Bài viết số 1: “HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM”
lượt xem 26
download
Tham khảo luận văn - đề án 'bài viết số 1: “hệ thống ngân hàng thương mại ở việt nam”', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài viết số 1: “HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM”
- Bài viết số 1: “HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM”
- Bài viết số 1: “HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM” GIÁO VIÊN BỘ MÔN: TS LẠI TIẾN DĨNH Học viên thực hiện : VŨ CHU BẢO NGỌC. PHẦN 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN H ÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) 1.1 Định nghĩa NHTM Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khoá X thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm 1997, đ ịnh nghĩa: NHTM là m ột loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện to àn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Luật này còn định nghĩa : Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp đuợc th ành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Luật tổ chức tín dụng không có định nghĩa hoạt động ngân hàng vì khái niệm này đã được định nghĩa trong luật Ngân h àng Nhà nước (NHNN), cũng do Quốc hội khoá X thông qua cùng ngày. Luật NHNN định nghĩa: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và d ịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền n ày để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán. 1.2 Chức năng của NHTM: - Chức năng trung gian tài chính: được th ể hiện thông qua việc thực h iện các nghiệp vụ về tín dụng, thanh to án, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán và các ho ạt động môi giới kh ác. Trung gian đư ợc h iểu là trung gian giữa các kh ách hàng với nhau và trung gian giữa Ngân hàng Trung ương với công chúng. - Chức năng tạo ra tiền (tạo ra bút tệ): Ngoài ch ức năng trung gian tài chính, NHTM còn có ch ức năng tạo tiền, tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ phục vụ cho nhu cầu chu chuyển và phát triển nền kinh tế. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) gọi tắt lá IMF, khối tiền tệ của một quốc gia bao gồm: Tiền giấy, tiền kim loạivà tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng. Còn tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi định kỳ không được xem là bộ phận của khối tiền tệ mà chỉ được xem là “chuẩn tiền”, vì tính chất kém thanh khoản của bộ phận n ày. Gọi U1 là số tiền gửi đầu tiên cảu một khách hàng, số tiền gửi tổng cộng được tạo ra là Sn và đư ợc tính bằng công thức sau: Sn = U1 / (1 - q) 1/15 SVTH: Vũ Chu Bảo Ngọc- Lớp NH ngày 1
- Trong đó : q là công bội cấp số nhân; 1 - q là tỷ lệ dự trữ bắt buộc. - Chức năng “sản xuất”: Ch ức năng sản xuất của NHTM đư ợc hiểu là việc huy động các n guồn lực để sử dụng tạo ra các sản ph ẩm và dịch vụ n gân hàng cung cấp cho nền kinh tế. Tuy nhiên, chữ sản xuất ở đây nên hiểu theo nghĩa trong ngoặc kép, vì có th ể còn nhiều tranh cãi chưa thống nhất. Mục đích nhấn mạnh “chức năng sản xuất” để cho các nh à quản trị NHTM cũng giống như các doanh nghiệp sản xu ất và điều này có thể làm thay đổi sâu sắc trong nhận thức chiến lược và qu ản trị NHTM. Vì có sản xuất mới có sản phẩm và vì có sản phẩm n ên phải chú ý những điểm quan trọng sau đây trong quản trị NHTM: Thứ nhất, NHTM muốn tồn tại và phát triển thì phải tiêu th ụ được sản phẩm của m ình, do vậy cần chú ý đến tiếp thị, bán hàng. Khuyến mãi,và thậm chí đến cả dịch vụ hậu m ãi nữa. Thứ hai, NHTM phải chú ý đến nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và thiết kế sản phẩm sao cho thỏa mãn tối đa nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Thứ ba, NHTM phải không ngừng quan tâm đến phát triển và đổi mới công nghệ ngân hàng, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay công nghệ ngân hàng thay đổi rất chóng mặt. Một sự chậm chạp hoặc đầu tư công ngh ệ có thể dẫn đến tai họa cho NHTM trong thời đại cạnh tranh gay gắt hiện nay. 1.3 Vai trò, vị trí của NHTM trong nền kinh tế: NHTM là m ột trong những tổ chức tài chính có vai trò quan trọng của nền kinh tế. Trước hết, với chức n ăng trung gian tài chính, NHTM thực hiện việc chuyển các khoản tiết kiệm (chủ yếu hộ gia đ ình) thàn h các khoản tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các cá nhân thực hiện các hoạt động đ ầu tư kinh doanh. Đồng thời, NHTM là người cung cấp các kho ản tín dụng cho người tiêu dung với quy mô lớn, là một trong những th ành viên quan trọng nhất của thị trường tín phiếu và trái phiếu do ch ính quyền Trung ương và địa phương phát h ành để tài chợ cho các chương trình công cộng. NHTM cũng là một trong những tổ chức cung cấp vốn lưu động, vốn trung h ạn và dài hạn quan trọng cho các doanh nghiệp. - Với vai trò thanh toán , NHTM thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua hàng hoá và dịch vụ như b ằng cách ph át hành và bù trừ séc, cung cấp mạng lưới thanh toán đ iện tử, … - Với vai trò người bảo lãnh , NHTM cam kết trả n ợ cho khách hang khi kh ách hang mất kh ả n ăng thanh to án . - Với vai trò đại lý, các NHTM thay mặt khách hang quản lý và b ảo lãnh phát hành hoặc chuộc lại chứng khoán. - Cu ối cùng với vai trò thực h iện chính sách, các NHTM còn là một kênh quan trọng để thực thi ch ính sách vĩ mô của Chính phủ, góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế. 1.4Các hoạt động chủ yếu của NHTM: 1.4.1. Hoạt động huy động vốn: 2/15 SVTH: Vũ Chu Bảo Ngọc- Lớp NH ngày 1
- - Nh ận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác, - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá trị, - Vay vốn của các tổ chức tín dụng trong nuớc và ngoài nước, - Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước, - Các ho ạt động huy động vốn khác theo quy định của NHNN. 1.4.2 Hoạt động cấp tín dụng: - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho các tổ chức, cá nhân vay vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vù và đời sống, - Bảo lãnh, - Chiết khấu, - Cho thuê tài chính, - Bao thanh toán, - Tài trợ xuất nhập khẩu, - Cho vay thấu chi, - Cho vay theo hạn mức tín dụng và hạn mức tín dụng dự phòng. 1.4.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: - Cung cấp các phương tiện thanh toán, - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN, - Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép, 1.4.4 Các hoạt động khác: - Góp vốn và mua cổ phần, - Tham gia thị trường tiền tệ, - Kinh doanh ngo ại tệ, - Ủy thác và nh ận ủy thác, - Cung cấp dịch vụ bảo hiểm, - Tư vấn tài chính, - Bảo quản vật quý giá. PH ẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM TRONG TH ỜI GIAN 2006-2008: 2.1 Hệ thống NHTM ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2008: Đây là giai đoạn các NHTM đ ẩy mạnh tiến trình cơ cấu lại toàn d iện hệ thống ngân hàng đ ể thích nghi với lộ trình cam kết mà Việt Nam đã trở thành th ành viên của Tổ chức Thương m ại Thế giới (WTO) về tổ chức bộ m áy, tăng cường năng lực ho ạt động, quản lý 3/15 SVTH: Vũ Chu Bảo Ngọc- Lớp NH ngày 1
- kinh doanh, năng lực tài chính, ph ân biệt chức n ăng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM. Còn đối với các NHTM cổ phần đã được củng cố và phát triển theo hướng tăng cường năng lực quản lý về tài chính, đồng thời giải thể, sát nhập, hợp nhất hoặc bán lại các NHTM cổ phần yếu kém và hiệu quả kinh doanh thấp. Đối với các NHTM liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, được bảo đảm quyền kinh doanh theo các cam kết đã được ký kết và hội nhập. Thời k ỳ n ày số lượng các n gân hàng cổ ph ần, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có xu hướng tăng (xem bảng 2 .1) Bảng 2.1 Cơ cấu hệ thống NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2005 – 2008 Loại hình ngân hàng 2005 2006 2007 2008 6* Ngân hàng thương mại Nhà nước 5 6 7 Ngân hàng thương mại cổ phần 37 37 36 37 Ngân hàng liên doanh 4 5 6 6 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 28 31 31 33 Tổng cộng 74 79 80 82 (Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước) (*: Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng song Cửu Long, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam). Dù vậy, trong giai đoạn n ày các NHTM Việt Nam đã tỏ rõ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Hiện NHTM đang là kênh huy động, cung ứng vốn cho nền kinh tế với 30% vồn đầu tư phát triển hàng n ăm và 40% tổng nhu cầu vốn của doanh nghiệp được tài trợ bởi tín dụng n gân hàng. Tuy còn thấp hơn sơ với một số nước khác, nhưng tổng d ư nợ cho vay qua hệ thống n gân hàng đề tăng và đ ến cuối n ăm 2008 đ ã đ ạt tốc độ tăng trưởng 53,7%, cao hơn mức bình quân chung của các nước có thu nh ập thấp. Bảng 2.2 Dư nợ cho vay của hệ thống NHTM ở Việt Nam đối với nền kinh tế thời kỳ 2006 - 2008 Nă m 2006 2007 2008 GDP (tỷ đồng) 839.200 974.200 1.144.000 Dư nợ cho vay (t ỷ đô ng) 732.023 992.013 1.124.723 Tốc độ tăng trưởng (%) 22,8 25,2 53,7 (Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước) Ngoài ra, các sản ph ẩm dịch vụ, nhất là d ịch vụ ngân h àng bán lẻ, ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng, các NHTM cổ phần, ngân hàng nước ngoài ngày càng đóng vai trò tích cực. 4/15 SVTH: Vũ Chu Bảo Ngọc- Lớp NH ngày 1
- Đối với tình hình cho vay, Với mức tăng trưởng tín dụng bình quân của ngành là 54% năm 2007 th ì giới hạn 30% tăng trưởng tín dụng năm nay được các ngân hàng đánh giá là cào bằng tất cả, giống như chỉ thị 03 đối với cho vay chứng khoán và Quyết định số 02 của NHNN về trần lãi suất huy động. Theo báo cáo tài chính năm 2007, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng Nam Á: 2.698 t ỷ đồng, ngân hàng Thái Bình Dương: 2.700 tỷ đồng, ngân hàng Việt Á: 5.764 tỷ đồng, ngân hàng An Bình: 6.858 tỷ đồng, ngân h àng Mỹ Xuyên: 1.264 tỷ đồng … Hầu như tất cả các ngân h àng này đều đã sử dụng hết và vượt hạn mức qui định chỉ trong 02 tháng đ ầu năm 2008. Hiện nay dư nợ của Ngân hàng Thái Bình Dương khoảng 4.800 tỷ đồng, tăng hơn 77% so với cả năm 2007 và đang bị buộc phải giảm dư nợ. Trong khi đó ở các ngân hàng TMQD, h ạn mức vẫn còn khá nhiều. Hậu quả của việc bất chấp các nguyên tắc cơ bản của tín dụng, năm 2007 vừa qua dư n ợ tại các n gân hàng tăng vọt khi chất lượng tín dụng không đảm bảo. Dư ới áp lực của lợi nhuận và vì “lợi ích cá nhân”, công tác thẩm định được tiến hành sơ sài, chiếu lệ, tình trạng cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng “bắt tay” khách hàng, cò tín dụng trở nên phổ b iến… là những nguyên nhân đặt các khoản vay trong tình trạng “bất ổn”, có nguy cơ quá h ạn hiện nay tại hầu hết các ngân hàng. Bảng 2.3 Thị phần các NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2006 - 2008 2006 2007 2008 A/ Tổng thị phần tiền gửi (%) 1. NHTM Nhà nước 72,2 68,4 65,1 2. NHTM Cổ phần 19,5 23,7 25,3 3. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và liên doanh 8 ,3 7,9 9,6 B/ Tổng thị phần tín dụng (%) 1. NHTM Nhà nước 62,1 57,4 49,2 2. NHTM Cổ phần 27,5 35,6 35,7 3. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và liên doanh 10,4 7,0 13,1 (Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước) Qua bảng số liệu cho thấy thị ph ần của NHTM Nh à nước có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao đ ến tháng 12/2008 th ị ph ần tiền gửi của các NHTM Nh à n ước là 65,% và thị phần tín dụng là 49,2%. Th ị phần tiền gửi và tín dụng của các NHTM cổ phần có xu hư ớng tăng tính đến tháng 12/2008 thị ph ần của các lo ại hình n gân hàng n ày tương đương là 25,3%; 35,7% còn đối với NHTM nước n goài và lien doanh thị ph ần tương đương 9,6%; 13,1%. Về tốc độ tăng trưởng n guồn vốn huy động của các NHTM qua các năm khá cao và cơ cấu huy động cũng đa dạng hơn từ các hình thức huy động như tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi thanh toán đ ến việc phát h ành kỳ phiếu, trái phiếu. Bảng 2.4 Tốc độ tăng tín dụng (CRED) và huy động vốn (DEPO) 5/15 SVTH: Vũ Chu Bảo Ngọc- Lớp NH ngày 1
- của hệ thống NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2006 - 2008 Nă m 2006 2007 2008 Tốc độ tăng huy đ ộng vốn (%) 40,21 30,68 27,14 Tốc độ tăng tín dụng (%) 53,70 25,44 22,03 Để có th êm minh chứng cụ thể trong điều h ành hoạt động của Ngân hàng Thương mại Việt Nam, chúng ta sẽ xem xét biểu lãi suất cơ bản mà NHNN đã đưa ra trong năm 2008: Thời điểm áp dụng Lãi suất cơ bản Tháng 01-2008 8 ,25% Ngày 01 -2-2008 8 ,75% Tháng 03-2008 8 ,75% Tháng 04-2008 8 ,75% Từ 19 - 05 -2008 12% Từ 11 -06-2008 14% Tháng 07-2008 14% Tháng 08-2008 14% Tháng 09-2008 14% Ngày 20 -10-2008 13% Ngày 03 -11-2008 12% Ngày 05 -12-2008 10% Ngày 22/12/2008 8 ,5% Qua b ảng lãi suất trên cho ta thấy: năm 2008 là năm xảy ra nhiều biến động của ngành Ngân hàng ở Việt Nam, đặc biệt là công tác điều hành từ phía Ngân hàng Nhà nước. Do đó, việc nhận định và đưa ra định hướng phát triển cho Ngân hàng thương mại và một vấn đề hết sức quan trọng. 2.2 Những hạn chế và nguyên nhân yếu kém của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay 2.2.1 Nguyên nhân khách quan 6/15 SVTH: Vũ Chu Bảo Ngọc- Lớp NH ngày 1
- Lĩnh vực cải cách chậm nhất trong nền kinh tế Việt Nam thời gian qua chính là họat động của ngành ngân hàng. Mặc dù, không hẳn đồng tình với nhận định n ày nhưng NHNN cũng thừa nhận rằng họat động dịch vụ ngân hàng của Việt Nam xuất phát điểm còn thấp về trình độ phát triển thị trường, tiềm lực về vốn yếu, công nghệ và tổ chức ngân hàng lạc hậu và trình độ quản lý thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Một phần những yếu kém trên là do n ền kinh tế Việt Nam có xuất phát điểm thấp, cơ cấu kinh tế không hợp lý, thứ hạng cạnh tranh thấp. Môi trường pháp lý cho họat động kinh doanh nói chung của Việt Nam và nói riêng cho họat động NHTM chưa hòan thiện. Hơn nữa họat động của các NHTM ở Việt Nam nằm trong bối cảnh của một nền kinh tế phát triển từ cơ chế tập trung chuyển sang cơ chế thị trường với những cơ chế chính sách hoàn chỉnh và đ ồng bộ, chưa nh ất quán và thích hợp với các quy định và chu ẩn mực quốc tế; các thị trường phát triển còn ở d ạng sơ khai như th ị trường chứng khóan, thị trường lao động, thị trư ờng bất động sản… Cơ sở hạ tầng công nghệ và kỹ thuật còn nhiều hạn chế, đặc biệt là hệ thống công ngh ệ thông tin và viễn thông qua gia đã có những ảnh hưởng khá nhiều đến hiệu quả họat động của hệ thống NHTM ở Việt Nam. Khuôn khổ pháp lý trong họat động của ngân h àng nói chung và họat động thanh tóan ngân hàng nói riêng chưa phù hợp và đồng bộ, nhiều qui định và chính sách trong lĩnh vực ngân hàng chưa phù hợp với nguyên tắc thị trường. 2.2.2 Nguyên nhân chủ quan: những yếu kém nảy sinh từ nội tại hệ thống NHTM Việt Nam Xu ất phát điểm hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam là thấp, thiếu chiến lược phát triển tổng thể d ài h ạn cùng với lộ trình và các giải pháp triển khai cụ thể, cùng với tốc độ cải cách thể chế, công nghệ, qu ản lý điều hành hệ thống ngân h àng diễn ra chậm, theo kiểu lần mò, thiếu qu yết sách mang tính đột phát. Cho đến nay, định hướng phát triển NHNN và NHTM chủ yếu mang tính đối phó. Những chính sách biện pháp điều chỉnh của NHNN phổ biến mang tính tình thế và ngắn hạn trong khi môi trường tiền tệ, ngân hàng luôn bị tác động bởi quá trình cải cách hội nhập quốc tế. Hơn nữa sự yếu kém của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn xu ất phát từ những yếu kém nảy sinh trong họat động của hệ thống NHTM như: tiềm lực về vốn còn yếu, công nghệ và tổ chức ngân h àng lạc hậu, trình đ ộ quản lý thấp… phần dưới đây sẽ đánh giá một cách đầy đủ những yếu kém hiện nay m à các NHTM ở Việt Nam đang phải đối mặt. 2.2.2.1. Tổ chức bộ máy còn nhiều bất cập : Mô hình tổ chức hiện nay của hầu hết các NHTM Việt Nam được tổ chức theo kiểu truyền thống đó là căn cứ vào lọai h ình nghiệp vụ để phân định chức năng các phòng ban. Trong khi ở các ngân hàng tiên tiến, các họat động hướng tới khách h àng của họ lại được phân theo tiêu thức đối tượng khách hàng - sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu cùa khách hàng và nâng cao chất lượng phục vụ khách h àng. Trong điều kiện các NHTM họat động với qui mô nhỏ , tính chất đơn giản như hiện nay thì mô hình trên vẫn tỏ ra phù hợp với mức độ tập trung quyền lực cao. Song khi ngân hàng phát triển với qui mô ngày càng lớn, 7/15 SVTH: Vũ Chu Bảo Ngọc- Lớp NH ngày 1
- với số luợng chi nhánh ngày càng m ở rộng, khối lượng và tính chất công việc ngày càng nhiều và phức tạp thì mô hình trên sẽ bộc lộ những điểm bất hợp lý. 2.2.2.2. Năng lực quản lý, điều hành còn nhiều hạn chế so với y êu cầu của NHTM hiện đại Các công cụ và cách thức quản lý điều h ành cùa NHTM Việt Nam còn chưa theo kịp với yêu cầu của NHTM hiện đại. Chiến lược kinh doanh của các NHTM Việt Nam h iện tập trung chủ yếu đầu tư theo chiều rộng chứ không phải chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống thông tin, theo dõi nợ, quản lý rủi ro không kịp thời chính xác, dẫn tới sự thiếu minh bạch trong họat động tài chính ngân hàng. Các NHTM Việt Nam chủ yếu vẫn coi tài sản thế chấp là cơ sở đảm b ảo tiền cho vay , kể cả đối với tín dụng ngắn hạn. các ngân hàng còn xem nhẹ bảo đảm theo dự án, trong khi việc xừ lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ là vấn đề khó khăn d0o vướng mắc về mặt pháp lý, vì vậy khó thu hồi được vốn vay. Khả năng chi trả của các NHTM Việt Nam rất thấp. 2.2.2.3. Vốn điều lệ, vốn tự có và tỷ lệ an tòan vốn còn thấp Vốn điều lệ là một chỉ tiêu ph ản ánh tiều lực tài chính, đảm bảo an to àn trong họat động tài chính của NHTM và tạo lòng tin với công chúng. Tuy nhiên, hiện nay vốn điều lệ của NHTM Việt Nam còn nhỏ bé, kể cả các NHTM nhà nước. Mặc dù trong quá trình thực hiện đề án cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước, Nhà nước đã “ b ơm” vốn cho các ngân h àng này tới 4 lần, nhưng tổng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại nhà nư ớc gồm 5 ngân hàng thương m ại nh à nước và m ột ngân hàng chính sách xã hội tính đến năm 2005 mới đạt khỏang 22.394 tỷ đồng, làm hạn chế khả năng huy động và cung ứng tín dụng cho tòan n ền kinh tế. Năng lực tài chính và qui mô hoạt động của các tổ chức tín dụng nh ìn chung th ấp so với ngân hàng trong khu vực và thông lệ quốc tế. Do vốn tự có thấp, nên tỷ lệ an to àn vốn thấp, theo thông lệ quốc tế th ì tỷ lệ vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro tối thiểu là 8%. Tuy nhiên hiện nay trong thực tế, nếu sử dụng tổng vốn chủ sở hữu / tổng tài sản có để phản ánh tỷ lệ an to àn vốn th ì hầu hết các ngân h àng Việt Nam, nhất là hệ thống các NHTM Nhà nước, ch ỉ đáp ứng được ở tỷ lệ khoảng 5%, thấp xa so với yêu cầu của chuẩn mực quốc tế là 8%. Với vốn tự có thấp, vốn được phép hu y đ ộng cũng sẽ thấp, do đó hạn chế hoạt động đầu tư, nhất là đầu tư vào các dự án lớn, nguy cơ rủi ro, nhất là đối với các tổ chức tín dụng loại nhỏ đang chiếm đa số về số lượng. mức vốn tự có nhỏ còn làm h ạn chế kh à năng mở rộng cho vay bảo lãnh đối với các dự án lớn của các NHTM vì theo của Luật các tổ chức tín dụng (Điều 79) quy định tổng số dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Hơn nữa, tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu không những phản ánh năng lực vốn của các ngân hàng ở dạng tĩnh m à còn thể hiện năng lực này trong mối quan hệ với hiện quả của quá trình sử dụng vốn. 2.2.2.4 Trình độ cán bộ nhân viên ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trư ờng 8/15 SVTH: Vũ Chu Bảo Ngọc- Lớp NH ngày 1
- Hiện nay chất lượng và trình độ cán bộ được các NHTM Việt Nam đặc biệt quan tâm và coi đó là một yếu tố quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong thời gian qua do các ngân hàng mở rộng mạng lưới hoạt động quá nhanh do vậy có nhu cầu cần tuyển dụng thêm cán bộ tăng rất mạnh tuy nhiên việc tuyển dụng đội ngũ cán bộ, nhân viên mới vẫn theo truyền thống kiểu cũ, trình độ hạn chế về mọi mặt, làm cho chí phí hoạt động tăng và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam. Nhiều cán bộ ngân hàng chưa hình dung được những dịch vụ ngân hàng tiên tiến trên thế giới được giới thiệu qua báo, đài. Tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao là một minh chứng cho sự thành thạo nghiệp vụ tín dụng. Số người hiểu biết tường tận luật quốc tế, các quy định chung của tổ chức thế giới không nhiều. 2.2.2.5 Máy móc, công nghệ ngân hàng còn lạc hậu Máy móc. công nghệ là những yếu tố căn bản thuộc về “lực lư ợng sản xuất’ của hoạt động ngân h àng hiện nay còn yếu kém, các công nghệ chủ yếu vẫn còn dựa và kỹ năng truyền thống, các tiện ích ngân hàng còn nghèo nàn. Ch ẳng hạn: Năm 2005 các NHTM Việt Nam đ ã phát hành tương ứng được 2,5 triệu thẻ nội địa và 134,7 ngìn thẻ quốc tế nhưng mới chỉ có 1.738 máy ATM được lắp đặt trên toàn quốc. Đến cuối năm 2006 số lượng thẻ đã là 4,2 triệu thẻ nội địa và 242,5 nghìn thẻ quốc tế. Tuy nhiên, mỗi n gân hàng lại phát triển hệ thống ATM theo cách riêng của m ình, mặc dù hiện nay đã có 4 liên minh th ẻ gồm: Liên minh th ẻ của ngân hàng ngo ại thương Việt Nam (Vietcombank); công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia (Banknet Việt Nam ); liên minh th ẻ NHTM Cổ phần Đông Á, NHTM Cổ ph ần Sài Gòn công thương và Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL; Liên minh th ẻ NHTM CP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) và ANZ. Chính vì vậy ch ưa tạo sự liên kết mạnh giữa các ngân hàng trong huy được hiệu quả của hệ thống máy móc thiết bị, nâng cao sức cạnh tranh, tiết kiệm chi phí …. Đồng thời việc ứng dụng công nghệ của các ngân hàng ở các mức độ khác nhau, tạo chênh lệch khá cao về trình độ công nghệ ở một số ngân hàng. 2.2.2.6 Năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam còn yếu Việt Nam đang theo tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có hội nhập tài chính - n gân hàng. Hội nhập tài chính - ngân hàng lại đòi hỏi tự do hoá tài chính Tự do hoá tài chính cũng đồng nghĩa với việc mở rộng cạnh tranh trong các hoạt động tài chính mang tính ch ất trung gian. Điều n ày đồng nghĩa với việc xoá bỏ sự phân biệt đối xử về pháp lý giữa các loại hình hoạt động khác nhau. Theo hiệp định thương m ại Việt - M ỹ cam kết lộ trình 9 năm với 7 cột mốc tháo dỡ mọi hạn chế đối với các ngân h àng của Mỹ đuợc bãi bỏ hoàn toàn và lộ trình cam kết Tổ chức Thương m ại thế giới (WTO). Cho đ ến tháng 12/2004, các nhà cung cấp dịch vụ Mỹ (trừ ngân hàng và công ty thuê mua tài chính) ch ỉ được hoạt động tại Việt Nam d ưới h ình thức liên doanh với đối tác Việt Nam dưới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam, sau thời gian đó những hạn chế n ày đã bị bãi bỏ. Sau 9 năm tức là từ tháng 12/2010, các ngân hàng Mỹ đ ược phép th ành lập ngân hàng con 100% vốn của Mỹ tại Việt Nam. Trong th ời gian 9 năm đó, các ngân hàng M ỹ có thể thành lập ngân hàng liên doanh với đối tác Việt Nam theo tỷ lệ góp vốn 30-49% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh. Theo đó các nhà cung cấp dịch 9/15 SVTH: Vũ Chu Bảo Ngọc- Lớp NH ngày 1
- vụ tài chính Mỹ đuợc phép cung cấp 12 phân ngành dịch vụ ngân h àng theo lộ trình với 7 cột mốc. Lộ trình này xác đ ịnh rõ m ức độ tham gia các loại h ình dịch vụ ngân hàng và hình thức pháp lý mà các nhà cung cấp dịch vụ Mỹ đuợc hoạt động tại Việt Nam , điều n ày cũng đồng ngh ĩa với yêu cầu cắt giảm bảo hộ về kinh doanh dịch vụ ngân hàng của Mỹ, cho phép họ được tham gia với mức độ tăng dần vào ho ạt động ngân h àng tại Việt Nam. Như vậy, trong thời gian tới các hạn chế đối với các ngân hàng nước ngoài ho ạt động trên lãnh thổ Việt Nam sẽ đuợc loại bỏ và các ngân hàng nước ngo ài sẽ từng bước tham gia vào lĩnh vực hoạt động n gân hàng tại nước ta. Điều này có nghĩa là sẽ tạo sức ép cạnh tranh trong ngành Ngân hàng và buộc ngân hàng Việt Nam phải tăng thêm vốn, đầu tư kỹ thuật, cải tiến phương thức quản trị và hiện đại hoá hệ thống thanh toán để nâng cao hiệu quả hoạt động và n ăng lực cạnh tranh. Thách thức về cạnh tranh đối với các ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới là khá lớn, đặc biệt trong phạm vi hoạt động kinh doanh của các lĩnh vực mà các ngân hàng nước ngoài có ưu thế như: thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, đầu tư dự án và các khách hàng chiến lược như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu… mặt khác các ngân hàng nước ngoài còn hơn hẳn chúng ta về vốn, công nghệ, năng lực tổ chức quản lý cũng như kinh nghiệm… Trong khi điểm mạnh của các ngân hàng nước ngoài là dịch vụ (chiếm tới trên 40% tổng thu nhập) thì tình trạng “độc canh” tín dụng vẫn còn phổ biến ở hầu hết các ngân hàng Việt Nam, thu lãi cho vay của toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam vào năm 2005 chiếm 88% (với ngân hàng ngoại thương thỉ tỷ trọng này cũng chiếm đến 79,8%) và tại thời điểm 8/2006 là 89%, thu về hoạt động dịch vụ vhỉ chếm tỷ trọng nhỏ 12% năm 2005 và 11% vào thời điểm 8/2006. Rõ ràng các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, thiều các định chế quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị tài sản có, nhóm khách hàng, loại sản phẩm, kiểm toán nội bộ. Hơn nữa, tình trang các ngân hàng Việt Nam (đặc biệt là các NHTM nhà nước) đầu tư tập trung quá nhiều vào các DNNN mà phần lớn các doanh nghiệp n ày đều có thứ bậc xếp hạng tài chính thấp thuộc các ngành có khả năng cạnh tranh yếu. Đây là nguy cơ rủi ro rất lớn đối với các NHTM nói chung và các NHTM nhà nước nói riêng. Ngoài ra, hội nhập quốc tế làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro của hệ thống ngân hàng, trong khi đó cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám sát ngân hàng còn rất đơn giản, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, Luật hoạt động của các tổ chức tín dụng hiện hành còn có một số điểm chưa phù hợp với nội dung của GATS, Hiệp định Thương mại Việt - M ỹ và cam kết WTO để đảm bảo việc tuân thủ nghiêm pháp luật về ngân hàng và sự an toàn của hệ thống ngân hàng, nhất là trong việc ngăn nhặn và cảnh báo sớm các rủi ro trong hoạt động ngân hàng. 2.2.2.7. Cơ chế và thể chế quản lý còn nhiều hạn chế Luật ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng còn nhiều nội dung bất cập với xu hướng phát triển hoạt động ngân h àng - đặc biệt là những nội dung về vị thế của NHNN, chức năng, nhiệm vụ của Thống đốc và một số quan hệ giữa ngân h àng với các cấp ngành trong nền kinh tế quốc dân còn bị gò bó và lệ thuộc rất lớn. Theo đó, việc tổ chức, điều hành còn bị chồng chéo, công kềnh, còn nhiều hiện tượng lẫn lộn giữa luật với lệnh, giữa hoạt động kinh doanh với hoạt động chính sách, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoặc nhiều 10/15 SVTH: Vũ Chu Bảo Ngọc- Lớp NH ngày 1
- hoạt động ngân hàng phi chính thức còn tiếp tục tồn tại ngoài vòng kiểm soat của ngành. Cấu trúc hệ thống ngân hàng tuy phát triển mạnh mẽ về chiều rộng (cả khu vực quản lý lẫn khu vực kinh doanh) nhưng hiệu quả và ch ất lượng hoạt động kém. Quyền hạn của một giám đốc NHTM nhà nước là quá lớn, trong khi trách nhiệm rất khó xác định, dẫn đến các kho ản tín dụng mới liên tục tăng nhưng chẳng mấy ai quan tâm đến nợ xấu. 2.2.2.8. Cơ cấu khách hàng không cân đối Hiện nay dịch vụ ngân hàng của các NHTM Việt Nam còn đơn điệu, nghèo nàn, tính tiện lợi chưa cao, chưa tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho các khách h àng thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng. Tín dụng vẫn là họat động kinh doanh chủ yếu tạo thu nhập cho các ngân hàng, các nghiệp vụ mới như dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, môi giới kinh doanh, tư vấn dự án chưa phát triển. Cho vay theo chỉ định của nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng của các NHTM nhà nước. Tuy việc mở rộng tín dụng cho khu vực kinh tế ngòai quốc doanh đã có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc. hầu hết các chủ trang trại và công ty tư nhân khó tiếp cận được nguồn vốn ngân h àng và vẫn phải huy động vốn bằng các hình thức khác. Theo điều tra mới nhất của Tổng cục thống kê hiện tại cả nước có hơn 200.000 DN vừa và nhỏ, đóng góp 40 %v GDP, tạo trên 12 triệu việc làm cho xã hội. Tốc độ tăng trưởng tín dụng dành cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có xu hư ớng tăng. Riêng hai năm gần đây, số vốn mà các NHTM cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay chiếm b ình quân 40% tổng dư nợ, thậm chí có những trường hợp chiếm từ 50 - 6 0 % tổng dư nợ như ngân hàng Công thương Việt Nam. Tuy nhiên, Bộ Kế họach & Đầu tư công bố mới đây cho thấy, chỉ có 32,38% số doanh nghiệp cho biết khả năng tiếp cận được nguồn vốn các NHTM, khoảng 35,24% số doanh nghiệp không tiếp cận được. PH ẦN 3 : NHỮNG KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN HIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HỆ TH ỐNG NHTM Ở VIỆT NAM. 3.1 Định hướng phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam 3.1.1. Mục tiêu phát triển Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Đổi mới tổ chức và họat động của NHNN để hình thành bộ máy tổ chức tinh gọn, chuyên nghiệp, có nguồn lực, năng lực xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ ( CSTT) theo nguyên tắc thị trường dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến, thực hiện các thông lệ, chuẩn mực quốc tế và họat động ngân hàng trung ương, hội nhập với cộng đồng tài chính qu ốc tế, thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nh à nước trên lĩnh vực tiền tệ và họat động n gân hàng, 11/15 SVTH: Vũ Chu Bảo Ngọc- Lớp NH ngày 1
- đồng thời tạo nền tảng đến sau năm 2010 phát triển NHVN trở thành NHTW hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của các NHTW trong khu vực. Xây dựng và thực thi có hiệu quả CSTT nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và thực hiện công cuộc CNH-HĐH đất nước. 3.1.2 Mục tiêu phát triển các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt nam đến năm 2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020. Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các TCTD theo hường hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình đ ộ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực với cấu trúc đa d ạng về sở hửu, về loại hình TCTD, có quy mô hoạt động lớn h ơn, tài chính mạnh, đồng thời tạo nền tảng đến sau năm 2020 xây dựng hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ tiến tiến trên toàn khu vực và thế giới, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng. Đồng thời, phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán với chất lượng cao và m ạng lưới phân phối phát triển hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương m ại trên cơ sở phân biệt chức năng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ cảu NHTM. Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TCTD trong kinh doanh. Tiếp tục củng cố, lành mạnh hóa và phát triển các ngân h àng cổ phần; ngăn ngừa và xử lý kịp thời, khôn g để xảy ra đổ vỡ ngân h àng ngoài sự kiểm soát của NHNN đối với các TCTD yếu kém. Một số NHTM đạt m ức vốn tự có tương đương 800 - 1.000 triệu USD đến năm 2010, có thương hiệu mạnh và khả năng cạnh tranh quốc tế. Phấn đấu hình thành được ít nhất một tập đo àn tài chính hoạt động đa năng trên thị trường tài chính trong và ngoài nước. a/ Định hướng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa d ạng, đa tiện ích được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại và d ịch vụ tài chính, ngân hàng mới có hàm lượng công nghệ cao. Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng của các TCTD Việt Nam theo nguyên tắc thị trường, minh bạch, hạn chế bao cấp và chống độc quyền cung cấp dịch vụ ngân h àng để từng b ước phát triển thị trường dịch vụ ngân h àng thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh, an to àn và hiệu quả. b/ Định hướng phát triển công nghệ và hệ thống thanh toán ngân hàng đến năm 2010 Phát triển hạ tầng công nghệ ngân hàng hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực dựa trên cơ sở ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, điện tử tiên tiến và các chuẩn mực, 12/15 SVTH: Vũ Chu Bảo Ngọc- Lớp NH ngày 1
- thông lệ phù hợp với điều kiện Việt Nam. Hiện đại hóa toàn diện, đồng bộ công nghệ ngân hàng của NHNN các các TCTD trên các mặt về nghiệp vụ, quản lý và phương tiện kỹ thuật. Phấn đầu xây dựng hệ thống thanh toán ngân hàng an toàn, hiệu quả và hiện đại ngang tầm trình độ phát triển của các nước trong khu vực. Phát triển hệ thống thanh toán điện tử trong quốc, hiện đại hóa hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ và hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM theo hư ớng tự động hóa với cấu trức mở và có khả năng tích hợp hệ thống cao đối với các ứng dụng. 3.1.3 Định hướng chiến lược phát triển các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam Tuân thủ các quy định của Hiệp định thương m ại Việt - Mỹ, các thỏa thuận song phương khác như EU, Nhật Bản, các cam kết lộ trình của Tổ chứ c Thương m ại Thế giới (WTO) về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng. Tiếp tục chủ động nới lỏng các hạn chế về tiếp cận thị trường và hoạt động ngân hàng của các TCTD nước ngoài tại Việt Nam theo lộ trình đ ã cam kết. Vừa tạo cơ hội cho các TCTD nước ngo ài vào hoạt động hợp pháp và theo cam kết quốc tế, vừa có phương thức, cơ chế quản lý mềm dẻo, đúng pháp luật và phù hợp thông lệ quốc tế để hạn chế sự thao túng, cạnh tranh không lành mạnh hoặc thôn tính của các TCTD nước ngo ài đối với các TCTD Việt Nam. 3.1.4 Định hướng ho àn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến năm 2010 Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn kinh doanh tiền tệ - ngân hàng. Xây dựng môi trường pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng minh bạch và công b ằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn h ệ thống tiền tệ, ngân h àng. Các chính sách và quy định pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng góp phần tạo môi trư ờng cạnh tranh lành mạnh và động lực cho các TCTD, doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất kinh doanh. 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả họat động của hệ thống ngân hàng việt nam trong thời gian tới 3.2.1. Giải pháp từ phía Chính phủ Chính phủ nên trao qu yền tự quyết cho Ngân hàng Nhà nước, việc làm này sẽ tách b ạch hoạt đồng điều tiết nền kinh tế với hoạt động điều tiết của thị trư ờng tiền tệ. Chỉ có thực hiện như vậy th ì Ngân hàng Nhà nước mới thực hiện đúng vai trò của m ình đối với nền kinh tế và hệ thống Ngân hàng. Chính phủ không nên can thiệp vào tình hình hoạt động của Hệ thống Ngân hàng thương mại, Chính phủ nên tạo ra sân chơi b ình đẳng giữa các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước trong hoạt động vay vốn Ngân hàng. 13/15 SVTH: Vũ Chu Bảo Ngọc- Lớp NH ngày 1
- Chính phủ không chỉ định các doanh nghiệp Nhà nước được vay vốn mà không đủ điều kiện theo luật Ngân hàng. Chính phủ cần ho àn thiện môi trường pháp lý, tạo điều kiện để các định chế tài chính quốc tế được tiếp cận với thị trường tài chính Việt Nam, để các định chế tài chính n ày có điều kiện hoạt động một cách tốt nhất. Đồng thời môi trường pháp lý rõ ràng, chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi cho các bên, tránh tình trạng gây thiệt thòi cho khách hàng khi các Định chế tài chính này ho ạt động không hiệu quả và tuyên bố phá sản. 3.2.2 Các giải pháp từ NHNN Việt Nam NHNN cần nâng cao vai trò hoạt động của m ình trong việc điều hành, quản lý hệ thống NH Thương Mại. Đặc biệt, NHNN cần tăng khả năng của m ình trong công tác dự báo, đánh giá tình hình diễn ra của thị trường tiền tệ. NHNN tăng cường khả năng kiểm tra, giám sát của mình đối với hoạt động của hệ thống NHTM, đ ưa ra các biện pháp để ngăn chặn đư ợc những ảnh hư ởng xấu do hệ thống NHTM gây ra cho nền kinh tế. NHNN cần nâng mức quy định về vốn điều lệ cũng như tỷ lệ an to àn tối th iểu về vốn, điều này nh ằm nâng cao sức mạnh nội lực của hệ thống NHTM, từ đó, hệ thống NHTM mới có thể hoạt động hiệu quả hơn, đủ sức cạnh tranh với hệ thống Ngân hàng quốc tế. Trong tương lai, việc cấp phép thành lập Ngân hàng thương mại sẽ được NHNN dựa trên bối cảnh của nền kinh tế, dựa vào các d ịch vụ, tiện ích mà Ngân hàng có thể đem lại. Chứ không như tình trạng hiện nay, hệ thống NHTM được đánh giá là có quá nhiều NHTM được ra đời , nhưng lại hoạt động nhỏ lẻ, manh múng, tạo ra sự cạnh tranh bất hợp lý trong ngành ngân hàng. NHNN cần xây dựng chiến lược phát triển lâu dài cho ngành Ngân hàng, dự đoán trước được tình hình, những bước đi của nền kinh tế trong tương lai. Xây dựng các chuẩn mực về ngành Ngân hàng. NHNN không can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của NHTM. NHNN tạo điều kiện, quản lý chặt chẽ trong công tác sáp nhập, góp vốn ….của các NHTM. 3.2.3 Giải pháp từ phía các NHTM Qua tình hình thực trạng của NHTM đã được nêu ở phần trên, ta thấy nổi lên nhiều vấn đề cần được giải quyết để có thể phát triển. Vì vậy để khắc phục được những yếu kém, 14/15 SVTH: Vũ Chu Bảo Ngọc- Lớp NH ngày 1
- cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh trong thời gian tới, các NHTM cần thực hiện theo lộ trình sau: NHTM cần nâng cao năng lực tài chính của mình, tạo sức mạnh từ nội lực cho n gân hàng. Nâng cao năng lực quản trị, điều hành ho ạt động Ngân h àng. Áp dụng và triển khai các công nghệ ngân hàng mới phù hợp với hoàn cảnh và đ iều kiện nền kinh tế Việt Nam. Đón đầu các “kịch bản” của nền kinh tế. Nâng cao chất lượng phục vụ h ơn nữa cho khách hàng, thực hiện chiến lược chăm sóc khách hàng tận nhà, tạo điều kiện để dịch vụ ngân h àng đến tay khách h àng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Phát triển thêm nhiều sản phẩm mới trong hoạt động ngân h àng nh ằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong thời kì hội nhập, cạnh tranh toàn cầu. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Từng b ước tiếp cận với các chuẩn mực công n ghệ quốc tế. Trong hoạt động tín dụng, rà soát lại chất lượng tín dụng, cần có sự nhìn nhận rõ những khuyết điểm, những sai lầm trong hoạt động tín dụng để có hướng khắc phục, tránh tình trạng xử lý nhằm đạt chỉ tiêu, mà đ ể lại hậu quả nặng nề về sau. Bên cạnh đó, Ngân hàng chuẩn hóa và thường xuyên kiểm tra công tác thẩm đ ịnh, tái thẩm định nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Đối với tình hình n ợ xấu, cần đưa ra hướng giải quyết cụ thể, có thể gắn kết với Hiệp hội Bất động sản để giải quyết Bất động sản thế chấp trong trư ờng họp cần thiết. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, thường xuyên cập nhật kiến thức mới đối với đội ngũ lao động, không sử dụng lao động không đủ trình độ. Đặc biệt, NHTM cần xây dựng chiến lược phát triển cụ thể, định hư ớng phát triển trong thời gian dài chứ không mang tính phát triển nhất thời, hoạt động m anh mún. 15/15 SVTH: Vũ Chu Bảo Ngọc- Lớp NH ngày 1
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tiểu luận: Chọn 1 công ty, phân tích và đánh giá website của công ty này theo các tiêu chuẩn đánh giá đã được giới thiệu - So sánh với 2 website cùng ngành khác (1 tại VN và 1 của nước ngoài), đánh giá hoạt động thương mại điện tử của các website - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện website nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử cho công ty của Việt Nam
24 p | 2950 | 549
-
Bài tập lớn môn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý Ngân hàng Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
77 p | 1541 | 227
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỤ BÙ DỌC 500KV ĐẾN ỔN ĐỊNH ĐIỆN ÁP CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG TCSC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH"
6 p | 186 | 42
-
Báo cáo " Thẩm quyền quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo theo pháp luật một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam "
6 p | 121 | 19
-
BÀI TẬP LỚN MÔN PTTKHT: HỆ THỐNG QUẢN LÝ TIỀN GỞI THANH TOÁN NGÂN HÀNG PHẦN 1: Khảo sát hệ thống
10 p | 126 | 18
-
Bài viết số 1: Chương Tổng Quan Về Hệ Thống NHTM- Chương Tổng Quan Về Hệ Thống NHTM
15 p | 99 | 17
-
Đề tài:" ĐOÀN KẾT XÃ HỘI - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ "
14 p | 103 | 14
-
Báo cáo "Luật tố tụng hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền - vấn đề pháp điển hóa lần thứ ba "
12 p | 124 | 14
-
Tóm tắt Đề tài nghiên cứu khoa học: Xây dựng thư viện điện tử kết hợp xây dựng bài giảng điện tử làm học liệu
11 p | 72 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng hệ thống bài tập phát triển kĩ năng nói cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc lớp 1, 2, 3 qua môn Tiếng Việt
117 p | 74 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng phát âm cho học sinh lớp 1
107 p | 81 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ Thuật: Nghiên cứu hệ mật ElGamal trên trường đa thức
56 p | 45 | 8
-
Báo cáo khoa học " CÁC ĐẶC TRƯNG NGUY HIỂM CHÁY CỦA VẬT LIỆU XÂY DỰNG - QUY ĐỊNH TRONG MỘT SỐ HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN VỀ AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH "
8 p | 73 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trong Luật Hình sự Việt Nam
17 p | 53 | 5
-
Báo cáo "Quy định của pháp luật Việt Nam về quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới "
6 p | 71 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ Thuật: Nghiên cứu hệ mật ElGamal trên trường đa thức
22 p | 12 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Dự đoán tác dụng phụ của thuốc từ y văn sử dụng mô hình lai dựa trên mạng nơ ron
51 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn