intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận giữa kì môn Kinh tế học quốc tế 2: Thuế quan tối ưu: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:24

20
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Thuế quan tối ưu: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung" là nhằm đưa ra đề xuất về chính sách giúp cải thiện nền kinh tế trong nước dựa trên bối cảnh thế giới hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận giữa kì môn Kinh tế học quốc tế 2: Thuế quan tối ưu: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ ----o0o---- WORKING PAPER KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ THUẾ QUAN TỐI ƯU: CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG Nhóm: 06 Lớp tín chỉ: KTE316(2324-2)1.1 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Từ Thuý Anh TS. Chu Thị Mai Phương STT MSV Họ và tên 14 2114410038 Nguyễn Thị Duyên 29 2114410060 Nguyễn Thu Hiền 32 2114410069 Nguyễn Thu Hoài 63 2114410124 Tạ Quỳnh Nga 78 2114410159 Lê Thị Phan Ren
  2. Hà Nội, tháng 3 năm 2024 2|Trang
  3. THUẾ QUAN TỐI ƯU: CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG Tạ Quỳnh Nga1, Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Thu Hiền, Nguyễn Thu Hoài, Lê Thị Phan Ren Sinh viên K60 – Khoa Kinh tế quốc tế Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam Từ Thuý Anh Chu Thị Mai Phương Giảng viên Khoa Kinh tế Quốc tế Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam TÓM TẮT Thuế quan được coi là một công cụ tài chính quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia, được sử dụng như một tấm chắn bảo hộ nền sản xuất, điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, thuế quan tối ưu khi được áp dụng được đánh giá là vô cùng phức tạp, bởi sự rủi ro cũng như những tác động không mong muốn đối với không chỉ nước nội địa mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính: tổng hợp thông tin, phân tích dữ liệu đựa trên mô hình lý thuyết. Đặt trên bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc vẫn đang trên đà căng thẳng, thuế quan leo thang có tác động tiêu cực đến nền kinh tế của hai nước nói riêng và toàn thế giới nói chung. Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (2023), dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại từ 3,5% năm 2022 xuống còn 3,0% vào năm 2023. Bên cạnh đó, cuộc thương chiến cũng mang đến ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây. Cuối cùng, chúng tôi đưa ra đề xuất về chính sách giúp cải thiện nền kinh tế trong nước dựa trên bối cảnh thế giới hiện nay. Từ khoá: Thuế, thuế quan, thuế quan tối ưu, Mỹ, Trung Quốc. Abstract Tariffs are considered an important financial tool for a country's development, used as a shield to protect production, and regulate import and export activities. However, the optimal tariff when applied is considered extremely complicated, because there can be risks as well as unwanted impacts on not only the domestic economy but also on the global economy. The research uses a deterministic method: synthesizing information 1 Tác giả liên hệ, Email: K60.2114410124@ftu.edu.vn 3|Trang
  4. and analyzing data based on a theoretical model. In the context of the still-tense US- China trade war, escalating tariffs have a negative impact on the economies of the two countries and the world. According to forecasts of the International Monetary Fund (IMF) (2023), global growth is forecast to slow down from 3.5% in 2022 to 3.0% in 2023. Besides, the war also brings has had a significant impact on Vietnam's economy in recent times. Finally, we make policy recommendations to help improve the domestic economy in the current context. Keywords: tax, import tax, optimal tariff, US, China. 1 Giới thiệu chung Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá trở thành một xu hướng quan trọng của nền kinh tế toàn cầu. Đây là một khâu trong quá trình phát triển và tiền đề của sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, thuế quan được coi như một công cụ bảo hộ mậu dịch, đặt ra để bảo vệ thị trường nội địa. Đây cũng là một trong những vũ khí sắc bén được các nước lớn sử dụng chính trong cuộc chiến thương mại. Tuy nhiên, việc sử dụng thuế quan cũng mang lại nhiều tác động ngược chiều như làm giảm hiệu quả tổng thể của toàn bộ nền kinh tế, tăng lạm phát, . . . cũng như đi ngược với xu hướng hiện nay của toàn cầu. Bài nghiên cứu đưa ra một cái nhìn tổng quan về thuế quan tối ưu và tác động của chính sách thuế đến kinh tế toàn cầu, liên hệ trong bối cảnh chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung vẫn đang trên đà căng thẳng. Từ đó, đi sâu vào phân tích liệu việc đánh thuế này có tác động như thế nào đến Việt Nam và đề xuất những giải pháp khắc phục tác động tiêu cực của cuộc chiến thuế quan. Bài nghiên cứu được chia thành 7 phần. Đầu tiên, chúng tôi đưa ra cơ sở lý thuyết về thuế quan dựa trên bối cảnh các nghiên cứu đi trước, đưa ra tác động cũng như hiệu quả công cụ này mang lại. Tiếp theo, nhóm đưa ra lý thuyết cũng như phương pháp nghiên cứu phù hợp. Từ đó, chúng tôi đi sâu vào phân tích cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, những chính sách thuế quan hai bên đưa ra để đáp trả lẫn nhau, tác động của những chính sách đó đến chính hai nước tham gia và phần còn lại của thế giới. Phần tiếp theo, chúng tôi phân tích những tác động của cuộc thương chiến đến nền kinh tế Việt Nam, đưa ra những cơ hội và thách thức, cũng như bài học về chính sách. Cuối cùng, nhóm đi đến kết luận nhằm tổng quan lại tính hiệu quả, những tác động tích cực cũng như tiêu cực mà công cụ này mang lại. 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu Theo Trần Thái Đình Lâm (2022), khi nghiên cứu trong quá trình diễn ra chiến tranh thương mại, tỷ giá và thuế quan của hai bên Mỹ - Trung Quốc là hai yếu tố quan trọng nhất. Bài viết cũng chỉ ra rằng ảnh hưởng của thuế quan trong thương mại không 4|Trang
  5. chỉ dừng lại ở hai quốc gia mà còn lan rộng ra các nên kinh tế trên toàn cầu. Trong thời gian từ năm 2014 đến quý 2 năm 2022, thuế quan của Mỹ và Trung Quốc áp đặt lên nhau và tăng dần lại tạo ra các tác động cùng chiều với thương mại Việt Nam. Trong bài nghiên cứu “Tác động của hiệp định EVFTA đến nhập khẩu dược phẩm từ thị trường EU vào Việt Nam”, Nguyễn Tiến Hoàng và Trần Thị Vân (2021) đi phân tích tác động của thuế quan của Hiệp định EVFTA đối với dược phẩm của Việt Nam từ thị trường EU. Tác giả kết luận rằng tác động tạo lập thương mại được dự báo lớn hơn tác động chuyển hướng thương mại, doanh thu thuế quan trên tổng thể có sự suy giảm trong khi phúc lợi xã hội có xu hướng tăng lên khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Nguyễn Mạnh Toàn và cộng sự (2020), nghiên cứu về tác động của hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) đến nền kinh tế Việt Nam, cũng cho rằng việc cắt giảm thuế nhập khẩu làm nền kinh tế tăng trưởng dương trong dài hạn, tăng phúc lợi hộ gia đình và giảm khoảng cách giàu nghèo giảm, đặc biệt trong cách ngành da giày, sản xuất máy móc thiết bị phụ tùng. Tuy nhiên, VJEPA cũng là lý do chính khiến ngân sách chính phủ giảm, gây thâm hụt thương mại. Theo Moritz Schularick & Solomos Solomou (2011), khi nghiên cứu mối quan hệ giữa thuế quan và tăng trưởng trong giai đoạn 1870 - 1914, không có bằng chứng nào cho thấy gia tăng thuế làm tăng tốc độ tăng trưởng của họ. Mặc dù tồn tại mối tương quan chéo tích cực giữa thuế quan và tăng trưởng nhưng điều này không đồng nghĩa với việc đây là mối quan hệ nhân quả. Theo nhóm tác giả, chính sách kinh tế quốc tế dường như không có tác động đối với quỹ tăng trưởng của các nước. Dastenov, D. . (2023) cho rằng thuế quan và rào cản thương mại là công cụ cần thiết trong một vài trường hợp, tuy nhiên cũng có thể gây ra nhiều hậu quả không lường trước được. Ví dụ, thuế quan leo thang, chiến tranh thương mại xảy ra, các đối tác sử dụng thuế quan như một vũ khí của cuộc chiến, dẫn đến thương mại toàn cầu giảm, kinh tế bất ổn. Thuế quan gây ra một loạt các tác động không mong muốn: giảm hiệu quả kinh tế, gián đoạn chuỗi cung ứng, giảm xuất nhập khẩu, tăng lạm phát, . . . Vì vậy, cần có chính sách sử dụng công cụ này một cách khôn ngoan để cân bằng giữa bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước và thúc đẩy thương mại quốc tế. Năm 2017, Loren Brandt và Peter M. Morrow đưa ra nghiên cứu về tác động của việc giảm thuế nhập khẩu của Trung Quốc đối với việc tổ chức xuất khẩu giữa thương mại thông thường và thương mại gia công. Nhóm tác giả nhận thấy thuế đầu vào giảm khiến tỷ trọng thương mại thông thường trong tổng xuất khẩu tăng lên. Bên cạnh đó, những thay đổi trong tổ chức thương mại liên quan đến việc cắt giảm thuế đầu vào 5|Trang
  6. cũng khiến tỷ trọng hàng nội địa của Trung Quốc trong tổng xuất khẩu tăng lên ở cấp tỉnh. Kenichi Kawasaki (2018) đã ước tính về tác động kinh tế của việc tăng thuế bằng mô hình Cân bằng chung có thể tính toán (CGE) kết hợp với cơ chế hình thành vốn năng động. Tác giả chỉ ra rằng thuế nhập khẩu của Mỹ có thể bảo vệ các lĩnh vực liên quan của Mỹ nhưng có tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung ở cấp vĩ mô. Ước tính việc tăng thuế nhập khẩu 1% trên toàn thế giới, thương mại toàn cầu sẽ giảm khoảng 1,7% và GDP toàn cầu sẽ giảm khoảng 0,2%. Chủ nghĩa bảo hộ nổi lên như một điều đáng lo ngại, làm giảm sự tăng tưởng của cả thương mại toàn cầu và nền kinh tế toàn cầu. Như vậy, thuế quan là một công cụ chính sách không thể thiếu khi các nước muốn bảo hộ nền sản xuất trong nước. Tuy nghiên, các nghiên cứu hầu hết chỉ ra việc tăng thuế quan không chỉ có những tác động tích cực đến nền kinh tế trong nước mà còn để lại một số hậu quả không mong muốn đối với nền kinh tế toàn cầu. Việc tăng thuế quan khiến thương mại toàn cầu giảm đáng kể, gián đoạn chuỗi cung ứng, lạm phát tăng, . . . Có thể thấy trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, chủ nghĩa bảo hộ nổi lên là một điều đáng được quan tâm. Các bài nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu về thuế quan trong bối cảnh thế giới mà chưa quan tâm nhiều đến bối cảnh chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung vẫn đang trên đà leo thang thời gian gần đây. Vì thế, nhóm đưa ra đề tài Thuế quan tối ưu liên hệ trong bối cảnh Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, nhằm phân tích khi thuế quan được coi là một công cụ trong trận thương chiến sẽ có tác động như thế nào đến nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, thuế quan có tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam, từ đó đề xuất bài học giúp cải thiện nền kinh tế trong nước dựa theo bối cảnh này. 3 Cơ sở lý thuyết 3.1 Định nghĩa về thuế và thuế nhập khẩu Để đưa ra khái niệm về thuế, các nhà kinh tế học đã có quá trình nghiên cứu sâu sắc ở nhiều khía cạnh khác nhau nhằm tìm khái niệm thuế theo cách đánh giá của mình. Theo Karl Marx thì "Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay tài sản của người dân để dùng vào việc chi tiêu của nhà nước”. Theo Vladimir Lenin ''Thuế là cái nhà nước thu của nhân dân mà không bù lại”. Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào mỗi đơn vị hàng nhập khẩu, theo đó người mua trong nước phải trả cho những hàng hóa nhập khẩu một khoản lớn hơn mức mà người xuất khẩu ngoại quốc nhận được. 6|Trang
  7. Thuế nhập khẩu được áp dụng khá phổ biến và rộng rãi ở tất cả các quốc gia trên thế giới. (Đỗ Đức Bình, 2008) 3.2 Vai trò của thuế nhập khẩu đối với nền kinh tế Tăng thu ngân sách: Thuế nhập khẩu đóng góp vào việc tăng thu ngân sách của quốc gia thông qua việc thu thuế từ hàng hóa nhập khẩu. Khoản thu này không chỉ giúp cân đối ngân sách mà còn có thể được sử dụng để đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế và các dự án phát triển khác. Việc đầu tư này có thể tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và thúc đẩy sự phát triển tổng thể của đất nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nội địa, tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước: Thuế nhập khẩu làm tăng giá thành của hàng hóa nhập khẩu so với hàng hóa sản xuất trong nước. Điều này khuyến khích doanh nghiệp nội địa phát triển và cạnh tranh hơn trên thị trường. Điều này không chỉ tạo ra các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động trong nước, đóng góp vào sự phát triển và ổn định của nền kinh tế. Bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ, chưa có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới: Các ngành công nghiệp non trẻ thường gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia có năng lực sản xuất và chi phí lao động thấp. Thuế quan nhập khẩu giúp giảm sự cạnh tranh không lành mạnh từ hàng hóa giá rẻ nhập khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển và cung cấp thời gian để cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm. Nguồn thu từ thuế nhập khẩu cũng đóng góp vào quá trình nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quá trình phát triển các ngành công nghiệp non trẻ, đồng thời góp phần vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp. Bảo vệ an ninh quốc gia: Các quốc gia thường muốn bảo vệ và duy trì nguồn cung ứng chiến lược của mình trong các lĩnh vực như năng lượng, thực phẩm và nguyên liệu quan trọng. Bằng cách áp đặt thuế quan nhập khẩu lên hàng hóa từ các nguồn cung ứng khác, quốc gia có thể khuyến khích việc sử dụng nguồn lực trong nước hoặc từ các quốc gia đồng minh, giảm phụ thuộc vào các nguồn cung ứng từ quốc gia có nguy cơ đối với an ninh quốc gia. Ngoài ra thuế quan nhập khẩu cũng có thể được sử dụng để kiểm soát việc nhập khẩu hàng hóa nhạy cảm đến an ninh quốc gia, như vũ khí, chất nổ, hoặc các loại hàng hóa có thể được sử dụng để sản xuất vũ khí hoặc vật liệu nguy hiểm khác. Việc áp đặt thuế cao có thể làm giảm sự thu hút của thị trường đối với các mặt hàng này và giảm nguy cơ từ việc sử dụng chúng trong các hoạt động phi pháp hoặc tội phạm. 7|Trang
  8. Thuế nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế từ nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, thuế nhập khẩu cũng có thể gây căng thẳng trong quan hệ thương mại quốc tế, làm cho giá hàng hóa trong nước tăng và chính người tiêu dùng phải trang trải cho gánh nặng thuế quan này. Do đó cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo rằng các biện pháp thuế nhập khẩu được thực hiện một cách hợp lý để tránh các tác động tiêu cực không mong muốn. 3.3 Thuế quan tối ưu 3.3.1 Thuế tối ưu Lý thuyết tiêu chuẩn về thuế tối ưu (The standard theory of optimal taxation) cho rằng hệ thống thuế tối ưu là hệ thống thuế được lựa chọn để cực đại hoá hàm phúc lợi xã hội của một tập hợp người cụ thể (Mankiw, Weinzierl, Yagan, 2009). 3.3.2 Thuế quan tối ưu Thuế quan tối ưu là mức thuế làm cho lợi ích ròng của quốc gia thu được từ việc đánh thuế là lớn nhất. (Từ Thuý Anh, 2013) Xét trường hợp trong thị trường hàng hoá X chỉ có hai nước tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế trong đó có một nước nhập khẩu và một nước xuất khẩu). Khi nước nhập khẩu đánh thuế nhập khẩu lên hàng hoá X thì sẽ gây ra những ảnh hưởng sau: Hình Tác động của thuế quan tới giá cả, sản lượng và phúc lợi Nguồn: International Economics (Pugel T.A., 2016) 8|Trang
  9. Bảng Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu lên phúc lợi xã hội Nước xuất khẩu Nước nhập khẩu Thặng dư người tiêu dùng a -a - b -c - d Thặng dư người sản xuất -a - b’ - d’ - e a Thu ngân sách 0 c+e Tổng phúc lợi xã hội quốc -b’ - d’ - e e-b-d gia Tổng phúc lợi xã hội thế giới -b - d - b’ - d’ Nguồn: International Economics (Pugel T.A., 2016) Từ bảng trên có thể thấy rằng khi có thuế nhập khẩu, nước nhập khẩu có sự thay đổi trong tổng phúc lợi xã hội là e - b - d, với mức thuế bằng dưới đây, nước nhập khẩu thì sẽ đạt được mức thuế quan tối ưu (Theo International Economics, Pugel, 2009) Trong đó, ?x là mức độ co giãn của cung xuất khẩu Vậy mức độ co giãn của cung xuất khẩu càng thấp thì mức thuế quan tối ưu sẽ càng cao, ngược lại mức độ co giãn của cung xuất khẩu càng cao thì mức thuế quan tối ưu sẽ càng thấp. Nếu mức co giãn của cung xuất khẩu là vô hạn thì thuế tối ưu sẽ bằng 0. Điều này cũng dễ hiểu khi độ co giãn của cung xuất khẩu thấp thì khi giá cả giảm đi, họ vẫn cung cấp cho nước nhập khẩu một lượng hàng hoá tương đương, nước nhập khẩu sẽ được lợi khi mua được lượng hàng hoá như trước với giá rẻ hơn và ngược lại. Từ đó, có thể kết luận rằng nước nhỏ sẽ luôn chịu thiệt thòi khi đánh thuế nhập khẩu. Đối với trường hợp một nước có quy mô đủ lớn về mặt hàng để ảnh hưởng đến giá cả quốc tế thì thuế quan sẽ cải thiện điều kiện thương mại của đất nước này và mang lại lợi ích cho họ (khi ấy phần còn lại của thế giới sẽ bị thiệt hại). Trên góc độ quan hệ giữa các quốc gia, khi một quốc gia đánh thuế sẽ làm cho các bạn hàng vào vị trí bất lợi vì tỷ lệ mậu dịch của họ bị giảm đi, lợi ích của họ cũng bị giảm đi. Kết quả là, đến lượt mình các quốc gia bạn hàng sẽ đánh thuế trừng phạt quốc gia kia. Sau đó quốc gia này lại tiếp tục trả đũa. Quá trình này cứ tiếp tục và cuối cùng các quốc gia đều mất đi lợi ích từ thương mại. Kể cả trường hợp một quốc gia bị đánh thuế tối ưu để làm cực đại lợi ích của họ thì quốc gia đó vẫn bị thiệt hại vì lợi ích từ thương mại là lớn hơn lợi ích thu được từ thuế quan. Quá trình trả đũa lẫn nhau giữa các nước là một trong những nguyên nhân chính gây ra chiến tranh thương mại. 9|Trang
  10. 4 Phương pháp nghiên cứu Dựa vào cơ sở trên, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu về thuế nhập khẩu tối ưu của các nước lớn và ứng dụng lý thuyết này trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Bài nghiên cứu thực hiện áp dụng các phương pháp sau đây: 4.1 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, dựa trên mô hình phân tích lý thuyết, bài nghiên cứu nhằm mục đích cung cấp một góc nhìn tổng quát về chính sách thuế nhập khẩu tối ưu được áp dụng bởi các nước lớn. 4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Nghiên cứu này thực hiện thông qua phương pháp định tính dùng các thông tin và số liệu về thuế nhập khẩu tối ưu của nước lớn trong thương mại quốc tế được lấy từ những tài liệu và những bài nghiên cứu trước đó có độ uy tín cao phù hợp với đề tài nghiên cứu. Sau đó, nhóm tác giả tiến hành chắt lọc thông tin và xử lý để đánh giá quy mô, bản chất, sự khác nhau của đối tượng nghiên cứu theo thời gian và không gian. 4.3 Phương pháp thu thập tài liệu Bài nghiên cứu tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như cơ sở dữ liệu quốc tế và quốc gia: World Bank, Eurostat, Tổng cục thống kê, Bộ Công thương, cùng các tạp chí kinh tế, luận văn, tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước. 5 Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc 5.1 Tình hình thương mại của Mỹ - Trung Quốc trước khi xảy ra chiến tranh thương mại 5.1.1 Khái quát tình hình kinh tế Mỹ Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hỗn hợp đa ngành nghề, thị trường lao động rộng mở, phát triển nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có và là một trong những thị trường tài chính lớn nhất và ảnh hưởng nhất toàn cầu. Trong nhiều thập kỷ tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ luôn đứng đầu thế giới. Năm 2017, kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ với GDP đạt 2.3% (đây là mức cao nhất kể từ năm 2015), tương đương 19.5 nghìn tỷ USD. Thị trường lao động Mỹ tiến dần đến trạng thái toàn dụng lao động khi kể từ năm 2016, nền kinh tế lớn nhất thế giới này đã liên tục duy trì được tỷ lệ thất nghiệp ở mức tương đối thấp dưới 5%, trong đó tháng 11/2016 tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn 4,1% (Cục thống kê Lao động Hoa Kỳ) - mức thấp nhất trong 17 năm trước đó. Song song với sự cải thiện trên thị trường lao động, tỷ lệ lạm phát tại Mỹ hiện đã vượt ngưỡng mục tiêu 10 | T r a n g
  11. 2% mà Fed đề ra. Lạm phát toàn phần tại thời điểm tháng 1/2017 tăng lên mức 2,5% so với cùng kỳ năm 2015 và là mức lạm phát cao nhất kể từ năm 2011. Tuy vậy, thâm hụt thương mại quốc tế của Mỹ tăng trong năm 2017 theo Cục Phân tích Kinh tế và Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ. Do nhập khẩu tăng nhiều hơn xuất khẩu dẫn đến tình trạng thâm hụt tăng từ 504,8 tỷ USD năm 2016 lên 568,4 tỷ USD năm 2017. Cụ thể, xuất khẩu hàng hóa dịch vụ tăng 5,6% tương đương 2.331,6 tỷ USD, nhập khẩu hàng hóa dịch vụ tăng 6,9% tương đương 2.900 tỷ USD trong năm 2017. 5.1.2 Khái quát tình hình kinh tế Trung Quốc Nền kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một nền kinh tế đang phát triển định hướng thị trường kết hợp kinh tế kế hoạch. Kể từ khi cải cách và mở cửa, kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, thông qua các chính sách công nghiệp và chiến lược 5 năm, Trung Quốc đã vươn lên trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới sau Mỹ. Theo thống kê quý IV/2017, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,8%, tính chung cả năm 2017, tổng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nước này tăng trưởng 6,9% so với năm 2016 và cũng là lần gia tăng đầu tiên kể từ năm 2010. Con số này cũng cao hơn mục tiêu 6.5% do Chính phủ Trung Quốc đề ra trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh việc giám sát hoạt động rủi ro, nâng cao chất lượng tăng trưởng. Thêm vào đó, mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Trung Quốc là rất lớn, liên tục và ổn định. Theo số liệu của Ngân hàng Thế Giới, nếu năm 2007, chỉ tiêu này là 2,6 nghìn USD thì năm 2017 đã lên tới 8,8 nghìn USD, gần gấp 4 lần chỉ trong vòng một thập kỷ và đứng trong nhóm đầu của các nước có thu nhập trung bình. Dân số đông, lực lượng lao động dồi dào vì thế tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia này giao động ở mức thấp dưới 5% trong nhiều năm liền, đạt mức 4.5% năm 2017 (theo World Bank). Năm 2016, Trung Quốc đã bổ sung thêm 13,14 triệu việc làm mới ở đô thị và đặt thêm mục tiêu tăng thêm 11 triệu việc làm vào năm 2017 trong khi vẫn duy trì tỷ lệ thất nghiệp như đã đăng ký. Theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), tỷ lệ lạm phát của nước này cũng đạt mức thấp từ 1,6 – 2,6% trong giai đoạn 5 năm 2012 – 2017. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng công bố dữ liệu mạnh mẽ cho năm 2017 với tổng thặng dư thương mại là 422,5 tỷ USD giảm so với năm 2016 trong đó xuất khẩu tăng 7,9% và nhập khẩu tăng 15,9%. Tuy nhiên Tổng cục Hải Quan dự báo rằng tăng trưởng ngoại thương của Trung Quốc sẽ khó duy trì ở mức 2 con số như trong năm này. 11 | T r a n g
  12. 5.1.3 Tình hình thương mại của Mỹ - Trung Quốc trước khi xảy ra chiến tranh thương mại Trước chiến tranh quan hệ thương mại song phương Mỹ - Trung vô cùng mở rộng và phát triển. Chỉ tính riêng năm 2015, giá trị thương mại song phương đã là gần 600 tỷ USD. Trước đó Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Mỹ và Mỹ cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong nhiều năm. Điểm đáng lưu ý trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung là cán cân thương mại song phương ngày càng nghiêng về phía Trung Quốc.Điều đó dễ dàng thấy đó là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Mỹ vào Trung Quốc tăng chậm trong khi xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc vào Mỹ tăng với tốc độ nhanh chóng và có nhiều năm tăng đột biến, cụ thể được thể hiện trong bảng dưới đây Bảng Thương mại hàng hoá Mỹ - Trung giai đoạn 2006 – 2016 Đơn vị: triệu USD Với Trung Với Mỹ Quốc Năm Cán cân Cán cân Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu thương mại thương mại 2006 53. 673,0 287.774,4 -234.101,3 .1.025.969,0 1.853 939,0 -827.970,0 2007 62. 936,9 321.442,9 -258.506,0 1.148.197,0 1 956.962,0 -808765,0 2008 69.732,8 337.772,6 -268.039,8 1.287 441,0 2.103.641,0 -816.200,0 2009 69. 496,7 296.373,9 -226.877,2 1.056.042,0 1.559625,0 -503 583,0 2010 91.911,1 364.952,6 -273.041,6 1.278.49,0 1.913.858,0 -635.365,0 2011 104.121,5 399.371,2 -295249,7 1.482.507,0 2.207.954,0 -725.447,0 2012 110.516,6 425.619,1 -315.102,5 1.545.820,8 2.276.267,1 -730.446,3 2013 121.746,2 440.430,0 -318.683,8 1.578.516,9 2.267.986,7 -689.469,9 2014 123.620,7 468483,9 -344.863,2 1.621 171,6 2.356.365,5 -735 193,9 2015 116.071,8 483 244,7 -367172,9 1.502.572,2 2.248.232,4 -745 660,2 2016 115.775,0 462.813,0 -347.038,0 1.454.624,0 2.188.940,0 -734 316,0 Nguồn: U.S. Census Bureau (https ://www. census. gov/foreign-rade/balancẹ/c5700.html) Một số mặt hàng Mỹ chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc bao gồm: thiết bị nội thất, đồ gia dụng, quần áo nữ, giày dép, sản phẩm đồ chơi và đồ thể thao,... Trong khi đó, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu từ Mỹ các sản phẩm công nghệ như: máy bay, ô tô, thiết bị máy tính, thiết bị thông tin liên lạc, hóa chất hữu cơ, các sản phẩm chế tạo như đồ chơi, hàng may mặc, chất bán dẫn và các linh kiện điện tử khác. Như vậy, có thể thấy, tình hình thương mại Mỹ - Trung không ngừng phát triển và sôi nổi, tuy nhiên điều đó cũng dẫn đến những bất đồng và tranh chấp thương mại 12 | T r a n g
  13. ngày càng nhiều trong quan hệ kinh tế giữa hai nước và đỉnh điểm là tiền đề cho cuộc chiến tranh diễn ra. 5.2 Chính sách thuế mà Mỹ và Trung Quốc áp đặt lẫn nhau Căng thẳng xảy ra khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định áp thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu trị giá 34 tỷ USD từ Trung Quốc, chủ yếu là máy móc, thiết bị điện tử và công nghệ cao, đã chính thức có hiệu lực từ 0 giờ 01 phút ngày 06-7-2018 giờ Mỹ. Đây được xem là bước đi đầu tiên có thể dẫn tới một loạt các mức thuế mới. Tổng thống Mỹ Trump cũng cảnh báo Washington sẵn sàng áp thêm mức thuế 10% nhằm vào hàng hóa của Trung Quốc trị giá 200-300 tỷ USD nếu Bắc Kinh từ chối nhượng bộ các yêu cầu của Mỹ và tiếp tục trả đũa. Nếu cảnh báo này được hiện thực hóa, tổng số hàng hóa của Trung Quốc bị Mỹ áp thuế có thể lên tới hơn 550 tỷ USD, cao hơn cả mức 506 tỷ USD giá trị hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ năm 2017. Trung Quốc ngày lập tức thông báo các biện pháp áp thuế trả đũa đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ đã bắt đầu có hiệu lực sau quyết định của Washington áp thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chính thức có hiệu lực. Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC) đã ra tuyên bố phản đối quyết định này của Mỹ, đồng thời khẳng định Washington đã châm ngòi cho cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế. 5.3 Tác động của chính sách thuế đến Mỹ và Trung Quốc 5.3.1 Chính sách thuế tối ưu ảnh hưởng đến Mỹ Tác động của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gây lo ngại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng từ cả hai quốc gia. Cuộc chiến đang tạo ra tổn thất kinh tế cho cả hai bên và dẫn đến sự chuyển đổi trong luồng thương mại ra khỏi cả Trung Quốc và Mỹ. Cụ thể, thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc tiếp tục tăng, đạt mức kỷ lục 419,2 tỷ USD vào năm 2018. Đến năm 2019, thâm hụt thương mại đã giảm xuống còn 345 tỷ USD, gần bằng mức của năm 2016. Theo Moody’s Analytics vào tháng 9 năm 2019, cuộc chiến thương mại đã khiến nền kinh tế Mỹ mất đi gần 300,000 việc làm, ước tính khoảng 0.3% GDP thực tế. Một báo cáo khác của Bloomberg Economics năm 2019 ước tính rằng cuộc chiến này sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ lên đến 316 tỷ USD vào cuối năm 2020. Trên khắp đất nước, nhiều nông dân đang phải đối diện với tình trạng phá sản, trong khi lĩnh vực sản xuất và vận tải hàng hóa đang chạm mức thấp chưa từng thấy kể từ cuộc suy thoái kinh tế gần đây. Người phát ngôn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tuyên 13 | T r a n g
  14. bố rằng “nông dân đã mất phần lớn thị trường từng là thị trường trị giá 24 tỷ USD ở Trung Quốc” do các biện pháp trả đũa của Trung Quốc. Các hoạt động công nghiệp trên toàn thế giới đang trải qua sự suy giảm, đồng thời các nhà máy ở Mỹ cũng không phải là ngoại lệ. Trong báo cáo việc làm được công bố vào tuần trước, Bộ Lao động Mỹ cho biết rằng các nhà sản xuất Mỹ đã giảm 12,000 việc làm trong tháng 12/2019. Tuy nhiên, hầu hết người dân Mỹ làm việc trong những lĩnh vực không liên quan tới cuộc chiến thương mại và tỷ lệ việc làm gia tăng chủ yếu ở các ngành công nghiệp như dịch vụ chuyên nghiệp, giải trí và khách sạn và chăm sóc sức khỏe. Sau khi cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, xuất khẩu hàng hóa của Mỹ đã phải chịu ảnh hưởng đáng kể. Hàng hóa từ Trung Quốc chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong lịch sử 20 năm qua trong việc nhập khẩu của Mỹ. Thay vào đó, các nhà nhập khẩu Mỹ đang tăng cường mua hàng hoá từ Mexico, châu Âu và các khu vực khác của châu Á. Theo dữ liệu thương mại được Cục Thống kê Dân số Mỹ mới công bố và được tờ Wall Street Journal phân tích, cho thấy rằng trong 6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc chiếm 13,3% nhập khẩu hàng hoá của Mỹ, từ mức đỉnh 21,6% thiết lập vào năm 2017. Tỷ trọng hiện tại là mức thấp nhất kể từ mức 12,1% ghi nhận vào năm 2003 - thời điểm 2 năm sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Số liệu thống kê cho thấy, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ từ Trung Quốc trong năm 2022 đã đạt mức cao nhất kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh thương mại. Tuy nhiên lượng nhập khẩu những sản phẩm này từ Trung Quốc của Hoa Kỳ vẫn thấp hơn 8% so với mức trước khi thuế quan có hiệu lực vào tháng 9 năm 2019. Với lượng nhập khẩu từ phần còn lại của thế giới cao hơn 46% so với cùng kỳ, Hoa Kỳ đã bắt đầu chuyển đổi nguồn cung ứng một số sản phẩm - chẳng hạn như quần áo và giày dép sang các nước thứ ba. 14 | T r a n g
  15. Đơn vị: tỷ USD Hình Thương mại hàng hoá và dịch vụ của Mỹ và Trung Quốc giai đoạn 1999 - 2022 Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp 5.3.2 Chính sách thuế tối ưu ảnh hưởng đến Trung Quốc Không chỉ mỗi Hoa Kỳ phải chịu ảnh hưởng trong cuộc chiến này, tại Trung Quốc, trong tháng 4, sản lượng công nghiệp, doanh thu bán lẻ và đầu tư tại Trung Quốc đều giảm mạnh hơn so với dự báo. Đồng thời, giá thực phẩm ở Trung Quốc cũng tăng mạnh, đạt 6,1% trong tháng 4. Năm 2020, Cục thống kê quốc gia Trung Quốc đã công bố số liệu, GDP Trung Quốc chỉ tăng 6,1% trong năm 2019, là mức thấp nhất trong 30 năm qua. Theo đánh giá của Capital Economist, Trung Quốc được cho là gánh chịu thiệt hại nhiều hơn Mỹ trong cuộc chiến thương mại này với lý do chính là thương mại quốc tế có tầm quan trọng lớn hơn đối với Trung Quốc so với Mỹ. Việc xuất khẩu hàng hóa từ Mỹ sang Trung Quốc chỉ chiếm chưa đầy 1% GDP và 8% tổng xuất khẩu của Mỹ. Trong khi đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ chiếm gần 4% GDP và 20% tổng xuất khẩu của quốc gia này. Giá trị gia tăng từ việc xuất khẩu sang Mỹ cũng chiếm 3% GDP của Trung Quốc. Báo cáo của UNCTAD cũng chỉ ra rằng việc áp thuế của Mỹ đã gây tổn thất lên đến 25% cho xuất khẩu, đồng thời gây thiệt hại 35 tỷ USD cho xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Mỹ đối với các sản phẩm bị đánh thuế trong nửa đầu năm 2019. Theo báo cáo, do chính sách áp thuế hàng nhập khẩu của chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump, việc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Mỹ trong nửa đầu năm 2019 giảm hơn 25%, từ 130 tỷ USD xuống còn 95 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, 15 tỷ USD là do giảm nhập khẩu sản phẩm kỹ thuật và thiết bị điện tử. Bên cạnh đó, các mặt hàng hóa chất, nội thất và thiết bị điện cũng giảm đáng kể. Trong năm 2023, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ sụt giảm xuống mức thấp nhất trong gần 30 năm qua. Theo số liệu từ Hải quan Trung Quốc công bố ngày 12/1/2024, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong năm ngoái là 500,3 tỷ USD, giảm 13,1% so với năm 2022. Trung Quốc đã mất vị trí là nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất sang Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2023 - lần đầu tiên trong 15 năm qua vào tay Mexico và Canada. Theo dữ liệu từ Bộ Thương mại Mỹ, nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc của Mỹ từ tháng 1 đến tháng 5/2023 đã giảm khoảng 25% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 169 tỷ USD. Trong tổng số hàng hóa nhập khẩu của Mỹ, Trung 15 | T r a n g
  16. Quốc chỉ chiếm khoảng 13,4%, mức thấp nhất trong 19 năm và giảm 3,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2022. Kim ngạch nhập khẩu giảm ở nhiều danh mục, đặc biệt là chất bán dẫn giảm tới 50%. Hình Giá trị nhập khẩu hàng hoá từ Mexico, Canada và Trung Quốc vào Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2023 và cùng kỳ 2022 Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ/Bloomberg. Hình Xu hướng xuất, nhập khẩu của Trung Quốc Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp 5.4 Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đến phần còn lại của thế giới Cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc đang gây lo ngại bởi sự ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu. Ngân hàng Morgan Stanley đã cảnh báo về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong trường hợp tiếp tục leo thang của xung đột thương mại. Theo dự báo của họ, mức tăng trưởng kinh tế thế giới có thể giảm dưới 2,5% vào cuối năm 2020 nếu Mỹ và Trung Quốc tiếp tục mâu thuẫn nhau. Nghiên cứu từ Macrobond, NiGEM, Rabobank dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm 2020 và 2021 chỉ là 2,9%, mức thấp nhất từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Áp thuế và rắc rối trong chuỗi cung ứng đã giảm niềm tin đầu tư và tiêu dùng. Nghiên cứu của DBS về tác động của cuộc chiến thương mại cho thấy ảnh hưởng đến nhiều quốc gia châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan và Singapore. Các quốc gia này đều có độ mở thương mại cao và tham gia nhiều vào chuỗi cung ứng, đồng thời đối mặt với nguy cơ rủi ro cao do cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Trong đó, Hàn Quốc, một trong những nền kinh tế lớn của khu vực mất tới 0,4% trong tăng trưởng GDP năm 2020. Malaysia và Đài Loan cũng sẽ gánh chịu mức 16 | T r a n g
  17. độ tương tự, mất 0,6%. Còn Singapore, một trung tâm tài chính và thương mại quan trọng, có thể mất tới 0,8%. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ ngăn cản trao đổi toàn cầu và dẫn đến một thời kỳ bảo hộ mới đối với những quốc gia liên quan chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung lại mở ra cánh cửa cho các quốc gia ngoài cuộc, chủ yếu các nước này tăng xuất khẩu sang Mỹ và toàn cầu nhưng lại không có thay đổi đáng kể nào về xuất khẩu sang Trung Quốc. Điển hình như một số quốc gia, như Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc và Mexico, đã có thể tăng cường xuất khẩu một cách đáng kể, một phần là do cung cấp các sản phẩm thay thế cho hàng hóa chịu thuế từ Mỹ và Trung Quốc. Báo cáo gần đây của Ngân hàng Nomura (Nhật Bản) có đưa ra kết quả đánh giá về các quốc gia hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung liệt kê theo biểu đồ tổng hợp dưới đây. Đơn vị: %GDP Hình Ước tính các bên thụ hưởng thương mại theo quốc gia Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp Cụ thể, nhiều quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mạnh đang vận hành theo đường cung dốc xuống và bán các sản phẩm thay thế cho những sản phẩm do Mỹ hoặc Trung Quốc cung cấp trước đây. Những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất là những quốc gia có mức độ hội nhập quốc tế cao, được thể hiện qua việc tham gia vào các hiệp định thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài. 17 | T r a n g
  18. 6 Liên hệ đến nền kinh tế Việt Nam 6.1 Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc tác động đến ngành xuất – nhập khẩu Việt Nam Mỹ và Trung Quốc là những “anh cả” của nền kinh tế thế giới. Do đó, mọi biến động của hai nền kinh tế này đặc biệt là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra vào năm 2018 đã gây ra sự xáo trộn chung đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, Mỹ và Trung Quốc đều là những đối tác xuất - nhập khẩu lớn và có ảnh hưởng nhất định tới GDP của Việt Nam. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Hải quan ghi nhận Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch nhập khẩu đạt 31,1 tỷ USD trong 06 tháng đầu năm 2018, tương đương gần 28% tổng nhập khẩu của Việt Nam. Ở phía đối diện, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với doanh thu 06 tháng đầu năm là 21,5 tỷ USD, tương đương gần 19% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đơn vị: USD Hình Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam Nguồn: Tổng cục hải quan Cơ hội cho Việt Nam: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung làm cho đồng Nhân dân tệ bị mất giá so với USD. Chính điều này đã tạo ra cơ hội lí tưởng cho Việt Nam với việc nhập khẩu được các mặt hàng của Trung Quốc như động cơ, thiết bị, nguyên phụ liệu với giá rẻ hơn để phục vụ sản xuất. Đồng thời, Mỹ - Trung tăng thuế cao tạo ra lỗ hổng cho thị trường của cả hai nước. Do đó, Mỹ và Trung Quốc sẽ tăng nhập 18 | T r a n g
  19. khẩu từ Việt Nam để giáp lại tổn thất này. Nông sản là mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ nên có nhiều cơ hội mở rộng thị phần tại thị trường này. Thách thức cho Việt Nam: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng để lại thách thức không nhỏ cho thương mại Việt Nam. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và Trung Quốc sẽ chịu tác động tiêu cực. Ðặc biệt, hàng công nghệ cao và nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Khi hàng Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ bị áp thuế, để giảm phụ thuộc, duy trì năng suất, Trung Quốc có thể có những chính sách phá giá, đẩy hàng hóa sang các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), đồng Nhân dân tệ liên tục bị phá giá và mất giá nhiều hơn so với mức mất giá của đồng VND trước đồng USD khiến cho giá hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam nói chung, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu nói riêng sang Trung Quốc sẽ cao hơn, gây khó khăn cho việc xuất khẩu của Việt Nam. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tăng trưởng xuất khẩu tính đến giữa tháng 6/2019 của Việt Nam chỉ đạt 7,1%. Theo Bộ Công Thương, hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Trung Quốc có sự lao dốc nhanh là gạo - giảm gần 330 triệu USD; điện thoại - giảm gần 550 triệu USD, khiến cho xuất khẩu Việt Nam giảm gần 1 tỷ USD. 6.2 Bài học dành cho Việt Nam 6.2.1 Từ Trung Quốc Với Việt Nam, Trung Quốc luôn là một trong những đối tác thương mại lớn nhất và có mối quan hệ gắn bó khăng khít. Tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại Mỹ - Trung có nhiều biến động như hiện tại, Việt Nam cần có tâm lý đề phòng “người hàng xóm thân cận này” để tránh gây thiệt hại cho nền kinh tế. Cụ thể, Việt Nam phải liên tục cập nhật diễn biến của chiến tranh thương mại từ đó phân tích tình hình, đưa ra dự báo kịp thời và những chính sách phù hợp để ứng phó với sự biến động của mối xung đột này, đặc biệt là chính sách phá giá của đồng Nhân dân tệ có ảnh hưởng trực tiếp tới xuất - nhập khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần kiểm soát chặt chẽ, quy củ quá trình nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là các cửa khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam để tránh rủi ro. Tuy nhiên, không thể phủ nhận Trung Quốc luôn là đối tác xuất khẩu quan trọng hàng đầu của Việt Nam do đó Việt Nam cần có động thái duy trì bền vững mối quan hệ có lợi này. Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường xuất khẩu bằng con đường chính ngạch để hạn chế những bất ổn từ xuất khẩu theo đường tiểu ngạch không chính thức. Hơn nữa, như đã nói ở trên, khi Trung Quốc không xuất khẩu được hàng hóa sang Mỹ, sẽ phải thúc đẩy tiêu dùng nội địa, giảm nhu cầu nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động liên kết với doanh nghiệp Trung Quốc để xây 19 | T r a n g
  20. dựng kế hoạch xuất nhập khẩu và ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu dài hạn; phát triển hệ thống phân phối trên thị trường Trung Quốc; thâm nhập kênh phân phối bán buôn thông qua việc thiết lập công ty liên doanh với doanh nghiệp Trung Quốc. 6.2.2 Từ Mỹ Với Việt Nam, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất và cũng là thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam vượt mốc 100 tỷ USD trong giai đoạn 2020 - 2022. Đặc biệt trong năm 2023, Việt Nam và Mỹ đã chính thức nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện. Rõ ràng, trong thời gian gần đây, Mỹ đã có sự “ưu ái” nhiều hơn dành cho Việt Nam, đặc biệt mối quan hệ này góp phần nâng cao tiềm năng xuất khẩu rất lớn cho các doanh nghiệp Việt. Do đó, đây có thể coi là “thời điểm vàng” để các doanh nghiệp Việt tận dụng nhằm gia tăng đơn hàng hoặc khai thác triệt để các thị trường ngách, chiếm ưu thế về thị trường. Cùng với đó, các doanh nghiệp nhỏ cần tăng cường liên kết, tổ chức lại hoạt động sản xuất, để tạo ra sức mạnh chung, thương hiệu chung cho từng ngành hàng. Ngành dệt may và da giày được dự báo là một trong những ngành được hưởng lợi trực tiếp từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Ngoài ra, nông sản là mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ nên cũng có nhiều cơ hội mở rộng thị phần tại thị trường này. Doanh nghiệp Việt Nam cũng cần có sự thận trọng cao trong các khâu sản xuất, kiểm duyệt mặt hàng nếu muốn chinh phục được một trong những thị trường khó tính nhất thế giới như Mỹ. Như vậy, để tạo được uy tín và phổ biến ở thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ. 7 Kết luận Bài nghiên cứu đã nhấn mạnh tác động nặng nề của chính sách thuế quan tới không chỉ các nước trong cuộc là Mỹ và Trung mà còn có ảnh hưởng sâu rộng tới các nước ngoài cuộc, trong đó có Việt Nam. Các hoạt động công nghiệp ở cả hai nước bị trì trệ, hoạt động xuất khẩu hàng hóa gặp nhiều cản trở gây thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế. Rõ ràng, cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc đang gây lo ngại bởi sự ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là một cuộc xung đột giữa hai quốc gia mà còn đang đe dọa đảo ngược sự hồi phục kinh tế mà nhiều người kỳ vọng. Với Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ đều là những đối tác chiến lược hàng đầu. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng để lại thách thức không nhỏ cho thương mại Việt Nam. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mở ra cơ hội xuất khẩu lớn hơn cho Việt Nam với tham vọng chinh phục một trong những thị trường khó tính nhất thế giới như Mỹ. Tuy nhiên, thách thức với Việt 20 | T r a n g
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2