intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận môn kinh tế vi mô đề tài "Lạm phát"

Chia sẻ: Dinh The Hung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:33

1.689
lượt xem
789
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'tiểu luận môn kinh tế vi mô đề tài "lạm phát"', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận môn kinh tế vi mô đề tài "Lạm phát"

  1. Tiểu luận môn kinh tế vi mô Đề tài "Lạm phát" 1
  2. MỤC LỤC 2. Đo lường .............................................................................................................. 3  Lạm phát thấp Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 3.0 đến 7.0 phần trăm một năm......................................................................................... 6  Lạm phát cao (Lạm phát phi mã) Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá hai chữ số một năm, nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát. ................................. 6  Siêu lạm phát .................................................................................................. 6 Siêu lạm phát là lạm phát "mất kiểm soát", một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Không có định nghĩa chính xác về siêu lạm phát được chấp nhận phổ quát. Một định nghĩa đơn giản là chỉ số lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên (nghĩa là cứ 31 ngày thì giá cả lại tăng gấp đôi). Theo Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế 29, có bốn tiêu chí để xác định siêu lạm phát, đó là: (1) người dân không muốn giữ tài sản của mình ở dạng tiền; (2) giá cả hàng hóa trong nước không còn tính bằng nội tệ nữa mà bằng một ngoại tệ ổn định; (3) các khoản tín dụng sẽ tính cả mức mất giá cho dù thời gian tín dụng là rất ngắn; và (4) lãi suất, tiền công và giá cả được gắn với chỉ số giá và tỷ lệ lạm phát cộng dồn trong ba năm lên tới 100 phần trăm. ................................................................................... 6 3. Tác động của lạm phát trong kinh tế..................................................................... 7 4.1. Lạm phát do cầu kéo ..................................................................................... 8 Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức toàn dụng lao động, thì sẽ sinh ra lạm phát. Điều này có thể giải thích qua sơ đồ AD-AS. Đường AD dịch sang phải trong khi đường AS giữ nguyên sẽ khiến cho mức giá và sản lượng cùng tăng......................................................................................... 8 4.3. Lạm phát do chi phí đẩy ................................................................................ 9 4.4. Lạm phát do cơ cấu ....................................................................................... 9 4.5. Lạm phát do xuất khẩu .................................................................................. 9 4.6. Lạm phát do nhập khẩu ................................................................................. 9 4.7. Lạm phát tiền tệ........................................................................................... 10 4.8. Lạm phát đẻ ra lạm phát ............................................................................. 10 2
  3. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT 1. Định nghĩa lạm phát: Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự ổn định giá cả. 2. Đo lường Lạm phát: được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh cũng làm việc này). Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một mức giá cả trung bình, gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc. Để dễ hình dung có thể coi mức giá cả như là phép đo kích thước của một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng kích thước của nó. Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, 3
  4. cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm:  Chỉ số giá sinh hoạt (CLI) là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ. Các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là có hay không việc một CPI có thể cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính. Điều này được xem như là "sự thiên lệch" trong phạm vi CPI. CLI có thể được điều chỉnh bởi "sự ngang giá sức mua" để phản ánh những khác biệt trong giá cả của đất đai hay các hàng hóa khác trong khu vực (chúng dao động một cách rất lớn từ giá cả thế giới nói chung).  Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi "người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn. Trong nhiều quốc gia công nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát thông thường hay được nhắc tới. Các phép đo này thường được sử dụng trong việc chuyển trả lương, do những người lao động mong muốn có khoản chi trả (danh định) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI. Đôi khi, các hợp đồng lao động có tính đến các điều chỉnh giá cả sinh hoạt, nó ngụ ý là khoản chi trả danh định sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của CPI, thông thường với một tỷ lệ chậm hơn so với lạm phát thực tế (và cũng chỉ sau khi lạm phát đã xảy ra).  Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. Ở đây cũng có một sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăng phát sinh nào bởi nó trong CPI. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa trên lạm phát PPI ngày "hôm nay", mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau; một trong những sự khác biệt quan trọng phải tính đến là các dịch vụ. 4
  5.  Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn (thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số này rất giống với PPI.  Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng. Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng và bạc.  Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực). (Xem thêm Thực và danh định trong kinh tế). Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các phép khử lạm phát cũng tính toán các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân. Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang đã chuyển sang sử dụng khử lạm phát tiêu dùng cá nhân và các phép khử lạm phát khác để tính toán các chính sách kiềm chế lạm phát của mình.  Chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân (PCEPI). Trong "Báo cáo chính sách tiền tệ cho Quốc hội" sáu tháng một lần của mình ("Báo cáo Humphrey-Hawkins") ngày 17 tháng 2 năm 2000, Federal Open Market Committee (FOMC) nói rằng ủy ban này đã thay đổi thước đo cơ bản về lạm phát của mình từ CPI sang "chỉ số giá cả dạng chuỗi của các chi phí tiêu dùng cá nhân".  Thiểu phát: trong kinh tế học là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Đây là một vấn nạn trong quản lý kinh tế vĩ mô. Ở Việt Nam, nhiều người thường nhầm lẫn thiểu phát với giảm phát. Không có tiêu chí chính xác tỷ lệ lạm phát bao nhiêu phần trăm một năm trở xuống thì được coi là thiểu phát. Một số tài liệu kinh tế học cho rằng tỷ lệ lạm phát ở mức 3-4 phần trăm một năm trở xuống được gọi là thiểu phát. Tuy nhiên, ở những nước mà cơ quan quản lý tiền tệ (ngân hàng trung ương) rất không ưa lạm phát như Đức và Nhật Bản, thì tỷ lệ lạm phát 3-4 phần trăm một năm được cho là hoàn toàn trung bình, chứ chưa phải thấp đến mức được coi là thiểu phát. Ở Việt 5
  6. Nam thời kỳ 2002-2003, tỷ lệ lạm phát ở mức 3-4 phần trăm một năm, nhưng nhiều nhà kinh tế học Việt Nam cho rằng đây là thiểu phát. Có những đặc trưng không phải con số tỷ lệ giúp xác định thiểu phát, đó là:  (1) Ngân hàng thương mại gặp khó khăn khi cho vay, đồng thời họ lại đặt ra lãi suất huy động tiết kiệm thấp- một tình trạng được coi là thị trường tiền tệ trì trệ. Tỷ lệ lạm phát thấp khiến cho lãi suất thực tế trở nên cao, khiến các nhà đầu tư dè dặt đi vay ngân hàng. Ngân hàng ứ đọng tiền, nên giảm huy động tiết kiệm bằng cách hạ lãi suất huy động tiết kiệm.  (2) Sản xuất trở nên thiếu sôi động. Lạm phát thấp khiến cho tiền công thực tế cao hơn. Người lao động vì thế có thể giảm cung lao động và tăng thơi gian nghỉ ngơi (xem thêm lý luận về đường cung lao động uốn ngược). Mặt khác, giá cả sản phẩm thấp làm giảm động lực sản xuất. Thiểu phát đôi khi được coi là tình trạng trước giảm phát (một tình trạng trái ngược với lạm phát nhưng vẫn nguy hiểm đối với nền kinh tế).  Lạm phát thấp Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 3.0 đến 7.0 phần trăm một năm.  Lạm phát cao (Lạm phát phi mã) Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá hai chữ số một năm, nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát.  Siêu lạm phát Siêu lạm phát là lạm phát "mất kiểm soát", một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Không có định nghĩa chính xác về siêu lạm phát được chấp nhận phổ quát. Một định nghĩa đơn giản là chỉ số lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên (nghĩa là cứ 31 ngày thì giá cả lại tăng gấp đôi). Theo Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế 29, có bốn tiêu chí để xác định siêu lạm phát, đó là: (1) người dân không muốn giữ tài sản của mình ở dạng tiền; (2) giá cả hàng hóa trong nước không còn tính bằng nội tệ nữa mà bằng một ngoại tệ ổn định; (3) các khoản tín dụng sẽ tính 6
  7. cả mức mất giá cho dù thời gian tín dụng là rất ngắn; và (4) lãi suất, tiền công và giá cả được gắn với chỉ số giá và tỷ lệ lạm phát cộng dồn trong ba năm lên tới 100 phần trăm. 3. Tác động của lạm phát trong kinh tế 3.1. Lạm phát dự kiến: Trong trường hợp lạm phát có thể được dự kiến trước thì các thực thể tham gia vào nền kinh tế có thể chủ động ứng phó với nó, tuy vậy nó vẫn gây ra những tổn thất cho xã hội:  Chi phí mòn giày: lạm phát giống như một thứ thuế đánh vào người giữ tiền và lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát nên lạm phát làm cho người ta giữ ít tiền hơn hay làm giảm cầu về tiền. Khi đó họ cần phải thường xuyên đến ngân hàng để rút tiền hơn. Các nhà kinh tế đã dùng thuật ngữ "chi phí mòn giày" để chỉ những tổn thất phát sinh do sự bất tiện cũng như thời gian tiêu tốn mà người ta phải hứng chịu nhiều hơn so với không có lạm phát.  Chi phí thực đơn: lạm phát thường sẽ dẫn đến giá cả tăng lên, các doanh nghiệp sẽ mất thêm chi phí để in ấn, phát hành bảng giá sản phẩm.  Làm thay đổi giá tương đối một cách không mong muốn: trong trường hợp do lạm phát doanh nghiệp này tăng giá (và đương nhiên phát sinh chi phí thực đơn) còn doanh nghiệp khác lại không tăng giá do không muốn phát sinh chi phí thực đơn thì giá cả của doanh nghiệp giữ nguyên giá sẽ trở nên rẻ tương đối so với doanh nghiệp tăng giá. Do nền kinh tế thị trường phân bổ nguồn lực dựa trên giá tương đối nên lạm phát đã dẫn đến tình trạng kém hiệu quả xét trên góc độ vi mô.  Lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân trái với ý muốn của người làm luật do một số luật thuế không tính đến ảnh hưởng của lạm phát. Ví dụ: trong trường hợp thu nhập thực tế của cá nhân không thay đổi nhưng thu nhập danh nghĩa tăng do lạm phát thì cá nhân phải nộp thuế thu nhập trên cả phần chênh lệch giữa thu nhập danh nghĩa và thu nhập thực tế. 7
  8.  Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện: đồng tiền được sử dụng để làm thước đo trong tính toán các giao dịch kinh tế, khi có lạm phát cái thước này co giãn và vì vậy các cá nhân khó khăn hơn trong việc ra các quyết định của mình. 3.2. Lạm phát không dự kiến: Đây là loại lạm phát gây ra nhiều tổn thất nhất vì nó phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán. Các hợp đồng, cam kết tín dụng thường được lập trên lãi suất danh nghĩa khi lạm phát cao hơn dự kiến người đi vay được hưởng lợi còn người cho vay bị thiệt hại, khi lạm phát thấp hơn dự kiến người cho vay sẽ được lợi còn người đi vay chịu thiệt hại. Lạm phát không dự kiến thường ở mức cao hoặc siêu lạm phát nên tác động của nó rất lớn. Các nhà kinh tế có quan điểm rất khác nhau về quy mô của các tác động tiêu cực của lạm phát, thậm chí nhiều nhà kinh tế cho rằng tổn thất do lạm phát gây ra là không đáng kể và điều này được coi là đúng khi tỷ lệ lạm phát ổn định và ở mức vừa phải. Khi lạm phát biến động mạnh, tác động xã hội của nó thông qua việc phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán rõ ràng là rất lớn và do vậy chính phủ của tất cả các nước đều tìm cách chống lại loại lạm phát này. 4. Nguyên nhân: 4.1. Lạm phát do cầu kéo Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức toàn dụng lao động, thì sẽ sinh ra lạm phát. Điều này có thể giải thích qua sơ đồ AD-AS. Đường AD dịch sang phải trong khi đường AS giữ nguyên sẽ khiến cho mức giá và sản lượng cùng tăng. Trong khi đó, chủ nghĩa tiền tệ giải thích rằng do tổng cầu cao hơn tổng cung, người ta có cầu về tiền mặt cao hơn, dẫn tới cung tiền phải tăng lên để đáp ứng. Do đó có lạm phát. 8
  9. 4.2. Lạm phát do cầu thay đổi Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, nghĩa là lạm phát. 4.3. Lạm phát do chi phí đẩy Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng. 4.4. Lạm phát do cơ cấu Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh vì điều đó. 4.5. Lạm phát do xuất khẩu Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng. 4.6. Lạm phát do nhập khẩu Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu. Khi giá nhập khẩu tăng (do nhà cung cấp nước ngoài tăng giá như trong trường OPEC quyết định tăng giá dầu, hay do đồng tiền trong nước xuống giá) thì giá bán sản 9
  10. phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên. 4.7. Lạm phát tiền tệ Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát. 4.8. Lạm phát đẻ ra lạm phát Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý sẽ cho rằng tới đây giá cả hàng hóa sẽ còn tăng, nên đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại. Tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung, gây ra lạm phát. 5. Kiềm chế lạm phát Kiềm chế lạm phát còn gọi là giảm lạm phát. Có một loạt các phương thức để kiềm chế lạm phát. Các ngân hàng trung ương như Cục dự trữ liên bang Mỹ có thể tác động đến lạm phát ở một mức độ đáng kể thông qua việc thiết lập các lãi suất và thông qua các hoạt động khác (ví dụ: sử dụng các chính sách tiền tệ). Các lãi suất cao (và sự tăng chậm của cung ứng tiền tệ) là cách thức truyền thống để các ngân hàng trung ương kiềm chế lạm phát, sử dụng thất nghiệp và suy giảm sản xuất để hạn chế tăng giá. Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương xem xét các phương thức kiểm soát lạm phát rất khác nhau. Ví dụ, một số ngân hàng theo dõi chỉ tiêu lạm phát một cách cân xứng trong khi các ngân hàng khác chỉ kiểm soát lạm phát khi nó ở mức cao. Những người theo chủ nghĩa tiền tệ nhấn mạnh việc tăng lãi suất bằng cách giảm cung tiền thông qua các chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Những người theo học thuyết Keynes nhấn mạnh việc giảm cầu nói chung, thông thường là thông qua các chính sách tài chính để giảm nhu cầu. Họ cũng lưu ý đến vai trò của chính 10
  11. sách tiền tệ, cụ thể là đối với lạm phát của các hàng hóa cơ bản từ các công trình nghiên cứu của Robert Solow. Các nhà kinh tế học trọng cung chủ trương kiềm chế lạm phát bằng cách ấn định tỷ giá hối đoái giữa tiền tệ và một số đơn vị tiền tệ tham chiếu ổn định như vàng, hay bằng cách giảm thuế suất giới hạn trong chế độ tỷ giá thả nổi để khuyến khích tích lũy vốn. Tất cả các chính sách này đã được thực hiện trong thực tế thông qua các tiến trình nghiệp vụ thị trường mở. Một phương pháp khác đã thử là chỉ đơn giản thiết lập lương và kiểm soát giá cả (xem thêm "Các chính sách thu nhập"). Ví dụ, nó đã được thử tại Mỹ trong những năm đầu thập niên 1970 (dưới thời tổng thống Nixon). Một trong những vấn đề chính với việc kiểm soát này là nó được sử dụng vào thời gian mà các biện pháp kích "cầu" được áp dụng, vì thế các giới hạn phía cung (sự kiểm soát, sản xuất tiềm năng) đã mâu thuẫn với sự tăng trưởng của "cầu". Nói chung, phần lớn các nhà kinh tế coi việc kiểm soát giá là phản tác dụng khi nó có xu hướng làm lệch lạc các hoạt động của nền kinh tế vì nó làm gia tăng thiếu thốn, giảm chất lượng sản phẩm v.v. Tuy nhiên, cái giá phải trả này có thể là "đáng giá" nếu nó ngăn chặn được sự đình đốn sản xuất nghiêm trọng, là điều có thể có đắt giá hơn, hay trong trường hợp để kiểm soát lạm phát trong thời gian chiến tranh. Trên thực tế, việc kiểm soát có thể bổ sung cho đình đốn sản xuất như là một cách để kiềm chế lạm phát: Việc kiểm soát làm cho đình đốn sản xuất có hiệu quả hơn như là một cách chống lạm phát (làm giảm sự cần thiết phải tăng thất nghiệp), trong khi sự đình đốn sản xuất ngăn cản các loại hình lệch lạc mà việc kiểm soát gây ra khi "cầu" là cao. 6. Phương pháp tính: Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắc là CPI, từ các chữ tiếng Anh Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này dựa vào một “rổ hàng hóa” đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng. Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát. 11
  12. Phương pháp tính chì số giá tiêu dùng: Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng người ta tính số bình quân gia quyền theo công thức Laspeyres của giá cả thời kỳ báo cáo (kỳ t) so với thời kỳ cơ sở. Để làm được điều đó, phải tiến hành như sau: 1. Cố định giỏ hàng hóa: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua. 2. Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hóa tại mỗi thời điểm. 3. Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hóa bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hóa rồi cộng lại. 4. Lựa chọn thời kỳ gốc làm cơ sở so sánh. Chỉ số giá tiêu dùng của cả nước được tính bằng phương pháp bình quân gia quyền giữa chỉ số giá tiêu dùng của các vùng kinh tế với quyền số tương ứng của từng vùng so với cả nước. Chỉ số giá tiêu dùng của từng vùng được tổng hợp từ chỉ số giá của các tỉnh với quyền số tương ứng vủa từng tỉnh, thành phố trong vùng. Trong đó, chỉ số giá tiêu dùng của cấp tỉnh, thành phố đã và đang được tính theo phương pháp bình quân gia quyền giữa biến động giá của các nhóm mặt hàng với quyền số tương ứng, theo kỳ gốc cố định (thường là 5 năm). Công thức tổng quát: n t 0 t 0 pq i 1 i i n 0   t p i I = n 0 0 = W i   0 (1) p q i i i 1   p i i 1 Trong đó: t 0 I : chỉ số giá tiêu dùng kỳ báo cáo t so với kỳ gốc 0; t 0 p i : giá mặt hàng i kỳ báo cáo t; p i : giá mặt hàng i kỳ gốc; 0 W i : quyền số cố định năm 2005. 12
  13. Công thức (1) tính chỉ số giá dài hạn (kỳ báo cáo so với kỳ gốc). Công thức này đã được áp dụng nhiều năm và có nhiều ưu điểm như cách tính dễ hiểu, ngắn gọn; nhưng cũng có một số nhược điểm khi giải quyết vấn đề chọn mặt àhng mới thay thế mặt hàng cũ không còn bán trên thị trường, hàng thời vụ hoặc hàng thay đổi chất lượng. Tuy nhiên, khi tính chỉ số theo phương pháp này, mọi so sánh phải thông qua một kỳ gốc đã chọn (ví dụ kỳ gốc năm 2000). Do đó, có một số hạn chế khi phải xử lý những thay đổi về mặt hàng, về điều chỉnh chất lượng mặt hàng… qua các kỳ điều tra. Để khắc phục nhược điểm trên, chỉ số giá tiêu dùng sẽ được tính theo công thức Laspeyres chuyển đổi – hay phương pháp so sánh với kỳ gốc ngắn hạn. Công thức này hoàn toàn tương thích với công thức Laspeyres gốc và có dạng tổng quát như sau: t   t 0 n t 1  p i  I = W i   t 1  (2) i 1   p i   Trong đó: t 1   t 1 0  p i  W i = W i   0    p i   Điểm mới trong công thức (2) là thay cho việc tính chỉ số cá thể mặt hàng kỳ báo cáo so trực tiếp với kỳ gốc bằng việc tính chỉ số cá thể mặt hàng kỳ báo cáo so với kỳ trước sau đó nhân với chỉ số cá thể mặt hàng đó kỳ trước so với năm gốc. t 1 2 t 1 t p i p i p i p i p i 0 = 0  1 … t2  t 1 p i p 1 p i p i p i Đẳng thức trên có thể viết như sau: t0 t 1 0 t  t 1 i pi = i pi  i pi (3) 13
  14. Trong đó: t0 i pi : chỉ số cá thể mặt hàng i tháng báo cáo so với kỳ gốc 0; t 1 0 i pi : chỉ số cá thể mặt hàng i tháng trước tháng báo cáo so với kỳ gốc 0; t  t 1 i pi : chỉ số cá thể mặt hàng i tháng báo cáo so với tháng trước; Công thức (2) có thể viết như sau: n t 0 0 t 1 0 t  t 1 I = W i 1 i  i pi  i pi (4) Trong đó: t 0 I : chỉ số giá tiêu dùng tháng báo cáo t so với kỳ gốc 0; t t 1 i pi : chỉ số cá thể mặt hàng i tháng báo cáo so với tháng trước; t 1 0 i pi : chỉ số cá thể mặt hàng i tháng trước tháng báo cáo so với kỳ gốc 0; 0 W i : quyền số cố định năm 2005.  Tính chỉ số giá tiêu dùng cho các vùng và cả nước: Tính chỉ số giá các vùng kinh tế: - Tính chỉ số giá khu vực nông thôn của cá vùng (8 vùng) từ báo cáo chỉ số giá khu vực nông thôn của các tình trong vùng. - Tính chỉ số giá khu vực thành thị của các vùng (8 vùng) từ báo cáo chỉ số giá khu vực thành thị của các tình trong vùng. - Tính chỉ số giá vùng chung cho cả hai khu vực (8 vùng). Tính chỉ số giá cả nước: - Tính chỉ số giá khu vực nông thôn cả nước, từ chỉ số giá khu vực nông thôn của 8 vùng. 14
  15. - Tính chỉ số giá khu vực thành thị cả nước, từ chỉ số giá khu vực thành thị của 8 vùng. - Tính chỉ số giá chung cả nước. Công thức tổng quát như sau: m t 0 k t 0 I k 1 k W 0 I V = m (5) 0 W k 1 k Trong đó: t 0 I V0 : chỉ số giá cả nước kỳ báo cáo của tỉnh k so với kỳ gốc; t 0 I V1 : chỉ số giá vùng 1 kỳ báo cáo của tỉnh k so với kỳ gốc; t 0 I V2 : chỉ số giá vùng 2 kỳ báo cáo của tỉnh k so với kỳ gốc; k : tỉnh tham gia tính chỉ số, m: số tỉnh tham gia tính chỉ số giá; k W 0 : quyền số cố định của tỉnh k; t 0 I k : chỉ số kỳ báo cáo của tỉnh k so với kỳ gốc; - Cấp tỉnh, thành phố tính chỉ số giá tiêu dùng từ giá bình quân hàng tháng - Cấp vùng và trung ương tính chỉ số giá tiêu dùng từ chỉ số giá của các địa phương, không tính trực tiếp từ giá bình quân vùng hoặc trung ương. 15
  16. CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 - 2008 1. Tình hình biến động giá cả giai đoạn 1995 – 2005 16
  17. Số liệu của Tổng cục Thống kê về chỉ số giá tiêu dùng các năm từ 1996 đến năm 2005, nhìn trên đồ thị giống như như đường cong có đáy là năm 2000 và 2 đỉnh lần lượt là 1996 và 2005. Hình 1: Lạm phát giai đoạn 1995-2007, tính theo chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 mỗi năm so với tháng 12 năm trước. (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Hình 2: Biểu đồ so sánh lạm phát 1995-2005 Chỉ số giá tiêu dùng 1,15 1,1 1,05 1 0,95 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Trong giai đọan 1996 đến 2005, giá tiêu dùng chung đã tăng 51%. Như vậy, sau 10 năm giá tiêu dùng tăng 51% thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình; theo số liệu Tổng cục Thống kê thu nhập bình 17
  18. quân đầu người năm 2004 (484,4 nghìn đồng) tăng 64,2% so với năm 1999 (295,0 nghìn đồng). Điều đó chứng tỏ đời sống của người dân được cải thiện. Bảng 1: Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam từ 1995 đến 2005 ( nguồn: Tổng cục Thống kê) 96- 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 05 Chỉ số giá tiêu dùng 1,127 1,045 1,036 1,092 1,001 0,994 1,008 1,04 1,03 1,095 1,084 1,51 Lương thực 1,206 1,002 1,004 1,231 0,921 0,921 1,060 1,026 1,029 1,143 1,078 1,45 Thực phẩm 1,193 1,163 1,021 1,086 1,005 0,993 1,002 1,079 1,029 1,171 1,12 1,88 Đồ uống và thuốc lá 1,193 1,160 1,021 1,053 1,026 1,003 1,011 1,036 1,035 1,036 1,049 1,51 May mặc, giày dép, mũ nón 1,078 1,032 1,032 1,023 1,019 1,004 1,008 1,011 1,034 1,041 1,05 1,28 Nhà ở và Vật liệu xây dựng 1,167 0,963 1,028 1,017 1,025 1,047 1,008 1,071 1,041 1,074 1,098 1,43 Thiết bị và đồ dùng gia đình 1,053 1,012 1,042 1,025 1,035 1,023 1,009 1,008 1,019 1,036 1,048 1,29 Dược phẩm, y tế 1,011 0,998 1,016 1,087 1,041 1,036 0,998 1,005 1,209 1,091 1,049 1,65 Phương tiện đi lại, bưu điện 1,05 1,032 1,08 1,03 1,016 1,019 0,953 1,017 0,98 1,059 1,091 1,30 Giáo dục 1,117 0,993 1,027 1,096 1,038 1,041 1,036 1,012 1,049 0,982 1,05 1,37 Văn hóa, thể, giải trí 1,117 0,993 1,027 1,013 1,019 1,009 1,002 0,99 0,987 1,022 1,027 1,09 Hàng hóa và dịch vụ khác 1,098 1,085 1,087 1,04 1,031 1,041 1,014 1,02 1,043 1,052 1,06 1,58 Chỉ số giá vàng 0,976 1,025 0,934 1,007 0,998 0,983 1,050 1,194 1,266 1,117 1,113 1,87 Chỉ số giá đô la Mỹ 0,994 1,012 1,142 1,096 1,011 1,034 1,038 1,021 1,202 1,004 1,009 1,71 Phân tích biến động giá cả theo 10 nhóm hàng xếp theo thứ tự nhóm có tốc độ tăng giá cao nhất đến thấp nhất như sau: - Nhóm thực phẩm tăng 88%, - Nhóm dược phẩm và dịch vụ y tế tăng 65%, - Đồ ướng và thuốc lá tăng 51%, - Lương thực tăng 45%, - Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 43%, - Giáo dục tăng 37%, - Phương tiện đi lại, bưu điện tăng 30%, - Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 29%, - May mặc, giày dép, mũ nón tăng 28%, - Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 58% Ta nhận thấy trong 10 nhóm hàng trên, nhóm hàng thực phẩm và nhóm hàng dược phẩm và dịch vụ y tế có tốc độ tăng cao nhất; điều này có 18
  19. nghĩa là đời sống của nhóm người nghèo mà thu nhập của họ chủ yếu dùng mua thực phẩm không được cải thiện bao nhiêu. Về mối quan hệ giữa ngọai thương và lạm phát: qua kinh nghiệm các nước và khu vực lãnh thổ NIC (Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore) cho thấy rằng các nước xây dựng chiến lược tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu thường trải qua các giai đọan lạm phát theo chu kỳ với các giai đọan sau: - Giai đọan 1 xuất khẩu dựa chủ yếu vào tài nguyên khóang sản, khi tích lũy một lượng lớn ngọai tệ (đất nước bớt đi một lượng hàng hóa, thêm một lượng tiền) thì chuyển qua lạm phát cùng với nhập siêu (bớt đi một lương tiền, thêm lượng hàng hóa chủ yếu là máy móc, nguyên liệu để chuyển sang giai đọan 2 xuất khẩu dựa vào thâm dụng lao động. Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa 1995-2005 % tăng BQ 1 năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 (96-05) Kim ngạch xuất khẩu HH (tỷ USD) 5,45 7,25 9,19 9,36 11,54 14,48 15,03 16,71 20,15 26,49 32,45 20,1 % tăng so với năm trước 133,0 126,8 101,8 123,3 125,5 103,8 111,2 120,6 131,5 122,5 Kim ngạch nhập khẩu HH(tỷ USD) 8,16 11,14 11,60 11,52 11,62 15,64 16,22 19,75 25,26 31,97 36,76 19,9 Qua biểu số liệu kim ngạch xuất, nhập khẩu, người viết cho rằng nhập siêu giai đọan 1995 đến 1998 kèm với nó là chỉ số giá tiêu dùng hơi cao, chủ yếu là nhập tư liệu sản xuất, giúp cho những năm sau tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu: 1999 (23%), 2000 (25,4%); cùng với đó là tỷ lệ nhập siêu rất thấp; đây chính lúc kết thúc giai đọan xuất khẩu dựa chủ yếu vào tài nguyên và khóang sản. Và bắt đầu từ năm 2001, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu dựa vào các ngành thâm dụng lao động đó là công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp với kim ngạch xuất khẩu tăng với tỷ lệ cao, cùng với nó là chỉ số gía tiêu dùng cũng có tăng cao. 19
  20. Bảng 3: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 1995-2005 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Hàng công nghiệp nặng và khóang sản (%) 25,3 28,7 28,0 27,9 31,0 37,2 34,9 31,8 32,2 36,4 33,8 Hàng công nghiệp nhẹ và TTCN (%) 28,5 28,9 36,7 36,6 36,3 33.8 35,7 40,6 42,7 41,0 40,3 Bảng 4: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 1995-2005 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tư liệu sản xuất chiếm (%) 84,8 89,9 91,5 93,6 94,7 93,8 92,1 92,1 92,2 93,3 94,3 Xét yếu tố giá hàng nhập khẩu ảnh hưởng đến tình hình lạm phát, ta thấy các năm 1998, 1999, 2001, 2002 giá hàng nhập khẩu giảm trùng với tình hình thiểu phát các năm 1999, 2000. Các năm sau giá nhập khẩu tăng lên thì chỉ số giá tiêu dùng cũng tăng tương ứng. Như vậy, mối tương quan giữa chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng là khá chắc chắn. Trong giai đọan 1996 đến 2005, chỉ số giá nhập khẩu tăng 18,8%; trong khi đó chỉ số giá tiêu dùng tăng 51%. Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng tăng, ngòai yếu tố do giá hàng nhập khẩu, còn do xuất khẩu, do cung tiền và các yếu tố khác… Bảng 5: Chỉ số giá hàng nhập khẩu từ 1995 đến 2005 ( nguồn: Tổng cục Thống kê) 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 96-05 Chỉ số chung 1,073 1,048 1,035 0,98 0,901 1,034 0,983 0,999 1,034 1,096 1,078 1,188 Hàng tiêu dùng nhập khẩu 1,065 1,025 1,031 0,973 0,953 0,965 0,976 0,978 1,011 1,008 1,022 0,94 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1