intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận môn Kinh tế học quốc tế 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Châu Âu - phương pháp tiếp cận bằng mô hình trọng lực giai đoạn 2005-2022

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

24
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết vận dụng mô hình trọng lực để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường EU. Bài viết sử dụng dữ liệu bảng gồm 270 quan sát trong giai đoạn từ 2005 đến 2022, giữa Việt Nam và 15 nước đối tác nhập khẩu thuộc khu vực EU.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận môn Kinh tế học quốc tế 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Châu Âu - phương pháp tiếp cận bằng mô hình trọng lực giai đoạn 2005-2022

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ -----oOo----- TIỂU LUẬN KINH TẾ QUỐC TẾ 2 ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA VIỆT NAM SANG CHÂU ÂU: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BẰNG MÔ HÌNH TRỌNG LỰC GIAI ĐOẠN 2005 – 2022 Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 8 1 Hoàng Thị Tú Anh 2114410016 2 Lê Diệp Anh 2114410004 18 Phùng Vũ Thuỳ Dương 2114410042 19 Trương Thuỳ Dương 2114410043 43 Nguyễn Thị Lan Hương1 2114410084 72 Nguyễn Vũ Hà Phương 2114410149 Lớp tín chỉ: KTE316(HK2-2324)1.1 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Từ Thuý Anh TS. Chu Thị Mai Phương 1 Tác giả liên hệ, Email: k60.2114410084@ftu.edu.vn Hà Nội, tháng 3 năm 2024
  2. WORKING PAPER – NHÓM 8 KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ 2 KTE316(HK2-2324)1.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA VIỆT NAM SANG CHÂU ÂU: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BẰNG MÔ HÌNH TRỌNG LỰC GIAI ĐOẠN 2005 - 2022 Nguyễn Thị Lan Hương1, Hoàng Thị Tú Anh, Lê Diệp Anh, Phùng Vũ Thùy Dương, Trương Thùy Dương, Nguyễn Vũ Hà Phương Sinh viên K60 - Kinh tế quốc tế Cơ sở 1 Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam Từ Thúy Anh, Chu Thị Mai Phương Giảng viên bộ môn Kinh tế học quốc tế 2 Cơ sở 1 Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt Bài viết vận dụng mô hình trọng lực để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường EU. Bài viết sử dụng dữ liệu bảng gồm 270 quan sát trong giai đoạn từ 2005 đến 2022, giữa Việt Nam và 15 nước đối tác nhập khẩu thuộc khu vực EU. Kết quả nghiên cứu cho thấy: GDP quốc gia nhập khẩu có ảnh hưởng lớn nhất tới kim ngạch xuất khẩu hạt điều Việt Nam đến EU, tiếp đến là tỷ giá hối đoái thực. Từ khóa: mô hình trọng lực, xuất khẩu hạt điều, Việt Nam, EU. 1 Tác giả liên hệ, Email: k60.2114410084@ftu.edu.vn 1
  3. FACTORS AFFECTING VIETNAM'S CASHEW NUTS EXPORT TO EUROPE: APPROACH USING GRAVITY MODEL 2005 - 2022 Abstract The article applies the gravity model to examine the factors affecting Vietnam's cashew exports to the EU market. The article uses panel data including 270 observations in the period from 2005 to 2022, between Vietnam and 15 import partner countries in the EU region. Research results show that: GDP of the importing country has the greatest influence on Vietnam's cashew export turnover to the EU, followed by the real exchange rate. Keywords: gravity model, cashew export, Vietnam, EU. 1. Đặt vấn đề Xuất khẩu hạt điều đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia khi nó không những tạo một lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu ngoại tệ, mà còn góp phần phát triển các lĩnh vực khác trong nền kinh tế như: ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm,... Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) mới đây trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đề án tái cơ cấu ngành điều theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu điều nhân đạt giá trị 3,62 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay và đứng vị trí số 1 trong nhóm 5 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong tất cả những thị trường xuất khẩu, thị trường EU là một trong những thị trường rất quan trọng trong việc xuất khẩu hạt điều của Việt Nam. Theo số liệu năm 2021, ngành hạt điều Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng khả quan trong năm 2021 mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực do tình trạng thiếu công nhân và tại thời điểm đó, EU là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn thứ 2 của Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 23% tổng lượng và 22% tổng trị giá toàn ngành. Do đó, tăng trưởng xuất khẩu hạt điều sang EU đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung toàn ngành. Về cơ cấu thị trường: 11 tháng năm 2021, ngành điều Việt Nam xuất khẩu sang 23 thị trường thành viên EU. Theo các chuyên gia, xuất khẩu điều vào EU đang có nhiều lợi thế. Những điều này chứng minh 2
  4. rằng khu vực EU đã và đang là một thị trường giàu tiềm năng và có nhiều cơ hội phát triển. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường EU là rất quan trọng và cần thiết. Vì vậy, bài viết này được thực hiện với mục tiêu phân tích một cách toàn diện các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường các nước châu Âu với cách tiếp cận bằng mô hình trọng lực. 2. Tổng quan nghiên cứu Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang châu Âu theo mô hình trọng lực” của Trần Thị Bích Nhung và Dương Quốc Hòa (2022) đã sử dụng dữ liệu bảng gồm 240 quan sát trong giai đoạn từ 2005 đến 2020. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: quy mô dân số Việt Nam là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến kim ngạch xuất khẩu hạt điều từ Việt Nam sang EU, tiếp theo là tỷ giá hối đoái thực, GDP của quốc gia nhập khẩu. Bên cạnh đó, yếu tố giáp biển có tác động âm tới giá trị kim ngạch xuất khẩu. Hatab và Romstad (2010) sử dụng mô hình trọng lực để phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng nông sản tại Ai Cập. Kết quả chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa GDP và xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, ngược lại, nếu GDP bình quân đầu người tăng sẽ khiến xuất khẩu giảm do khi kinh tế tăng trưởng, dân số tăng sẽ dẫn đến nhu cầu bình quân đầu người cho hàng hoá thông thường tăng, khiến xuất khẩu tại các nước này giảm. Potelwa, X. Y., Lubinga, M. H., & Ntshangase, T. (2016) đã sử dụng mô hình trọng lực để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Nam Phi sang các nước khác từ 2001 đến 2014. Nghiên cứu cho thấy sự tăng trưởng GDP của nước nhập khẩu và dân số của nước nhập khẩu tỉ lệ thuận với tăng trưởng xuất khẩu nông sản của Nam Phi. Đỗ Thị Hoà Nhã và Nguyễn Thị Thu Hà (2019) đã sử dụng mô hình trọng lực mở rộng và dữ liệu mảng để phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU từ 2005 đến 2016. Kết quả chỉ ra GDP bình quân đầu người và dân số có tác động cùng chiều với xuất khẩu nông sản. 3
  5. Quy mô dân số tăng sẽ khiến tăng năng suất lao động, khả năng sản xuất và lượng hàng hoá xuất khẩu. Bên cạnh đó, dân số cũng ảnh hưởng nhu cầu hàng hóa nội địa - yếu tố ảnh hưởng cả kim ngạch xuất khẩu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa dân số và xuất khẩu như nghiên cứu của Nguyen và Heo (2009) và Sandberg (2004). Tuy nhiên, ở một số quốc gia khác, Martinez-Zarzoso và Nowak-Lehmann (2003), Bikker (2009) cho rằng nếu nước xuất khẩu có đông dân số sẽ có thị trường tiêu thụ lớn, do đó giảm sự phát triển xuất khẩu. Khoảng cách giữa các quốc gia ảnh hưởng đến chi phí và rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hoá. Những chi phí này gồm có: chi phí vận tải, chi phí tiếp cận thị trường (Heo và Doanh, 2015). Ngoài ra, khoảng cách địa lý bao gồm các chi phí giao dịch liên quan đến sự tương đồng về văn hoá, sở thích, thị hiếu và các chi phí về hành chính (Huang, 2007). Tóm lại, khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia càng lớn thì chi phí vận tải và giao dịch càng cao. Do đó, khoảng cách địa lý làm giảm thương mại song phương (Sohn, 2005). Các nghiên cứu của Celine Carrere (2002-2003), Nguyen và Heo (2009), Đỗ Thị Hoà Nhã và Nguyễn Thị Thu Hà (2019) đã khẳng định khoảng cách địa lý có tác động ngược chiều tới xuất khẩu. Vũ Bạch Diệp, Nguyễn Thị Phương Thảo, Ngô Hoài Thu (2018) phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang EU giai đoạn 2005 - 2017 sử dụng mô hình trọng lực cũng đã chỉ ra khoảng cách địa lý có tác động ngược chiều tới kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu đã chứng minh ảnh hưởng của địa lý không đáng kể như các nghiên cứu trên (Anh và Thang, 2018). Nghiên cứu đã giải thích các hoạt động xuất khẩu theo giá FOB, không bao gồm cước vận chuyển và hàng hoá, không bị ảnh hưởng bởi thời gian hoặc phương thức vận chuyển do khoảng cách. Nghiên cứu của Bùi Thị Hồng Hạnh và Qiting Chen (2017) về các yếu tố ảnh hưởng xuất khẩu gạo tại Việt Nam cũng cho rằng khoảng cách không có quá nhiều ảnh hưởng đến xuất khẩu. Vị trí tiếp giáp biển của một nước ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hình thức vận tải trong thương mại quốc tế. Phương thức vận tải đất liền bao gồm vận tải bằng đường sắt, đường bộ thường tốn kém hơn vận tải đường biển vì những lý do sau: Đầu 4
  6. tiên, theo Arvis và cộng sự (2010), thương mại quốc tế của những quốc gia không tiếp giáp biển thường kèm theo các chi phí về vận tải, bảo hiểm, hải quan và chi phí xử lý hàng cao hơn. Ngoài ra, tình trạng không tiếp giáp biển còn tạo ra các loại phụ phí mà vận tải bằng đường biển không có (Irwin and Tervio, 2002; Raballand, 2003). Cuối cùng, ở những nước không tiếp giáp biển thì chi phí vận tải còn phụ thuộc vào hệ thống hạ tầng và quản lý của nước quá cảnh. Vì thế, vị trí tiếp giáp biển ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hoá. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Công (2022) về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2021 sử dụng mô hình lực hấp dẫn và kỹ thuật phân tích số liệu bảng chỉ ra tăng tỷ giá hối đoái thực có tác động tích cực, nhưng không có ý nghĩa thống kê đến xuất khẩu Việt Nam. Điều này hàm ý rằng việc giảm giá đồng Việt Nam có ảnh hưởng không rõ ràng đến xuất khẩu của Việt Nam. Đồng nội tệ giảm giá làm cho hàng Việt Nam rẻ hơn trên thị trường quốc tế và do đó có ảnh hưởng khuyến khích đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, tác động này trong ngắn hạn có thể không đáng kể ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng (Agénor & Montiel, 2015). Tuy các nghiên cứu trên đã chỉ ra được một số các yếu tố chính ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu nông sản, nhưng vẫn còn tồn tại các kết quả trái ngược trong các mối quan hệ giữa các biến số. Bên cạnh đó, số liệu đã được lấy từ khoảng thời gian khá xa và số lượng về đề tài trong lĩnh vực xuất khẩu hạt điều từ Việt Nam sang châu Âu còn hạn chế. Do đó, đây sẽ là khoảng trống mà nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu với dữ liệu được cập nhật đến thời điểm gần nhất. Nhóm tin rằng việc lựa chọn số liệu lớn và thời gian tương đối sẽ góp phần đem lại những kết quả có ý nghĩa để đóng góp vào lý luận thực tiễn. 3. Cơ sở lý thuyết Trong Kinh tế quốc tế, lý thuyết lực hấp dẫn được định nghĩa là một lý thuyết kinh tế học được sử dụng để dự đoán quan hệ thương mại song phương hoặc dòng chảy FDI dựa trên quy mô của nền kinh tế - thường sử dụng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 5
  7. GDP bình quân đầu người (GDP per capita), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), GNP bình quân đầu người (GNP per capita) và khoảng cách giữa hai đối tác thương mại giữa hai đối tác đầu tư. Mô hình trọng lực đầu tiên được áp dụng bởi Tinbergen (1962) và Poyhonen (1963). Nó được đặt tên là “Mô hình lực hấp dẫn” tương tự với định luật vạn vật hấp dẫn của Isaac Newton khi tính toán lực hút tương tác giữa hai vật thể 𝐹𝑖𝑗 , tỷ lệ thuận với khối lượng 𝑀 𝑖 , 𝑀𝑗 và tỷ lệ nghịch với khoảng cách. “Mô hình lực hấp dẫn” ngoài ra còn phát triển thêm biến về Trade costs để đánh giá tác động của các yếu tố. Mô hình trọng lực cho thương mại: 𝑌𝑖 𝑌𝑗 𝑋 𝑖𝑗 = 𝐶 𝑡 𝑖𝑗 Trong đó: Yi, Yj: quy mô nền kinh tế của 2 nước i, j; t: Chi phí thương mại giữa hai quốc gia; Xij: Xuất khẩu hoặc thương mại từ nước i qua j. Trong lý thuyết lực hấp dẫn đầu tiên, lý thuyết này giả định rằng luồng thương mại giữa hai nước phụ thuộc vào quy mô của hai nền kinh tế (tính theo GDP), độ giàu có tính theo GDP bình quân đầu người và khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia. Nói cách khác, lý thuyết trọng lực về thương mại dựa trên ba nhóm yếu tố: nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến cung của nước xuất khẩu (thể hiện năng lực sản xuất của nước xuất khẩu) bao gồm: quy mô nền kinh tế (GDP), quy mô dân số; nhóm nhân tố ảnh hưởng đến cầu của nước nhập khẩu (thể hiện sức mua của thị trường nước nhập khẩu) bao gồm quy mô dân số, quy mô nền kinh tế (GDP); nhóm các nhân tố hấp dẫn/cản trở bao gồm các chính sách quản lý hoặc khuyến khích xuất khẩu/nhập khẩu, khoảng cách giữa hai quốc gia (thường xét trên hai khía cạnh là khoảng cách địa lý và khoảng cách trình độ phát triển kinh tế). Cả ba nhóm nhân tố trên có vai trò rất quan trọng trong hoạt động trao đổi, lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia, chúng vừa có tác động hút (nước nhập khẩu) và cũng có tác động đẩy (nước xuất khẩu) giúp quá trình lưu thông hàng hóa diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. 6
  8. 4. Thực trạng nguồn cung điều và xuất khẩu điều ở Việt Nam Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã nổi lên như một cường quốc xuất khẩu hạt điều, với châu Âu đóng vai trò là một trong những thị trường chính. Từ năm 2005 đến 2022, ngành công nghiệp hạt điều của Việt Nam đã trải qua một quá trình tăng trưởng đáng kể, không chỉ về khối lượng mà còn về giá trị xuất khẩu, khẳng định vị thế của mình trên thị trường toàn cầu. Việt Nam có một ngành công nghiệp chế biến hạt điều và hùng hậu với công nghệ ưu việt do chính người Việt Nam sáng tạo. Nhờ có công nghệ chế biến, Việt Nam từ một nước xuất khẩu điều thô từ những năm 1990 đã vươn lên là nước chế biến và xuất khẩu điều lớn thứ 2 thế giới vào 2002 sau khi vượt Braxin. Tính đến năm 2007, diện tích trồng điều đã được mở rộng lên 500 ngàn ha. Riêng năm 2006, Việt Nam Hiệp hội chế biến điều Việt Nam dự kiến sản lượng hạt điều thô của Việt Nam năm nay sẽ đạt khoảng 380.000 tấn nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng cho công nghiệp chế biến và phải nhập thêm khoảng 40.000 tấn hạt điều thô từ thị trường thế giới. Hạt điều là 1 trong 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Thương mại năm 2005, xuất khẩu hạt điều đạt 104 ngàn tấn, kim ngạch 486 triệu USD. Sau 2 năm gia nhập WTO, xuất khẩu điều ở Việt Nam có sự thay đổi đáng kể: năm 2007, cả nước xuất khẩu được 151,73 nghìn tấn hạt điều các loại với trị giá 650,6 triệu USD, tăng 19,66% về lượng và tăng 29,15% về trị giá so với năm 2006, tăng 39,24% về lượng và tăng 29,73% về trị giá so với năm 2005. Năm 2008, xuất khẩu đạt 167 nghìn tấn tương đương với kim ngạch 914,34 triệu USD, tăng 16% về lượng và 42% về giá trị so với năm 2007. Có thể thấy rằng, gia nhập WTO tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam duy trì và mở rộng cả thị trường truyền thống và thị trường xuất nhập khẩu lớn như EU. Thêm vào đó, sự ký kết của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã mở ra một chương mới cho ngành xuất khẩu hạt điều. Thuế suất đối với các sản phẩm hạt điều nhập khẩu từ Việt Nam vào EU giảm về 0%, giúp nâng cao sức cạnh tranh cho hạt điều Việt Nam so với các đối thủ khác. Trước EVFTA, 7
  9. thuế suất này dao động từ 7 - 12%, cản trở sự xuất khẩu của ngành điều Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam đã có cơ hội lớn để mở rộng thị phần tại thị trường EU, đồng thời tăng cường sức cạnh tranh so với các nhà xuất khẩu hạt điều khác. EVFTA khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm hạt điều chế biến sâu, giá trị cao vào thị trường EU. Hạt điều nhân trắng chiếm 58,3% tổng giá trị xuất khẩu và Hạt điều rang muối chiếm 21,2%. Đức, Cộng hòa Séc, Pháp, và Italy là những thị trường xuất khẩu hạt điều chủ chốt của Việt Nam trong Liên minh châu Âu. Đặc biệt, Đức và Cộng hòa Séc không chỉ tiêu thụ lượng lớn hạt điều mà còn là trung tâm tái xuất khẩu, góp phần quan trọng vào việc phân phối hạt điều Việt Nam đến các quốc gia khác trong khu vực. Hình 1. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang các nước châu Âu giai đoạn 2005 - 2022 (triệu USD) Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Trải qua năm 2019 là kỷ lục của ngành điều Việt Nam khi đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân. Trong ba tháng đầu năm 2020 nằm trong thời gian thu hoạch điều của Việt Nam, sản lượng điều thô sản xuất đạt 149.8 nghìn tấn. Con số này bằng hơn một nửa lượng điều thô năm 2019. Từ thời điểm này cho đến hết tháng 6, tháng 7 tiếp tục là mùa thu hoạch điều. Đến tháng 3 năm 2022, xuất khẩu điều của Việt Nam sang 8
  10. các nước EU bất ngờ tăng cả lượng và kim ngạch, sau hai tháng ghi nhận tăng trưởng âm. Hiện tại, Liên minh châu Âu (EU) đứng thứ hai trong số các thị trường nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam, chiếm 23% về khối lượng và 22% về giá trị tổng xuất khẩu của ngành. Sự tăng trưởng trong việc xuất khẩu hạt điều sang EU đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng tổng thể của ngành. Kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực vào ngày 1 tháng 8 năm 2020, thuế suất cho các sản phẩm từ hạt điều nhập khẩu vào EU từ Việt Nam đã giảm xuống còn 0%, một bước tiến lớn so với mức thuế từ 7% đến 12% trước đó. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và những biến động thị trường, EVFTA được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội mới. Với xu hướng hiện tại là đa dạng hóa nguồn cung và dòng vốn đầu tư, cùng với các lợi ích từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để nâng cao sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của mình, từ đó thiết lập các chuỗi cung ứng mới với EU, thu hút đầu tư chất lượng cao và thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý thuyết mô hình trọng lực Như đã để cập ở phần Cơ sở lý thuyết, mô hình trọng lực cho thương mại được biểu diễn như sau: 𝑌𝑖 𝑌𝑗 𝑋 𝑖𝑗 = 𝐶 𝑡 𝑖𝑗 Trong đó: Yi, Yj: quy mô nền kinh tế của 2 nước i, j; t: Chi phí thương mại giữa hai quốc gia; Xij: Xuất khẩu hoặc thương mại từ nước i qua j. Để đánh giá được tác động các các yếu tố lên thương mại, mô hình trọng lực cho thương mại được chuyển sang dạng log - tuyến tính như sau: 𝑙𝑛𝑋 𝑖𝑗 = 𝛽0 + 𝛽1 𝑙𝑛( 𝑌𝑖 ) + 𝛽2 𝑙𝑛(𝑌𝑗 ) + 𝛽3 𝑙𝑛(𝑡 𝑖𝑗 ) + 𝑢 𝑖𝑗 9
  11. 5.2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Bài nghiên cứu tập trung ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc, do đó nhóm sử dụng phương pháp ước lượng OLS, FEM, REM, sau đó nhóm thực hiện kiểm định nhân tử Lagrange và Hausman để xác định mô hình phù hợp nhất. Quá trình ước lượng và kiểm định được thực hiện trên phần mềm STATA 14. 5.2.2. Dữ liệu nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng gồm 270 quan sát lấy từ nhiều nguồn số liệu, thông tin cụ thể tại Bảng 1. Thời gian: 2005 – 2022. Không gian: 15 quốc gia nhập khẩu hạt điều nhiều nhất từ Việt Nam. Giai đoạn 2005 - 2022 là khoảng thời gian nhóm thu thập tương đối đầy đủ số liệu chạy mô hình cho các biến của các quốc gia nghiên cứu. Nếu lấy số liệu cập nhật hơn hoặc dữ liệu quá cũ, một số quốc gia không có đủ số liệu để thể hiện sự tin cậy của bài nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ: UN Comtrade, Trademap, World Bank, Tổng cục Thống kê, OECD, International Financial Statistics (IFS), WTO, www.timeanddate.com,www.marinetraffic.com. 5.3. Mô hình nghiên cứu Mô hình lực hấp dẫn là mô hình rất phổ biến được áp dụng trong các nghiên cứu về thương mại quốc tế. Mô hình này khá hiệu quả trong việc hỗ trợ giải thích sự thay đổi trong khối lượng hoặc chiều hướng thương mại giữa các quốc gia. Do vậy, trên cơ sở của mô hình lực hấp dẫn cũng như những nghiên cứu trước đây của Ammi Ardiyanti (2015), Hatab và các cộng sự (2010), Bạc Xuan Nguyen (2010), Hai Tho (2013), Nguyễn Tiến Dũng (2011), Ngô Thị Mỹ (2016), Trần Lan Hương (2019), nhóm tác giả sẽ chọn ra một số biến độc lập để tiến hành xây dựng mô hình xem xét ảnh hưởng của những yếu 10
  12. tố trên tới kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam tới thị trường châu Âu. Mô hình nghiên cứu tác động như sau: 𝑬𝑿 𝒊𝒋𝒕 = 𝒇(𝑮𝑫𝑷 𝒋𝒕 , 𝑷𝑶𝑷 𝒊𝒕 , 𝑫𝑰𝑺𝑻 𝒊𝒋 , 𝑹𝑬𝑹 𝒊𝒋𝒕 , 𝑯𝑨𝑹 𝒊𝒋 ) Mô hình hồi quy tổng thể PRF được biểu thị như sau: 𝐄𝐗 𝐢𝐣𝐭 = 𝜷 𝟎 + 𝜷 𝟏 𝐆𝐃𝐏 𝐣𝐭 + 𝜷 𝟐 𝐏𝐎𝐏 𝐢𝐭 + 𝜷 𝟑 𝐃𝐈𝐒𝐓𝐢𝐣 + 𝜷 𝟒 𝐑𝐄𝐑 𝐢𝐣𝐭 + 𝜷 𝟓 𝐇𝐀𝐑 𝐢𝐣 + 𝐮 𝐢𝐭 Lấy logarit 2 vế và đặt lnA = 0 để đưa mô hình về dạng tuyến tính với mục đích ước lượng hồi quy, ta được mô hình sau: 𝐄𝐗 𝐢𝐣𝐭 = 𝜷 𝟎 + 𝜷 𝟏 𝒍𝒏𝐆𝐃𝐏 𝐣𝐭 + 𝜷 𝟐 𝒍𝒏𝐏𝐎𝐏 𝐢𝐭 + 𝜷 𝟑 𝒍𝒏𝐃𝐈𝐒𝐓𝐢𝐣 + 𝜷 𝟒 𝒍𝒏𝐑𝐄𝐑 𝐢𝐣𝐭 + 𝜷 𝟓 𝒍𝒏𝐇𝐀𝐑 𝐢𝐣 + 𝐮 𝐢𝐭 Trong đó: 𝜷 𝟎 : hệ số chặn; i: (i = 1→5): hệ số góc; 𝐮 𝐢𝐭 : sai số ngẫu nhiên. Các biến số của mô hình nghiên cứu được mô tả trong bảng mô tả biến sau: Bảng 1. Các biến số của mô hình nghiên cứu Dấu Biến Loại Nghiên cứu Nguồn dữ Mô tả Đơn vị kỳ số biến sử dụng biến liệu vọng Biến Giá trị xuất khẩu Trần Lan Triệu Tổng cục EXijt phụ của Việt Nam Hương USD thống kê thuộc sang nước j, năm t (2019) Ammi Biến GDP của nước Tỷ GDPjt + Ardiyanti World Bank độc lập nhập khẩu j USD (2015) Ammi Biến Dân số của Việt Nghìn POPit + Ardiyanti World bank độc lập Nam, năm t người (2015) 11
  13. Khoảng cách địa Biến lý giữa Việt Nam Bac Xuan Distance DISTij Km - độc lập và nước nhập Nguyen Calculator khẩu j Tỷ giá hối đoái Biến giữa Việt Nam và Krutskykh RERijt VND + World Bank độc lập nước nhập khẩu j, (2012) năm t. Biến Sadeghi và Nước nhập khẩu j HARij định + cộng sự có đường bờ biển. tính (2019) Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp Một trong những biển cơ bản của mô hình trọng lực là quy mô GDP của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Hầu hết các nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực đều đưa biển này vào mô hình nghiên cứu như Ammi Ardiyanti (2015), Hatab và các cộng sự (2010), Bac Xuan Nguyen (2010), Nguyễn Tiến Dũng (2011), Ngô Thị Mỹ (2016). Nhưng trong bài tiểu luận này sẽ chỉ sử dụng biến GDP của nước nhập khẩu để xem xét tác động của GDP của nước nhập khẩu đến kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Khi GDP của các quốc gia tăng, đồng nghĩa với lượng cầu tăng lên, thị trường cũng đồng thời mở rộng, từ đó có thể tăng nhu cầu về các mặt hàng xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng theo. Do vậy, giả thuyết đưa ra là biến 𝐺𝐷𝑃𝑗𝑡 sẽ có tác động cùng chiều tới biến phụ thuộc 𝐸𝑋 𝑖𝑗𝑡 . Tương tự, biển dân số cũng là biển cơ bản của mô hình lực hấp dẫn. Trong bài nghiên cứu của này, nhóm sẽ đưa vào mô hình biển dân số của nước xuất khẩu. Theo như các nghiên cứu đi trước như nghiên cứu của Ammi Ardiyanti (2015), Yang và Martinez-Zarzoso (2014),... dân số của hai nước tăng lên sẽ gây ra tác động tích cùng 12
  14. chiều tới kim ngạch xuất khẩu. Điều này có thể được giải thích bằng sự tăng lên trong lực lượng lao động của nước xuất khẩu sẽ có tác động tích cực lên lượng cung. Như vậy, nhóm đưa ra giả thuyết biến 𝑃𝑂𝑃𝑖𝑡 sẽ có tác động tích cực tới biển 𝐸𝑋 𝑖𝑗𝑡 . Một biến số quan trọng khác của mô hình trọng lực là khoảng cách về địa lý giữa hai quốc gia xuất, nhập khẩu. Được sử dụng rất nhiều trong các nghiên cứu của Ammi Ardiyanti (2015), Wee Chian Koh (2013), Bac Xuan Nguyen (2010), Trần Lan Hương (2019),... Cách biệt này được hiểu là quãng đường theo đường thẳng giữa hai quốc gia, tính toán dựa trên kinh độ và vĩ độ tại vị trí trung tâm của mỗi nước. Con số này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian, quãng đường, phương thức và những rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Khoảng cách càng lớn thì những chi phí vận chuyển càng tăng, ảnh hưởng tiêu cực tới kim ngạch xuất khẩu. Do đó, nhóm mong đợi quan hệ ngược chiều giữa biến 𝑙𝑛𝐷𝐼𝑆𝑇𝑖𝑗 và 𝐸𝑋 𝑖𝑗𝑡 trong kết quả nghiên cứu. Biến InRER là tỷ giá hối đoái thực giữa hai quốc gia, đây được coi là yếu tố ngoại tác tượng trưng cho “sức cản” hay “thúc đẩy” thương mại. Nếu tăng tỷ giá hối đoái thực sẽ góp phần làm tăng xuất khẩu đối với nhiều ngành và mặt hàng, khiến cho hàng hóa trong nước xuất khẩu trở nên rẻ hơn tương đôi so với hàng hóa nước ngoài. Như vậy, xuất khẩu hạt điều vào EU sẽ càng có lợi như trong nghiên cứu của Krutskykh (2012), Dương Thị Thanh Thái (2019), Santosa và Saputra (2019). Như vậy, nhóm đưa ra giả thuyết biến lnRERijt sẽ tác động cùng chiều tới 𝐸𝑋 𝑖𝑗𝑡 . Nhóm nghiên cứu lựa chọn biến HARij là biến định tính duy nhất trong mô hình. Trên thực tế, cảng biển giữ vai trò thiết yếu đối với những nước EU trong hoạt động nhập khẩu hạt điều nói riêng và nông sản nói chung. Những nghiên cứu do Carrere (2006), Sadeghi và cộng sự (2019) thực hiện cũng chỉ ra sự không thuận lợi ở nước mà không có đường bờ biển. Do đó, nhóm nghiên cứu kỳ vọng rằng sẽ xảy ra mỗi quan hệ cùng chiều giữa 𝐻𝐴𝑅 𝑖𝑗 và 𝐸𝑋 𝑖𝑗𝑡 . 13
  15. 6. Kết quả và thảo luận 6.1. Mô tả thống kê Bảng 2. Mô tả thống kê các biến Tên Số quan Giá trị trung Độ lệch Giá trị nhỏ Giá trị lớn biến sát bình chuẩn nhất nhất lnEX 270 1.798997 1.025074 -0.6931472 3.828641 lnGDP 270 13.38455 1.037424 11.63701 15.26911 lnPOP 270 11.47342 0.0807732 11.34394 11.60684 lnDIST 270 8.992059 0.0697377 8.887652 9.120853 lnRER 270 9.869671 0.6511278 7.622664 10.42151 HAR 270 0.8 0.4007428 0 1 Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp Bảng 2 cung cấp thông tin tổng quan về dữ liệu của các biến độc lập và biến phụ thuộc bao gồm chiều biến động dự đoán, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất. 14
  16. 6.2. Mô tả tương quan giữa các biến Bảng 3. Mô tả tương quan các biến lnEX lnGDP lnPOP lnDIST lnRER HAR lnEX 1.0000 lnGDP 0.8790 1.0000 lnPOP 0.4084 0.0498 1.0000 lnDIST 0.2286 0.2263 -0.0000 1.0000 lnRER 0.5451 0.3840 0.0741 0.2828 1.0000 HAR 0.4404 0.4967 0.0000 0.6190 0.3042 1.0000 Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp Bảng 3 cung cấp chỉ số tương quan giữa các biến sử dụng trong mô hình. Từ hệ số tương quan cho thấy mô hình có thể gặp phải vấn đề đa cộng tuyến (multicollinearity) khi có một cặp biến giải thích có hệ số tương quan lớn hơn 0,8. Để xem xét kỹ hơn vấn đề đa cộng tuyến, nghiên cứu này tiếp tục sử dụng phương pháp nhân tử phóng đại phương sai (VIF) để kiểm định sau khi ước lượng mô hình. Kết quả của kiểm định VIF sẽ được trình bày trong phần kết quả ước lượng tiếp theo. 6.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Kết quả kiểm định theo phương pháp nhân tử phóng đại phương sai (VIF) được trình bày trong bảng 4. Từ kết quả kiểm định được trình bày có thể kết luận là kết quả ước lượng của mô hình không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng đa cộng tuyến. 15
  17. Bảng 4. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến Biến VIF 1/VIF HAR 2.07 0.482356 lnDIST 1.69 0.591022 lnGDP 1.48 0.674336 lnRER 1.24 0.808631 lnPOP 1.01 0.992577 Mean VIF 1.50 Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp Từ dữ liệu thu thập được, nhóm đã tiến hành hồi quy theo mô hình POLS, FEM và REM tác động của các chỉ số đối với xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang 15 nước đối tác nhập khẩu chính thuộc khu vực EU trong giai đoạn 2005 - 2022 bằng phần mềm STATA, kết quả ước lượng được trình bày trong bảng sau: Bảng 5. Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình Biến/Mô hình POLS FE RE lnGDP Hệ số hồi quy 0.775*** 0.153** 0.471*** lnPOP Hệ số hồi quy 4.478*** 5.140*** 4.890*** 16
  18. lnDIST Hệ số hồi quy -0.0348 0 -0.107 lnRER Hệ số hồi quy 0.352*** -0.0921* -0.0134 HAR Hệ số hồi quy -0.0396 0 0.539** Hệ số - - - Hệ số hồi quy chặn 63.07*** 58.31*** 59.94*** Số quan sát 270 270 270 Hệ số R2 0.948 0.938 Kiểm định lựa chọn mô hình Kiểm định nhân tử Lagrange Prob > chibar2 = 0.0000 Kiểm định Hausman Prob>chi2 = 0.0000 Kiểm định khuyết tật của mô hình Kiểm định Wald cho phương sai Prob>chi2 = 0,0000 sai số thay đổi 17
  19. Kiểm định Wooldridge cho tự Prob > F = 0,0000 tương quan Kiểm định Pesaran cho tương Pr = 0,0000 quan chéo Ghi chú: Sai số chuẩn trong ngoặc đơn: *, **, *** thể hiện mức ý nghĩa tương ứng với 10%, 5%, và 1%. Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp Từ kết quả Kiểm định nhân tử Lagrange và Hausman, mô hình hồi quy phù hợp được xác định là mô hình hồi quy tác động cố định (FEM). Sau các kiểm định khuyết tật, nhóm kết luận mô hình mắc khuyết tật phương sai sai số thay đổi, tự tương quan chuỗi và tự tương quan chéo. Để khắc phục các khuyết tật này, nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng lệnh xtscc trong hồi quy Driscoll - Kraay để khắc phục đồng thời 3 khuyết tật trên và thu được kết quả như sau: Bảng 6. Kết quả hồi quy sau khi khắc phục khuyết tật Hệ số hồi Độ lệch P- Biến độc lập t [95% quy chuẩn value Interval] conf. lnGDP 0.7746194 0.0053282 145.38 0.000 0.763378 0.7858608 lnPOP 4.477865 0.3873354 11.56 0.000 3.660659 5.295071 - lnDIST -0.0348102 0.4263953 -0.08 0.936 0.8648053 0.9344257 lnRER 0.3515333 0.0219095 16.04 0.000 0.3053082 0.3977584 18
  20. - HAR -0.0396208 0.0478162 2.43 0.015 0.0612626 0.1405043 Hệ số chặn -63.07014 3.14837 -20.03 0.000 -69.71262 -56.42766 Hệ số R2 0.9476 Prob>F 0.0000 Độ lệch chuẩn của 0.2370 phần dư Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp Mô hình kết luận: 𝑙𝑛𝐸𝑋 𝑖𝑗𝑡 = −63.07014 + 0.7746194𝑙𝑛𝐺𝐷𝑃𝑗𝑡 + 4.477865𝑙𝑛𝑃𝑂𝑃𝑖𝑡 − 0.0348102𝑙𝑛𝐷𝐼𝑆𝑇𝑖𝑗 + 0.3515333𝑙𝑛𝑅𝐸𝑅 𝑖𝑗𝑡 − 0.0396208𝐻𝐴𝑅 𝑖𝑗 + 𝑢 𝑖𝑡 Thảo luận kết quả: Kết quả ước lượng của hầu hết các biến có ý nghĩa thống kê và phù hợp với các giả thuyết của mô hình trọng lực đã trình bày ở phần trên. Chỉ số R2 cho thấy mô hình có thể giúp giải thích khoảng 94,76% sự thay đổi trong giá trị của biến phụ thuộc dựa trên các biến độc lập. Thứ nhất, đối với biến đại diện cho quy mô nền kinh tế của nước nhập khẩu, hệ số biến lnGDP mang giá trị dương là 0,7746194. Kết quả thực nghiệm cho thấy GDP của nước nhập khẩu có ảnh hưởng thuận chiều tới xuất khẩu hạt điều của Việt Nam. Cụ thể, khi GDP nước nhập khẩu tăng 1% sẽ làm tăng 0,77% lượng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang quốc gia đó. Việt Nam có khuynh hướng xuất khẩu sang những nước có 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2