Tiểu luận môn Kinh tế vi mô "Độc quyền nhóm lĩnh vực viễn thông "
lượt xem 137
download
Nhóm sinh viên thực hiện:Nhóm OMACHI Tên thành viên: 1.Võ Bá Toại 2.Lê Trọng Nhân 3.Nguyễn Chí Dương 4.Nguyễn Thị Minh Phúc 5.Trịnh Thị Nga Giáo viên hướng dẫn:Nguyễn Thanh Triều Tiểu luận môn Kinh
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận môn Kinh tế vi mô "Độc quyền nhóm lĩnh vực viễn thông "
- Tiểu luận môn Kinh tế vi mô. Giáo viên hướng dẫn:Nguyễn Thanh Triều Nhóm sinh viên thực hiện:Nhóm OMACHI Tên thành viên: 1.Võ Bá Toại 2.Lê Trọng Nhân 3.Nguyễn Chí Dương 4.Nguyễn Thị Minh Phúc 5.Trịnh Thị Nga Đề tài tiểu luận: Độc quyền nhóm-lĩnh vực viễn thông Thị trường là chiếc pizza béo bở và số lượng người muốn ăn là rất lớn.Trong đó có một số ít người to béo và nhiều những người già yếu.Những người to béo muốn được hưởng lợi nhiều hơn từ chiếc bánh nên cách tốt nhất là họ sẽ liên kết sức mạnh để tiêu diệt những người yếu đuối và cùng nhau chia lại chiếc bánh. Đó là độc quyền nhóm! Xét về phía người bán,thị trường độc quyền nhóm là dạng thị trường mà trên đó chỉ có một nhóm nhỏ doanh nghiệp duy nhất độc chiếm thị trường,doanh nghiệp độc quyền nhóm thường có quy mô tương đối so với qui mô chung của thị trường. Điều này cho phép nó có một quyền lực thị trường hay khả năng chi phối giá đáng kể. Đặc trưng cơ bản là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp như là sự cạnh tranh và hợp tác trên thị trường độc quyền nhóm. Mô hình độc quyền tập đoàn khá phổ biến trên thế giới, nhất là ở lĩnh vục cung cấp dịch vụ viễn thông. Trong mô hình này, có một vài nhà cung cấp chủ yếu trên thị trường và cùng nhau phân chia thị trường. Sản phẩm và giá cả của các hãng độc quyền tập đoàn tương đối đồng đều và có đường cầu khá dốc vì họ có quyền đặt giá chứ không phải người chấp nhận giá. Tuy ở Việt Nam, các mạng di động lớn không hẳn đã có vai trò như những nhà độc quyền tập đoàn vì trên họ còn có Bộ Thông tin và truyền thông quản lý và điều chỉnh. Song, với cơ chế trao quyền tự chủ ngày càng cao cho các doanh nghiệp như hiện nay, hầu như trên thị trường mạng di động các mạng này được tự do kinh doanh mà không gặp sự can thiệp hay thiên vị nào. Bộ Thông tin và truyền thông cũng cho phép các mạng lớn chủ động giảm mức cước đến 30%. Cho nên xét về thực chất, các mạng di động lớn hiện nay đang hình thành mô hình độc quyền tập đoàn. Khi nhìn nhận như vậy, chúng ta có thể hiểu sâu sắc nguyên nhân bên trong của những đợt giảm cước, khuyến mại liên tiếp như hiện nay. Các hãng độc quyền tập đoàn đối diện với một đường cầu gãy khúc. Vì khi một hãng, chẳng hạn như Viettel giảm giá xuống, lập tức các mạng khác sẽ giảm cước theo để "trả đũa". Tuy nhiên khi Viettel tăng giá cước lên thì không có mạng nào hưởng ứng. Theo Kinh tế học Vi mô, điều này làm cho đường doanh thu biên của hãng độc quyền tập đoàn có một khoảng gián đoạn, trong khoảng trống gián đoạn đó, hãng không thể
- tăng hay giảm giá một cách đáng kể. Để cạnh tranh với các hãng khác trong trường hợp này, các hãng không cạnh tranh bằng giá nữa mà bằng khấc biệt hoá sản phẩm. Viettel đã chọn cách làm cho sản phẩm của mình hấp dẫn hơn bằng cách tung ra các chương trình khuyến mại. Nó kéo theo hàng loạt chương trình khuyến mại của các hãng khác. Riêng MobiFone, trong nhiều trường hợp cách mạng này khác biệt hoá sản phẩm chính là nhờ vào chất lượng dịch vụ ưu việt hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh. Thực chất, chính nhờ mô hình độc quyền mà khách hàng đang nhận được sự chăm sóc ngày càng tốt hơn vì các mạng di động phải cố sức để giữ và tạo nguồn khách hàng mới. Các chương trình khuyến mại vì thế cứ nối tiếp nhau để khách hàng không có lí do gì không đến với mạng di động mà họ cho là tốt nhất. Tuy nhiên nếu như xảy ra trường hợp các mạng lớn của Việt Nam liên kết lại với nhau thành một khối như cartel thì tình hình có lẽ sẽ không còn tốt đẹp như vậy. Giá cả sẽ được các mạng thống nhất và đẩy lên cao, người sử dụng không có lựa chọn nào khác vì mạng di động lúc đó sẽ gần như độc quyền. Tất nhiên điều đó khó lòng xảy ra vì nhiều lí do, nhất là do sự điều tiết của Nhà nước. Và chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm rằng, một khi mô hình độc quyền tập đoàn lành mạnh còn được duy trì giữa các công ty viễn thông lớn của Việt Nam thì chúng ta còn được sử dụng dịch vụ di động chất lượng tốt nhất và giá cả phải chăng nhất. Chỉ có điều, không nên quên rằng sau mỗi chương trình khuyến mại của các mạng di động là cả một chiến lược kinh doanh đầy tính cạnh tranh và không ít chông gai. Thị phần di động vẫn chủ yếu trong tay 3 nhà mạng lớn!!! Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay, Sách trắng là bức tranh toàn cảnh và sát thực nhất về hiện trạng phát triển của ngành công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam. Đây là năm thứ ba liên tiếp, Bộ tiến hành thu thập số liệu và tổng hợp thông tin để xây dựng Sách trắng trong lĩnh vực này. Theo số liệu công bố trong Sách trắng, tính đến cuối tháng 12/2010, cả nước đã có hơn 14,37 triệu số thuê bao điện thoại cố định; 111,5 triệu thuê bao điện thoại di động; gần 27 triệu lượt người sử dụng Internet. Ngoài ra, hiện có trên 500 doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam, điển hình như VTC, VNG, FPT, VASC, VDC… Ngành công nghiệp này thu hút khoảng 50.900 lao động, trong đó có khoảng 70% lao động trực tiếp sản xuất. Từ số liệu và biểu đồ thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong tổng số 7 doanh nghiệp viễn thông di động đang hoạt động hiện nay, 3 nhà mạng là Viettel, VinaPhone và MobiFone đã chiếm tới 94,53% thị phần di động, còn lại 5,47% thuộc về 4 đơn vị Vietnamobile, S-Fone, EVN Telecom và Beeline.
- Như vậy, ba “đại gia di động” là Viettel, VinaPhone và MobiFone vẫn chiếm thị phần áp đảo tuyệt đối, bất kể thời gian qua, một số mạng nhỏ có số lượng thuê bao tăng trưởng khá nhanh. Cũng theo Sách trắng, năm 2010, tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin đạt 7,629 tỷ USD (tăng trưởng 23,71%), trong đó doanh thu từ công nghiệp phần cứng đạt 5,6 tỷ USD; tổng doanh thu viễn thông đạt 9,41 tỷ USD, trong đó doanh thu từ các dịch vụ di động lên tới xấp xỉ 5,742 tỷ USD. Khác với những năm trước, Sách trắng năm nay là bổ sung thêm đánh giá tổng kết sự phát triển của công nghệ thông tin – truyền thông trong 10 năm thực hiện Chỉ thị 58- CT/TW; giới thiệu về “Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin – truyền thông” của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010. Ngoài ra, còn có các báo cáo phân tích, đánh giá tình hình phát triển của từng lĩnh vực cụ thể như cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông, công nghiệp công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông, ứng dụng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực, an toàn thông tin, và các văn bản pháp luật liên quan. Cạnh tranh gay gắt trên thị trường di động!!!Cuộc cạnh tranh trên thị trường mạng điện thoại di động đang hứa hẹn nhiều gay cấn, khi một số mạng tuyên bố tăng đầu tư. Liên doanh GTel Mobile (mạng điện thoại di động Beeline) vừa chính thức công bố có tổng giám đốc mới điều hành khu vực Đông Dương đồng thời công bố việc tăng vốn đầu tư thêm 500 triệu USD. Mạng di động Beeline chính thức ra mắt vào giữa năm 2009 nhưng kết quả đạt được sau đó không như mong muốn. Trong một năm qua, nhà mạng này đã dừng mọi hoạt động kinh doanh để dành sức cho việc đàm phán với đối tác về nguồn vốn. Tổng giám đốc mới Michael Sasha Cluzel khẳng định đang đẩy mạnh hình ảnh của mình tại Việt Nam. Sau một thời gian dài vắng mặt, Beeline giờ đặt ra mục tiêu rõ ràng trở thành nhà mạng lớn thứ 4 trên thị trường, tăng thị phần bằng các hoạt động phục vụ khách hàng, và quan trọng hơn cả là tập trung cải thiện mạng lưới phủ sóng, chất lượng và giá trị sản phẩm. Trong tương lai gần, Beeline quyết tâm tăng số trạm BTS (phát sóng) lên 5.000 vào năm tới. Mạng di động S-Fone cũng chính thức tung ra gói cước gọi nội mạng 0 đồng kể từ ngày 1.7 cho khách hàng mua bộ sản phẩm Eco trị giá từ 190.000 đồng được miễn phí cuộc gọi thứ 2 trở đi trong vòng 6 tháng. Ông Phạm Tiến Thịnh - Giám đốc điều hành S-Fone - cho biết tháng 7 là sinh nhật của S-Fone nên gói cước đó xem như một lời tri ân và chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên bên cạnh đó, ông Thịnh thừa nhận đây cũng là một hành động bước đầu trong kế hoạch để S-Fone trở lại thị trường với những chiến lược cạnh tranh mới. Ông Thịnh giải thích: Vì việc thay đổi mô hình từ hợp tác kinh doanh (BCC) sang mô hình cổ phần đến nay vẫn chưa hoàn tất nên thời gian qua S-Fone thiếu hành
- lang pháp lý để có thể công bố những dự án đầu tư mới. Do đó với số vốn ban đầu 260 triệu USD đã được giải ngân hết từ năm 2006 thì thời gian qua xem như S-Fone khó phát triển hơn, nhất là xây dựng mạng lưới phủ sóng. “Tôi hy vọng trong tháng này S- Fone sẽ hoàn thành thủ tục chuyển sang công ty cổ phần và sẽ triển khai được các dự án đầu tư mới. Số tiền đầu tư mới dự kiến trong thời gian tới để chúng tôi triển khai việc phủ sóng trên toàn quốc, đảm bảo chất lượng dịch vụ với giá cước hợp lý cũng sẽ không thấp hơn khoản đầu tư mới của Beeline”, ông Phạm Tiến Thịnh nhấn mạnh. Trong khi đó, EVN Telecom vẫn chỉ tập trung vào việc phát triển dịch vụ điện thoại cố định và di động nội vùng. Riêng mạng Vietnamobile cũng trung thành với chính sách khuyến mãi giá sốc khi liên tục tung ra thị trường các gói cước siêu rẻ như gọi 1 phút tặng phút tiếp theo. Nhìn chung, thách thức lớn nhất của các nhà mạng mới hiện nay là làm thế nào để có được một lượng khách hàng cố định và trung thành khi 3 nhà mạng dẫn đầu gồm Vinaphone, MobiFone và Viettel đã “thâu tóm” gần hết thị phần này. Bà Nguyễn Thu Hồng - phụ trách truyền thông của Vinaphone - cho rằng hiện giá cước của các mạng di động đã tương đương nhau và cũng cận với mức giá sàn. Vì vậy, chủ yếu các nhà mạng sẽ tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ như đưa ra nhiều gói cước khuyến mãi tập trung cho từng đối tượng khách hàng cụ thể; đa dạng hóa dịch vụ nội dung gia tăng tiện ích cho người dùng. Có một thực tế là những mạng đến sau như Beeline, S-Fone, Vietnamobile... sẽ rất khó khăn nếu muốn có thêm khách hàng. Bởi đặc điểm Việt Nam chưa có quy định cho phép người dùng khi thay đổi mạng di động vẫn được giữ nguyên số di động của mình nên khó để khách hàng chọn lựa các nhà mạng đến sau. Thị trường điện thoại di động Việt Nam: Thời của nghịch lý? Bắt đầu năm 2010, thị trường điệ thoại di động Việt Nam chưa kịp sôi động vì sự xuất hiện của 3G thì đã bắt đầu dấy lên những nguy cơ mới mà được cảnh báo là sẽ gây những xáo trộn nguy hiểm cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dung. Những chính sách của các nhà mạng: 1. Cuộc đua 100.000 tỷ đồng Thị trường viễn thông đang chứng kiến cuộc đua mới giữa VNPT và Viettel, cuộc đua về mốc doanh thu 100.000 tỷ đồng năm nay. Theo kế hoạch ban đầu, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) đặt mục tiêu doanh thu cho 2010 là 94.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm ngoái. Lãnh đạo tập đoàn cho biết, năm 2009 hãng đạt doanh thu 78.600 tỷ đồng, tăng 30% và lợi nhuận đạt khoảng 13.500 tỷ đồng. Bước sang năm 2010, thị trường sẽ cạnh tranh gay gắt hơn, do vậy, VNPT chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 20% và lợi nhuận trên 10%. Còn Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel trong kế hoạch ban đầu chỉ đặt ra mốc 96.000 tỷ đồng, tăng trưởng 60% so với năm trước. Năm 2009 Viettel đạt được doanh thu 60.000 tỷ đồng, thấp hơn VNPT 18.600 tỷ đồng và đạt lợi nhuận 10.000 tỷ đồng. Nếu Viettel đạt được mục tiêu 96.000 tỷ đồng cũng đồng nghĩa vị trí số một trong làng viễn thông mà VNPT giữ suốt nhiều năm qua sẽ bị "lật đổ".
- Ngay sau khi Viettel công bố chỉ tiêu về doanh thu, VNPT cho biết hãng quyết định điều chỉnh mục tiêu tăng thêm 6.000 tỷ đồng. Hãng đang quyết tâm giữ vững vị trí số một với mục tiêu lần đầu tiên có được doanh thu 100.000 tỷ đồng và đồng thời phấn đấu tối thiểu đạt lợi nhuận 15.000 - 16.000 tỷ đồng, nộp ngân sách 8.500-8.700 tỷ đồng. Thế nhưng, với tham vọng "tước ngôi vương" của đế chế VNPT, Viettel cũng không chịu khoanh tay đứng nhìn. Phó tổng giám đốc Viettel - Nguyễn Mạnh Hùng cho VnExpress.net biết, tập đoàn này đã điều chỉnh mục tiêu doanh thu lên mức cao hơn VNPT với trên 100.000 tỷ đồng. Một chuyên gia của Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương phân tích, hai đại gia VNPT và Viettel đều lấy nguồn thu chủ yếu từ dịch vụ thông tin di động. VNPT có 2 mạng VinaPhone và MobiFone. Thế nhưng, trong năm 2010, mục tiêu doanh thu của cả VinaPhone và MobiFone gộp lại chỉ là 61.000 tỷ đồng. Nếu hai "con" chỉ dừng lại ở mục tiêu này thì con đường mà VNPT tiến đến 100.000 tỷ đồng sẽ vô cùng khó khăn. VNPT có nguồn doanh thu từ bưu chính, Internet băng rộng, điện thoại cố định lớn hơn Viettel rất nhiều, nhưng nguồn thu này lại không thấm tháp vào đâu so với doanh thu từ dịch vụ di động. Còn Viettel, 60% doanh thu của tập đoàn này cũng nhìn vào dịch vụ thông tin di động. Còn lại là từ các nguồn thu khác như bất động sản, phân phối điện thoại, bưu chính và Internet... Hiện nay, Viettel tiên phong trong việc "đem chuông đi đánh xứ người" khi đầu tư khai thác dịch vụ điện thoại, di động và Internet tại Lào, Campuchia và tới đây là Bangladesh... Tuy nhiên, do mới là giai đoạn đầu nên quá trình đầu tư này mới dừng ở cấp mang đi chứ chưa thể thu về. 2. Các hãng viễn thông tự phong vị trí số một Không còn là những lời tuyên bố suông, các đại gia di động còn lập bảng chi tiết đánh giá và phân chia thị phần cho mình. Trong bản báo cáo gửi Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), VinaPhone công khai thị phần di động của mình vào tháng 12/2009 là 30,3% và đứng thứ 2 tại Việt Nam, sau Viettel. Nhà mạng này cũng khẳng định 2009 là một năm phát triển vượt bậc của VinaPhone trong việc phát triển thuê bao, tăng thị phần và chiếm được cảm tình của khách hàng. Báo cáo của VinaPhone khiến rất nhiều người đặt câu hỏi không hiểu mạng di động này lấy số liệu từ đâu để phân chia thị phần cho mình. Bởi theo số liệu của chính "ông bố" VNPT, thị phần của VinaPhone đến cuối năm 2009 chỉ đạt 23,88%. Với thị phần này, VinaPhone chỉ đứng thứ 3, sau Viettel và người anh em MobiFone. Năm 2009, doanh thu tính theo lưu lượng của VinaPhone là 20.519 tỷ đồng. Còn MobiFone đạt khoảng 33.000 tỷ đồng. MobiFone không bình luận về số liệu mà VinaPhone công bố. Song nhà mạng này cho rằng nếu căn cứ vào số liệu của VNPT thì doanh thu tính theo lưu lượng của MobiFone cao hơn so với VinaPhone. Thế nhưng, Viettel khẳng định chắc chắn rằng nhìn vào số lượng thuê bao, doanh thu và kế hoạch chinh phục đích 100.000 tỷ đồng, vị trí số một hiển nhiên thuộc về mạng di động quân đội. Viettel dẫn chứng, doanh thu năm 2009 của hãng đạt tới gần 70.000 tỷ đồng. Số lượng thuê bao mà hãng di động này đang có đã ở ngưỡng xấp xỉ 50 triệu. Còn mạng 3G với chiến lược tiến chậm mà chắc, ra sau nhưng ổn định, hãng cũng có hơn một triệu thuê bao. Con số này là thực, phát sinh cước chứ không phải là ảo và tự phong.
- Không còn là lời nói suông, trong các báo cáo của mình, Viettel cũng khẳng định vị trí số một trên thị trường di động của mình, có thời điểm trên 36% thị phần, thậm chí có lúc lên tới 41%. Còn VNPT, cha đẻ của hai mạng di động lớn là VinaPhone và MobiFone lại có lập luận khác. Hãng viễn thông này khẳng định nếu nói về thị phần lớn, VNPT mới giữ vị trí số một. Bởi lẽ, VinaPhone và MobiFone dù hoạt động độc lập nhưng vẫn chịu sự quản lý của VNPT. Do đó, khi tính doanh thu, thị phần của VNPT là bao gồm cả VinaPhone và MobiFone. Do đó, với trên 55% thị phần (gồm cả VinaPhone và MobiFone), VNPT luôn là hãng di động số một ở VN. Năm 2009, doanh thu của VNPT đạt 78.600 tỷ đồng, cao hơn Viettel 18.600 tỷ đồng. Năm 2010, cả VNPT và Viettel đều đặt kế hoạch chinh phục đích 100.000 tỷ. Giới chuyên gia dự báo, cuộc đua vị trí số một sẽ quyết liệt hơn trong năm 2010.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Bài tập lớn Kinh tế vi mô
21 p | 5697 | 2693
-
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ "LẠM PHÁT- TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM (CUỐI 2007-2008)"
19 p | 1830 | 805
-
Tiểu luận môn kinh tế vi mô đề tài "Lạm phát"
33 p | 1688 | 789
-
Tiểu luận Kinh tế vĩ mô: Kích cầu
9 p | 1907 | 411
-
Tiểu luận môn Kinh tế vĩ mô: Tình hình nhập siêu ở Việt Nam những tháng đầu năm 2008
12 p | 892 | 410
-
Tiểu luận môn kinh tế lượng chủ đề "sự ảnh hưởng của các yếu tố đến điểm trung bình"
19 p | 1812 | 352
-
Bài tiểu luận môn kinh tế vĩ mô
15 p | 1838 | 305
-
Bài thảo luận học môn Kinh tế vĩ mô
27 p | 540 | 257
-
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ "TÁC ĐỘNG NGHỊ QUYẾT 11 ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ"
10 p | 571 | 237
-
Tiểu luận môn Kinh tế vĩ mô: Toàn cầu hóa và những mặt trái
33 p | 592 | 207
-
Tiểu luận môn Kinh tế vi mô " mô hình độc quyền nhóm ngành viễn thông "
10 p | 644 | 106
-
Đề án môn Kinh tế vi mô: Handmade - The way you are
29 p | 542 | 71
-
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ - ĐỀ TÀI: " THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN KINH TẾ"
14 p | 381 | 65
-
Đề tài " Nguồn tài chính "
50 p | 181 | 38
-
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ VIỆC SỬ DỤNG VỐN FDI TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP – XÂY DỰNG Ở NƯỚC TA
15 p | 119 | 20
-
Tiểu luận môn Kinh tế vận tải và du lịch: Tìm hiểu các nghiệp vụ của đơn vị Tổng công ty Vận tải thuỷ - CTCP (Vinasco)
72 p | 106 | 16
-
Tiểu luận môn Kinh tế vĩ quốc tế 2: Vận dụng mô hình trọng lực phân tích hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam giai đoạn 2000-2020
14 p | 17 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn