intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận giữa kì môn Kinh tế học quốc tế 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình thực hiện cam kết WTO về thuế nhập khẩu đến cán cân thương mại tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gia nhập WTO là một bước ngoặt quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Sự kiện này mở ra rất nhiều cơ hội và không ít thách thức cho Việt Nam. Một trong những vấn đề đó là việc thực thi cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu. Cùng tham khảo tiểu luận "Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình thực hiện cam kết WTO về thuế nhập khẩu đến cán cân thương mại tại Việt Nam" sau đây để nắm rõ nội dung hơn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận giữa kì môn Kinh tế học quốc tế 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình thực hiện cam kết WTO về thuế nhập khẩu đến cán cân thương mại tại Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ ---------***-------- TIỂU LUẬN GIỮA KỲ KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ 2 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CAM KẾT WTO VỀ THUẾ NHẬP KHẨU ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Nhóm: 1 Lớp: KTE316 (GD1-HK2-2324) 1.1 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Từ Thúy Anh TS. Chu Thị Mai Phương STT HỌ VÀ TÊN MSV 11 Phương Triệu Chinh 2214410025 15 Nguyễn Thị Mỹ Duyên 2114410040 22 Nguyễn Hương Giang 2215410045 39 Hoàng Tuấn Hưng 2214420018 74 Vũ Thị Phương 2214410149 Hà Nội, năm 2024
  2. WORKING PAPER – NHÓM 1 KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ 2 – KTE316(GD1-HK2-2324)1.1 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CAM KẾT WTO VỀ THUẾ NHẬP KHẨU ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Phương Triệu Chinh, Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Hương Giang1, Nguyễn Tuấn Hưng, Vũ Thị Phương Sinh viên K61 Kinh tế quốc tế - Khoa Kinh tế quốc tế Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam Từ Thúy Anh, Chu Thị Mai Phương Giảng viên Khoa Kinh tế quốc tế Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt: Gia nhập WTO là một bước ngoặt quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Sự kiện này mở ra rất nhiều cơ hội và không ít thách thức cho Việt Nam. Một trong những vấn đề đó là việc thực thi cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu. Sau khi gia nhập WTO, thuế nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp; ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể, điều này làm giảm doanh thu từ thuế nhập khẩu và gây ra thâm hụt cán cân thương mại. Tuy nhiên, trong thực tế, việc cắt giảm thuế nhập khẩu sau khi gia nhập WTO mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc nhập khẩu máy móc và nguyên vật liệu để sản xuất và xuất khẩu, góp phần thu hút FDI,...Nhờ đó, nguồn thu thuế từ thuế Thu nhập doanh nghiệp, Giá trị gia tăng… tăng lên. Từ khóa: thuế nhập khẩu, cán cân thương mại, WTO 1 Tác giả liên hệ, email: k61.2215410045@ftu.edu.vn
  3. RESEARCH ON THE INFLUENCE OF THE PROCESS OF THE IMPLEMENTATION OF WTO COMMITMENTS ON IMPORT TAXES ON THE TRADE BALANCE IN VIET NAM Abstract: Joining the WTO is an important milestone for the Vietnamese economy. This opens up not only many opportunities but also challenges for Vietnam. One of the issues is the implementation of the commitment to reduce import taxes. After joining the WTO, reducing import taxes influences directly and indirectly, short - term and long - term. Specifically, this reduces revenue from import taxes and cause a trade balance deficit. However, the reduction of import taxes brings mane benefits for businesses in importing machinery and raw materials for production and export, contributing to attracting FDI. Therefore, tax revenue from corporate income tax, value added tax increases. Key words: import tax, balance of trade, WTO 1. Giới thiệu chung Cán cân thương mại luôn là vấn đề được quan tâm, chú trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, do nó có những tác động đáng kể đến tình hình kinh tế vĩ mô. Là một thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam phải chấp nhận những thách thức đặt ra của nền kinh tế toàn cầu, cùng với đó là sẵn sàng đối mặt trước khủng hoảng tài chính thế giới và sự suy giảm kinh tế. Kể từ khi gia nhập WTO, cán cân thương mại Việt Nam thường rơi vào tình trạng thâm hụt, vì vậy Nhà nước cần phải có những biện pháp cụ thể để cải thiện cán cân thương mại. Một trong số đó là việc thực thi cam kết giảm thuế suất Nhập khẩu. Trên thực tế, việc cắt giảm thuế nhập khẩu sau khi gia nhập WTO sẽ đem lại lợi ích cho nhiều doanh nghiệp trong việc nhập khẩu máy móc, nguyên liệu, vật liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu, góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sẽ nhiều hơn, hoạt động giao thương sôi động, từ đó, nguồn thu về thuế sẽ dần bù đắp vào khoản thiếu hụt ngân sách, góp phần cải thiện cán cân thương mại.
  4. Ảnh hưởng của thuế Nhập khẩu đến cán cân thương mại trong quá trình gia nhập WTO theo nhiều chiều hướng khác nhau bao gồm ảnh hưởng trực tiếp lẫn ảnh hưởng gián tiếp. Vì vậy, để có cái nhìn tổng quát về ảnh hưởng của cắt giảm thuế suất Nhập khẩu đến cán cân thương mại nước ta, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình thực hiện cam kết WTO về thuế nhập khẩu đến cán cân thương mại của Việt Nam”, góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn nêu trên. 2. Cơ sở lý luận về vai trò của thuế nhập khẩu đến cán cân thương mại 2.1. Thuế nhập khẩu a. Khái niệm Thuế nhập khẩu là khoản thuế bắt buộc được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào lãnh thổ của một quốc gia. Thuế này được áp dụng bởi cơ quan hải quan tại cửa khẩu khi hàng hóa nhập khẩu được thông quan. Theo Adam Smith, thuế nhập khẩu sẽ làm giảm lợi ích của thương mại quốc tế. Khi một quốc gia áp dụng thuế nhập khẩu, giá cả hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng lên, khiến người tiêu dùng trong nước phải trả nhiều tiền hơn cho cùng một sản phẩm. Điều này sẽ làm giảm nhu cầu tiêu dùng đối với hàng hóa nhập khẩu và giảm lượng hàng hóa nhập khẩu. Theo David Ricardo, thuế nhập khẩu có thể làm thay đổi lợi thế so sánh giữa các quốc gia. Khi một quốc gia áp dụng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm mà nó có lợi thế so sánh, nó sẽ làm giảm lợi thế so sánh của quốc gia đó trong sản xuất sản phẩm đó. Điều này có thể dẫn đến việc quốc gia đó chuyển sang sản xuất các sản phẩm khác mà nó không có lợi thế so sánh. b. Mục đích Theo cơ bản thì thuế nhập khẩu được đưa ra chủ yếu là nhằm để tăng thu cho vốn ngân sách, nhưng ngoài ra nó còn có thể để: • Bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước: Ngoài các chính sách hỗ trợ, thuế nhập khẩu giúp tăng giá thành sản phẩm nhập khẩu, tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm trong nước kéo theo đó là giúp phát triển nền kinh tế của một nước.
  5. • Điều chỉnh cán cân thương mại: Thuế nhập khẩu được sử dụng để điều chỉnh cán cân thương mại, hạn chế nhập khẩu quá nhiều và khuyến khích xuất khẩu. • Hạn chế nhập khẩu các sản phẩm độc hại, nguy hiểm: Thuế nhập khẩu cao được áp dụng đối với các sản phẩm độc hại, nguy hiểm để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. c. Phân loại các loại thuế nhập khẩu • Theo phương pháp tính thuế: Thuế quan theo đơn giá hàng: là loại thuế nhập khẩu được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm (%) của giá trị CIF (bao gồm giá trị hàng hóa, chi phí bảo hiểm và cước phí vận chuyển) của hàng hóa nhập khẩu. Kiểu thuế quan này có tính bảo hộ cao cho các ngành công nghiệp trong nước, đặc biệt là các ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm có giá trị cao. Ngoài ra, còn giúp giảm thiểu tình trạng gian lận thương mại. Tuy nhiên, Thuế quan theo đơn giá hàng có thể làm tăng giá thành sản phẩm nhập khẩu, ảnh hưởng đến người tiêu dùng và khuyến khích các nhà nhập khẩu khai thấp giá trị hàng hóa để giảm thuế thậm chí còn có thể gây ra các tranh chấp thương mại giữa 2 quốc gia. Thuế quan theo trọng lượng: Được tính theo trọng lượng của một mặt hàng (ví dụ: tính thêm 5 đô cho 1 tấn thóc). Kiểu tính thuế Nhập khẩu này có thể gặp khó khăn trong việc quyết định số lượng tiền thuế phải nộp, do đó cần phải có sự cập nhật thường xuyên để đối phó với các thay đổi trên thị trường. Hiện nay, nói chung thì Hải quan thường thực hiện thuế Nhập khẩu theo kiểu thuế quan theo đơn giá hàng là chủ yếu. • Theo mục đích đánh thuế: Thuế quan tăng thu ngân sách: Là loại thuế nhằm mục đích chủ yếu là để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, còn có mục đích bảo hộ cho sản xuất trong nước nhưng chỉ là mục đích thứ yếu. Thuế quan bảo hộ: Được đưa ra với mục đích làm tăng giá một cách nhân tạo đối với hàng hóa Nhập khẩu nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của nước ngoài.
  6. Thuế quan cấm đoán: Là thuế quan được áp dụng với mức thuế rất cao nhằm mục đích ngăn chặn hoàn toàn việc nhập khẩu một số hàng hóa nhất định Ý nghĩa của việc phân loại: giúp cho việc xác định đúng mục đích khi đưa ra các chính sách thuế quan đồng bộ và hợp lý trong việc vừa tăng thu ngân sách, vừa có thể bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ, các lĩnh vực sản xuất then chốt và hạn chế xuất khẩu một số mặt hàng mà nhà nước không khuyến khích. • Các loại thuế suất Theo mức thuế suất đối với cùng một mặt hàng, có thuế xuất ưu đãi, thuế xuất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường: Thuế suất ưu đãi: áp dụng với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện quy chế tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ thương mại với quốc gia đó. Thuế quan ưu đãi đặc biệt: Áp dụng cho các nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với quốc gia đó theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác. Thuế quan thông thường: Áp dụng cho các nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện quy chế tối huệ quốc cũng như không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với quốc gia đó. 2.2. Thuế tối ưu Thuế tối ưu là tập hợp các loại thuế sao cho tối đa hóa phúc lợi xã hội của quốc gia thu được từ việc đánh thuế là lớn nhất. Các hàm phúc lợi xã hội khác nhau sẽ tạo ra những cơ cấu thuế tối ưu khác nhau.
  7. 2.3. Thuế nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO 2.3.1. WTO và cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu a. Khái niệm WTO là chữ viết tắt của tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) là tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. WTO là tổ chức quốc tế quan trọng đóng vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế và góp phần vào sự phát triển chung của toàn thế giới. Các nguyên tắc, luật lệ, quy định của WTO là nền tảng cho một hệ thống thương mại đa phương tự do, mở, công bằng và minh bạch. b. Những nguyên tắc, luật lệ, quy định cơ bản của WTO Các hiệp định của WTO rất nhiều và phức tạp, tuy nhiên trong các hiệp định này là các nguyên tắc và chúng được xem như là nền tảng của hệ thống thương mại đa phương. Không phân biệt đối xử: là một tập hợp các quy định nhằm đảm bảo tất cả các thành viên WTO được đối xử công bằng trong thương mại quốc tế. Giúp tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng hơn. Chính sách này dựa trên hai nguyên tắc cơ bản đó là đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia. Tuy nhiên, sẽ vẫn có một số ngoại lệ cho quy tắc này. Chẳng hạn, các nước có thể thiết lập một hiệp định thương mại tự do áp dụng đối với những hàng hóa giao dịch trong nhóm quốc gia, phân biệt hàng hóa từ bên ngoài nhóm.
  8. Thương mại ngày càng tự do hơn thông qua đàm phán: các hàng rào cản trở thương mại dần dần được loại bỏ, cho phép các nhà sản xuất hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn có điều chỉnh, nâng cao sức cạnh tranh hoặc chuyển đổi cơ cấu, cắt giảm các hàng rào bảo hộ thông qua việc đàm phán song phương và đa phương. Hỗ trợ các nước đang phát triển với một số ưu đãi: Các ưu đãi này được thể hiện qua việc cho phép các thành viên đang phát triển một số quyền và không phải thực hiện một số nghĩa vụ hay thời gian quá độ dài hơn để điều chỉnh chính sách. c. WTO và cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu Tổng hợp qua toàn bộ các cam kết về thuế quan của Việt Nam trong WTO được thể hiện trong biểu cam kết về hàng hóa của Việt Nam, có thể được tóm tắt như sau: Về thuế nhập khẩu, mức cam kết chung là đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế gồm 10.600 dòng. Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần – cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải. Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình trong 5 - 7 năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện trong 5 - 7 năm. Với hàng công nghiệp từ 16,8% xuống còn 12,6% thực hiện chủ yếu trong vòng 5 - 7 năm. Cụ thể, có khoảng hơn 1/3 số dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô - xe máy... vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định. 2.3.2. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thuế nhập khẩu tại Việt Nam khi gia nhập WTO - Cam kết giảm thuế và chính sách thuế quan mới: Nguyên tắc tiếp cận thị trường đòi hỏi thuế suất nhập khẩu phải được giảm theo cam kết mở cửa thị trường mà Việt Nam chấp nhận khi gia nhập WTO. Theo đàm phán, Việt Nam đã cam kết cắt giảm mức thuế
  9. quan trung bình đối với thương mại hàng hóa xuống còn 20% (trong đó, 15% đối với hàng công nghiệp và 20% đối với ngành nông nghiệp). - Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế cũng có ảnh hưởng mang tính quyết định đến thuế nhập khẩu ở Việt Nam khi là một thành viên của WTO. Sự biến động của kinh tế trong nước và nền kinh tế thế giới, xu hướng thương mại quốc tế trong từng thời kỳ sẽ tác động trực tiếp tới việc nhập khẩu hàng hóa, nhất là xu thế tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế như hiện nay. Điều này đòi hỏi Việt Nam cũng như các nước thành viên khác của WTO cần phải có chính sách thuế nhập khẩu mang tính linh hoạt cao, có sự thay đổi phù hợp theo sự biến động của kinh tế quốc tế và thương mại quốc tế, trên cơ sở đảm bảo phù hợp với các hiệp định đã ký kết với WTO. - Sự phát triển nhanh chóng của các loại hình kinh doanh, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế cũng như các loại hình dịch vụ. Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Phát triển kinh tế nhiều thành phần với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Cơ cấu thành phần kinh tế có sự chuyển dịch tích cực nhanh chóng. Các hoạt động thương mại rất phong phú và đa dạng. Đặc biệt sau khi tham gia vào WTO, tình hình giao thương của Việt Nam trở nên năng động và phát triển. theo đó, việc điều chỉnh quy định đối với các loại thuế như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,.. là điều rất cần thiết nhằm đảm bảo tính hiệu quả của các hoạt động trong và ngoài nước. 3. Thực trạng 3.1. Tình hình xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam sau khi gia nhập WTO Theo Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại được định nghĩa là mức chênh lệch giữa giá trị hàng hóa xuất khẩu và giá trị hàng hóa nhập khẩu của một quốc gia với quốc gia khác trong một thời kỳ nhất định. BOT = X - N Khi X>N: cán cân thương mại thặng dư (xuất siêu) Khi X
  10. Sau 17 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO (2007 - 2024), Việt Nam đã có những bước tiến lớn trên con đường hội nhập thương mại quốc tế, cán cân thương mại Việt Nam có sự biến động tuy nhiên cũng đạt được một số thành tựu quan trọng. Trong những năm đầu gia nhập WTO, cán cân thương mại Việt Nam chủ yếu là thâm hụt, mức thâm hụt cao nhất vào năm 2008 - 2009. Từ năm 2012, Việt Nam bắt đầu có thặng dư thương mại, năm 2020 ghi nhận mức xuất siêu kỷ lục - gần 20 tỷ USD. Bảng 1: Cán cân thương mại giai đoạn 2007 - 2020 Đơn vị: Tỷ USD Năm 2007 2015 2016 2018 2019 2020 KN XK 48.6 162.1 176.6 243.7 264.2 282.7 KN NK 62.8 165.8 175.0 237.2 253.4 262.7 BOT -14.2 -3.7 1.6 6.5 10.8 20.0 Nguồn: Niên giám Thống kê và Thống kê Hải quan năm 2020 Báo cáo Rà soát thống kê thương mại thế giới năm 2020 của WTO đã ghi nhận: Việt Nam là một trong số 50 nước có nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới với mức tăng trưởng lớn nhất khi dịch chuyển từ vị trí thứ 39 (năm 2009) lên vị trí thứ 23 (năm 2019). Theo Báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu - Bộ công thương, cán cân thương mại năm 2023 tiếp tục xuất siêu với mức thặng dư đạt 26 tỷ USD, góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô của nền kinh tế. Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, 2 tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại nước ta xuất siêu 4,72 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 113,96 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2023. Xét theo nhóm hàng, xuất khẩu tăng ở hầu hết các mặt hàng, trong đó có những mặt hàng có kim ngạch tăng khá cao: dệt may, điện tử máy tính, hàng thủ công mỹ nghệ,... Tỷ trọng giá trị xuất khẩu nhóm công nghiệp nặng có xu hướng giảm; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp giảm còn 38,8% năm 2019; nhóm nông, lâm, thủy sản giảm
  11. xuống còn 11,2% năm 2019. . Tỷ trọng hàng chế biến hoặc đã tinh chế từ 55,4% năm 2007, đạt 86% năm 2019. Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu của một số nhóm hàng năm 2019 Nguồn: Bộ Công thương Giai đoạn 2007 - 2019, cơ cấu NK hàng hóa của Việt Nam nhìn chung đã chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng hàng chế biến hoặc đã tinh chế lên 80,8% năm 2019; tỷ trọng hàng thô hoặc mới sơ chế giảm xuống còn 19,1% năm 2019. Năm 2020, nhóm hàng cần hạn chế NK đã tăng trưởng chậm lại. Nhập khẩu tập trung chủ yếu ở nhóm hàng cần thiết phục vụ sản xuất, XK và phục vụ các dự án đầu tư trong nước chiếm gần 88%; nhóm hàng không khuyến khích NK chiếm tỷ lệ dưới 6%.
  12. Hình 2: Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2007 – 2021 Nguồn: Tổng cục Hải quan – Tổng cục Thống kê Có thể thấy, giá trị xuất khẩu và nhập khẩu tăng lên đáng kể. Trong giai đoạn 2007 - 2011, giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn giá trị xuất khẩu, Việt Nam là nước nhập siêu. Nguyên nhân chủ yếu đến từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009 đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cả giai đoạn. Tuy nhiên, giai đoạn 2012 - 2020, nền kinh tế Việt
  13. Nam dần phục hồi và đạt được thành tựu to lớn khi giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu, trở thành một quốc gia xuất siêu. 3.2. Phân tích ảnh hưởng của việc thực hiện cam kết WTO về thuế nhập khẩu đến cán cân thương mại Việt Nam a. Ảnh hưởng tích cực Sau 17 năm gia nhập WTO và cam kết thực hiện cắt giảm thuế Nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng. Việc thực thi cam kết này đã và đang có ảnh hưởng đến cán cân thương mại của Việt Nam. Gia tăng đầu tư nước ngoài Việc tháo bỏ các hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực kinh tế là yếu tố gia tăng đầu tư nước ngoài. Hình 3: Cơ cấu vốn đầu tư trong tổng đầu tư toàn xã hội Nguồn: Tổng cục Thống kê Khi cắt giảm thuế suất Nhập khẩu, hàng rào bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước có sự thay đổi. Doanh nghiệp nhà nước mất đi lợi thế cạnh tranh: Doanh nghiệp nhà
  14. nước vốn quen với môi trường được bảo hộ, thiếu năng động và hiệu quả sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Không chỉ thế, Doanh nghiệp nhà nước sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì thị phần, dẫn đến giá trị và tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế giảm dần. Do đó, tỷ trọng đóng góp vào thu ngân sách nhà nước (NSNN) giảm: Doanh thu và lợi nhuận giảm sút sẽ dẫn đến việc đóng góp vào ngân sách nhà nước cũng giảm theo. Không như DNNN, Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhờ tính năng động và nguồn vốn dồi dào. Việc gia nhập WTO mang lại cơ hội kinh doanh phong phú cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Vì vậy, tỷ trọng khu vực này trong cơ cấu kinh tế có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai. Đồng thời, sau khi tham gia WTO, nhiều tập đoàn kinh tế lớn của các nước Công nghiệp và dịch vụ phát triển đầu tư vào Việt Nam với những dự án lớn, công nghệ cao; Đầu tư mới và tăng vốn vào các dự án cũ tại Việt Nam. Nâng cao hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp Chi phí máy móc, thiết bị và nguyên liệu đầu vào giảm ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau do thuế suất nhập khẩu thấp hơn. Điều này giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm cho các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu. Làm cho việc tăng thu ngân sách nhà nước sau đó trở nên bền vững hơn. Do sự sụt giảm này, thị trường nội địa Việt Nam đang tràn ngập hàng nhập khẩu, điều này có tác động kép là đẩy các công ty chậm phát triển và không thích nghi được với một thị trường ngày càng cạnh tranh hơn. Ngoài ra, nó khuyến khích các công ty trong nước thay đổi công nghệ, đổi mới quản lý, đầu tư nhiều hơn, xây dựng kết nối, v.v. để sản xuất hàng hóa và dịch vụ có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Rõ ràng là điều này góp phần vào tăng trưởng kinh tế,mang lại khả năng huy động tiền cho ngân sách nhà nước, chủ yếu thông qua thuế GTGT trong nước và thuế thu nhập doanh nghiệp. Yếu tố thúc đẩy doanh thu này ảnh hưởng lâu dài. Có thể lập luận rằng nguyên liệu thô, dụng cụ, máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế là những sản phẩm sản xuất thiết yếu của doanh nghiệp. Hơn nữa, phần lớn sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam này, đặc biệt là sản phẩm sản xuất hàng xuất khẩu, đều phải
  15. nhập khẩu từ nước ngoài. Hơn nữa, khi nhu cầu và sự cạnh tranh từ hàng hóa nước ngoài, khi gia nhập WTO, chúng ta sẽ cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ngày càng cao hơn, điều này đòi hỏi phải đầu tư sâu rộng hơn và quy mô sản xuất lớn hơn. Việt Nam cũng sản xuất hàng hóa xuất khẩu có công nghệ kém cạnh tranh nhất. Để đáp ứng nhu cầu hàm lượng công nghiệp ngày càng tăng, các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, được hưởng lợi từ việc giảm thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị và nguyên liệu đầu vào. công nghệ vào hàng hóa xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu. Gia tăng kim ngạch nhập khẩu và các khoản thuế liên quan Khi cắt giảm thuế nhập khẩu thì giá hàng hóa giảm dẫn đến nhu cầu hàng hoá sẽ tăng lên khiến kim ngạch nhập khẩu tăng. Do đó, thuế liên quan đến hàng nhập khẩu có xu hướng tăng lên và góp phần làm tăng thu NSNN. Hình 4: Kim ngạch nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2010 – 2021 Nguồn: Tổng cục Thống kê Giai đoạn 2010-2021, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ. Trung Quốc từ lâu đã là thị trường nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam,
  16. trong khi Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng đầu. Nhờ đó, trong 11 tháng đầu năm 2022, cả xuất khẩu sang Mỹ và nhập khẩu từ Trung Quốc đều vượt mốc 100 tỷ USD, lập kỷ lục. Có những dự báo bi quan rằng nguồn thu ngân sách nhà nước của Việt Nam sẽ giảm khi trở thành thành viên WTO do phải thực hiện nghĩa vụ giảm thuế suất nhập khẩu theo cam kết WTO. Hơn nữa, việc định giá thấp hơn đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác sẽ dẫn đến sự sụt giảm thị phần của các mặt hàng sản xuất trong nước và giảm nguồn thu thuế trong nước. Tuy nhiên, trên thực tế, không có gì đáng lo ngại cả. Bất chấp nhiều thách thức trong nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, thu nhập hải quan đạt 679.667 tỷ đồng từ năm 2007 đến năm 2012, tương đương 22,15% tổng thu ngân sách nhà nước. Điều này cho thấy có những yếu tố trong chính sách thuế quan của Việt Nam ảnh hưởng đến cả tăng trưởng doanh thu thông qua kim ngạch cao hơn và giảm doanh thu.
  17. Hình 5: Thứ hạng xuất nhập khẩu Việt nam giai đoạn 2010 – 2021 Nguồn: Tổng hợp từ Tổ chức Thương mại Thế giới Về cán cân thương mại, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam liên tục thâm hụt kể từ năm 2011 trở về trước. Tuy nhiên, ngoại trừ năm 2015, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam liên tục xuất siêu kể từ năm 2012.
  18. Hình 6: Cán cân thương mại Việt Nam 2010 – 2021 Nguồn: Tổng cục Thống kê Thặng dư thương mại giảm mạnh xuống chỉ còn 3,32 tỷ USD vào cuối năm 2021. Trong 11 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu tăng trưởng nhanh hơn nhập khẩu và thặng dư cán cân thương mại một lần nữa tăng lên 10,68 tỷ USD. Gia tăng kim ngạch xuất khẩu và các khoản thuế liên quan Việc tham gia thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu tuân thủ theo lộ trình của WTO, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường xuất nhập khẩu.
  19. Hình 7: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2010 – 2021 Nguồn: Tổng cục Thống kê Năm 2011, Việt Nam hoàn thành mục tiêu kim ngạch xuất khẩu, vượt tiến độ gần 1 tháng ở các mặt hàng xuất khẩu. Mức tăng lớn nhất trong lịch sử là năm 2022, với mức tăng tuyệt đối gần 24 tỷ USD so với năm 2021. Doanh thu xuất khẩu bình quân đầu người hàng năm vượt quá 1.083 USD, cao hơn đáng kể so với mức kỷ lục 831 USD được thiết lập vào năm 2010. Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân giai đoạn 2011-2021 Kim ngạch xuất khẩu (Tỷ USD) Tăng trưởng BQ (%) 2011 - 2015 131,1 17,6 2016 - 2020 236,5 11,8 2011 - 2021 197,7 15,0 Nguồn: Tổng cục Thống kê Tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa trên GDP ngày càng tăng. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cũng có những bước tiến bộ. Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, như dầu thô, dệt may,ba lô túi xách, giày dép,... cũng có xu hướng tăng dần về cả tỷ trọng và giá trị. Hơn nữa, thị trường tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam ngày càng mở rộng và thâm nhập vào
  20. những thị trường được coi là khó tính như EU, Mỹ và Nhật Bản. Xuất khẩu đã trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế. Việc cắt giảm thuế suất nhập khẩu không chỉ làm tăng sản xuất trong nước, thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, gia tăng kim ngạch xuất khẩu mà còn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, doanh thu của các doanh nghiệp tăng lên tương ứng. b. Ảnh hưởng tiêu cực Tăng nhập khẩu dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại Thuế nhập khẩu giảm khiến hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn, làm tăng nhu cầu nhập khẩu, dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại. Thâm hụt thương mại đột ngột trên diện rộng làm xấu đi cán cân thương mại, cản trở tăng trưởng kinh tế và tác động tiêu cực đến tính bền vững của nguồn thu ngân sách nhà nước; Ở quy mô lớn, doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với thực tế chi phí nhập khẩu máy móc cao nhưng doanh thu xuất khẩu không tương xứng, dẫn đến “lợi nhuận ảo” và sụt giảm nguồn thu NSNN từ doanh nghiệp xuất khẩu. Tạo áp lực cạnh tranh lên ngành sản xuất trong nước Trở ngại lớn nhất mà Việt Nam sẽ gặp phải sau khi gia nhập WTO là cạnh tranh ngày càng cao ở cả thị trường trong và ngoài nước. Các công ty Việt Nam hiện nay không có tính cạnh tranh cao. Khả năng cạnh tranh của các mặt hàng ở cả ba cấp độ. Giá cả quá cao, chất lượng kém hơn so với tiêu chuẩn trên toàn thế giới, và các doanh nghiệp, ngành công nghiệp và quốc gia tiếp tục bị bần cùng hóa. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ chưa chuyên nghiệp. Việt Nam phải thực hiện các thỏa thuận và cam kết trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương cũng như các quy định của WTO để gia nhập WTO. Một trở ngại, thách thức lớn khác trong tiến trình hội nhập là các thủ tục, chính sách kinh tế - xã hội của Việt Nam còn đang hoàn thiện, chưa đồng bộ. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thường được đặc trưng bởi việc giảm thuế suất nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO, với nhiều triển vọng nhằm thúc đẩy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2