.427521 15.31758 21.06763 lnTAX 397 1.973824 1.276292 -6.82242 4.179923 lnDIST 420 8.900633 0.423142 7.749753 9.444938 lnEXRA 420 1.35777 1.947496 -0.6936 7.16301 FTA 420 0.75 0.433529 0 1 Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán từ Stata 7
- Mô tả ma trận tương quan lnEX lnGDPEX lnGDPIM lnPOP lnTAX lnDIST lnEXRA FTA lnEX 1 lnGDPEX 0.5207 1.0000 lnGDPIM 0.8384 0.2089 1 lnPOP 0.5684 -0.0056 0.8039 1 lnTAX -0.2786 -0.2555 -0.2246 -0.2494 1 lnDIST -0.0981 0.0812 -0.149 -0.445 0.4595 1 lnEXRA -0.0315 -0.0660 -0.1507 0.0531 -0.2498 -0.6931 1 FTA -0.069 -0.0104 -0.1522 -0.0075 -0.0566 -0.2309 0.241 1 Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán từ Stata Căn cứ vào kết quả bảng mô tả ma trận tương quan, nhóm nghiên cứu phát hiện hệ số tương quan của biến giá trị xuất khẩu và biến GDP nước đối tác có giá trị cao (0.8384), cùng với đó là giá trị hệ số tương quan giữa dân số và GDP nước nhập khẩu cũng có vấn đề (0.8039). Vì vậy, nhóm chạy sẽ chạy kiểm định đa cộng tuyến để đảm bảo sự phù hợp của mô hình. Kiểm định Tên kiểm định Kết quả kiểm định F(3, 386) = 9.09 Kiểm định bỏ sót biến quan trọng Prob > F = 0.0000 < 0.05 – Kiểm định Ramsey -> Mô hình bỏ sót biến quan trọng. chi2(1) = 2.76 Kiểm định phương sai sai số thay Prob > chi2 = 0.0966 > 0.05 đổi – Kiểm định Breusch – Pagan -> Mô hình không mắc khuyết tật phương sai sai số thay đổi. Giá trị trung bình VIF = 2.63 < 5 Kiểm định đa cộng tuyến -> Mô hình có thể có đa cộng tuyến nhưng không ảnh hưởng kết quả ước lượng. 8
- Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán từ Stata Sau khi chạy kiểm định, nhóm nghiên cứu nhận thấy mô hình nhóm lựa chọn có hạn chế là bỏ sót biến quan trọng, do đó cần phải nghiên cứu sâu thêm sau này và áp dụng thêm biến khác để mô hình phù hợp hơn. Đồng thời mô hình mắc đa cộng tuyến nhưng với mức độ nhỏ nên không ảnh hưởng đến kết quả ước lượng sau này. Mô tả kết quả ước lượng Biến phụ thuộc lnEX Biến độc lập Hệ số hồi quy Sai số chuẩn t quan sát lnGDPEX 0.651*** 0.041 15.84 lnGDPIM 1.312*** 0.055 24.04 lnPOP -0.162** 0.051 -3.18 lnTAX -0.008 0.030 -0.28 lnDIST 0.432** 0.153 2.82 lnEXRA 0.184*** 0.026 7.03 1.FTA 0.159* 0.078 2.04 _cons -41.734*** 1.856 -22.48 * p
- Hệ số khoảng cách địa lý có kết quả sau khi ước lượng mang dấu dương, chỉ ra giả thuyết ban đầu của nhóm là sai. Điều này trái với nghiên cứu của Carrere (2003), Bisht & cộng sự (2014). Do đó nhóm cần nghiên cứu sâu hơn sau này để tìm hiểu kỹ nguyên nhân của xu hướng này. Hệ số tỷ giá hối đoái mang dấu dương đã củng cố kết quả các nghiên cứu của Jantarakolica & Chalermsook (2012), Bui & Chen (2017), Nguyen & cộng sự (2020), phù hợp với giả thuyết của nhóm và chỉ ra rằng khi đồng ngoại tệ tăng giá sẽ thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc của Việt Nam ra thị trường thế giới. Cứ 1% sự tăng lên giá trị ngoại tệ của nước nhập khẩu sẽ làm cho lượng xuất khẩu của hàng may mặc Việt Nam tăng thêm 0.184%. Hệ số ước tính của hiệp định thương mại tự do FTA mang giá trị dương cho thấy tác động tích cực của tự do thương mại đến lượng xuất khẩu ngành may mặc Việt Nam. Điều này ủng hộ kỳ vọng dấu của nhóm ban đầu và cũng đúng với nghiên cứu về biến tự do thương mại của Bergstrand (1985), Carrere (2003), Doan (2019). Hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam giai đoạn 2000 – 2020 STT Quốc gia Hiệu quả xuất khẩu STT Quốc gia Hiệu quả xuất khẩu 1 Áo 0.74 11 Canada 0.62 2 Hàn Quốc 0.74 12 Pháp 0.62 3 Đức 0.70 13 Nhật Bản 0.61 4 Hà Lan 0.70 14 Bỉ 0.57 5 Ba Lan 0.69 15 Thụy Sĩ 0.52 6 Mỹ 0.69 16 Trung Quốc 0.52 7 Anh 0.67 17 Na Uy 0.48 8 Cộng hòa Séc 0.66 18 Thụy Điển 0.45 9 Thổ Nhĩ Kỳ 0.65 19 Ý 0.44 10 Đan Mạch 0.64 20 Liên bang Nga 0.36 Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán từ Stata Dựa vào kết quả tính được, có thể thấy hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2020 đạt giá trị lớn nhất là 74% ở hai thị trường Áo và Hàn Quốc. Bên cạnh đó các nước có hiệu quả xuất khẩu cao tiếp theo là Đức và Hà Lan với cùng mức 70%. Kết quả trên cũng chỉ ra hiệu quả xuất khẩu ngành may mặc đang chỉ dừng ở mức trung bình khá, đa số đều trong mức 40% - 70%, điều này vừa là cơ hội cho Việt Nam để khai thác tiếp tục các thị trường này vừa là thách thức khi mà cần phải có những chính sách phù hợp để nâng cao vị thế mặt hàng này trên thị trường thế giới. 10
- 5. Kết luận và hàm ý chính sách. Với những kết quả đã được đánh giá và kiểm định, nhóm nghiên cứu đưa ra những giải pháp để có thể nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam như sau: Một là, tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Xem xét các lợi ích thu được từ các FTA, Việt Nam có thể duy trì và mở rộng mối quan hệ thương mại với các nước bằng cách tham gia vào các Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Từ đó, Việt Nam có thể tận dụng lợi ích từ các FTA để thúc đẩy thương mại và hợp tác kinh tế. Đồng thời, cần phải áp dụng các biện pháp hiệu quả để khai thác ưu đãi từ các FTA và nâng cao khả năng thúc đẩy thương mại hơn nữa. Ngoài ra, khi đàm phán các hiệp định thương mại tự do, chính phủ cần chú ý hơn nữa đến việc đàm phán giảm hàng rào phi thuế quan đối với các mặt hàng may mặc có thế mạnh. Hai là, phát triển mạnh số lượng và nâng cao chất lượng hàng may mặc xuất khẩu. Hiện nay, đòi hỏi về hàng may mặc xuất khẩu ở nhiều quốc gia đặc biệt là EU và Mỹ là rất khắt khe. Do đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải không ngừng nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng, thương hiệu và khả năng thâm nhập tốt các kênh phân phối. Một số chính sách mà các doanh nghiệp có thể áp dụng: (i) Tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may để các doanh nghiệp làm chủ được nguyên phụ liệu. (ii) Đào tạo đội ngũ cán bộ đủ khả năng thiết kế mẫu mã và nguồn nhân lực có tay nghề cao trong ngành may mặc. (iii) Chú trọng đổi mới công nghệ và áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào để nâng cao hiệu quả sản xuất. Ba là, doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi phương thức sản xuất theo hướng hiện đại và linh hoạt. Trong bối cảnh nhu cầu thay đổi sản phẩm thời trang cao và xu hướng cá nhân hoá sản phẩm, việc thay đổi liên tục kiểu dáng và mẫu mã sản phẩm trở nên cần thiết. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng thay đổi phương thức sản xuất để bắt kịp xu hướng tiêu dùng mới bằng cách giảm thiểu phương thức sản xuất đại trà để từ đó giảm thiểu quy mô mỗi lô hàng để tránh tồn kho cao. Đồng thời thay vì chờ đợi những đơn hàng lớn, doanh nghiệp cần chú trọng sản xuất đơn hàng nhỏ có tính khác biệt, đặc biệt là thời gian giao hàng nhanh. Đặc biệt, các doanh nghiệp dệt may cần linh hoạt trong sản xuất và quản lý để đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng. Bốn là, đa dạng hoá các kênh phân phối, quảng bá sản phẩm. Ngày nay, xu hướng tiêu dùng trên toàn cầu đang trải qua một số thay đổi đáng chú ý. Một trong những xu hướng quan trọng là sự dịch chuyển từ kênh bán lẻ truyền thống sang thương mại điện tử. Đặc biệt, tại các thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt may lớn và hiện đại như EU, người tiêu dùng đang giảm việc mua sắm tại các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Với tình hình này, doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý phát triển thêm các phương thức bán hàng trực tuyến để bắt kịp xu hướng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bằng cách tận dụng thương mại điện tử, các doanh nghiệp có thể tiếp cận một lượng lớn người tiêu dùng và tạo ra trải nghiệm mua sắm thuận tiện và linh hoạt. 11
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO • Tài liệu trong nước 1. Huỳnh, T.D.L. & Trương, T.T. (2022). Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) và xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, Vol. 20, NO. 10.1. 2. Lê, T.A.T. (2022). Nghiên cứu tác động của thuế quan đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng Châu Á, số 195. 3. Ngô, T.T.M. & Đỗ, T.T. (2022). Tác động của UKVFTA đến xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Vương quốc Anh. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 305. 4. Nguyễn (2010). The Determinants of Vietnamese Export Flows: Static and Dynamic Panel Gravity Approaches. International Journal of Economics and Finance, Vol.2, No.4. 5. Nguyen, D.D. (2020). Determinants of Vietnam’s rice and coffee exports: using stochastic frontier gravity model. Journal of Asian Business and Economic Studies, Vol.29, No.1. 6. Nguyễn, V.C. (2022). Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2004- 2021. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 303(2). 7. Võ & cộng sự (2022). Xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2012-2020: Kết hợp phương pháp phân tích nhân tố khám phá trong mô hình hồi quy cho dữ liệu bảng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 64(10). • Tài liệu nước ngoài 1. Baier, S.L. and Bergstrand, J.H. (2007) ‘Do free trade agreements actually increase members’ international trade?’, Journal of International Economics, 71(1), pp. 72–95. doi:10.1016/j.jinteco.2006.02.005. 2. Bergstrand, J.H. (1985) ‘The gravity equation in international trade: Some microeconomic foundations and empirical evidence’, The Review of Economics and Statistics, 67(3), p. 474. doi:10.2307/1925976. 3. Bui, T.H. and Chen, Q. (2015) ‘An analysis of factors influencing rice export in Vietnam based on Gravity Model’, Journal of the Knowledge Economy, 8(3), pp. 830–844. doi:10.1007/s13132-015- 0279-y. 4. Carrère, C. (2006) ‘Revisiting the effects of regional trade agreements on trade flows with proper specification of the Gravity Model’, European Economic Review, 50(2), pp. 223–247. doi:10.1016/j.euroecorev.2004.06.001. 5. Dilanchiev, A. (2012) ‘Empirical analysis of Georgian trade pattern: Gravity Model’, Journal of Social Sciences, 1(1), pp. 75–78. doi:10.31578/jss.v1i1.37. 6. Eita, J.H. (2016) ‘Estimating export potential for a small open economy using a gravity model approach: Evidence from Namibia’, The Journal of Developing Areas, 50(4), pp. 273–288. doi:10.1353/jda.2016.0165. 12
- 7. Frankel, J.A. (1997), ‘The regionalization of the World Economy, University of Chicago Press [Preprint]. doi:10.7208/chicago/9780226260228.001.0001. 8. Fujimura, M. and Edmonds, C. (2006) ‘Impact of cross-border road infrastructure on trade and investment in the greater mekong subregion’, Discussion Paper No.48. Asian Development Bank [Preprint]. doi:10.18235/0006831. 9. Gelb, A. and Diofasi, A. (2017) ‘What determines purchasing-power-parity exchange rates?’, Revue d’économie du développement, Vol. 24(2), pp. 93–141. doi:10.3917/edd.302.0093. 10. Ghemawat, P. (2001) ‘Distance Still Matters. The Hard Reality of Global Expansion’, Harvard business review, 79, 137-40, 142. 11. Hasson, J.A. and Tinbergen, J. (1964) ‘Shaping the world economy: Suggestions for an international economic policy.’, Economica, 31(123), p. 327. doi:10.2307/2550637. 12. Hatab, A.A., Romstad, E. and Huo, X. (2010) ‘Determinants of Egyptian agricultural exports: A gravity model approach’, Modern Economy, 01(03), pp. 134–143. doi:10.4236/me.2010.13015. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Bài tập lớn Kinh tế vi mô
21 p | 5706 | 2693
-
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ "LẠM PHÁT- TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM (CUỐI 2007-2008)"
19 p | 1833 | 805
-
Tiểu luận môn kinh tế vi mô đề tài "Lạm phát"
33 p | 1689 | 789
-
Tiểu luận môn Kinh tế vĩ mô: Tình hình nhập siêu ở Việt Nam những tháng đầu năm 2008
12 p | 893 | 410
-
Tiểu luận môn kinh tế lượng chủ đề "sự ảnh hưởng của các yếu tố đến điểm trung bình"
19 p | 1829 | 352
-
Bài tiểu luận môn kinh tế vĩ mô
15 p | 1852 | 305
-
Đề tài: Kinh tế vĩ mô
36 p | 844 | 277
-
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ "TÁC ĐỘNG NGHỊ QUYẾT 11 ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ"
10 p | 573 | 237
-
Tiểu luận môn Kinh tế vĩ mô: Toàn cầu hóa và những mặt trái
33 p | 595 | 207
-
Tiểu luận môn Kinh tế vi mô "Độc quyền nhóm lĩnh vực viễn thông "
6 p | 1120 | 137
-
TIỂU LUẬN: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TÁC ĐỘNG LÊN XUẤT NHẬP KHẨU
19 p | 755 | 107
-
Tiểu luận môn Kinh tế vi mô " mô hình độc quyền nhóm ngành viễn thông "
10 p | 656 | 106
-
Đề án môn Kinh tế vi mô: Handmade - The way you are
29 p | 549 | 71
-
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ - ĐỀ TÀI: " THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN KINH TẾ"
14 p | 386 | 65
-
Đề tài " Nguồn tài chính "
50 p | 182 | 38
-
Tiểu luận môn Kinh tế vận tải và du lịch: Tìm hiểu các nghiệp vụ của đơn vị Tổng công ty Vận tải thuỷ - CTCP (Vinasco)
72 p | 112 | 16
-
Tiểu luận giữa kì môn Kinh tế học quốc tế 2: Ảnh hưởng của biến động giá dầu đến cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-2023
39 p | 12 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn