Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn<br />
dành cho học sinh Trung học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÀI VIẾT DỰ THI<br />
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC <br />
VẤN ĐỀ THỰC TIỄN DÀNH CHO<br />
HỌC SINH TRUNG HỌC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình<br />
Trường THPT Lương Thế Vinh<br />
Địa chỉ: KP2 – Phường Ba Đồn – TX Ba Đồn – Quảng Bình<br />
Điện thoại: 0523512462 hoặc 052 3514658<br />
Email:http: http://thptso1quangtrachquangbinh.edu.vn<br />
<br />
Thông tin về thí sinh (hoặc nhóm không quá hai thí sinh):<br />
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Trang<br />
Ngày sinh: 27111998 Lớp: 11A1<br />
2. Họ và tên: Nguyễn Văn Thương<br />
Ngày sinh: 01121998 Lớp: 11A6<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Trường THPT Lương Thế Vinh<br />
Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn<br />
dành cho học sinh Trung học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1. TÊN TÌNH HUỐNG<br />
“TRUNG QUỐC ĐẶT GIÀN KHOAN TRÁI PHÉP SÂU VÀO VÙNG THỀM <br />
LỤC ĐỊA CỦA VIỆT NAM”<br />
Từ ngày 1 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan <br />
nước sâu (giàn khoan Hải Dương 981) cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và <br />
máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị <br />
trí nằm sâu trên 80 hải lý trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của <br />
Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Các tàu hộ tống <br />
bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc còn hung hăng bắn vòi nước có cường độ <br />
mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu Cảnh sát biển của Việt Nam, gây hư hại <br />
nhiều tàu và làm nhiều người bị thương. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn dùng <br />
hàng chục máy bay quần trên không phận thuộc lãnh hải Việt Nam để uy hiếp <br />
Cảnh sát biển Việt Nam.<br />
Trước hành động ngang ngược của Trung Quốc, ngày 7 tháng 5 năm 2014 <br />
Chính quyền nhà nước Việt Nam đã tổ chức họp báo nhằm tố cáo hành động <br />
của Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép, xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt <br />
Nam. Bất chấp thiện chí của Việt Nam và Pháp luật Quốc tế, phía Trung Quốc <br />
đã tố ngược lại Việt Nam dùng tàu Cảnh sát biển đâm, va vào tàu bảo vệ giàn <br />
khoan (Hải Dương 981) của Trung Quốc, và lên tiếng đe dọa dùng vũ lực <br />
và“dạy cho Việt Nam một bài học”…<br />
Rõ ràng, hành động trên của Trung Quốc không những xâm phạm chủ <br />
quyền lãnh hải của Việt Nam mà còn vi phạm Luật pháp Quốc tế và những <br />
Cam kết của Trung Quốc đối với khối ASEAN. <br />
Hành động đó của Trung Quốc, đã thôi thúc chúng em có những suy nghĩ <br />
và hành động để khẳng định chủ quyền và bảo vệ lãnh thổ biển đảo thiêng <br />
liêng của Tổ Quốc, xứng đáng với những gì cha ông ta đã dày công gây dựng.<br />
<br />
2. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG<br />
Lãnh thổ quốc gia, dân cư và Nhà nước có chủ quyền là 3 yếu tố cơ bản <br />
cấu thành một quốc gia, trong đó lãnh thổ là vấn đề quan trọng hàng đầu. Lãnh <br />
thổ quốc gia xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước và được xác định bởi <br />
đường biên rõ ràng. Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối <br />
với mỗi quốc gia dân tộc, đặc biệt là Việt Nam “Dựng nước đi đôi với giữ <br />
nước”. Mỗi người dân Việt Nam đều ghi nhớ lời dặn của Bác Hồ kính yêu:<br />
“ Các vua Hùng đã có công dựng nước,<br />
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”<br />
<br />
<br />
2<br />
Trường THPT Lương Thế Vinh<br />
Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn<br />
dành cho học sinh Trung học<br />
<br />
<br />
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa <br />
Việt Nam: Xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ <br />
quốc Việt Nam XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. <br />
Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo là trách nhiệm thiêng liêng không chỉ <br />
đối với lịch sử dân tộc, mà còn là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc và <br />
đất nước ta phát triển bền vững. Đó là ý chí quyết tâm sắt đá không gì lay <br />
chuyển nổi của dân tộc Việt Nam. Quan điểm tư tưởng đó được thể hiện trong <br />
các Nghị quyết của Đảng, tập trung chủ yếu ở Nghị quyết về Chiến lược bảo <br />
vệ Tổ quốc và Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.<br />
Trung Quốc là một nước lớn, nền kinh tế đứng thứ hai thế giới hiện nay, <br />
nhưng Trung Quốc luôn có tham vọng bá quyền xâm lược đất nước Việt Nam. <br />
Từ thực tế lịch sử cho thấy: dân tộc Việt Nam ở mọi thời đại đều quật cường <br />
bất khuất, quyết tâm chống lại các thế lực xâm lược từ phương Bắc để giữ <br />
vững bờ cõi biên cương, duy trì nền độc lập tự chủ bảo vệ truyền thống văn <br />
hóa và lãnh thổ nước nhà.<br />
Chúng em là thế hệ trẻ, đang ngồi trên ghế nhà trường, vô cùng bất bình <br />
và căm phẫn trước hành động ngang ngược của Trung Quốc, hành động đó đã <br />
làm rạn nứt mối quan hệ truyền thống tốt đẹp của Việt Nam và Trung Quốc <br />
được lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước xác định trong 16 chữ vàng "Ổn <br />
định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện" và “4 <br />
tốt”: "Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt". Nghiêm trọng hơn <br />
là đã xâm phạm đến chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam. Vì vậy, chúng em <br />
muốn lên tiếng và có những hành động cụ thể xứng đáng với truyền thống và <br />
công lao to lớn của cha ông, xứng đáng là thế hệ trẻ của nước Cộng hòa xã hội <br />
chủ nghĩa Việt Nam, của học sinh trường THPT Lương Thế Vinh mang tên <br />
danh nhân văn hóa đất Việt.<br />
<br />
3. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT <br />
TÌNH HUỐNG<br />
Sử dụng các phương pháp chính:<br />
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, thống kê.<br />
Phương pháp điều tra thực địa.<br />
Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình, sự kiện.<br />
Phương pháp tham khảo ý kiến các chuyên gia, các thầy cô giáo.<br />
Tìm kiếm nguồn thông tin, tư liệu từ Internet, báo chí, thư viện.<br />
<br />
4. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.<br />
Vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết tình huống, ta có:<br />
Môn Lịch sử: Những bằng chứng lịch sử chứng minh chủ quyền lãnh thổ <br />
quốc gia (bao gồm cả chủ quyền biển đảo (Lịch sử khối 10 ban cơ bản ở các <br />
bài 14, 15,17). Cùng những hiểu biết về truyền thống lịch sử của bản thân.<br />
<br />
<br />
3<br />
Trường THPT Lương Thế Vinh<br />
Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn<br />
dành cho học sinh Trung học<br />
<br />
<br />
Môn Địa lý: Đặc điểm địa lý lãnh thổ, chủ quyền biển đảo Việt Nam và <br />
những tiềm năng lớn.<br />
Môn Văn học: Những bài thơ, áng văn của cha ông ta khẳng định chủ <br />
quyền lãnh thổ quốc gia (Ngữ văn lớp 7(cơ bản), bài 5 “Nam quốc sơn hà”; Ngữ <br />
văn 10 (cơ bản), bài “Đại cáo bình Ngô”)<br />
Môn GDCD: Tính chính nghĩa của Luật pháp nước cộng hòa XHCN Việt <br />
Nam và Luật pháp Quốc tế. Tuyên truyền những thông tin, bằng chứng về chủ <br />
quyền lãnh thổ và hướng giải quyết khi có tình huống tương tự xảy ra (GDCD <br />
lớp 10 Bài 14: Công dân với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc...).<br />
Âm nhạc nghệ thuật: Sử dụng các bài hát về biển đảo Việt Nam.<br />
<br />
5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.<br />
a. Thực trạng:<br />
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có mối quan hệ “núi liền núi, sông <br />
liền sông”, có đường biên giới trên đất liền và trên biển… Trải qua nhiều triều <br />
đại phong kiến từ thời Tần, Hán đến thời Minh, Thanh và cho đến thời hiện <br />
đại, các chính quyền Trung Quốc có truyền thống gây hấn, can thiệp và xâm <br />
lược với Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với tham vọng độc <br />
chiếm Biển Đông, biến tuyên bố đường biên giới “lưỡi bò” trên biển thành hiện <br />
thực, Trung Quốc không ít lần có những hành động ngang ngược, ảnh hưởng <br />
đến môi trường hòa bình, gây mất an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên <br />
Biển Đông, trong khu vực và trên thế giới.<br />
Đặc biệt từ ngày 1/5/2014, Trung Quốc bất chấp Luật pháp và thông lệ <br />
Quốc tế, đơn phương đưa, hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại toạ <br />
độ 15 độ 29’58” vĩ Bắc 111 độ 12’06” kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu <br />
vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, <br />
cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý. Vị trí này nằm hoàn toàn trong vùng đặc <br />
quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Trường THPT Lương Thế Vinh<br />
Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn<br />
dành cho học sinh Trung học<br />
<br />
<br />
Vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 nằm sâu trong thềm lục địa Việt <br />
Nam<br />
<br />
Rõ ràng, hành động trên vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ <br />
quyền, quyền tài phán của Việt Nam, trực tiếp đe dọa độc lập, thống nhất, toàn <br />
vẹn lãnh thổ Việt Nam, cũng như an ninh, an toàn hàng hải, hàng không, môi <br />
trường hòa bình trong khu vực và trên thế giới. <br />
<br />
b. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam, chủ quyền biển đảo <br />
bằng những bằng chứng lịch sử, địa lý và pháp luật.<br />
Nói về chủ quyền biển đảo, khi giải thích về tên gọi biển Đông của Việt <br />
Nam, GS Nguyễn Quang Ngọc cho hay: “Tên gọi Biển Đông của Việt Nam xuất <br />
hiện từ thời kỳ đầu dựng nước, gắn liền với phạm vi đường bờ biển phía Đông <br />
của các quốc gia cổ đại đầu tiên và có xu hướng được tích hợp dần vào dòng <br />
chảy chủ đạo của lịch sử với công cuộc Nam tiến được mở đầu vào năm 1069, <br />
được căn bản hoàn thành vào năm 1757 và được quy về một mối, thống nhất, <br />
ổn định, đầy đủ và trọn vẹn với sự ra đời của vương triều Nguyễn vào đầu thế <br />
kỷ XIX.... tên gọi biển Đông là thành quả của công cuộc dựng nước và giữ <br />
nước hàng nghìn năm của Việt Nam, chắc hẳn sẽ không có sự thay đổi dù chỉ <br />
trong quan niệm”.<br />
Quá trình Nam tiến kéo dài gần 700 năm, nâng diện tích lãnh thổ từ ban <br />
đầu độc lập đến khi hoàn thành lên 3 lần, về cơ bản được hình thành và tồn tại <br />
như hiện nay.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lãnh thổ quốc gia Việt Nam 5<br />
Trường THPT Lương Thế Vinh<br />
hiện nay<br />
Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn<br />
dành cho học sinh Trung học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trong các cuộc kháng chiến chống các triều đại xâm lược của phong kiến <br />
Trung Quốc, cha ông ta đã nhiều lần khẳng định chủ quyền của nước ta, tiêu <br />
biểu là Bài thơ thần của Lý Thường Kiệt tuyên bố chủ quyền với quân xâm <br />
lược Tống, đây được xem như là Bản Tuyên Ngôn độc lập đầu tiên của nước <br />
Việt Nam.<br />
Nam quốc sơn hà<br />
(Lý Thường Kiệt)<br />
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,<br />
Tiệt nhiên phân định tại Thiên thư.<br />
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,<br />
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.<br />
Tinh thần đó cũng được thể hiện trong bài Đại cáo bình Ngô của Nguyễn <br />
Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.<br />
Đại cáo bình Ngô<br />
(Nguyễn Trãi)<br />
... Như nước Đại Việt ta từ trước, <br />
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.<br />
Núi sông bờ cỏi đã chia, <br />
Phong tục Bắc Nam cũng khác.<br />
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập, <br />
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương…<br />
<br />
Qua các cuộc kháng chiến chống Pháp (18581954), chống Mĩ (19541975), Đấu <br />
tranh bảo vệ tổ quốc (1975 1979) cha ông ta đã chiến đấu kiên cường, anh <br />
dũng để bảo vệ lãnh thổ chủ quyền quốc gia Việt Nam như hiện nay.<br />
Xét về mặt luật pháp:<br />
Theo Công ước luật Biển năm 1982, quốc gia ven biển có các vùng biển <br />
là nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Mặt khác: Luật <br />
biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2003) <br />
quy định biên giới quốc gia như sau: Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã <br />
hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định <br />
giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng <br />
Sa và Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ <br />
nghĩa Việt Nam.<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Trường THPT Lương Thế Vinh<br />
Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn<br />
dành cho học sinh Trung học<br />
<br />
<br />
Điều 1 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa <br />
Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, <br />
bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”.<br />
<br />
Theo đó chủ quyền lãnh thổ quốc gia được thể qua sơ đồ sau:<br />
<br />
Lãnh thổ quốc gia <br />
Việt Nam gồm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vùng đất Vùng trời Vùng biển Các hải đảo<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vùng Vùng Vùng lãnh Vùng ngoài Vùng nội <br />
đất lòng hải lãnh hải thủy<br />
liền đất<br />
<br />
<br />
Vùng tiếp giáp Vùng đặc Vùng thềm <br />
lãnh hải quyền kinh tế lục địa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đó là những bằng chứng chứng minh chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt <br />
Nam và đó là chủ quyền bất khả xâm phạm.<br />
<br />
c. Từ chủ quyền biển đảo nước Việt Nam, vạch trần hành động xâm phạm <br />
chủ quyền biển đảo của Trung Quốc.<br />
Từ kiến thức địa lý <br />
cho thấy: nước ta giáp với <br />
biển Đông ở hai phía Đông <br />
và Nam. Vùng biển <br />
Việt Nam là một phần <br />
biển Đông, với bờ biển dài <br />
3.260km, từ Quảng Ninh <br />
đến Kiên Giang. Như vậy, <br />
cứ l00 km2 thì có l km bờ <br />
biển (trung bình của thế <br />
giới là 600km2 đất <br />
<br />
7<br />
Trường THPT Lương Thế Vinh<br />
Biển đảo Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á<br />
Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn<br />
dành cho học sinh Trung học<br />
<br />
<br />
liền/1km bờ biển). Trong <br />
đó có 2 quần đảo Hoàng <br />
Sa, Trường Sa và 2.577 <br />
đảo lớn, nhỏ, gần và xa <br />
bờ, hợp thành phòng tuyến <br />
bảo vệ, kiểm soát và làm <br />
chủ vùng biển. Với vị trí <br />
chiến lược quan trọng, tài <br />
nguyên hết sức to lớn, <br />
biển đảo ảnh hưởng trực <br />
tiếp đến sự nghiệp xây <br />
dựng, phát triển và bảo vệ <br />
nền độc lập dân tộc hiện <br />
nay. <br />
<br />
<br />
<br />
Đầu triều Nguyễn, <br />
chủ quyền biển đảo Việt <br />
Nam được khẳng định rõ <br />
hơn. Tấm bản đồ này do<br />
J. L. Taberd vẽ năm 1838, <br />
trên đó chú thích rõ quần <br />
đảo ở vị trí Hoàng Sa là <br />
"Paracel seu Cát Vàng ”. <br />
Phần chú thích đã được <br />
khoanh tròn.<br />
<br />
<br />
<br />
Như những nội dung trên cho thấy: biên giới quốc gia trên biển đảo Việt <br />
Nam được xác định bằng pháp luật Việt Nam phù hợp với Công ước năm 1982 <br />
và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các quốc <br />
gia hữu quan.<br />
Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (thường được gọi tắt <br />
là Công ước Luật Biển năm 1982) được thông qua tại thành phố Môntêgôbay <br />
của Giamaica vào ngày 10121982. Công ước đã có hiệu lực và hiện nay có <br />
161 thành viên tham gia, trong đó có các nước ven Biển Đông là Việt Nam, <br />
Trung Quốc, Malaixia, Philíppin, Inđônêxia, Xingapo và Brunây. <br />
<br />
Theo Công ước, các vùng trên biển liên quan đến một quốc gia ven biển <br />
được quy định như sau:<br />
<br />
<br />
8<br />
Trường THPT Lương Thế Vinh<br />
Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn<br />
dành cho học sinh Trung học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Quy định của Công ước 1982 Chủ quyền biển đảo Việt Nam<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tương ứng với quy định Công ước,<br />
chúng ta xác định được chủ<br />
quyền tương ứng trên<br />
lược đồ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thế nhưng, việc <br />
Trung Quốc đặt giàn <br />
khoan Hải Dương 981 <br />
và tự tuyên bố đường <br />
“lưỡi bò” không chỉ <br />
xâm phạm đến vùng <br />
biển của Việt Nam mà <br />
<br />
9<br />
Trường THPT Lương Thế Vinh<br />
Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn<br />
dành cho học sinh Trung học<br />
<br />
<br />
còn có nhiều nước <br />
khác.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Xét từ cơ sở pháp luật trên cho thấy: Hanh vi cua Trung Quôc đã vi pham<br />
̀ ̉ ́ ̣ <br />
̀ ̀ ̣ ̉ ̣<br />
Điêu 3, Điêu 15, 16, 17, 18 Luât Biên Viêt Nam, vi pham Điêu 1, 11 Hiên phap ̣ ̀ ́ ́ <br />
̣<br />
Viêt Nam, đ ồng thời vi pham Điêu 4, Điêu 5 COC. H<br />
̣ ̀ ̀ ơn nưa, hanh đông trăng<br />
̃ ̀ ̣ ́ <br />
trợn đo cua Trung Quôc con vi ph<br />
́ ̉ ́ ̀ ạm trực tiếp Điêu 55 đên Điêu 77 Công <br />
̀ ́ ̀ ước <br />
Luật Biển năm 1982. Công Ươc nay đa co hiêu l<br />
́ ̀ ̃ ́ ̣ ực vơi 162 quôc gia tham gia ky<br />
́ ́ ́ <br />
́ ́ ́ ̣<br />
kêt trong đo co Trung Quôc, theo luât phap quôc tê, Trung Quôc co nghia vu th<br />
́ ́ ́ ́ ́ ́ ̃ ̣ ực <br />
̣ ̉ ́<br />
hiên va tuân thu cac cam kêt ma quôc gia đa ky kêt. Hanh đông đi ng<br />
̀ ́ ̀ ́ ̃ ́ ́ ̀ ̣ ược lai v<br />
̣ ới <br />
nhưng cam kêt cua chinh minh t<br />
̃ ́ ̉ ́ ̀ ừ phia Trung Quôc la vi pham nguyên tăc c<br />
́ ́ ̀ ̣ ́ ơ ban ̉ <br />
̉ ̣ ̣<br />
cua luât quôc tê, quy đinh cua Hiên Ch<br />
́ ́ ̉ ́ ương Liên Hợp Quôc. Do đo, hanh đông<br />
́ ́ ̀ ̣ <br />
̉ ̣ ̣ ̀ ̀ ̣<br />
nay không chi bi nhân dân Viêt Nam ma toan bô nhân dân thê gi<br />
̀ ́ ới cực lực phan̉ <br />
đôi. ́ <br />
Lãnh thổ chủ quyền biển đảo này cũng được chính các triều đại phong <br />
kiến Trung Quốc thừa nhận:<br />
Ngày 01 tháng 08 <br />
năm 2012, tại phòng trưng <br />
bày chuyên đề “Di sản văn <br />
hóa biển Việt Nam” của <br />
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia <br />
Việt Nam đã chính thức <br />
trưng bày tấm bản đồ cổ <br />
“Hoàng triều trực tỉnh địa <br />
dư toàn đồ” do triều đại <br />
nhà Thanh (Trung Quốc) <br />
xuất bản năm 1904, bản <br />
đồ này được nghiên cứu <br />
trong khoảng thời gian gần <br />
200 năm, bắt đầu từ thời <br />
vua Khang Hy.<br />
Bản đồ cổ của Trung Quốc<br />
“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”<br />
<br />
Những thông tin trên tấm bản đồ cho thấy cực Nam lãnh thổ Trung Quốc <br />
chỉ đến đảo Hải Nam, không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều đó <br />
có nghĩa là các quần đảo ở Biển Đông như Hoàng Sa, Trường Sa (được Việt <br />
Nam thực thi quyền chủ quyền từ trước đó) nằm ngoài phạm vi Trung Quốc.<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Trường THPT Lương Thế Vinh<br />
Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn<br />
dành cho học sinh Trung học<br />
<br />
<br />
Trung Quốc không chỉ ngang ngược tuyên bố về cái gọi là “chủ quyền” <br />
trên vùng biển, thềm lục địa Việt Nam; mà còn dựng chuyện “Việt Nam khiêu <br />
khích, gây gia tăng căng thẳng”, đòi Việt Nam phải “rút hết các tàu đang ngăn <br />
chặn hoạt động của Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc ra khỏi khu <br />
vực này”, để “đàm phán hòa bình, giảm căng thẳng trong tranh chấp”. <br />
Hình ảnh dưới đây là bằng chứng tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính <br />
Trung Quốc là sử dụng vòi rồng áp lực mạnh xịt vào tàu Việt Nam, gây vỡ kính, <br />
hỏng hóc thiết bị, thẩm chí đâm húc chìm tàu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đảng, chính phủ và nhân dân ta đã đấu tranh kiên quyết dưới nhiều hình <br />
thức, đặc biệt dựa vào cơ sở pháp lý, luật pháp quốc tế, đồng thời tranh thủ sự <br />
ủng hộ của công luận. Kết quả, sau 75 ngày hạ đặt trái phép trong vùng đặc <br />
quyền kinh tế của Việt Nam, ngày 15/7/2014, Trung Quốc tuyên bố rút giàn <br />
khoan Hải Dương 981 khỏi khu vực biển gần đảo Tri Tôn về phái đảo Hải <br />
Nam của Trung Quốc với lý do thời tiết. <br />
Nhưng, với truyền thống gây hấn của các chính quyền Trung Quốc, không <br />
ai dám quả quyết rằng Trung Quốc sẽ không lặp lại một hành động tương tự <br />
như vậy với nước ta.<br />
<br />
d. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền có hiệu quả.<br />
Ý thức chủ quyền quốc gia bao gồm cả chủ quyền biển đảo luôn tồn tại <br />
trong mỗi trái tim người Việt, căn bản là ý thức đó có được phát huy cao nhất <br />
không, vì vậy phải thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân <br />
dân, đặc biệt là thế hệ trẻ như chúng em.<br />
* Yêu cầu:<br />
Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm <br />
cho mỗi người dân và học sinh trong toàn trường hiểu rõ vị trí, vai trò, tầm quan <br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Trường THPT Lương Thế Vinh<br />
Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn<br />
dành cho học sinh Trung học<br />
<br />
<br />
trọng của biển đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; <br />
tình hình an ninh, quốc phòng trên biển, đảo.<br />
Tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành Pháp luật Việt Nam, Pháp luật <br />
quốc tế về biển đối với học sinh các vùng ven biển và có người lao động trên <br />
biển; tuyên truyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tình cảm của học sinh đối <br />
với cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm làm nhiệm vụ phát triển kinh tế biển và bảo <br />
vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.<br />
* Các biện pháp tuyên truyền:<br />
Phổ biến các loại tài liệu, tư liệu lịch sử, bản đồ, phim ảnh ... khẳng định <br />
chủ quyền biển đảo Việt Nam để mọi người nhận thức rõ, đầy đủ về tình hình <br />
biển đảo; quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề Biển <br />
Đông.<br />
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan đơn vị, các ban ngành đoàn thể <br />
ở địa phương chủ động triển khai công tác tuyên truyền biển đảo thiết thực, <br />
hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ sở vật chất, trang thiết bị <br />
của nhà trường. Đối với chúng em, sự kết hợp đó là giữa các chi đoàn với nhau.<br />
Tham gia đầy đủ các buổi truyền truyền về chủ quyền biển đảo trong các <br />
buổi chào cờ, nghe thông tin thời sự, cập nhật kiến thức liên quan đến biển đảo <br />
do các các thầy cô cung cấp, tìm hiểu nguồn thông tin từ kho thư viện của nhà <br />
trường, internet. Gắn công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo với <br />
việc đẩy mạnh cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ <br />
Chí Minh" trong phong trào thi đua của học sinh.<br />
Tổ chức truyền truyền thường xuyên thông qua các hoạt động tập thể của <br />
lớp, giao lưu giữa các chi đoàn, các đợt tình nguyện ở vùng khó khăn, lồng ghép <br />
tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo; tổ chức chuyên đề bảo vệ tài nguyên <br />
môi trường biển đảo.<br />
Tuyên truyền chủ quyền biển đảo, nêu cao tình yêu quê hương đất nước <br />
thông qua các buổi sinh hoạt văn nghệ thôn xóm, sinh hoạt lớp, chào cờ... tập và <br />
hát những bài hát về biển đảo, như các bài: Nơi đảo xa(sáng tác Thế Song), Tổ <br />
quốc nhìn từ biển (sáng tác Hợp Quỳnh)....Hay bài Bâng khuâng trường sa do Lê <br />
Đức Hùng sáng tác, bài hát có đoạn:<br />
.........Bao xương máu đắp hình hài Tổ quốc<br />
Vang vọng về dòng máu Lạc Hồng xưa.<br />
Giữa đảo xa lá cờ bạc nắng gió<br />
Bỗng trong tôi mắt lệ dâng trào...<br />
* Như vậy: để giải quyết vấn đề thực tiễn trên, chúng ta phải thật bình tĩnh <br />
để đưa ra các biện pháp thật linh hoạt và có hiệu quả:<br />
Sử dụng kiến thức địa lý, lịch sử (cả lịch sử Trung Quốc), văn học, luật <br />
pháp Việt Nam và luật pháp Quốc tế để chứng minh chủ quyền lãnh thổ(bao <br />
gồm cả chủ quyền biển đảo) của nước ta, chủ quyền không ai có thể xâm <br />
phạm.<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Trường THPT Lương Thế Vinh<br />
Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn<br />
dành cho học sinh Trung học<br />
<br />
<br />
Vạch trần hành động xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc (hay bất kỳ <br />
một nước, một thế lực nào khác) đối với chủ quyền biển đảo nước ta.<br />
Tuyên truyền với nhân dân trong nước và cả nhân dân Quốc tế thấy sự <br />
hợp pháp của nhân dân ta và sự bất hợp pháp của Trung Quốc.<br />
Tranh thủ sự ủng hộ của các nước anh em và dư luận Quốc tế dưới <br />
nhiều hình thức hợp pháp: bằng chứng chủ quyền, tranh ảnh, sách báo....<br />
Trước những hành động xâm phạm của Trung Quốc, chúng ta phải thật <br />
bình tĩnh, đặc biệt là thế hệ đang ngồi trên ghế nhà trường, không được quá <br />
kích động, gây mất hiệu quả trong quá trình đấu tranh, ngược lại tạo cơ hội cho <br />
các thế lực phản động lợi dụng gây rối. <br />
Thể hiện lòng yêu nước, đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng <br />
những hành động đẹp, có ý nghĩa và có hiệu quả.<br />
<br />
6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.<br />
Qua nghiên cứu tình huống này, chúng em thấy rằng việc kết hợp các <br />
môn học để giải quyết tình huống thực tiễn là một điều hết sức cần thiết. Từ <br />
đó chúng em có thể tổng hợp các kiến thức để thực hành, củng cố kiến thức đã <br />
học. <br />
Xã hội ngày nay "học đi đôi với hành" thì việc giải quyết vấn đề nào đó <br />
giúp chúng em vừa vận dụng kiến thức đã học vừa củng cố kiến thức một cách <br />
khoa học mà toàn diện về mặt lí thuyết lẫn thực tiễn.<br />
Việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn <br />
giúp chúng em hình thành một tư duy năng động, nắm bắt một cách linh hoạt <br />
kiến thức đã học. Không chỉ dừng lại ở đó việc vận dụng kiến thức đã giúp cho <br />
nhóm chúng em linh hoạt trong việc giải quyết tình huống giúp trí não thêm <br />
nhạy bén, linh hoạt... góp phần phục vụ lợi ích con người ngày càng tốt hơn<br />
Đối với tình huống này: Chúng em cảm thấy mình đã có một nghiên cứu <br />
có hiệu quả, có tiếng nói tốt, thể hiện ý chí bảo vệ tổ quốc thiêng liêng Việt <br />
Nam, đồng thời góp phần đẩy lùi các hoạt động xâm phạm lãnh thổ của các <br />
nước hoặc các thế lực phản động. Chúng em tự cảm thấy tình yêu quê hương <br />
biển đảo trong mỗi chúng em sôi sục hơn với một nhiệt huyết cháy bỏng.<br />
Từ nghiên cứu này, em thấy tự tin hơn về trách nhiệm của một người học <br />
sinh, một người dân Việt và chúng em sẽ truyền niềm tin, trách nhiệm thiêng <br />
liêng đó tới bạn bè, người thân.<br />
Là thế hệ trụ cột của đất nước sau này, chúng em phải có cố gắng thật <br />
nhiều, nhiều hơn nữa, phải có những hành động đẹp, xứng đáng với những hy <br />
sinh của cha ông, truyền thống dân tộc và xứng đáng là thế hệ trẻ của nước <br />
Việt Nam tươi đẹp/.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Trường THPT Lương Thế Vinh<br />