intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần bắt đầu từ đâu?

Chia sẻ: Tuy Mac | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

136
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo dục kỹ năng sống đang là một động thái trong sự nghiệp giáo dục hiện nay. Vấn đề là phải bắt nguồn giáo dục từ đâu để các em có lòng tin, có phẩm chất đạo đức, có ý thức, hiểu sâu hơn về kỹ năng sống... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu để hiểu thêm vấn đề.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần bắt đầu từ đâu?

  1. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần bắt đầu từ đâu?
  2. (GD&TĐ) - Giáo dục kỹ năng sống đang là một động thái trong sự nghiệp giáo dục hiện nay. Vấn đề là phải bắt nguồn giáo dục từ đâu để các em có lòng tin, có phẩm chất đạo đức, có ý thức, hiểu sâu hơn về kỹ năng sống... Nhiều quan điểm cho rằng: thầy cô giáo dạy kỹ năng sống cho học sinh chỉ cần lồng ghép vào các môn học trong các trường phổ thông là đủ, về nhà bố mẹ chỉ chú trọng nhắc nhở các em học văn hóa. Đây là quan niệm giáo dục sai lầm. (ảnh MH: Internet) Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp phụ huynh hốt hoảng “tách” con cái ra khỏi môi trường thường nhật, đưa chúng vào một môi trường riêng biệt có tổ chức chặt chẽ, huấn luyện nghiêm khắc, những mong qua những lớp học kỹ năng sống; sau những “học kỳ quân đội” như vậy, chúng sẽ lớn khôn, trưởng thành và vững vàng
  3. hơn trước sóng gió cuộc đời... Có lẽ đây là sự ngộ nhận lớn nhất về giáo dục lớp trẻ, bởi giáo dục kỹ năng sống trước hết phải bắt đầu từ trong mỗi gia đình, từ vai trò, trách nhiệm của mỗi người làm cha mẹ, không gì có thể thay thế được. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, cho đội viên, đoàn viên, phải được xem như là sự tiếp tục, bổ sung, nâng cao, mở rộng kết quả giáo dục kỹ năng sống cho lớp trẻ từ trong mỗi gia đình. “Dạy con từ thuở còn thơ”, “Học ăn học nói, học gói học mở”; học chịu thương chịu khó, học kính trên nhường dưới, học thưa gửi, học cảm ơn, xin lỗi; học lễ học nghĩa, học làm con làm cháu, học làm anh chị, làm em, học làm người... Để dạy cho trẻ những bài học đó trước hết và tốt nhất là từ gia đình. Những bài học kinh nghiệm tuy xưa mà chẳng bao giờ cũ, không thể quên lãng, càng không nên xem thường và cho đó là lạc hậu, lỗi thời, để rồi chạy theo “mốt” cho con đi học kỹ năng sống. Các bậc cha mẹ ngày nay nên tỉnh táo và trung thực nhìn vào chính gia đình mình, xem ở đó trẻ được giáo dục kỹ năng sống như thế nào, khi mà dường như trẻ không được yêu cầu làm việc gì, chỉ tập trung vào ăn và học, mọi việc còn lại cha mẹ làm thay, hoặc cần thì thuê người giúp việc, gọi dịch vụ...?
  4. Sự giao tiếp ứng xử giữa cha mẹ và con cái - trường học giáo dục kỹ năng sống - thì ngày càng thưa vắng hoặc luôn vội vàng, giản lược, chỉ còn là sự trao đổi vắn tắt thông tin mà thiếu hụt sự chia sẻ, cảm thông. Hơn thế nữa, cùng với việc ép con học chính, học phụ, học giỏi, đỗ cao, đạt nhiều “danh hiệu”, là việc cha mẹ hạn chế, cách ly con cái tiếp xúc với bên ngoài, không được trải nghiệm cuộc sống, nhằm phòng ngừa tiêu cực, tai nạn rủi ro... đó cũng là nguyên nhân khiến trẻ “lơ ngơ như gà công nghiệp” và càng thiếu kỹ năng sống. Rõ ràng đây không chỉ là những lệch lạc về giáo dục kỹ năng, mà trước hết là sự lệch lạc về giáo dục giá trị sống trong mỗi gia đình. Sự nhân - quả là ở đó, vậy thì tại sao lại đi tìm giải pháp từ bên ngoài gia đình? Hãy bắt đầu từ sự thay đổi nhận thức của các bậc phụ huynh. Ngày nay, tuy cùng sống trong một mái nhà, đa số là đầy đủ tiện nghi, nhưng giữa cha mẹ và con cái lại đang thiếu đi rất nhiều cái “cùng nhau”, như cùng ăn, cùng chơi, cùng trò chuyện, cùng đảm trách mọi công việc trong nhà để cùng cảm thông, chia sẻ niềm vui và những lo toan. Ngay từ nhỏ trong phận làm con cũng cần phải được rèn tập thực thi trách nhiệm, cùng cha mẹ vun đắp cuộc sống gia đình. Kỹ năng sống của trẻ được hình thành từ đó, đâu có đợi đến mai sau. Càng không thể trông đợi vào phép màu của các lớp
  5. học kỹ năng sống, vào một “học kỳ quân đội”... mà các em chỉ tham gia trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Vì vậy, mỗi gia đình, mỗi tế bào xã hội cần nhận thức đúng đắn hơn nữa trong việc giáo dục để trẻ có một môi trường lành mạnh, tự tin vui tươi thoải mái... trong gia đình thì trẻ sẽ học tập và tiếp thu được nhiều điều tốt trong xã hội./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2