intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận giữa kì môn Kinh tế học quốc tế 2: Ảnh hưởng của biến động giá dầu đến cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-2023

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

6
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận "Ảnh hưởng của biến động giá dầu đến cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-2023" tập trung vào các biến tăng trưởng, lạm phát mà chưa đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng của cú sốc giá dầu đến các chỉ số kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng, chi tiêu chính phủ và tỷ lệ thất nghiệp. Vì vậy, nhóm tác giả nhận thấy vấn đề này rất cần được mở rộng nghiên cứu, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận giữa kì môn Kinh tế học quốc tế 2: Ảnh hưởng của biến động giá dầu đến cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-2023

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ ------------***------------ TIỂU LUẬN GIỮA KỲ KINH TẾ QUỐC TẾ 2 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2023 Lớp tín chỉ : KTE316(2324-2)1.1 GV hướng dẫn : TS. Chu Thị Mai Phương Nhóm thực hiện : Nhóm 2 Thành viên nhóm : 6 – Phạm Vũ Tuyết Anh – 2114410014 36 – Dương Thị Huyền – 2114410079 41 – Đoàn Thị Thu Hương - 2111410612 44 – Phạm Vũ Thu Hương – 2111410064 66 – Nguyễn Thị Ngọc – 2114410131 80 – Nguyễn Phương Thảo – 2114410174 Hà Nội, tháng 03 năm 2023
  2. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2023 Phạm Vũ Tuyết Anh1, Nguyễn Thị Ngọc, Phạm Vũ Thu Hương, Đoàn Thị Thu Hương, Dương Thị Huyền, Nguyễn Phương Thảo Sinh viên K60 Kinh tế quốc tế - Khoa Kinh tế quốc tế Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam Từ Thúy Anh, Chu Thị Mai Phương Giảng viên Khoa Kinh tế quốc tế Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu giai đoạn 2000-2023, thông qua phương pháp nghiên cứu định tính, xem xét thực nghiệm tác động của sự biến động giá dầu tác đến cán cân thương mại Việt Nam. Trong ngắn hạn, cú sốc giá dầu tăng lên làm cho tỉ lệ xuất, nhập khẩu gia tăng. Tuy nhiên trong dài hạn, việc tăng giá dầu khiến cán cân thương mại trở nên thâm hụt. Việc mất cân đối cán cân thương mại xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người nhân nhiều mặt như tỷ lệ thất nghiệp tăng, lạm phát tăng, an sinh xã hội sụt giảm, chất lượng cuộc sống đi xuống, và nặng hơn sẽ gây nên tình trạng phát triển không bền vững. Từ kết quả nghiên cứu, một vài hàm ý chính sách được đưa ra để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong điều kiện bất ổn kinh tế vĩ mô ngày càng gia tăng. Từ khóa: Biến động giá dầu, cán cân thương mại, tăng trưởng kinh tế. 1 Email liên hệ: k60.2114410014@ftu.edu.vn 1
  3. IMPACT OF OIL PRICE FLUCTUATIONS ON BALANCE OF TRADE IN VIETNAM DURING THE PERIOD 2000-2023 Abstract: The study utilizes data from the period 2000-2023, employing qualitative research methods to examine the empirical impact of oil price fluctuations on Vietnam's trade balance. In the short term, an increase in oil prices leads to an increase in the export-import ratio. However, in the long term, rising oil prices contribute to a trade deficit. The imbalance in the trade balance will significantly affect various aspects of people's lives, such as increasing unemployment rates, rising inflation, declining social welfare, deteriorating quality of life, and potentially unsustainable development. Based on the research results, several policy implications are proposed to promote Vietnam's economic growth amidst increasing macroeconomic instability. Keywords: Oil price fluctuations, balance of trade, economic growth. 1. Giới thiệu chung Tầm quan trọng của dầu thô trong hệ thống kinh tế tổng thể và tác động của bất ổn giá dầu đối với phát triển kinh tế vĩ mô đã thu hút sự quan tâm lớn hầu hết ở các quốc gia khác nhau. Dầu là một trong những nguyên liệu quan trọng nhất trong nền kinh tế toàn cầu, đóng vai trò thiết yếu cho nhiều ngành công nghiệp như vận tải, sản xuất, và năng lượng. Nó cung cấp 33% nguồn năng lượng và được coi là nguồn nhiên liệu lớn nhất thế giới (Basnet và Upadhyaya, 2015). Do đó, sự biến động giá dầu luôn là mối bận tâm của các nhà hoạch định chính sách. Nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp và đặc biệt là cán cân thương mại. Nền kinh tế Việt Nam là một trường hợp khá hấp dẫn khi phân tích ảnh hưởng của giá dầu tới cán cân thương mại vì Việt Nam là nền kinh tế mở, nhỏ, thực hiện xuất khẩu dầu thô từ năm 1992. Tuy là một trong những nước xuất khẩu dầu thô với nguồn thu từ 2
  4. xuất khẩu mặt hàng này chiếm khoảng 10% ngân sách nhà nước (Thư viện Quốc hội, 2015) nhưng Việt Nam chỉ có sản lượng trong nước nhỏ, trữ lượng hạn chế nên phải nhập khẩu khối lượng lớn sản phẩm dầu để đáp ứng nhu cầu trong nước mặc dù đã vận hành nhà máy lọc dầu đầu tiên Dung Quất từ năm 2009 (Pham và Sala, 2020). Do đó, nền kinh tế Việt Nam nhạy cảm hơn với biến động giá dầu so với các nước đang phát triển có nguồn cung dầu lớn. Hơn nữa, giá dầu ở Việt Nam phần lớn bị ảnh hưởng bởi các chính sách và biện pháp can thiệp kiểm soát giá của Chính phủ. Vì vậy, việc phân tích phản ứng của nền kinh tế trước cú sốc giá dầu là chủ đề được cả giới học thuật và các nhà hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để điều tra mối quan hệ giữa giá dầu và các biến kinh tế vĩ mô. Trong đây, các trường hợp nghiên cứu thường được chọn là Mỹ, các nước OECD hoặc một nhóm nước ở châu Á trong khi trường hợp của Việt Nam chưa được xem xét kĩ lưỡng. Ngoài ra còn có một số nghiên cứu được thực hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu tập trung vào các biến tăng trưởng, lạm phát mà chưa đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng của cú sốc giá dầu đến các chỉ số kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng, chi tiêu chính phủ và tỷ lệ thất nghiệp. Vì vậy, nhóm tác giả nhận thấy vấn đề này rất cần được mở rộng nghiên cứu, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Cán cân thương mại Theo góc độ xuất nhập khẩu, cán cân thương mại là phần chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của một nước trong một khoảng thời kỳ xác định. Nếu cán cân thương mại của một quốc gia có giá trị dương thi quốc gia đó đang ở trong tình trạng thặng dư thương mại (giá trị xuất khẩu vượt quá giá trị nhập khẩu), còn nếu cán cân thương mại có giá trị âm thì quốc gia đó đang bị thâm hụt thương mại (giá trị nhập khẩu vượt quá giá trị xuất khẩu). Cán cân thương mại (TB) = Giá trị xuất khẩu (X) - Giá trị nhập khẩu (M) 3
  5. Cán cân thương mại thặng dư khi (X - M) > 0. Thặng dư thương mại làm tăng lượng tài sản của nền kinh tế. Ngoài ra, thặng dư còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm mới, tăng tích lũy quốc gia dưới dạng ngoại hối, tạo uy tín và tiền đề để đồng nội tệ tự do chuyển đổi. Ngược lại khi (X - M) < 0 thì cán cân thương mại bị thâm hụt. Nếu tình trạng thâm hụt kéo dài nhiều năm, điều này cũng đồng nghĩa với việc phải cắt bớt nhập khẩu như là một phần của những biện pháp tài chính và tiền tệ khắc khổ. Kết quả là làm giảm tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, gia tăng tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng cán cân thương mại thặng dư hay thâm hụt trong ngắn hạn chưa nói lên trạng thái thực của nền kinh tế, vấn để lá ở chỗ thâm hụt cán cân thương mại ở mức có thể đảm bảo mức chịu đựng của cán cân tài khoản vãng lai và nợ nước ngoài. Cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ (X - M) cùng với các yếu tố khác như chi cho tiêu dùng (C), chi cho đầu tư (l), chi tiêu của chính phủ (G) cầu thành tổng thu nhập quốc dân (GDP). Như vậy, cán cân thương mại là một bộ phận cấu thành tổng thu nhập quốc dân, thặng dư hay thâm hụt cán cân thương mại ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. GDP = C + I + G + (X - M) Như vậy cán cân thương mại có mối quan hệ mật thiết với các chi số kinh tế vĩ mô cơ bản. Trạng thái của cán cân thương mại thể hiện động thái của nền kinh tế ở những điểm khác nhau. Chính vì vậy, biến động của cán cân thương mại trong ngắn hạn và dài hạn là cơ sở để các chính phủ điều chỉnh chiến lược và mô hình phát triển kinh tế, chính sách cạnh tranh,… 2.2. Các yếu tố tác động đến cán cân thương mại Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ví dụ, MPZ bằng 0,1 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,1 đồng cho nhập khẩu. 4
  6. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Ví dụ: nếu giá xe đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng. Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hòa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc đồng nội tệ tăng giá sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quá là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên Ảnh hưởng của dòng vốn: Cán cân thương mại là một trong những yếu tố của tài sãn quốc gia. Cán cân thương mại phụ thuộc vào chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm trong nền kinh tế. Mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư được bù đắp bởi các dòng vốn đầu tư nước ngoài như FDI, ODA, FPI, kiêu hồi và các dòng vốn vay thương mại khác. Ảnh hưởng của thu nhập: Khi thu nhập trong nước tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cũng đồng thời tăng theo. Trong khi đó, khi kinh tế nước ngoài tăng trưởng, họ cũng tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ nước khác và làm cho xuất khẩu của đối tác thương mại tăng lên. Do vậy cán cân thương mại phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế. Các chính sách thương mại và phát triển kinh tế: Các chính sách thuế, bảo hộ hàng hóa trong nước cũng ảnh hưởng mạnh đến cán cân thương mại. Những rào cản này hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng để cải thiện cán cân thương mại. Các chính sách liên 5
  7. quan đến phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu khác cũng sẽ ảnh hưởng mạnh đến cán cân thương mại. Ngoài ra, cán cân thương mại còn phụ thuộc vào cơ cầu của nền kinh tế và chiến lược phát triên công nghiệp của quốc gia. Tỷ lệ trao đổi: tỷ lệ trao đổi biểu hiện giá mà một nước có thể chấp nhận trả cho hàng hóa nhập khẩu với giá xuất khẩu của nước đó. Nói cách khác là tỷ số giữa giá xuất khẩu và giá nhập khẩu. Do đó tỷ lệ trao đổi có ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Phá giá tiền tệ: là một trong trong những chính sách của chính phủ nhằm giảm giá đồng nội tệ. Phá giá đưa đến tăng giá hàng nhập khẩu và giảm giá hàng xuất khẩu của quốc giá. Do đó tạo ra một khoản thặng dư trong tài khoản của cán cân thanh toán. 2.3 Ảnh hưởng của giá dầu tới cán cân thương mại 2.3.1. Ảnh hưởng của các nước lớn tới giá dầu: Lý thuyết thương mại cơ bản Sự ảnh hưởng của các nước lớn lên giá dầu thế giới là điều không thể phủ định. Chỉ cần bằng những chính sách được ban hành kèm theo những thỏa thuận được ký kết của các nước lớn cũng làm cho giá dầu thế giới biến động không ngừng. Và để thấy được điều đó, lý thuyết thương mại cơ bản sử dụng cung cầu đã giải thích rất rõ ràng sự ảnh hưởng to lớn ấy. Ví dụ hai nước lớn là Mỹ và Nga là một trong những quốc gia thuộc trong nhóm những nước sản xuất và tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Hình 1: Ảnh hưởng của nước lớn lên giá dầu thế giới 6
  8. Ta có bảng sau: Với Mỹ: Xuất khẩu (1) Nhập khẩu (2) Delta = (2)-(1) Kết luận CS a a+b+c b+c Được lợi PS b+d d -b Bị thiệt TS a+b+d a+b+c+d c Được lợi Với Nga: Xuất khẩu (1) Nhập khẩu (2) Delta = (2)-(1) Kết luận CS a’+b’ a’ -b’ Bị thiệt PS d’ b’+c’ b’+c’ Được lợi TS a’+b’+d’ a’+b’+c’+d’ c’ Được lợi Đối với thế giới, sự thay đổi phúc lợi trước và sau khi đánh thuế quan được thể hiện như sau: • Thặng dư tiêu dùng giảm, lượng c+b+d (mang dấu âm) hay còn gọi là gánh nặng thuế mà người tiêu dùng phải chịu. • Thặng dư sản xuất giảm, lượng c’+b'+d' (mang dấu âm) hay còn gọi là gánh nặng thuế mà nhà sản xuất phải chịu. 7
  9. • Tổng thu thuế của chính phủ là c+c’ (mang dấu dương). Khi cộng tổng các thành phần này với nhau, chúng ta thấy thặng dư trên thị trường giảm so với ban đầu khi chưa có thuế là phần diện tích (b+d+b'+d'), hay còn gọi là phần mất trắng của xã hội. Phân tích kỹ hơn, ta thấy rằng: Phần thặng dư của người tiêu dùng bị giảm đi lượng (c+b+d). Trong đó phần diện tích (c) sẽ bị dịch chuyên vào ngân sách chính phủ để thực hiện các dự án công cộng và cuối cùng cũng sẽ mang lại phúc lợi cho xã hội. Còn phần diện tích (b+d) thuộc phần mất trắng của xã hội. Tương tự, phần thặng dư sản xuất bị giảm lượng (c’+b'+d'). Trong đó phần diện tích (c’) dịch chuyển vào ngân sách chính phủ, còn phần (b'+d') rơi vào khoản mất trắng của xã hội. Như vậy, việc áp thuế quan vào hàng hóa nhập khẩu mang lại lợi ích cho nước đánh thuế nhưng đối với thị trường thế giới, nó mang lại những hậu quả nhất định, gây ra tổn thất phúc lợi xã hội. Như vậy, với vai trò Mỹ là nước nhập khẩu và Nga là nước xuất khẩu dầu thì việc điều chỉnh qua lại và các hành động của hai nước này ảnh hưởng sâu sắc tới giá dầu thế giới. 2.3.2. Ảnh hưởng của giá dầu tới cán cân thương mại Theo kết quả nghiên cứu của Kilian và cộng sự (2009) thì mức độ chịu ảnh hưởng của cán cân thương mại khi giá dầu tăng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra các cú sốc giá dầu và phương thức truyền dẫn của các cú sốc này. Nguyên nhân gây ra các cú sốc giá đầu bao gồm: tổng cầu của nền kinh tế thế giới, sự co giãn của cầu đầu theo giá, "tài chính hóa" thị trường dầu, sự biến động của đồng USD, chính sách xuất khẩu dầu của các quốc gia OPEC. Tổng cầu của nền kinh tế thế giới: Mặc dù tỷ lệ sử dụng đầu trong tiêu thụ năng lượng trên thế giới đã giảm dần từ những năm 1970 và dầu đã dần được thay thế bằng các loại năng lượng khác, đầu vẫn là một yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bên cạnh các yếu tố sản xuất khác như vốn, lao động, đất đai... Chính vì vậy, tổng cầu của nền kinh tế thế giới có tác động trực tiếp đến nhu cầu sử dụng đầu tại các quốc gia. Khi nền kinh tế thể giới tăng trưởng mạnh mẽ, nhu cầu sử dụng 8
  10. nhiên liệu tăng khiến nhu cầu dầu tăng, làm giá dầu trên thế giới tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, các hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ và cắt giảm, nhu cầu về đầu giảm xuống và làm giảm giá dầu. Sự co giãn của cầu dầu theo giá và thu nhập: Nhiều nghiên cứu đã ước tính và cho thấy độ co giãn của cầu dầu thô theo giá là rất thấp. Điều này có nghĩa là sự thay đổi của lượng cầu khi giá thay đổi là rất nhỏ. Khi đó, một cú sốc giảm sản lượng sẽ làm giá dầu tăng mạnh và một cú sốc tăng sản lượng sẽ làm giá dầu giảm mạnh. Bên cạnh đó, tỷ lệ chi tiêu cho dầu trong tổng thu nhập cũng là yếu tố ảnh hưởng tới sự biến động của giá dầu. Khi tỷ lệ này thấp, giá dầu tăng lên cũng chưa ảnh hưởng tới ngân sách tiêu dùng, do vậy sẽ chưa ảnh hưởng tới lượng cầu dầu và khiến giá tiếp tục tăng. Tuy nhiên, khi giá tăng lên đến mức khiên tỷ lệ chi tiêu cho đầu trong tổng thu nhập tăng lên quá cao, lượng cầu dầu sẽ giảm xuống, tác động làm giảm giá dầu. "Tài chính hóa" thị trường dầu vật chất: Sự "tài chính hóa" thị trường thương phẩm nói chung và thị trường dầu nói riêng bởi các nhà đầu tư tài chính khi coi dầu là một loại tài sản đầu tư riêng biệt và hình thành thị trường đầu tương lai từ những năm 1980s đã tác động tới sự biển động của giá dầu. Sự gia tăng/cắt giảm nguồn vốn đầu tư vào đầu tạo áp lực làm tăng/giảm giá dầu. Bên cạnh đó, với sự tham gia của nhiều nhà đầu cơ trên thị trường hơn, mức độ biến động của giá dầu cũng nhanh và mạnh hơn. Những biến động của giá đầu còn bị khuếch đại hơn nữa dưới tác động của hiệu ứng tâm lý bầy đàn trên thị trường dầu tương lai. Sự biến động của đồng USD: Đồng USD biến động có thế ảnh hưởng tới giá đầu chủ yếu là do dầu được coi là một loại tài sản đầu tư ngang hàng với các loại thương phẩm khác cũng như đồng USD. Khi đồng USD lên giá, các nhà đầu tư chuyển sang đầu tư vào đồng USD khiến các loại tài sản khác trong đó có dầu mất giá. Ngược lại, khi đồng USD mất giá, các nhà đầu tư chuyển sang đầu tư vào tài sản khác trong đó có đâu làm dâu lên giá. Bên cạnh đó, tác động của sự biến động của USD tới giá dầu còn mạnh hơn là do dầu được yết giá bằng đồng USD trên thị trường quốc tế. Đồng USD lên giá so với các đồng 9
  11. tiền khác làm giảm sức mua của các nước không sử dụng đồng USD, qua đó có thể làm giảm nhu cầu nhập khẩu dầu của các nước này, từ đó làm giá dầu giảm. Chính sách của OPEC và các nước sản xuất dầu lớn: Đóng góp một nguồn cung lớn trong sản lượng dầu mỏ trên toàn cầu, các nước OPEC và sản xuất dầu lớn có khả năng tác động tới giá dầu bằng các chính sách của mình. Trước đây, OPEC có truyền thống điều chỉnh năng lực sản xuất để ảnh hưởng tới nguồn cung và bình ổn giá trong một biên độ mục tiêu của OPEC. Nếu không có những chính sách điều chỉnh sản lượng của OPEC, những biến động ngắn hạn trong cung và cầu dầu sẽ có tác động mạnh hơn nhiêu tới giá dầu. Tuy nhiên, các chính sách của OPEC cũng có thể gây ra những biến động mạnh trong giá dầu khi nhắm tới các mục tiêu khác. Chẳng hạn, giá dầu tăng mạnh trong giai đoạn năm 1973-1974 là do hồi tháng 10/1973 OPEC tuyên bố cắt giảm 5% sản lượng dầu cho đến khi các lực lượng quân sự của Israel "hoàn toàn rút khỏi tất cả các vùng lãnh thổ của các nước Ả rập bị chiếm đóng từ cuộc chiến tranh tháng 6/1967 và các quyền hợp pháp của người dân Palestine được phục hồi. Sự tăng giá đầu kỷ lục giai đoạn 2007-2008 cũng được cho là có sự đóng góp của việc OPEC không tăng sản lượng sản xuất dầu trong bối cảnh nhu cầu dầu tăng trưởng mạnh. 3. Tổng quan nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu nước ngoài Các nghiên cứu trước đó tập trung vào mối quan hệ của giá dầu và thương mại ở các quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ sẽ có tác động cải thiện hoạt động thương mại từ đó giúp tăng doanh thu (Korhonen và Ledyaeva, 2010), điều này được giải thích thêm bằng hiệu ứng cung và cầu. Trong trường hợp có hiệu ứng cung dầu tăng, giá dầu dẫn đến suy thoái ở những quốc gia nhập khẩu dầu do cú sốc cung tiêu cực trong quá trình sản xuất làm giảm nhập khẩu của họ và ảnh hưởng đến các nước sản xuất dầu đối với cán cân thương mại. Trong hiệu ứng cầu, giá dầu tăng tạo áp lực lạm phát lên nền kinh tế, thị trường toàn cầu dẫn đến về mặt tài chính dẫn đến giá nhập khẩu cao trong trường hợp của cả hai nước. Điều này sẽ làm tăng lãi suất dẫn đến sự suy thoái và tăng trưởng ở các nền kinh tế đối tác 10
  12. và giảm nhu cầu dầu ở các nước nhập khẩu dầu sẽ tác động đến cán cân thương mại của các nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ. Các nước xuất khẩu nói chung được hưởng lợi từ việc tăng giá dầu phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của doanh thu, cung và cầu. Những cú sốc tiêu cực về dầu mỏ cũng có thể mang lại những lợi ích (Korhonen và Ledyaeva, 2010; Le và Chang, 2013; Rafiq và cộng sự, 2016; Raheem, 2017; Tsen, 2009). Đối với các nền kinh tế sản xuất dầu mỏ như sau: giá dầu giảm sẽ làm giảm nguồn thu nền kinh tế giàu dầu mỏ (hiệu ứng doanh thu) ảnh hưởng đến xuất khẩu của họ (hiệu ứng cầu). Tuy nhiên, tác động bất lợi sẽ giảm đi do cơ cấu thương mại và hiệu ứng chia sẻ chi phí và cuối cùng cán cân thương mại dự kiến có thể được cải thiện (Kilian, 2010). Giá dầu giảm ngày các nền kinh tế nhập khẩu dầu có thể có tác động tiêu cực về lâu dài vì lượng nhập khẩu lớn gây áp lực lên cán cân thương mại và sản lượng của khu vực phi dầu mỏ có thể tăng lên, điều chỉnh đó phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái thực của các đối tác thương mại (Beckerman, 1951; Le và Chang, 2013). Các nhu cầu xuất nhập khẩu và giá hàng hóa giao dịch tương đối được xác định theo mức độ thu nhập trong nước và nước ngoài (Goldstein và Khan, 1985). Bodenstein et al. (2011) tiết lộ giá dầu bị ảnh hưởng phi dầu mỏ cán cân thương mại. Một số lý do làm suy giảm cán cân thương mại dầu mỏ ở các nền kinh tế nhập khẩu dầu do giá dầu tăng như độ co giãn của cầu dầu theo giá thấp và thị trường tài chính quốc tế chưa hoàn chỉnh và do sự chuyển giao tài sản này từ các nền kinh tế nhập khẩu dầu cho các nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ. Tương tự, Rebucci và Spatafora (2006) cho rằng thặng dư thương mại của nền kinh tế xuất khẩu dầu được bù đắp một phần bởi tỷ giá hối đoái thực và khuếch đại tăng trưởng do biến động giá dầu. Kilian et al. (2009) cũng chỉ ra giá dầu tác động đến cân bằng bên ngoài, tác động cảu tổng thể cú sốc dầu mỏ lên cán cân thương mại không chỉ phụ thuộc vào nguồn gốc cú sốc mà còn phụ thuộc vảo phản ứng của cán cân thương mại phu dầu mỏ đối với các nhà nhập khẩu và xuất khẩu dầu. Trước tình hình giá dầu tăng, thặng dư thương mại đã tăng lên tăng ở các nước xuất khẩu dầu và cho thấy cán cân thương mại tổng thể được cải thiện. 11
  13. Ahad và Anwer (2020) khám phá mối liên hệ giữa giá dầu với cán cân thương mại ở BRICS bằng cách sử dụng mô hình ARDL phi tuyến tính trên dữ liệu hàng quý từ năm 1992 đến năm 2015. Nghiên cứu tìm thấy hành vi bất cân xứng của giá dầu trong cán cân thương mại. Baek và Choi (2020) đã phân tích tác động của giá dầu đến cán cân thương mại ở tác động đối xứng của sự thay đổi giá dầu đối với khuôn khổ thương mại song phương giữa Hàn Quốc và các nước thành viên ASEAN và tìm thấy tác động bất cân xứng của giá dầu lên cán cân thương mại. Nghiên cứu của Jibril et al. (2020) cũng tìm thấy tác động phi tuyến tính của cú sốc dầu lên cán cân thương mại trên mẫu lớn nhập khẩu dầu và nền kinh tế xuất khẩu cùng quan điểm với Baek và Kwon (2019). Bên cạnh đó,Nasir và cộng sự. (2019) cũng chỉ ra tác động của giá dầu đến các biến kinh tế vĩ mô ở các nước thành viên GCC trong giai đoạn 1980-2016. Kết quả cho thấy phản ứng không đồng nhất của các nước thành viên GCC ở phản ứng trước cú sốc giá dầu. Nghiên cứu của Lê và Chang (2013) cho thấy quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (Malaysia) dầu mỏ, phi dầu mỏ và cán cân thương mại (tổng thể) được cải thiện do giá dầu tăng bất ngờ. Nigeria Ahad và Anwer (2020) nhận thấy thâm hụt thương mại dầu mỏ liên quan một cách bất đối xứng ở Pakistan. Aliyu và Tijjani (2015) đã đưa ra bằng chứng về sự đồng liên kết bất đối xứng trong mối quan hệ điều chỉnh các biến với hướng dẫn mới cho truyền tải chậm sự mất giá tỷ giá hối đoái vào cán cân thương mại của Nigeria. Tương tự, Rafiq và cộng sự. (2016) và Nasir và cộng sự. (2018) tiết lộ mối liên hệ tích cực giữa dầu và cân bằng thương mại của các nền kinh tế sản xuất dầu mỏ. Javid và cộng sự (2018) chỉ ra vai trò của giá dầu và tỷ giá hối đoái đối với song phương buôn bán bằng cách sử dụng mô hình lực hấp dẫn trong giai đoạn 1980-2014 và phát hiện cho thấy giá dầu biến động ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của GCC và Đông Bắc Á trong khi tác động tích cực đến giá dầu xuất khẩu của GCC và tiêu cực đến xuất khẩu của Đông Bắc Á. Hơn nữa, để đạt được cạnh tranh quốc tế, một quốc gia có thể phá giá đồng tiền của mình để cải thiện thương mại cân bằng (Bahmani-oskooee, 2001; Bahmani-oskooee, 2015). Tỷ giá hối đoái tăng giá khi giá dầu tăng và đảo chiều khi giá 12
  14. dầu giảm về mặt lý thuyết ở các nền kinh tế giàu dầu mỏ (Krugman, 1983; Golub, 1983; Corden, 1984; Aliyu, 2009; 2015). 3.2. Nghiên cứu trong nước Bảo (2013) xem xét tác động của cú sốc giá dầu lên cán cân thương mại Việt Nam với mô hình ARDL với dữ liệu theo quý từ 1999 đến 2011 chỉ ra cú sốc giá dầu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân thương mại Việt Nam. Trong ngắn hạn, giá dầu và tỷ giá hối đoái có mối quan hệ ngược chiều với cán cân thương mại; trong dài hạn, giá dầu và tỷ giá hối đoái có mối quan hệ cùng chiều với thương mại. Mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vòa thời gian, mức độ biến động của giá dầu và tỷ giá hối đoái cũng như các yếu tố kinh tế vĩ mô khác. Sử dụng mô hình VAR và mô hình Granger Causality với dữ liệu quý Hoa (2015) chỉ ra mối quan hệ nhân quả một chiều từ giá dầu sang cán cân thương mại trong đó giá dầu có ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân thương mại của Việt Nam trong ngắn hạn . Trong dài hạn, không có mối quan hệ thống kê quan trọng giữa giá dầu và cán cân thương mại . Trong giai đoạn 2002 - 2021, Đăng Nguyên (2022) khi xem xét tác động của giá dầu thế giới và tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại cũng đã chỉ ra tác động tiêu cực đến cán cân thương mại trong ngắn hạn. Từ năm 2011, giá dầu tăng cũng gây bất lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong dài hạn trong khi giá nội tệ lại không có ý nghĩa thống kê với mô hình kinh tế lượng SVAR và ARDL, nghiên cứu cũng chỉ sự chuyển đổi nền kinh tế giữa hai giai đoạn trước và sau năm 2011. 3.3. Khoảng trống nghiên cứu Tham khảo về những nghiên cứu liên quan đến biến động giá dầu và cán cân thương mại, các nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế khi còn thiếu các nghiên cứu xác định rõ ràng mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố này. Ngoài giá dầu còn các yếu tố khác có tác động riêng biệt đến thương mại như các biến tài chính (cung tiền, phát triển tài chính,...) hay các biến vĩ mô khác (lạm phát, tỉ lệ trao đổi,...) , cần có thêm các nghiên cứu để dự báo tác động tiềm tàng của biến động giá dầu đối với thương mại trong tương lai. 13
  15. Các nghiên cứu ở Việt Nam còn ít với các thông tin còn chưa có tính cập nhật, dữ liệu đã tương đối cũ hoặc mô hình đã không còn phù hợp nên chưa phản ánh chính xác tình hình biến động của giá dầu lên cán cân thương mại. Nhận thấy các thông tin về diễn biến giá dầu qua các năm là quan trọng, bài nghiên cứu giúp bổ sung thêm những số liệu gần nhất về biến động giá dầu và cán cân thương mại của Việt Nam nhằm tạo nên bức tranh toàn cảnh, qua đó có thể xác định các chính sách phù hợp. 4. Phương pháp nghiên cứu Nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách tập hợp dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu liên quan, bao gồm các nghiên cứu trong và ngoài nước về sự biến động của giá dầu, các bài báo và bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học và các trang web,... Sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu, nhóm sử dụng Excel để xử lý và trình bày dữ liệu thông qua các biểu đồ. Từ đó, kết hợp với các thông tin thu thập được để cung cấp một cái nhìn tổng quát về tác động của biến động giá dầu lên cán cân thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2000-2023. 14
  16. 5. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 5.1. Thực trạng biến động giá dầu và tình hình cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-2023 5.1.1. Biến động giá dầu thế giới Hình 2. Giá dầu thô Brent thế giới giai đoạn 2000-2023 (Đơn vị: $/thùng) Nguồn: World Bank Năm 2003, giá dầu tăng vọt từ 25 USD/thùng lên 60 USD/thùng do cuộc chiến tranh Iraq. Nhu cầu dầu tăng cao do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung từ khu vực Trung Đông. Bên cạnh đó, do OPEC cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu. Năm 2004-2005: Giá dầu tiếp tục tăng do nhu cầu dầu cao từ Trung Quốc và các nước đang phát triển, nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh và hoạt động đầu tư vào ngành dầu khí hạn chế do lo ngại về biến đổi khí hậu. Trong thập kỷ từ 2006 đến 2023, thị trường dầu đã trải qua nhiều biến động đáng chú ý, tạo ra sự dao động lớn trong giá cả và tình hình cung cầu. Từ năm 2006 đến 2008, giá dầu dao động trong khoảng 60-80 USD/thùng. Trong thời gian này, OPEC tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu cao, tuy nhiên, nhu cầu dầu cũng giảm nhẹ do giá dầu cao. Cụ thể như sau: 15
  17. Năm 2008, giá dầu đột ngột giảm mạnh từ 140 USD/thùng xuống 40 USD/thùng do khủng hoảng tài chính toàn cầu, khiến nhu cầu dầu giảm mạnh. OPEC cũng tăng sản lượng để giành thị phần, làm gia tăng áp lực giảm giá. Giai đoạn 2009-2014 chứng kiến sự phục hồi của giá dầu từ 40 USD/thùng lên 80 USD/thùng vào năm 2009 do nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau khủng hoảng, cùng với việc OPEC cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu. Trong thời kỳ từ 2010 đến 2014, giá dầu dao động trong khoảng 80-110 USD/thùng, trong khi nhu cầu dầu tăng trưởng ổn định. Sự phát triển của công nghệ khai thác đá phiến đã đóng góp vào việc tăng nguồn cung dầu từ Mỹ. Giai đoạn 2015-2020, giá dầu tiếp tục biến động mạnh. Năm 2014, giá dầu giảm mạnh xuống 50 USD/thùng do tăng nguồn cung dầu từ Mỹ và quyết định của OPEC giữ nguyên sản lượng. Trong khi đó, năm 2015, giá dầu tiếp tục giảm xuống 30 USD/thùng do suy thoái kinh tế ở Trung Quốc và OPEC tăng sản lượng để giành thị phần. Từ năm 2016 đến 2020, giá dầu dao động trong khoảng 40-60 USD/thùng do sự hợp tác cắt giảm sản lượng giữa OPEC và các nhà sản xuất ngoài OPEC (OPEC+), cùng với sự tăng trưởng chậm của nhu cầu dầu. Năm 2020, giá dầu giảm xuống mức thấp kỷ lục 20 USD/thùng do đại dịch COVID-19 khiến nhu cầu dầu giảm mạnh. Giai đoạn từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023 cho thấy sự biến động đáng kể trong giá dầu thô thế giới. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm, giá dầu đã dao động tăng giảm liên tục, điển hình là vào tháng 6/2022 giá dầu thô là $120.08/thùng và chỉ 1 năm sau, giá dầu thế giới đã ghi nhận sự giảm sâu chỉ còn $74.38/thùng. Sau đó, giá dầu lại có xu hướng tăng nhẹ trở lại. Tuy nhiên, từ đồ thị có thể thấy sự biến động về giá dầu thô thế giới những năm 2022-2023 dù có biến động nhưng vẫn không mạnh bằng sự biến động về giá dầu giai đoạn 2008-2009 (giá dầu thô đạt mức kỷ lục là $133.87/thùng và thấp nhất là $41.58/thùng) hay giai đoạn 2014-2015. 16
  18. Hình 3. Giá dầu thô Brent thế giới giai đoạn 2022-2023 (Đơn vị: $/thùng) Nguồn: World Bank Đầu năm 2022, các quốc gia lạc quan về một năm phát triển kinh tế sau những tháng bị phong tỏa, hạn chế bởi dịch bệnh Covid-19, lạm phát dần được kiểm soát, mọi người dần trở lại với cuộc sống đời thường, thương mại hàng hóa phát triển. Tuy nhiên, ngày 24/2/2022 cuộc xung đột Nga - Ukraine xảy ra và kéo dài đã tạo ra các cú sốc kinh tế, chính trị trên toàn thế giới. Mỹ, EU và một số nước đưa ra lệnh trừng phạt không mua dầu của Nga làm cho cung cầu dầu mỏ trong ngắn hạn trên thế giới bị ảnh hưởng. Các quốc gia này ngay lập tức chưa tìm được nguồn cung dầu thay thế khiến giá dầu thô thế giới bị đẩy lên cao từ $85.53/thùng (tháng 1/2022) lên $120.08/thùng (tháng 6/2022), tăng 40.4%. Tuy nhiên, nửa cuối năm 2022 giá dầu lại giảm, nguyên nhân được cho là do hậu Covid-19 đã khiến cho các quốc gia có thị trường sản xuất và tiêu dùng lớn như Mỹ, Anh, EU… rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế. Do vậy, đã tác động tới giá dầu giảm. Từ đầu năm 2023 có thể thấy sự giảm nhẹ trong giá dầu thế giới từ $83.09/thùng (tháng 1/2023) xuống $74.89/thùng (tháng 6/2023) và sau đó tăng lên $94/thùng vào tháng 9/2023 nguyên nhân được cho là do Trung Quốc bắt đầu gỡ bỏ những hạn chế trong phòng dịch Covid, xung đột giữa Nga - Ukraine dần giảm bớt, các lệnh cấm vận với Nga dần được dỡ bỏ. 17
  19. 5.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam giai đoạn 2000-2023 Giai đoạn 1: Từ 2000-2008 Tình hình xuất nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam từ năm 2000 đến 2008 đã chứng kiến nhiều biến động đáng chú ý. Trong giai đoạn này, xuất khẩu và nhập khẩu xăng dầu đều tăng mạnh, đồng thời cán cân thương mại liên tục thâm hụt, gây áp lực lớn lên nền kinh tế quốc gia. Tính đến năm 2008, khối lượng xuất khẩu xăng dầu đã tăng liên tục từ năm 2000, đạt mức cao nhất là 2,5 triệu tấn. Sự tăng trưởng này chủ yếu là kết quả của nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước tăng cao, dẫn đến việc xuất khẩu giảm. Tương tự, kim ngạch xuất khẩu xăng dầu cũng tăng mạnh, đạt mức cao nhất là 1,3 tỷ USD vào năm 2008, do giá xăng dầu thế giới tăng cao. Trong khi đó, khối lượng nhập khẩu xăng dầu cũng tăng liên tục từ năm 2000, đạt mức cao nhất là 10,5 triệu tấn vào năm 2008. Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước tăng cao cũng là nguyên nhân chính của sự tăng trưởng này, khi sản xuất trong nước không đáp ứng đủ. Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu cũng tăng mạnh, đạt mức cao nhất là 8,5 tỷ USD vào năm 2008, cũng do giá xăng dầu thế giới tăng cao. Tình trạng thâm hụt cán cân thương mại xăng dầu luôn là vấn đề đáng quan ngại trong giai đoạn này, với mức thâm hụt tăng dần theo từng năm và đạt mức cao nhất là 7,2 tỷ USD vào năm 2008. Nguyên nhân chính của tình trạng thâm hụt này là do nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước tăng cao, sản xuất trong nước không đủ đáp ứng và giá xăng dầu thế giới tăng cao do nhiều yếu tố như căng thẳng chính trị, thiên tai và dịch bệnh. Tình trạng thâm hụt cán cân thương mại xăng dầu không chỉ gây áp lực lên cân bằng thanh toán quốc tế mà còn làm tăng chi phí sản xuất và kinh doanh, gây ảnh hưởng đến đời sống người dân. Để giải quyết vấn đề này, cần có nhiều giải pháp như tăng cường tiết kiệm năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo, đa dạng hóa nguồn cung cấp xăng dầu và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Tuy nhiên, việc thực hiện các giải pháp này đòi hỏi sự 18
  20. đầu tư và cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng, cũng như sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan. Giai đoạn 2: Từ 2009-2024 Trong giai đoạn từ 2009 đến 2015, tình hình xuất nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam đã chứng kiến sự biến động đáng chú ý, điều này phản ánh một loạt các yếu tố kinh tế, chính trị và thị trường quốc tế. Đối với xuất khẩu, từ năm 2009 đến 2011, Việt Nam đã xuất khẩu xăng dầu với số lượng và giá trị kim ngạch tương đối cao, với sản lượng xuất khẩu tăng từ 5,5 triệu tấn vào năm 2009 lên đến 6,8 triệu tấn vào năm 2011. Tuy nhiên, sau đó, từ năm 2012 đến 2015, xuất khẩu xăng dầu giảm dần do nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước tăng cao, nguồn cung trong nước giảm, và giá xăng dầu thế giới giảm khiến cho việc xuất khẩu không còn lợi nhuận. Về nhập khẩu, Việt Nam đã nhập khẩu lượng lớn xăng dầu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, với lượng nhập khẩu tăng từ 14,5 triệu tấn vào năm 2009 lên đến 21,2 triệu tấn vào năm 2015. Tình hình cán cân thương mại xăng dầu của Việt Nam đã chuyển từ thặng dư sang thâm hụt trong giai đoạn này. Các nguyên nhân chính của sự biến động này bao gồm sự tăng cao của nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước do sự phát triển kinh tế và tăng trưởng nhanh chóng của số lượng phương tiện giao thông. Đồng thời, nguồn cung trong nước giảm do một số nhà máy lọc dầu dừng hoạt động và năng lực lọc hóa dầu còn hạn chế. Biến động mạnh của giá xăng dầu thế giới, từ sự tăng cao vào năm 2008 do khủng hoảng tài chính đến sự giảm mạnh vào năm 2014-2015 do nguồn cung tăng cao từ Mỹ, cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến tình hình xuất nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam. Giai đoạn 3: Từ 2015-2023 Từ năm 2015 đến 2021, tình hình xuất nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam đã chứng kiến những biến động đáng chú ý: 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2