intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ CÁC BỆNH THẤP KHỚP

Chia sẻ: Nghiem Kinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

62
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh thống phong (Bệnh Gout - Goutty Arthritis) Thuộc nhóm các bệnh khớp vi tinh thể do rối loạn chuyển hóa Purine. Tỷ lệ mắc bệnh là: 0,3% dân số người lớn, nghĩa là cứ 330 người lớn thì có 1 người mắc bệnh Gout.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ CÁC BỆNH THẤP KHỚP

  1. BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ CÁC BỆNH THÂP KHỚP ? 5. Bệnh thống phong (Bệnh Gout - Goutty Arthritis) Thuộc nhóm các bệnh khớp vi tinh thể do rối loạn chuyển hóa Purine. Tỷ lệ mắc bệnh là: 0,3% dân số người lớn, nghĩa là cứ 330 người lớn thì có 1 người mắc bệnh Gout. Thường gặp ở nam( chiếm tỉ lệ trên 90%) Tuổi bắt đầu mắc bệnh, trung niên, từ 35 đến trên 40.
  2. Khởi bệnh: Cấp tính, đột ngột, diễn biến từng đợt, giữa các đợt khớp hoàn toàn trở lại bình thường. Vị trí bắt đầu thường là các khớp chi dưới, đặc biệt là ngón 1 bàn chân(70%). Tính chất: Sưng nóng đỏ đau dữ dội, đột ngột. Ở một hoặc rất ít khớp, không đối xứng Có thể tự khỏi sau 3 - 7 ngày ( ở giai đoạn đầu) Giai đoạn muộn thể hiện ở nhiều khớp, có thể đối xứng, xuất hiện các u cục (Tophy) ở nhiều nơi đặc biệt quanh các khớp, ở vành tai.
  3. Dấu hiệu toàn thân: Khi bị viêm khớp cấp, có thể sốt cao, đột ngột kèm rét run. Thể trạng thường khỏe mạnh, mập mạp, sung túc. Có thể kèm cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu. Điều trị rất có hiệu quả khi kết hợp tốt giữa điều trị triệu chứng (thuốc kháng viêm giảm đau), điều trị phòng ngừa đều đặn, liên tục, lâu dài (thuốc làm giảm acid uric máu), điều trị các bệnh kèm theo, tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. 6. Bệnh sốt thấp cấp / thấp khớp cấp / thấp tim (Rheumatic Fever)
  4. Thuộc nhóm bệnh khớp do nhiễm khuẩn gián tiếp (qua cơ chế miễn dịch). Tỷ lệ mắc bệnh là: 0,5 - 0,6% dân số trẻ em (dưới 15 tuổi), nghĩa là cứ khoảng 200 trẻ thì có 1 trẻ bị bệnh, bệnh rất ít gặp ở người lớn. Gặp đều ở cả hai giới (nữ = nam) Bệnh thường mắc ở trẻ em lứa tuổi đến trường (thường từ 5 - 15 tuổi). Khởi bệnh thường là cấp tính với sốt, đau - viêm họng, đau - viêm khớp.
  5. Vị trí bắt đầu thường ở các khớp lớn (khớp gối, khớp khuỷu tay, khớp cổ chân). Tính chất: Sưng nóng đỏ đau, khớp lớn, không hoặc ít đối xứng. Di chuyển từ khớp này sang khớp khác, khi chuyển sang khớp mới khớp cũ hết đau, không để lại di chứng tại khớp. Có thể có viêm màng ngoài tim, màng trong tim, viêm cơ tim. Dấu hiệu toàn thân: Sốt, viêm họng, mệt mỏi, xanh xao, múa vờn, suy tim.
  6. Điều trị: Bệnh phải được chẩn đoán xác định sớm để có điều trị chống liên cầu tan huyết nhóm A ở họng, phòng thấp, ngừa tái phát, ngăn ngừa các tổn thương vĩnh viễn ở tim, van tim của trẻ. Điều trị phòng thấp phải liên tục, đều đặn, đủ thời gian, đủ liều lượng. 7. Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erithematosus - SLE) Là bệnh nặng, thuộc nhóm các bệnh của tổ chức liên kết.
  7. Tỷ lệ mắc bệnh là: 0,02 - 0,1 % dân số người lớn (nghĩa là cứ 1.000 - 5.000 người lớn mới có một người bị bệnh, chỉ chiếm 1/30 - 1/5 số bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Đại đa số là nưõ (90%). Bệnh bắt đầu mắc ở lứa tuổi trẻ (20 - 40), 55% dưới 30 tuổi. Khởi bệnh: Có thể là cấp tính hoặc bán cấp, cũng có thể từ từ tăng dần, sốt dai dẳng. Vị trí bắt đầu thường không rõ ràng, ở nhiều khớp, ở toàn thân. Tính chất: Cứng khớp buổi sáng nhẹ và ngắn. Đau nhức, nhức mỏi là chính.
  8. Đối xứng, ít gây biến dạng khớp. Dấu hiệu toàn thân: Sốt kéo dài, xanh xao, ban cánh bướm ở mặt, mệt, khó thở, phù, xạm da, rụng tóc, loét miệng, rối loạn kinh nguyệt, viêm mạch máu. Điều trị: Đây là bệnh toàn thân khá nặng, các điều trị hiện nay đều nhằm kéo dài thời gian lui bệnh, điều trị triệu chứng và điều trị biến chứng ở tim, thận, phổi, thần kinh trung ương (nếu có) của bệnh. Tiên lượng của bệnh rất dè dặt, đặc biệt khi bệnh nhân còn trẻ, tổn thương nhiều cơ quan (tim, thận, thần kinh trung ương.).
  9. Bệnh thường bột phát, nặng lên trong thời kỳ thai nghén, sinh đẻ và cho con bú. 8. Các bệnh viêm khớp do vi khuẩn gồm lao và vi khuẩn (tụ cầu, lậu cầu. ) Thuộc nhóm bệnh khớp do nhiễm khuẩn trực tiếp. Vi khuẩn có thể vào khớp theo các đường chính: ngoài da, đường niệu, và đường máu. Trực khuẩn lao vào khớp hoặc cột sống (sụn khớp hoặc đĩa đệm) qua đường máu, sau nhiễm lao đặc biệt là lao phổi.
  10. Có thể gặp ở cả hai giới, mọi tuổi, đặc biệt trẻ em, người già và những người suy giảm sức đề kháng, suy giảm miễn dịch. Khởi bệnh thường là cấp tính (nếu do vi khuẩn) hoặc bán cấp (nếu do lao). Vị trí bắt đầu thường ở một khớp, khớp lớn (khớp gối, khớp háng, cột sống). Tính chất: Không cứng khớp buổi sáng. Sưng nóng đỏ đau một khớp, cố định. Không đối xứng. Dấu hiệu toàn thân: Sốt cao, dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân và tại chỗ.
  11. Có đường vào của vi khuẩn (ngoài da, đường niệu và đường máu.) Sốt về chiều, có dấu hiệu nhiễm lao, có nguồn lây bệnh. Điều trị: Thuốc kháng sinh đặc hiệu theo mầm bệnh (nếu viêm khớp do vi khuẩn). Thuốc kháng lao theo các phác đồ điều trị lao hiện hành (nếu lao khớp). Điều trị tại chỗ, bất động trong giai đoạn viêm cấp. Tập vận động, phục hồi chức năng sớm để tránh cứng khớp, teo cơ.
  12. Tiên lượng tốt, có thể chữa khỏi nếu điều trị đúng, đủ và sớm. KẾT LUẬN Với hoàn cảnh và trang bị kỹ thuật hiện đại, các bệnh khớp thường gặp nêu trên có thể được xác định sớm bởi các thầy thuốc chuyên khoa ở các cơ sở y tế. Rất mong các thầy thuốc và người bệnh quan tâm hơn nữa tới việc xác định chuẩn đoán sớm các bệnh thấp khớp để việc điều trị đạt kết quả cao nhất, hạn chế các tác dụng bất lợi không đáng có của việc điều trị triệu chứng đơn thuần kéo dài, bảo vệ sức khỏe và chất lượng
  13. cuộc sống cho một số rất lớn bệnh nhân là góp phần làm giảm bớt gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và cho toàn xã hội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2