intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học - ĐH Quốc gia Hà Nội

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:29

186
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học nêu lên khái niệm, tác dụng của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; phân loại kỹ năng; giáo dục kỹ năng lắng nghe cho học sinh trung học. Mời các bạn tham khảo bài giảng để bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học - ĐH Quốc gia Hà Nội

  1. GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
  2. Mục tiêu của giáo dục phổ thông: giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Luật Giáo dục (2005)
  3. THẢO LUẬN Kỹ năng sống là gì? Giáo dục kỹ năng sống là gì? Tại sao cần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học? Cần trang bị cho học sinh trung học những kỹ năng nào? Sử dụng những cách thức nào để hình thành kỹ năng đó?
  4. KHÁI NIỆM Kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả.
  5. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng thích hợp.
  6. TÁC DỤNG Các kỹ năng sống chính là sự bổ sung cần thiết về kiến thức và năng lực cho một cá nhân, để họ có thể hoạt động một cách độc lập, giúp họ tránh được những khó khăn trong quá trình sống và làm việc. Từ kỹ năng sống có thể thể hiện thành những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh.
  7. Kỹ năng nhận thức PHÂN LOẠI Bao gồm các kỹ năng như: Tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết định, khả năng Kỹ năng đương đầu  sáng tạo, tự nhận thức với cảm xúc: Bao gồm về bản thân, đặt động cơ, ý thức trách nhiệm, mục tiêu, xác cam kết, kiềm chế căng thẳng Kỹ năng xã hội  định giá trị.. kiểm soát được cảm xúc, hay kỹ năng tương tác: tự quản lý, tự giám sát Bao gồm kỹ năng giao tiếp; và tự điều chỉnh... tính quyết đoán; kỹ năng thương thuyết / từ chối; lắng nghe tích cực, hợp tác, sự thông cảm, nhận biết sự thiện cảm (Theo UNESCO) của người khác v.v…
  8. Kỹ năng nhận biết và sống với chính mình gồm: Kỹ năng tự nhận thức; lòng tự trọng; sự kiên định; đương đầu với cảm xúc; đương đầu với căng thẳng. Kỹ năng nhận biết và sống với người khác bao gồm: Kỹ năng quan hệ / tương tác liên nhân cách; sự cảm thông; đứng vững trước áp lực tiêu cực của bạn bè hoặc của người khác; thương lượng giao tiếp có hiệu quả. Kỹ năng ra quyết định một cách hiệu quả bao gồm các kỹ năng: Tư duy phê phán; tư duy sáng tạo; ra quyết định; giải quyết vấn đề. Theo UNICEF
  9. MỘT SỐ KỸ NĂNG ĐƯỢC GIỚI THIỆU TRONG CHƯƠNG TRÌNH Kỹ năng lắng nghe Kỹ năng tự nhận thức Kỹ năng giải quyết vấn đề Kỹ năng kiên định Kỹ năng ứng phó với căng thẳng
  10. CÁCH TIẾP CẬN Kỹ năng Khái niệm Cách hình thành kỹ năng Vận dụng giải quyết tình huống giả định
  11. GQ Vấn đề Giải pháp giải quyết vấn đề Phân tích kỹ năng được sử dụng Cách hình thành và rèn luyện kỹ năng
  12. KỸ NĂNG LẮNG NGHE
  13. Thảo luận: 1. Thế giới sẽ thế nào nếu mọi người lắng nghe nhau? 2. Nghĩ đến những mối quan hệ của bạn ở nhà. Người thân của bạn sẽ khác đi thế nào khi bạn lắng nghe họ nhiều hơn? 13
  14.  Bạn THỰC SỰ lắng nghe được bao nhiêu % khi người khác nói chuyện với bạn?  Trung bình chúng ta chỉ nghe được từ 25% đến 50% những điều người khác nói với chúng ta. 14
  15. TRẢI NGHIỆM               Người thứ 1  Người thứ 2Người thứ 3 Vòng 1     Người nói    Người nghe Người quan sát Vòng 2     Người quan sát    Người nói         Người nghe Vòng 3     Người nghe    Người quan sát  Người nói 15
  16. Mục tiêu Lắng nghe người đối thoại một cách tích cực nhằm giao tiếp có hiệu quả.
  17. Khái niệm nghe Nghe là hiện tượng tự nhiên khi cơ quan thính giác của một người phản xạ lại bất kỳ một âm thanh nào mà nó bắt gặp được.
  18. Khái niệm lắng nghe Lắng nghe là chú ý những âm thanh lọt vào tai, là sự cảm nhận qua quan sát, đồng cảm.
  19. Vì sao phải lắng nghe?  Để thu thập thông tin  Để hiểu rõ đối tượng  Để thu hút đối tượng vào cuộc trao đổi
  20. Cần lắng nghe những gì?  Lắng nghe nội dung, cách nói.  Lắng nghe, chia sẻ tâm trạng, thái độ của đối tượng.  Lắng nghe sự phản hồi của đối tượng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2