Lê Văn Dõng<br />
Trường Tiểu học An Bình A3-TX Hồng Ngự, Đồng Tháp<br />
<br />
BÀI VIẾT DỰ THI CUỘC THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM<br />
<br />
NĂM HỌC 2015-2016<br />
<br />
Tình huống: Tôi giáo viên chủ nhiệm lớp 5A, trong lớp tôi có một học sinh lười<br />
học. Khi đến gia đình học sinh với mục đích phối hợp giáo dục em Tâm, một học<br />
sinh lười học và thiếu ý thức kỷ luật, nhưng gia đình em lại nói: “Nếu thầy cô<br />
không dạy được nó thì để tôi cho nó nghỉ học luôn cũng được”. Nhưng khi tôi<br />
cố gắng giải thích thì gia đình lại nói rằng: “Việc cho đi học nữa hay không là<br />
quyền của gia đình tôi, không cần nhà trường can thiệp”. Bạn phải xử lý thế<br />
nào khi gia đình ấy lại không thể hiện được sự hợp tác với giáo viên nói riêng và<br />
nhà trường nói chung?Tôi thì giải quyết tình huống này như sau:<br />
<br />
Giải quyết tình huống:<br />
<br />
Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh là<br />
một yêu cầu hết sức quan trọng và cần thiết. Trong trường hợp này học sinh Tâm<br />
vừa học kém lại thiếu ý thức kỷ luật, có thể một số biện pháp nhằm cải thiện tình<br />
hình của em ấy ở trường đã không có hiệu quả, việc tìm đến sự giúp đỡ của phụ<br />
huynh là việc làm cấp bách.<br />
<br />
Nhưng vấn đề là ở chỗ, không phải bất kỳ phụ huynh học sinh nào cũng hiểu<br />
được vai trò của mình trong việc phối hợp cùng nhà trường để giáo dục con cái.<br />
Nhiều người thường có quan niệm rằng, đã gửi con em họ đến trường, phải đóng<br />
tiền là nhà trường và các thầy cô giáo phải có trách nhiệm hoàn toàn trong việc dạy<br />
dỗ chúng mà không cần mình phải quan tâm nữa. Dẫn đến tình trạng phụ huynh<br />
không thể nắm bắt được tình hình học tập, rèn luyện ở trường, ở lớp của con mình.<br />
Đó là một cách nghĩ hết sức sai lầm nhưng không phải là trường hợp hiếm trong xã<br />
hội ngày nay. Cuộc sống trở nên hiện đại bấy nhiêu thì cuộc mưu sinh cũng trở nên<br />
vất vả, và rất nhiều trường hợp gia đình đã cho con mình nghỉ học để lau vào kiếp<br />
mưu sinh thế. Trong tình huống này tôi phải đối mặt với cách suy nghĩ đó.<br />
<br />
Nếu là bạn vậy bạn có thể bỏ qua? Bạn là một giáo viên có trách nhiệm, lo<br />
lắng cho tương lai của học sinh và tìm mọi cách để giúp em tiến bộ nên đã tìm đến<br />
tận nhà để nói chuyện với gia đình tìm cách giúp đỡ em. Nhưng sự nhiệt tình, tinh<br />
thần trách nhiệm của bạn đã bị “dội một gáo nước lạnh” khi gặp câu nói có vẻ phó<br />
mặc từ phía gia đình. Bạn sẽ tự ái, cảm thấy bị xúc phạm? Điều đó hoàn toàn có<br />
thể hiểu được. Trong khi vấn đề học hành của con cái rất quan trọng vậy mà gia<br />
đình lại nói ra những lời xem như bản thân mình không có trách nhiệm gì với con<br />
của họ. Nhưng bạn không thể vì tự ái mà “đầu hàng” dễ dàng như thế. Bạn không<br />
phải chỉ đến để “thông báo” về khuyết điểm của em học sinh và sau đó để gia đình<br />
Lê Văn Dõng<br />
Trường Tiểu học An Bình A3-TX Hồng Ngự, Đồng Tháp<br />
<br />
tự “tìm cách lo liệu”, cho nghỉ hay đi học tiếp tùy gia đình quyết định, thì sự có<br />
mặt của bạn liệu có ý nghĩa gì? Việc đến nhà chỉ để thông báo thế thôi vậy xem<br />
như mình cũng không có trách nhiệm trong việc dạy dỗ học sinh và không xứng<br />
đáng để đứng trên bục giảng nữa.<br />
<br />
Trước thái độ phản ứng của phụ huynh, là một giáo viên có trách nhiệm,<br />
thương yêu học sinh và ý thức được hậu quả của việc nghỉ học sớm nên tôi thẳng<br />
thắn đề nghị gia đình phải tiếp tục cho con đi học, vì tương lai của con, vì gia đình<br />
và vì xã hội. Đó là việc nên làm. Nhưng tôi sẽ “ăn nói” ra sao nếu vị phụ huynh đó<br />
phản ứng lại: “Việc cho đi học nữa hay không là quyền của gia đình tôi, không cần<br />
nhà trường can thiệp”. Vâng! Đó là điều hiển nhiên không cần bàn cãi. Trước thái<br />
độ có vẻ “bất cần” ấy rất dễ đẩy tôi vào tình thế không còn gì để nói. Với bất kỳ ai<br />
cũng vậy, khi gia đình đã không muốn hợp tác và xem chuyện học hành của còn<br />
cái không quan trọng thì chắc chắn lúc này tôi sẽ không còn hứng thú gì để tiếp tục<br />
thể hiện trách nhiệm của mình nữa vì nó không được gia đình đón nhận.<br />
<br />
Tốt nhất là để tránh đẩy mình vào tình thế khó xử đó, trước hết tôi cần tự<br />
kiềm chế sự tự ái của mình, cố gắng tìm cách để giải thích cho gia đình hiểu mục<br />
đích của việc gặp gỡ phụ huynh không phải là để “thông báo” mà là cùng nhau<br />
phối hợp giữa gia đình và nhà trường để tìm cách giúp đỡ học sinh tiến bộ. Biết<br />
rằng phải nén lòng chấp nhận thái độ không tôn trọng từ phía gia đình là việc<br />
không đơn giản và không phải giáo viên nào cũng chấp nhận. Nhưng vì tình<br />
thương yêu, trách nhiệm với học trò, nghĩ đến tương lai của học trò, đôi khi các<br />
thầy cô cũng phải chịu thiệt thòi. Với thái độ bình tĩnh, lựa chọn câu nói nhã nhặn,<br />
phù hợp, giọng nói nhẹ nhàng, tôi nhấn mạnh cho phụ huynh hiểu bạn đến đây<br />
không phải là để “trao trả” cho gia đình một học sinh “không thể dạy dỗ được”, tức<br />
là chối bỏ trách nhiệm của nhà trường, mà là để cùng nhau tìm ra giải pháp tốt nhất<br />
để giáo dục học sinh. Trong cách nói của tôi phải thể hiện nhà trường luôn luôn đề<br />
cao vai trò của gia đình trong việc giúp các thầy cô giáo hoàn thành trách nhiệm<br />
giáo dục của mình. Ở đây trong câu nói của vị phụ huynh đã thể hiện một suy nghĩ<br />
hết sức sai lầm: phó mặc việc dạy dỗ con em mình hoàn toàn cho nhà trường, và<br />
như vậy nhà trường, mà đại diện là các thầy cô phải có trách nhiệm dạy dỗ chúng<br />
nên người, và khi giáo viên đã phải tìm đến gia đình là thể hiện các thầy cô đã “bất<br />
lực” trong việc dạy bảo học sinh. Cách suy nghĩ phiến diện này cần phải “chấn<br />
chỉnh” ngay. Nhưng tuyệt đối không nên nóng vội, gay gắt mà thật sự bình tĩnh,<br />
kiên trì, tôi giải thích cho phụ huynh đó hiểu đúng vai trò của nhà trường và gia<br />
đình trong việc giáo dục học sinh, nhân rộng ra đó là mối quan hệ giữa gia đình,<br />
nhà trường và xã hội là ba nhân tố rất quan trọng để hình thành một học sinh chuẩn<br />
mực. Điều này tôi cần phải giải thích rõ ràng để gia đình hiểu và bỏ đi cái suy nghĩ<br />
Lê Văn Dõng<br />
Trường Tiểu học An Bình A3-TX Hồng Ngự, Đồng Tháp<br />
<br />
lệch lạc ấy. Cụ thể tôi sẽ giải thích rằng: Có 3 nhân tố chính trong việc giáo dục<br />
đạo đức học sinh đó là: gia đình, nhà trường và xã hội. Mỗi nhân tố đều mang 1 vai<br />
trò riêng nhất định. Nếu như gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng của mỗi quốc<br />
gia và là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần, đồng thời cũng là kim chỉ nam để<br />
tránh những nhận thức lệch lạc từ phía học sinh thì nhà trường là môi trường giáo<br />
dục chuyên nghiệp, không chỉ phát triển về kiến thức mà còn phải truyền tải cho<br />
học sinh những giá trị chuẩn mực của xã hội để các em trở thành những con người<br />
trí thức thật sự có đời sống tinh thần phong phú bên cạnh cuộc sống gia đình.<br />
Không những thế mà xã hội là môi trường thực tế, giúp học sinh hoàn thiện một số<br />
kĩ năng cuộc sống, chi phối một phần rất lớn trong suy nghĩ và hành động của học<br />
sinh. Vì vậy, sự phối hợp của 3 nhân tố trên là việc làm hết sức cần thiết để nâng<br />
cao chất lượng giáo dục nhân cách ở học sinh. Giống như chiếc kiềng 3 chân, đơn<br />
giản, vững chắc và không thể thiếu bất kì chân nào.<br />
<br />
Sau khi đã giải thích cho phụ huynh hiểu vai trò của họ trong việc phối hợp<br />
cùng với nhà trường để tạo điều kiện giúp học sinh tiến bộ, tôi sẽ trao đổi thẳng<br />
thắn về nguyên nhân những khuyết điểm của em và đề xuất giải pháp. Trong khi<br />
trao đổi, tôi chỉ rõ đâu là nguyên nhân khách quan thuộc về trách nhiệm của gia<br />
đình và nhà trường, đâu là nguyên nhân chủ quan thuộc về cá tính và đạo đức của<br />
học sinh. Song song đó, mình cần phải giải thích rõ hậu quả của việc nếu gia đình<br />
cho con bỏ học vì sinh nhai hay vì bất kì lý do gì đi nữa cũng không nên. Tuy rằng<br />
học vấn không phải là con đường duy nhất nhưng nó là một trong những con<br />
đường dẫn đến thành công một cách an toàn và chắc chắn nhất. Tương lai, sự thành<br />
công của học sinh thì gia đình và nhà trường ảnh hưởng rất lớn. Tôi cũng nên<br />
thẳng thắn nhận khuyết điểm nếu như chưa thực sự làm tròn trách nhiệm của mình,<br />
và tìm cách khắc phục, có như thế mới khiến gia đình tin tưởng. Chắc chắn bằng<br />
thái độ đúng mực, tinh thần trách nhiệm cao và tình thương yêu học trò, tôi sẽ<br />
thuyết phục được gia đình trong việc phối hợp cùng nhà trường dạy dỗ học sinh<br />
nên người.<br />
<br />
Đúng vậy, sau quá trình trao đổi thẳng thắn nhưng khôn khéo, bỏ qua sự tự<br />
ái của bản thân và bất cần của gia đình, vì tình thương, tương lai của học sinh nên<br />
tôi đã giải thích cho gia đình hiểu được đâu là con đường tốt nhất cho con mình, và<br />
quan trọng hơn đó là tôi đã thay đổi được suy nghĩ của người khác theo một hướng<br />
tích cực hơn. Có thế sau này những thế hệ tiếp theo nữa sẽ không có theo những<br />
suy nghĩ lệch lạc, đánh mất đi cả tương lai của con trẻ.<br />
<br />
Việc thay đổi nhân cách của trẻ là một việc làm lâu dài, nhưng để thành<br />
công thì yếu tố gia đình và nhà trường phải luôn gắn chặt, hỗ trợ lẫn nhau. Hơn ai<br />
Lê Văn Dõng<br />
Trường Tiểu học An Bình A3-TX Hồng Ngự, Đồng Tháp<br />
<br />
hết, cha mẹ, thầy cô là những người gần gũi với con cái, học sinh nên hiểu và nắm<br />
rõ các em để định hướng đúng và toàn diện nhất về tương lai của các em. Trong<br />
tình huống trên, em Tâm là một học sinh đặc biệt vì em lười học và thiếu ý thức kỉ<br />
luật vì thế là một giáo viên chủ nhiệm của em mình cần phải quan tâm đến em ấy<br />
hơn. Có thể tiếp xúc và nói chuyện với em ấy nhiều hơn để hiểu nguyên nhân tại<br />
sao em lại thế. Trên lớp giáo viên có thể tạo ra nhiều trò chơi xen kẽ giữa các giờ<br />
học và hỗ trợ em ấy để em thấy được mình luôn được quan tâm và cần phải phấn<br />
đấu. Thế mới là then chốt thành công của giáo dục. Tác động của gai đình, nhà<br />
trường, xã hội sẽ tạo nên những nhân cách khác nhau. Ngành giáo dục chúng ta<br />
đang gánh vác vai trò lớn mà xã hội gửi gắm đó là đào tạo nhân lực, bồi dưỡng<br />
nhân tài. Vì vậy mỗi nhà trường cần xây dựng môi trường giáo dục tốt, cần kết hợp<br />
yếu tố - rộng lớn là xã hội và nhà trường, nhỏ là gia đình và lớp học - để học sinh<br />
được học tập và rèn luyện trở thành những công dân có đức, có tài.<br />