Bạn có là nhà lãnh đạo doanh nghiệp giỏi?
lượt xem 29
download
Thử trả lời 10 câu hỏi dưới đây của tờ Fortune (đăng trên CNNMoney.com) để trắc nghiệm khả năng lãnh đạo doanh nghiệp của bạn. Dù chỉ có 10 câu, bài trắc nghiệm này bao gồm các kỹ năng thiết yếu một nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải có, như khả năng ra quyết định, rèn luyện khả năng lãnh đạo, ứng xử với cấp trên và cấp dưới, kể cả một vấn đề được quan tâm nhiều hơn gần đây: quan hệ với cộng đồng....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bạn có là nhà lãnh đạo doanh nghiệp giỏi?
- Bạn có là nhà lãnh đạo doanh nghiệp giỏi? Thử trả lời 10 câu hỏi dưới đây của tờ Fortune (đăng trên CNNMoney.com) để trắc nghiệm khả năng lãnh đạo doanh nghiệp của bạn. Dù chỉ có 10 câu, bài trắc nghiệm này bao gồm các kỹ năng thiết yếu một nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải có, như khả năng ra quyết định, rèn luyện khả năng lãnh đạo, ứng xử với cấp trên và cấp dưới, kể cả một vấn đề được quan tâm nhiều hơn gần đây: quan hệ với cộng đồng.
- 1. Bạn đã được huấn luyện và có nhiều kinh nghiệm quản lý con người, nhưng bạn lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận các kỹ thuật mới nhất. Bạn sẽ: a. Tranh thủ học càng nhiều càng tốt về các tiến bộ mới khi rảnh rỗi. b. Đăng ký học các khóa bồi dưỡng những kỹ năng như khuyến khích nhân viên, đánh giá chất lượng công việc của họ, và cải thiện khả năng nói trước đám đông. c. Xem như chuyện gì mình cũng biết. 2. Lâu nay, bạn luôn luôn dùng tư duy logic để giải quyết các vấn đề. Khi một nhân viên gây ra một tình huống trong đó bạn không thể dùng logic để giải quyết (ví dụ như sau khi tìm không ra dụng cụ bấm kim của mình, một nhân viên phát cáu lên và gọi các đồng nghiệp là một lũ ăn cắp). Bạn sẽ: a. Nhắc đi nhắc lại với nhân viên đó các lý lẽ logic thuyết phục anh ta
- không nên mất bình tĩnh. Dù sao đi nữa, cách tiếp cận sáng suốt của bạn đã chứng tỏ bạn là cấp chỉ huy. b. Nói với người nhân viên là anh ta trông rất kỳ cục và xem chuyện này tự nhiên sẽ trôi qua. c. Nhìn vấn đề theo cách nhìn của người nhân viên, dù rằng đối với bạn chuyện lo lắng mất cắp của anh ta là không có cơ sở. 3. Tổng giám đốc hỏi bạn về các ý tưởng cho một chiến dịch tiếp thị mới dù marketing không phải là chuyên môn của bạn. Bạn sẽ: a. Gặp người ở bộ phận marketing để biết ý tưởng của họ, dùng phương pháp động não (brainstorming) với người có khả năng hướng dẫn bạn và nghiên cứu các chiến dịch tiếp thị của các công ty đối thủ. b. Giải thích với tổng giám đốc rằng bạn không phải là người thích hợp trong việc này bởi vì mình chẳng biết tí gì về tiếp thị, và giới thiệu người
- khác có đúng kỹ năng. c. Tạm thời không đá động gì đến vấn đề này cho đến khi tổng giám đốc giao việc này cho người khác có kỹ năng tốt hơn giải quyết. 4. Bạn bị căng thẳng bởi một núi công việc phải giải quyết trong vài tuần nữa đến nỗi bạn nghĩ mình không thể nào thực hiện hết được. Bạn sẽ: a. Quyết tâm làm việc ngày đêm, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật cho đến khi xong việc mới thôi. b. Nói với cấp trên rằng công việc đã ngập đầu bạn và bạn sẽ hoàn thành công việc tốt hơn nếu được phép lùi lại thời hạn chót dành cho một số đầu việc. c. Thư thả, về nhà lúc 6 giờ chiều mỗi ngày, và thậm chí có thể nghỉ một vài ngày để tái tạo năng lượng làm việc
- 5. Bạn đang tập trung cao độ để giải quyết một vấn đề hóc búa, nhưng có vẻ bạn chẳng đi đến đâu. Bạn sẽ: a. Cố gắng hơn nữa. Trong quá khứ bạn luôn luôn tìm được giải pháp sau khi cày xới tận gốc rễ vấn đề . b. Giao công việc cho một người dưới quyền và hy vọng rằng cách tiếp cận mới sẽ giúp tìm ra giải pháp khả thi. c. Thư giãn, nhìn ra cửa sổ hoặc đi dạo để đầu óc được tự do. 6. Cuối tuần này bạn có một số việc cần hoàn tất. Cách tốt nhất để sử dụng thời gian là: a. Làm càng nhiều việc cùng một lúc càng tốt vì như thế sẽ tiết kiệm thời gian. b. Chỉ tập trung làm một việc, sau khi hoàn tất việc đó bạn sẽ bắt tay làm việc khác.
- c. Cố gắng làm hết mọi việc bằng cách làm thêm giờ. 7. Bạn đang cần quyết định một việc ảnh hưởng đến chiến lược tương lai của công ty, nhưng lại không có đủ dữ liệu để xem mình nên chọn con đường nào. Bạn sẽ: a. Suy nghĩ một cách cẩn thận các thông tin bạn có, thảo luận các tình huống xảy ra với các đồng nghiệp có kinh nghiệm và sau đó ra quyết định. b. Không ra bất cứ quyết định nào cho đến khi bạn đã nghiên cứu thật sâu và phân tích mọi hậu quả của từng tình huống có thể xảy ra. c. Giao việc ra quyết định cho người khác có trực giác tốt hơn mình. 8. Bộ phận do bạn đứng đầu không đạt doanh số và những khách hàng thân thiết nhất đang bỏ đi. Bạn cần phải lật ngược thế cờ trong
- thời gian ngắn. Cách tốt nhất bạn nên làm là: a. Hủy bỏ các buổi tiệc, yêu cầu mọi người rút ngắn thời gian ăn trưa và buộc họ phải làm việc nhiều giờ hơn, chăm chỉ hơn cho đến khi đạt được kế hoạch. b. Nhận trách nhiệm về mình vì bạn là người đứng đầu bộ phận và làm hết sức để giải quyết vấn đề. c. Động viên mọi người bằng cách cho họ ăn pizza miễn phí vào bữa trưa, phát động phong trào sáng tác khẩu hiệu làm việc trên áo thun, và phát các cặp vé xem phim miễn phí cho người nghĩ ra giải pháp sáng tạo nhất để giành lại khách hàng. 9. Bạn được giao lãnh đạo một nhóm nhân viên thuộc nhiều dân tộc khác nhau, có độ tuổi từ 20 đến gần 60. Cách tốt nhất để tạo sự gắn kết trong nhóm là: a. Khuyến khích mọi người bày tỏ quan điểm khác nhau dựa trên điểm
- xuất phát và trải nghiệm khác nhau của họ. b. Bỏ qua sự khác biệt của họ vì tuổi tác, chủng tộc chẳng ảnh hưởng gì đến khả năng làm việc. c. Theo học một khóa huấn luyện về quản lý trong đa dạng để bạn có thể ý thức được các vấn đề pháp lý nhưng đồng thời có thể lãnh đạo cả nhóm như thể họ chẳng có gì khác biệt về chủng tộc hoặc tuổi tác. 10. Cuối năm, bộ phận công ty do bạn quản lý còn tồn quỹ được tự do tiêu xài. Để giúp công ty thành công hơn, bạn sẽ: a. Tưởng thưởng xứng đáng cho năm người làm việc tốt nhất trong bộ phận. b. Yêu cầu nhân viên của bạn đề nghị một tổ chức từ thiện trong cộng đồng cần giúp đỡ. Sau đó lập kế hoạch bảo trợ nhằm tạo ra sự khác biệt rõ rệt cho cộng đồng.
- c. Thết đãi toàn thể nhân viên và gia đình họ một bữa tiệc linh đình. Trả lời: Các câu trả lời đúng trong trắc nghiệm này dựa trên quyển sách nhan đề Smarter, Faster, Better: Strategies for Effective, Enduring, and Fulfilled Leadership (Khôn hơn, nhanh hơn, tốt hơn: Chiến lược cho lãnh đạo hiệu quả hơn, lâu dài hơn và mãn nguyện hơn) của Karlin Sloan, một chuyên gia huấn luyện lãnh đạo doanh nghiệp.Câu 1: (b). Lời khuyên của Sloan là người lãnh đạo khôn ngoan cần tập trung vào những gì mình đã làm tốt nhất. Nhiều người vẫn tin rằng cần phải cải thiện tất cả những gì mình còn chưa hoàn thiện. Thay vì vậy, nên tập trung vào những điểm mạnh của mình để hoàn thiện chúng. Câu 2: (c). Sloan khuyên chúng ta nên tạm thời rời bỏ cách suy nghĩ ưa thích của mình. Ví dụ như từ trước đến giờ bạn vẫn chú ý nhiều đến chi tiết, thì nay nên nhìn vấn đề với cái nhìn tổng thể. Cũng nên nhớ rằng nhiều nhân viên âm thầm than vãn về việc mất mát các văn phòng phẩm của mình.
- Câu 3: (a). Câu trả lời của Sloan là: “Hãy làm cho các chuyên gia vây quanh mình. Dùng phương pháp động não với đồng nghiệp, người có khả năng hướng dẫn mình và bạn bè. Người khôn ngoan nhất là người biết rằng có người còn giỏi hơn mình. Phải đặt với họ thật nhiều câu hỏi”. Câu 4: (c). Theo Sloan, “để có thể làm việc với tốc độ nhanh hơn, hãy làm việc chậm lại. Cứ ngủ trưa, hoặc lấy phép nghỉ ngơi. Đừng tham việc vào lúc cuối tuần. Không nên quá căng thẳng vì công việc. Nếu như bạn có cảm giác đó, bạn đang làm việc quá sức, đi quá nhanh và không tái tạo đủ năng lượng. Điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để hoàn tất công việc. Chuyện quyết tâm làm việc ngày đêm trong câu (a) là con đường dẫn đến hủy diệt. Yêu cầu cấp trên cho mình thêm thời gian, tuy có lúc cũng được đáp ứng, lại không có lợi cho tiền đồ của bạn về lâu dài. Câu 5: (c). Các nghiên cứu cho thấy rằng con người trở nên sáng tạo nhất khi trong não họ xuất hiện sóng theta, như lúc họ mơ màng trong
- ngày. Sóng theta còn xuất hiện khi chúng ta ngủ. Vì thế, có lúc người ta đi ngủ cùng với một vấn đề cần giải quyết thì họ có được giải pháp vào sáng hôm sau. Câu 6: (b). Sloan cho rằng các nghiên cứu về hoạt động não bộ đã chứng minh làm nhiều việc cùng một lúc sẽ làm giảm sút khả năng của não lẽ ra có được cho từng hoạt động riêng rẽ và làm chậm tiến độ công việc vì não phải mất thời gian chuyển từ việc này sang việc khác. Nếu thật sự bạn bù đầu, bù cổ vì công việc, (c) có thể là lựa chọn, nhưng đừng tập thành thói quen. Câu 7: (a). Người cầu toàn sẽ chọn (b), nhưng cầu toàn là việc rất mất thời gian và tiêu hao năng lượng. Phân tích quá chi tiết đến mức không cần thiết ít khi dẫn đến quyết định đúng đắn. Còn chọn (c), thì bạn quá nhát gan.Câu 8: (c). Nếu muốn tăng cường tinh thần làm việc, cần tăng cường sự thích thú dành cho công việc. Sloan cho rằng nhân viên càng cảm thấy vui vẻ ở sở làm, họ sẽ càng có nhiều năng lượng hơn cho công việc. Nếu bạn thấy điều này không đúng so với trực giác của mình, thử
- nghĩ đến những lúc bạn nảy ra những ý tưởng hay và có thêm sự hăng hái thực hiện. Lúc đó không phải là lúc bạn cần làm việc bán sống, bán chết mà là lúc bạn cảm thấy thích thú làm việc. Tìm cách để tự giải quyết như trong (b) sẽ dẫn đến khả năng bạn tự hủy diệt mình và mọi người xung quanh. Câu 9: (a). Theo Sloan, chấp nhận khác biệt sẽ tạo ra sự gắn kết. Để tạo ra một tập thể đoàn kết, hãy tìm ra sự khác biệt về tuổi tác, tôn giáo, cách suy nghĩ, kinh nghiệm và kỹ năng của các thành viên, và tăng cường sự gắn kết dựa trên những điều đó. Câu 10: (b). Sloan kết luận rằng: “Hãy cho nhiều hơn để nhận nhiều hơn. Nhà quản lý doanh nghiệp nào có tính nhân bản, chú ý làm cho cộng đồng và thế giới họ đang sống tốt đẹp hơn sẽ được ủng hộ nhiều hơn. Bỏ ra một ngày để dọn dẹp công viên hay sửa sang một mái ấm cũng có thể là một trải nghiệm làm tăng cường sự gắn kết trong công ty của bạn”. Mỗi câu trả lời đúng bạn sẽ được 10 điểm. Nếu bạn đạt từ 80 điểm trở
- lên, bạn đang có những tố chất tốt lãnh đạo doanh nghiệp. Nếu đạt 50-70 điểm, bạn có thể là nhà quản lý tốt nhưng cần cải thiện thêm phẩm chất lãnh đạo của mình. Còn nếu chỉ đạt 40 điểm hay ít hơn, bạn phải nghiêm túc xem lại cách quản lý của mình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sách Nhà lãnh đạo trong bạn
277 p | 966 | 686
-
Ba sai lầm lớn nhất của các nhà lãnh đạo
5 p | 410 | 213
-
Đi tìm bí ẩn của “Nhà lãnh đạo”
3 p | 484 | 210
-
Nhà lãnh đạo, ông là ai?
8 p | 473 | 161
-
Kinh nghiệm lãnh đạo "Bạn có khả năng lãnh đạo?"
5 p | 321 | 122
-
Nhà lãnh đạo trong bạn
278 p | 157 | 65
-
10 phẩm chất của một nhà lãnh đạo tiềm năng
5 p | 172 | 46
-
Đúng sai với nhà lãnh đạo và quản lý
11 p | 138 | 41
-
Lãnh đạo & Quản lý có phải là một?
7 p | 171 | 39
-
BẢN LĨNH NHÀ LÃNH ĐẠO
5 p | 158 | 34
-
Bạn có phải là nhà lãnh đạo đa chiều không? (phần 2)
6 p | 150 | 23
-
TRẮC NGHIỆM : BẠN CÓ PHẢI LÀ MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO GIỎI
3 p | 123 | 22
-
Bạn có phải là nhà lãnh đạo trong khủng hoảng?
6 p | 144 | 17
-
Nhà lãnh đạo hay nhà quản lý?
6 p | 130 | 15
-
Những tố chất và kỹ năng cần có của nhà lãnh đạo
3 p | 141 | 15
-
Sáu "bửu bối" quan trọng của những nhà lãnh đạo chiến lược
6 p | 72 | 10
-
Như thế nào là nhà lãnh đạo tài ba?
4 p | 105 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn