BÀN THÊM VỀ CÁC DẤU HIỆU THÔNG DỤNG<br />
NHẬN DIỆN HÀNH ĐỘNG HỎI GIÁN TIẾP TRONG TIẾNG VIỆT<br />
(Trao đổi thêm về bài viết “Một số hành động hỏi gián tiếp trong thơ Tố Hữu” của tác giả Hồ<br />
Thị Phương Trang, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 4- 2014)<br />
Nguyễn Thị Thanh Ngân1, Trương Thị Hoa<br />
ABSTRACT<br />
In comunication, the illocutionary force of indirect ask act is found through some words/<br />
phrases in imperative, declarative or in interrogative without requesting information. This<br />
popular and exciting speech act reflects the Vietnamese’s habit of intellect and speech.<br />
<br />
1<br />
<br />
TS, Trường ĐH Khoa học, ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Hành động ngôn từ là loại hành động đặc<br />
biệt, dùng ngôn ngữ làm phương tiện tác<br />
động đến người nghe (Sp2 (2)), khiến Sp2 ít<br />
nhiều thay đổi trạng thái tâm lý, vật lý.<br />
Như một quy luật, mỗi hình thức phát ngôn<br />
thường ứng với một lực ngôn trung nhất<br />
định, tuy nhiên, trong những trường hợp<br />
mà Sp1 dùng hình thức của kiểu câu này<br />
để hướng đến một hiệu lực ở lời khác, thì<br />
sản phẩm được tạo ra là một hành động<br />
ngôn từ gián tiếp. Điều này đã được đề cập<br />
trong nghiên cứu của các tác giả J. Searle,<br />
Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu Châu, Đặng<br />
Thị Hảo Tâm, Mai Thị Kiều Phượng…<br />
Hành động hỏi và câu hỏi- phương<br />
tiện đắc lực để thực hiện hành động này- từ<br />
lâu đã thu hút sự quan tâm của các nhà<br />
nghiên cứu. Theo đó, một hành động hỏi<br />
thường được nhận diện nhờ hình thức của<br />
câu hỏi có sử dụng các đại từ nghi vấn, các<br />
phụ từ nghi vấn, tiểu từ nghi vấn hoặc kết<br />
từ nghi vấn. Chúng tôi đồng tình với tác<br />
giả Hồ Thị Phương Trang khi nhấn mạnh:<br />
hỏi là cách để “yêu cầu cung cấp thông tin<br />
cần biết, chưa biết” (theo Lê Đông, 1996),<br />
là cách “sử dụng câu hỏi để thực hiện các<br />
mục đích giao tiếp khác nhau” (theo Đặng<br />
Thị Hảo Tâm, 2003). Từ các quan điểm về<br />
hành động ngôn từ gián tiếp và về hành<br />
động hỏi, có thể nhận thấy hành động hỏi<br />
gián tiếp có hai dạng biểu hiện: i. lực ngôn<br />
trung hỏi được biểu hiện dưới một hình<br />
thức không phải câu hỏi, và ii. hình thức<br />
câu hỏi được dùng để biểu thị một hiệu lực<br />
ở lời khác- không phải để yêu cầu cung<br />
cấp thông tin. Các công trình gần đây<br />
thường đề cập đến hành động này ở dạng<br />
(2)<br />
<br />
Trong giao tiếp, người nói và người nghe liên tục<br />
đổi vai. Người nghe trở thành người nói kế tiếp sau<br />
khi Sp1 dứt lời.<br />
<br />
biểu hiện thứ hai, chưa khai thác kỹ dạng<br />
biểu hiện thứ nhất.<br />
Bài viết của tác giả Hồ Thị Phương<br />
Trang đã cung cấp những tình huống có sự<br />
xuất hiện của hành động hỏi gián tiếp trong<br />
thơ Tố Hữu, từ đó khẳng định tài năng của<br />
nhà thơ trong việc tái hiện những chặng<br />
đường lịch sử của dân tộc [7, tr. 52]. Tuy<br />
nhiên, bài viết mới dừng lại ở việc khảo sát<br />
và nhận định, chưa cung cấp cách thức và<br />
những phương tiện thông dụng để nhận<br />
diện hành động thú vị này.<br />
2. Các dấu hiệu nhận diện hành động<br />
hỏi gián tiếp được thể hiện bằng câu hỏi<br />
có lực ngôn trung cầu khiến, bày tỏ<br />
Như đã trình bày ở trên, dấu hiệu<br />
hình thức của câu hỏi được thể hiện ở các<br />
từ nghi vấn (đại từ, phụ từ, tiểu từ, kết<br />
từ…). Khi thực hiện hành động hỏi gián<br />
tiếp, Sp1 thường sử dụng các dấu hiệu này<br />
kết hợp với một số từ ngữ nhất định, tạo<br />
thành một tổ hợp nhất định, nhờ đó Sp2 có<br />
thể nhận ra lực ngôn trung tương ứng.<br />
Thông dụng hơn cả là hiện tượng dùng câu<br />
hỏi để thực hiện mục đích cầu khiến. Đó là<br />
khi Sp1, thông qua câu hỏi, thể hiện mong<br />
muốn Sp2 thực hiện một việc X nào đó<br />
trong tương lai. Qua khảo sát, có thể kể<br />
đến những trường hợp sau:<br />
Trước tiên, đại từ nghi vấn “sao/ tại<br />
sao” kết hợp với tổ hợp thể hiện sự tồn tại<br />
còn/ vẫn chưa/ vẫn không để tạo thành các<br />
kết cấu mang lực cầu khiến:<br />
Sao + còn/ vẫn chưa V [+ động, + chủ ý]<br />
Ví dụ:<br />
(1) Kìa sao anh không ngồi xuống? ( Nam<br />
Cao, Nửa đêm)<br />
(2) Mấy cái bát này sao chưa rửa?<br />
(Nguyễn Huy Thiệp, Không có vua)<br />
Cấu trúc nêu trên có tác dụng khá<br />
rõ trong việc thể hiện mong muốn Sp2 làm<br />
một việc X nào đó trong tương lai. Cô Nhi<br />
<br />
giục anh Đức ngồi xuống thay vì cứ đứng<br />
mãi, rất khó coi (ví dụ 1); Cấn giục Sinh<br />
rửa bát, thay vì để đống mâm bát bẩn thỉu<br />
và bề bộn (ví dụ 2). Hơn thế nữa, sử dụng<br />
cấu trúc này, Sp1 thường hàm ý rằng Sp2<br />
đã phần nào đoán/ biết được mong muốn<br />
của mình, song nếu không nói ra, thì Sp2<br />
còn dùng dằng, không thực hiện ngay. Cho<br />
nên, dùng tổ hợp này, Sp1 tuy mượn hình<br />
thức câu hỏi, nhưng vẫn thể hiện yêu cầu,<br />
đề nghị đối với Sp2 một cách giục giã, sốt<br />
sắng.<br />
Ngoài đại từ “sao”, đại từ “gì” kết<br />
hợp với phụ từ tồn tại “còn” cũng biểu thị<br />
lực ngôn trung cầu khiến trong hình thức<br />
câu hỏi. Sự kết hợp giữa các thành phần<br />
này tạo thành kết cấu:<br />
S còn V [+ động, +chủ ý] gì/ làm gì (nữa)?<br />
Ví dụ:<br />
(3) - Chưa về còn đứng đó làm gì thế?<br />
(Khái Hưng, Nửa chừng xuân)<br />
(4) - Biết chú bị oan là tụi tui thả liền, chú<br />
còn đòi gì nữa ? (Nguyễn Ngọc Tư, Đau gì<br />
như thể)<br />
Trong những trường hợp này, Sp1<br />
thường giục Sp2 dừng ngay việc thực hiện<br />
hành động Y đang làm để bắt tay vào thực<br />
hiện một hành động X. Chẳng hạn, trong ví<br />
dụ (3), ông thư ký muốn chị em Mai và<br />
Huy đừng đứng mãi ở cổng trường, hãy đi<br />
nhanh cho khuất mắt. Trong ví dụ (4), cán<br />
bộ xã yêu cầu ông Tư Nhỏ chớ đòi hỏi gì<br />
thêm nữa, hãy mau rút đơn kiện về.<br />
Lực ngôn trung của cấu trúc này<br />
cũng có nhiều nét tương đồng với cấu trúc<br />
có tiểu từ “à” kết hợp với phụ từ tồn tại<br />
“còn” hay tổ hợp “còn…. nữa” khi Sp1<br />
thể hiện mong muốn Sp2 chấm dứt ngay<br />
việc đang làm:<br />
S (vẫn) còn+ V [+ động, + chủ ý] (nữa) à?<br />
Ví dụ:<br />
<br />
(5)- Anh còn sang đây cơ à? (Dương<br />
Hướng, Bến không chồng)<br />
(6) - Còn khóc nữa à, làm em ngã còn<br />
khóc gì nữa? (Vũ Thị Xoa, Bài học cho<br />
mẹ)<br />
Trong ví dụ (5), sẵn nỗi bực tức,<br />
chú Xeng yêu cầu Nghĩa đừng bao giờ đặt<br />
chân đến nhà mình nữa. Ở ví dụ (6), người<br />
mẹ giận dữ ra lệnh cho đứa con ngừng<br />
khóc. Sp2 không khó để nhận ra lực ngôn<br />
trung cầu khiến bên trong những câu hỏi<br />
dạng này.<br />
Thực vậy, qua khảo sát, hiếm có<br />
tình huống nào mà Sp2 - khi nhận được<br />
những câu hỏi như trên- lại trả lời Sp1<br />
bằng cách cung cấp thông tin. Trong ví dụ<br />
1, Đức không trả lời, mà “ngoẹo cái đầu về<br />
một bên, từ từ hạ người xuống, lom khom<br />
ngồi xổm…”. Ở ví dụ 3, chị em Mai và<br />
Huy không giải thích, mà lập tức rời buồng<br />
ông phó đốc, đi ra khỏi cổng trường. Ông<br />
Tư Nhỏ (ví dụ 4) không trả lời về một yêu<br />
cầu cụ thể, mà lập tức phủ nhận “Tui đâu<br />
có đòi gì…”. Người con trong ví dụ (6)<br />
không thể xác nhận nội dung mệnh đề<br />
trong câu hỏi của mẹ, mà phải cố nín khóc.<br />
Cho nên, có thể nói, cấu trúc đại từ nghi<br />
vấn “sao, gì” hoặc tiểu từ nghi vấn “à” khi<br />
kết hợp với tổ hợp chỉ sự tồn tại sẽ giúp<br />
Sp1 thể hiện lực ngôn trung cầu khiến.<br />
Bên cạnh các đại từ nghi vấn, cặp<br />
phụ từ “có… không” khi kết hợp với các<br />
phụ từ so sánh “hơn” cũng thể hiện lực<br />
cầu khiến với mong muốn Sp2 làm một<br />
việc gì đó trong tương lai:<br />
S + V [+ động, + chủ ý] có hơn không?<br />
Ví dụ:<br />
(7) Ốm quá thế thì nằm nhà đắp chiếu mà<br />
nghỉ có hơn không? (Nam Cao, Điếu văn)<br />
(8) Chỉ có muối mè thì ăn chung có hơn<br />
không? (Xuân Diệu, Cái hỏa lò)<br />
<br />
Với tổ hợp này, Sp1 mong muốn<br />
Sp2 thực hiện một công việc trong tương<br />
lai có lợi cho chính Sp2: ví dụ (8) ứng với<br />
lời khuyên “nên nằm nhà đắp chiếu mà<br />
nghỉ”; ví dụ (9) ứng với lời khuyên “nên<br />
ăn chung”. Thật vô lý khi nghe thấy những<br />
câu kiểu như “Ốm quá thế thì nằm nhà đắp<br />
chiếu mà nghỉ có hơn không, nhưng anh<br />
nghỉ hay không thì tùy anh” hoặc “Chỉ có<br />
muối mè thì ăn chung có hơn không,<br />
nhưng ăn chung hay ăn riêng đều được”.<br />
Do vậy, có thể khẳng định rằng tuy tồn tại<br />
dưới hình thức nghi vấn, song lực ngôn<br />
trung của câu nói vẫn mang bản chất cầu<br />
khiến. Qua khảo sát, có thể thấy tổ hợp này<br />
thường mang lực ngôn trung khuyên bảomột hành động thuộc nhóm cầu khiến- thể<br />
hiện mong muốn (chứ không ép buộc) Sp2<br />
nên thực hiện công việc tương lai. Vì thế,<br />
tiếp nhận câu hỏi này, Sp2 hiếm khi trả lời<br />
“có” hoặc “không” như thường lệ, mà dựa<br />
vào điều kiện thực tế để quyết định thực<br />
hiện/ không thực hiện hành động tương lai<br />
được nhắc tới trong lời của Sp1.<br />
Như vậy, thông qua câu hỏi, Sp1 có<br />
thể sử dụng những cấu trúc nhất địnhthường là cấu trúc có sự kết hợp giữa đại<br />
từ nghi vấn với thành phần chỉ sự tồn tại,<br />
hoặc tổ hợp phụ từ nghi vấn với các từ ngữ<br />
mang nghĩa đối chiếu, so sánh để thể hiện<br />
lực ngôn trung cầu khiến.<br />
Ở một khía cạnh khác, câu nghi vấn<br />
có thể được dùng để thể hiện lực ngôn<br />
trung bày tỏ. Đó là khi chủ thể muốn thể<br />
hiện thái độ, trạng thái, hoặc bày tỏ quan<br />
điểm, cách đánh giá đối với một sự vật, sự<br />
việc nào đó thông qua hình thức câu hỏi.<br />
Khi đó, câu thường có sự xuất hiện của các<br />
tiểu từ nghi vấn “à, ư” kết hợp với phụ từ<br />
“thế/ thật” tạo thành kết cấu:<br />
S+ V+ thật à/ thế ư?<br />
S + mà (lại/ cũng) A thật à/ thế ư?<br />
<br />
Các tổ hợp và kết cấu này thường<br />
thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờ trước quyết<br />
định đột ngột hoặc sự bày tỏ đường đột của<br />
đối tác. Ví dụ:<br />
(9) U bán con thật ư? (Ngô Tất Tố, Tắt<br />
đèn)<br />
(10) Anh Chương này, thế anh đi thật à?<br />
(Nguyễn Huy Thiệp, Con gái thủy thần)<br />
(11) - Thôi đi đừng "pha", chú mà lại "đét"<br />
thế ư? (Nguyên Hồng, Bỉ vỏ)<br />
Bàng hoàng trước quyết định cuối<br />
cùng của bố mẹ, cái Tí thốt ra lời bàng<br />
hoàng, đau đớn, chứ không còn mong xác<br />
nhận thông tin (ví dụ 9). Trước quyết tâm<br />
sắt đá của Chương, cô Phượng thảng thốt<br />
hơn là hỏi han (ví dụ 10). Không thể tin là<br />
Tư Lập- lơ nghèo đến mức không có tiền<br />
gọi xe, Tám Bính thốt lời hồ nghi, thậm chí<br />
hơi giễu cợt (ví dụ 11). Cho nên, trong<br />
những tình huống tương tự, thái độ của<br />
Sp1 được thể hiện nhiều hơn là sự mong<br />
muốn đón nhận thông tin từ phía Sp2.<br />
Nhờ những kết cấu này, Sp2-bằng<br />
khả năng suy ý - nhận ra thành phần nghĩa<br />
tình thái mà Sp1 cố ý thể hiện trong câu, từ<br />
đó có những cách tiếp nhận hoặc phản ứng<br />
phù hợp. Điều quan trọng là khi thực hiện<br />
hành động hỏi gián tiếp dùng câu hỏi mang<br />
lực ngôn trung cầu khiến hoặc bày tỏ, Sp1<br />
đã giảm thiểu nguy cơ đe dọa thể diện vốn<br />
có của hành động cầu khiến, tránh được sự<br />
ngại ngần khi bày tỏ trực tiếp.<br />
3. Các phương tiện nhận diện hành động<br />
hỏi sử dụng hình thức câu khác nhau để<br />
thể hiện lực ngôn trung nghi vấn<br />
Ở phương diện này, xin được bàn<br />
đến hành động hỏi gián tiếp có lực ngôn<br />
trung yêu cầu/ mong muốn Sp2 cung cấp<br />
thông tin mà Sp1 cần biết bằng hình thức<br />
câu cầu khiến, câu trần thuật… Lực ngôn<br />
trung nghi vấn trong những trường hợp này<br />
mạnh đến nỗi khi trình bày lời thoại dưới<br />
<br />
dạng viết, người viết thường dễ bị nhầm<br />
lẫn khi bổ sung vào cuối câu một dấu chấm<br />
hỏi (?) - dù trong câu không có dấu hiệu<br />
nghi vấn, thay vào đó là những dấu hiệu<br />
nhận diện hành động cầu khiến (thường<br />
được thể hiện bằng câu cầu khiến), hoặc<br />
những từ ngữ nhận diện hành động xác tín<br />
(thể hiện bằng câu trần thuật). Đây là khía<br />
cạnh mà các nhà nghiên cứu đi trước chưa<br />
chú trọng khai thác.<br />
Với hình thức câu trần thuật, Sp1<br />
thể hiện mong muốn nhận thông tin bằng<br />
các dấu hiệu nhận diện hành động nhóm<br />
xác tín (assertives - một trong năm nhóm<br />
hành động ngôn từ lớn của nhân loại- theo<br />
sự phân loại của J. Searle). Đó là sự xuất<br />
hiện của các từ “băn khoăn”, “thắc mắc”,<br />
“chưa hiểu”… ngay sau chủ ngữ chỉ chủ<br />
thể nói năng ngôi thứ nhất và trước ngữ<br />
danh từ NP chỉ một sự tình/ vấn đề thuộc<br />
sự am hiểu của Sp2 trong cấu trúc:<br />
S+ (đang/ rất) băn khoăn về NP<br />
S + (vẫn) chưa hiểu về NP<br />
Tính chất trần thuật thể hiện khá rõ<br />
ở các phụ từ thời gian (đã, sẽ, đang), phụ<br />
từ mức độ (rất, quá, lắm) đi kèm các vị từ<br />
trạng thái (băn khoăn, thắc mắc), hoặc phụ<br />
từ phủ định (không, chưa, chẳng) đi kèm<br />
với các vị từ chỉ sự nhận thức (biết,<br />
hiểu…). Quan trọng nhất là, thông qua đó,<br />
Sp1 không nhằm mục đích tái hiện lại một<br />
sự tình, mà thể hiện mong muốn Sp2 giải<br />
thích rõ điều mà mình muốn biết. Ví dụ:<br />
(12) – (Bạn tôi từ Indonesia muốn gửi cho<br />
tôi 20 con gà cảnh nhỏ khoảng 1 tháng<br />
tuổi bằng máy bay). Tôi rất băn khoăn về<br />
những thủ tục hải quan và kiểm dịch mà<br />
tôi phải làm nếu muốn nhận số gà này.<br />
(http://www.customs.gov.vn<br />
ngày<br />
06/12/2013)<br />
(13)- Tôi chưa hiểu cách sử dụng chiếc<br />
điện thoại này.<br />
<br />
Những ví dụ nêu trên đều có thể<br />
chuyển về hình thức câu nghi vấn mà<br />
nghĩa ngôn liệu không thay đổi (chẳng<br />
hạn: “Tôi cần thực hiện những thủ tục hải<br />
quan nào?”; “Chiếc điện thoại này được<br />
sử dụng như thế nào?”) v.v. Do vậy, khi<br />
tiếp nhận, Sp2 thường không có trạng thái<br />
tâm lý tương ứng là tin/ không tin sự tình<br />
được Sp1 tái hiện, mà nhanh chóng cung<br />
cấp thêm thông tin để giúp Sp1 hiểu rõ về<br />
điều được nhắc tới trong nội dung mệnh<br />
đề. Chẳng hạn, trong ví dụ (12), đại diện<br />
cho Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử<br />
Hải quan hồi đáp: “Vướng mắc của ông<br />
(bà), chúng tôi có ý kiến trao đổi như sau:<br />
…”. Trong ví dụ (13), chuyên gia về điện<br />
thoại lập tức hướng dẫn cặn kẽ để Sp1 có<br />
thể sử dụng điện thoại hiệu quả nhất.<br />
Trên thực tế, để tường minh lực<br />
ngôn trung nghi vấn, người Việt thường bổ<br />
sung các đại từ sao/ gì/ thế nào v.v. ngay<br />
sau các từ “băn khoăn”, “thắc mắc”, “chưa/<br />
không hiểu”… Ví dụ:<br />
(14) Thỉnh thoảng tôi có nghe người ta nói<br />
nên ăn muối iod. Nhưng thực tình tôi<br />
không hiểu tại sao phải dùng muối<br />
iod…(http://suckhoedoisong.vn<br />
ngày<br />
12/9/2014)<br />
(15) Tôi băn khoăn tại sao con trai tôi mới<br />
6 tuổi đã có thể bị viêm loét dạ dày…<br />
(http://vnexpress.net ngày 3/1/2013)<br />
Tuy nhiên, ở những ngữ liệu này,<br />
“từ nghi vấn thuộc về kết cấu làm bổ ngữ<br />
trong câu, khi đó câu chứa nó không phải<br />
là câu nghi vấn” [4, tr.52]. Do vậy, hành<br />
động nói năng được thực hiện vẫn là hành<br />
động hỏi gián tiếp.<br />
Nhìn chung, đây chính là những ví<br />
dụ tiêu biểu của lối nói vòng- một thói<br />
quen nói năng của người Việt. Thay vì hỏi<br />
trực tiếp, Sp1 cố ý dùng lối nói tái hiện để<br />
giảm bớt (nhưng không triệt tiêu) trách<br />
<br />