Lịch sử Trung quốc
lượt xem 112
download
Đây là bài chính viết về Lịch sử Trung Quốc. Một số giai đoạn lịch sử có liên quan, xem thêm ở bài Lịch sử Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949; 1949-nay tại Đài Loan) và Lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949-nay). Lịch sử Trung Quốc được các nhà sử học nghiên cứu chi tiết dựa trên những văn bản ghi chép lịch sử có nguồn gốc khởi đầu từ thế kỷ 16 TCN. Trung Quốc là một trong những nền văn minh lâu đời và có tính liên tục nhất trên thế giới. Các mai rùa với những dấu hiệu khắc trên...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lịch sử Trung quốc
- Lịch sử Trung Quốc CỔ ĐẠI Tam Hoàng Ngũ Đế Nhà Hạ 2205–1767 TCN Nhà Thương 1766–1122 TCN Nhà Chu 1122–256 TCN Nhà Tây Chu Nhà Đông Chu Xuân Thu Chiến Quốc TRUNG ĐẠI Nhà Tần 221 TCN –206 TCN Nhà Hán 206 TCN–220 CN Nhà Tây Hán Nhà Tân Nhà Đông Hán Tam Quốc 220–280 Ngụy, Thục & Ngô Nhà Tấn 265–420 Nhà Tây Tấn Ngũ Hồ thập lục quốc Nhà Đông Tấn 304–439 Nam Bắc Triều 420–589
- Nhà Tùy 581–619 CẬN ĐẠI Nhà Đường 618–907 (Nhà Vũ Chu 690–705) Ngũ Đại Thập Quốc Nhà Liêu 907–1125 907–960 Nhà Tống 960–1279 Nhà Bắc Tống Nhà Tây Hạ Nhà Nam Tống Nhà Kim Nhà Nguyên 1271–1368 Nhà Minh 1368–1644 Nhà Thanh 1644–1911 HIỆN ĐẠI Trung Hoa Dân Quốc 1912–1949 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Dân Quốc Trung Hoa (tại Đài Loan) 1949–ngày nay 1949-ngày nay Triều đại Trung Quốc Lịch sử quân sự Trung Quốc Hộp này: xem • thảo luận • sửa Đây là bài chính viết về Lịch sử Trung Quốc. Một số giai đoạn lịch sử có liên quan, xem thêm ở bài Lịch sử Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949; 1949-nay tại Đài Loan) và Lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949-nay). Lịch sử Trung Quốc được các nhà sử học nghiên cứu chi tiết dựa trên những văn bản ghi chép lịch sử có nguồn gốc khởi đầu từ thế kỷ 16 TCN. Trung Quốc là một trong những nền văn minh lâu đời và có tính liên tục nhất trên thế giới. Các mai rùa với những dấu hiệu khắc trên đó tương tự với chữ viết Trung Quốc cổ thời Nhà Thương (( ù ) đã được xác định niên đại bằng phương pháp carbon là có từ khoảng năm 1500 TCN. Những bản khắc đó cho thấy nguồn gốc văn minh Trung Hoa khởi đầu từ các
- thành bang tại châu thổ sông Hoàng Hà. Năm 221 TCN thường được coi là năm Trung Quốc bắt đầu thống nhất trở thành một vương quốc rộng lớn, hay một đế chế. Các triều đại kế tiếp đã phát triển các hệ thống quan lại cho phép Hoàng đế Trung Quốc kiểm soát một lãnh thổ rộng lớn để trở thành nước Trung Quốc ngày nay. Lịch sử Trung Hoa là lịch sử của một nền văn minh vô cùng độc đặc (infiniment originale: Guillermaz), tuy ra đời sau vài nền văn minh khác: Ai Cập, Lưỡng Hà... nhưng tồn tại lâu nhất. Khoảng 3.000 năm trước, nó xuất hiện từ miền trung du sông Hoàng Hà. Trong khi các bộ lạc chung quanh đều bán khai thì nhà Ân (cuối nhà Thương) và nhà Chu đã giỏi về nông tang, đồ đồng, có một tổ chức xã hội chặt chẽ, một tôn giáo có tính cách xã hội (thờ Thượng đế, thần xã tắc, cha mẹ...), rất ít mê tín, một vũ trụ quan duy vật (thuyết âm dương) và một lối chữ tượng hình, hội ý mà một số nhà ngôn ngữ học hiện nay khen là có thể dùng làm lối chữ quốc tế được; mà sự thực trong non 3.000 năm, nó đã đóng vai trò ngôn ngữ quốc tế trong “thế giới” của Trung Hoa gồm cả chục dân tộc ở Đông Á.[1] Việc quy định bắt buộc sử dụng một hệ thống chữ viết chung của Hoàng Đế nhà Tần (( ) vào thế kỷ thứ 3 TCN và sự phát triển một ý thức hệ tư tưởng quốc gia dựa trên Khổng giáo ở thế kỷ thứ 2 TCN, đã đánh dấu sự xác lập nền văn minh Trung Quốc. Về mặt chính trị, Trung Quốc được cho là luôn thay đổi giữa các giai đoạn đồng nhất và chia rẽ chính trị, thỉnh thoảng lại bị các nhóm dân tộc bên ngoài chinh phục, một số nhóm thậm chí đã bị đồng hóa vào bên trong dân tộc Trung Quốc. Những ảnh hưởng chính trị và văn hóa từ nhiều phần của Châu Á, tràn tới cùng những đợt sóng di dân liên tục, đã hòa trộn để tạo thành hình ảnh của Văn hóa Trung Quốc ngày nay. Dưới thời quân chủ ở Trung Quốc, tên nước được gọi theo tên triều đại. Người Trung Quốc cổ đại gọi các tộc lạc hậu ở phía nam là Man (ở ), ở phía đông là Di (ở ), ở phía tây là Nhung (t ) và ở phía bắc là Địch (ị ); còn nước họ là quốc gia văn minh ở giữa nên họ gọi là Trung Hoa hay Trung Quốc. Tuy nhiên, từ này chỉ dùng để phân biệt với các vùng xung quanh chứ chưa phải là tên nước. Đến năm 1912, chữ Trung Hoa mới trở thành quốc hiệu chính thức nhưng thông thường ta quen gọi là Trung Quốc. Ẩm thực Trung Hoa – nét văn hóa Phương Đông đặc sắc và độc đáo Gửi email Bản in 10:47' AM - Thứ tư, Minh Anh 09/07/2008 Ẩm thực Trung Hoa được coi là ẩm thực mang đậm nét Phương Đông. Đến với thế giới ẩm thực Trung Hoa là đến với những món ăn truyền thống từ mọi miền trên đất nước Trung Hoa. Mỗi một vùng miền lại một phong cách ẩm thực khác nhau, tạo nên nét đặc sắc riêng của từng miền, và lớn hơn nữa là tạo nên một văn hóa ẩm thực Trung Hoa đa dạng, phong phú, đậm
- đà bản sắc dân tộc. Khi mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày một xích lại gần nhau thì việc tìm hiểu ẩm thực Trung Hoa chính là tìm hiểu về văn hóa, đất nước và con người Trung Hoa. Điều này sẽ giúp cho những mối quan hệ, những cuộc giao lưu hợp tác giữa hai bên trở nên thân thiện và tốt đẹp hơn. Đặc trưng văn hóa ẩm thực Trung Hoa Văn hóa ẩm thực Trung Hoa đặc sắc và độc đáo bởi sự toàn vẹn trong suy nghĩ, sự kết hợp tinh tế giữa hương, sắc, vị và cả trong cách bày biện. Trung Hoa cũng như đa phần các nước phương Đông khác, là một đất nước thiên về nông nghiệp nên hai thành phần chính trong ẩm thực Trung Hoa là "Chủ thực" (gạo, mì hay màn thầu) và "Cải thực" ( là các món cung cấp các chất dinh dưỡng khác như rau, thịt, cá, hoặc những món bổ sung). Người Trung Quốc rất coi trọng sự toàn vẹn, nên ngay cả trong các món ăn cũng phải thể hiện sự đầy đủ, nếu thiếu sẽ là điều chẳng lành, vì sự việc không được “đầu xuôi đuôi lọt”. Các món ăn từ cá thường được chế biến nguyên con, gà được chặt miếng rồi xếp đầy đủ lên đĩa… Sự tinh tế trong các món ăn chính là sự hội tụ đầy đủ từ hương, sắc, vị đến cách bày biện, trang trí. Món ăn ngon phải đảm bảo có màu sắc đẹp mắt, có hương thơm ngào ngạt làm say lòng thực khách, có vị ngon của đồ ăn được chế biến từ nguyên liệu tươi, và cách trình bày thật thu hút và ấn tượng. Các món ăn không chỉ ngon, đẹp mắt mà còn bổ dưỡng bởi sự kết hợp tài tình giữa các thực phẩm và các vị thuốc như hải sâm, thuốc bắc… Có đến mười mấy cách chế biến như hâm, nấu, ninh, xào, hấp, rang, luộc, om, nhúng,...mỗi một cách chế biến đem lại những dư vị và cảm nhận khác nhau trong lòng thực khách. Để có được các món ăn hấp dẫn đó không chỉ có khâu chọn thực phẩm, cách chế biến mà quan trọng hơn nữa chính là việc nắm vững được độ lửa, điều chỉnh lửa to, nhỏ sao cho phù hợp, và
- thời gian nấu là dài hay ngắn. Cũng giống như Việt Nam, người Trung thường dùng đũa để gắp thức ăn. Điều này thể hiện sự điềm đạm, lịch sự và khoan thai khi ăn. Đối với họ thì dao và dĩa được xem là vũ khí gây thương tích. 8 phong cách ẩm thực Trung Hoa 8 phong cách ẩm thực truyền thống của Trung Hoa là: Sơn Đông, Tứ Xuyên, Giang Tô, Chiết Giang, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hồ Nam, và An Huy. Người Trung Quốc đã hình tượng hóa các trường phái ẩm thực của mình một cách nghệ thuật, ví trường phái ẩm thực Giang Tô và Chiết Giang như một người đẹp phương Nam; ẩm thực Sơn Đông và An Huy giống một chàng trai khoẻ mạnh, kiệm lời; ẩm thực Quảng Đông và Phúc Kiến là một thanh niên lãng mạn; ẩm thực Tứ Xuyên và Hồ Nam lại là nhà bác học, nhà bách khoa thư. Ẩm thực Sơn Đông: bao gồm hai loại món ăn của Tế Nam và Dao Đông. Các món ăn mang vị nồng đậm, nặng mùi hành tỏi, nhất là những món hải sản, có sở trường làm món canh và nội tạng động vật. Món ăn nổi tiếng của Sơn Đông là ốc kho, cá chép chua ngọt. Món ăn Sơn Đông Ẩm thực Tứ Xuyên: bao gồm hai trường phái Thành Đô và Trùng Khánh. Các món ăn Tứ Xuyên nhiều mùi vị và có độ nồng đậm, cay. Nổi tiếng với món Vây cá kho khô, cua xào thơm cay. Ẩm thực Giang Tô: bao gồm món ăn của Dương Châu, Tô Châu và Nam Kinh. Giang Tô nổi tiếng về các món hầm, Món ăn Tứ xuyên ninh, tần, đặc biệt các món canh bảo đảm nguyên chất, nguyên vị. Món ăn có tiếng như: món thịt và thịt cua hấp. Ẩm thực Chiết Giang: Bao gồm các món ăn của Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu Hưng. Chủ yếu là của Hàng Châu. Món ăn Chiết Giang thường tươi mềm, thanh đạm, không ngấy. Nổi tiếng với món tôm nõn Long Tỉnh, cá chép Tây Hồ. Ẩm thực Quảng Đông: hình thành từ 3
- Món ăn Giang Tô Điều kiện tự nhiên Lãnh thổ Trung Quốc thời cổ đại nhỏ hơn bây giờ nhiều. Địa hình Trung Quốc đa dạng, phía Tây có nhiều núi và cao nguyên,khí hậu khô hanh, phía đông có các bình nguyên châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc làm nông nghiệp. Trung Quốc có hàng ngàn con sông lớn nhỏ, nhưng có hai con sông quan trọng nhất là sông Hoàng Hà và sông Trường Giang (hay sông Dương Tử). Hai con sông này đều chảy theo hướng tây-đông và hàng năm đem phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng ở phía đông Trung Quốc. [sửa] Dân tộc Trung Quốc có nhiều dân tộc nhưng đông nhất là người Hoa-Hạ. Người Hoa ngày nay tự cho tổ tiên họ gổc sinh sống ở ven núi Hoa thuộc tỉnh Thiểm Tây và sông Hạ thuộc tỉnh Hồ Bắc ngày nay. (Dân núi Hoa sông Hạ). Trung Quốc ngày nay có khoảng 100 dân tộc, và 5 dân tộc có dân số đông nhất là Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng. [sửa] Lịch sử Con người đã sinh sống ở đất Trung Quốc cách đây hàng triệu năm. Dấu tích người vượn ở hang Chu Khẩu Điếm (gần Bắc Kinh) có niên đại cách đây hơn 500.000 năm. Cách ngày nay khoảng hơn 5000 năm, xã hội nguyên thuỷ ở Trung Quốc bước vào giai đoạn tan rã, xã hội có giai cấp, nhà nước ra đời. Giai đoạn đầu, lịch sử Trung Quốc chưa được ghi chép chính xác mà chỉ được chuyển tải bằng truyền thuyết. Theo truyền thuyết, các vua đầu tiên của Trung Quốc là ở thời kì Tam Hoàng Ngũ Đế (Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông và Hoàng đế, Cao Dương đế, Cốc đế, Nghiêu đế, Thuấn đế). Theo các nhà nghiên cứu, thực ra đây là giai đoạn cuối cùng của thời kì công xã nguyên thuỷ. Nền văn minh Trung Hoa cổ gắn liền với vùng lục địa Đông Á rộng lớn. Cách đây khoảng 50 vạn năm, ở vùng Chu Khẩu Điếm (về phía Tây Nam thành phố Bắc Kinh ngày nay) đã có con người sinh sống, được gọi là người vượn Bắc Kinh (Peking Man). Đó chính là những bầy đoàn người nguyên thủy dùng cành cây gậy gộc và các công cụ đá thô sơ để săn bắt, hái lượm và tự vệ. Người vượn Bắc Kinh đã biết dùng lửa.
- [sửa] Thời kỳ sơ khởi Bảo tàng Người vượn Bắc Kinh Trải qua hàng chục vạn năm, những cư dân nguyên thủy vùng này đã phát triển và ngày một đông đúc. Họ đã hình thành các bộ lạc lớn và bành trướng lãnh thổ, biết chăn nuôi và trồng trọt và cư trú trên một vùng rộng lớn của lục địa châu Á. Trên vùng đồng bằng rộng lớn Hoa Bắc, tổ tiên xưa của người Trung Hoa sống thành những làng xóm ven sông, trong những túp lều tường đất, mái tranh. Tôn giáo-nghệ thuật cũng bắt đầu hình thành từ những cụm cư dân này. Các nhà khảo cổ học khám phá và xác định hai nền văn hóa là Ngưỡng Thiều thuộc Hà Nam và Long Sơn thuộc Sơn Đông Trung Quốc cách ngày nay vào khoảng từ 5.000-7.000 năm. Những di vật tìm thấy ở hai nền văn hóa này, bên cạnh các dụng cụ sản xuất, sinh hoạt còn có các sản phẩm gốm được làm từ một loại đất mà đồ gốm có màu đen và có các hoa văn hình học, hình động thực vật... được tạo dáng thanh thoát và có độ bền chắc. [sửa] Thời kỳ văn minh sông Hoàng Hà Bài chi tiết: Văn minh sông Hoàng Hà Theo truyền thuyết, vào khoảng từ 3.000 đến 4.000 năm trước đây, vùng phía Tây và Tây Bắc Trung Quốc, dọc theo thượng nguồn của con sông Hoàng Hà có một quần thể dân cư sinh sống và đã đạt được một trình độ văn hóa khá cao, Văn minh sông Hoàng Hà hay văn minh Hoa Hạ. Những cư dân này sống định cư dưới chân núi Hoa nên tiếng Trung Quốc gọi là Hoa Hạ (người sống dưới núi Hoa). Cũng theo truyền thuyết, người Hoa Hạ đã có nhiều thành tựu trong các lĩnh vực văn hóa và xã hội. Văn minh Hoàng Hà theo các nhà sử học và khảo cổ học, được xem là bắt đầu từ khoảng 2.200 TCN đến 1.066 TCN, và được chia thành các giai đoạn sau: • Thời kỳ Tam hoàng Ngũ đế • Thời Tam Đại • Thời Nhà Hạ • Thời Nhà Thương
- [sửa] Thời kỳ dựng nước Trung Quốc (1.066 TCN 206 TCN) Vạn Lý Trường Thành bắt đầu được xây dựng từ trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc Thời kỳ này bắt đầu bởi sự sụp đổ của nhà Thương và bắt đầu kỷ nguyên của nhà Chu (1.066 TCN - 221 TCN) bao gồm nhà Tây Chu, (1.066 TCN - 771 TCN) và nhà Đông Chu hay còn được gọi là thời Xuân Thu và Chiến Quốc và kết thúc chiến tranh giữa các tiểu vương quốc bằng sự bắt đầu triều đại nhà Tần thống nhất Trung Hoa vào năm 221 TCN.Sau đó nhà Hán thống nhất Trung quốc thành lập vương triều Hán tồn tại gần 400 năm [sửa] Thành tựu chủ yếu [sửa] Chữ viết Đời nhà Thương, người Trung Hoa đã có chữ Giáp cốt được viết trên mai rùa, xương thú, được gọi là Giáp cốt văn. Qua quá trình biến đổi, từ Giáp cốt văn hình thành nên Thạch cổ văn, Kim văn. Tới thời Tần, sau khi thống nhất Trung Quốc, chữ viết cũng được thống nhất trong khuôn hình vuông được gọi là chữ Tiểu triện. [sửa] Văn học Kinh Thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc do nhiều tác giả sáng tác thời Xuân-Thu, được Khổng tử sưu tập và chỉnh lí. Kinh Thi gồm có 3 phần: Phong, Nhã, Tụng. Thơ Đường là thời kì đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc. Trong hàng ngàn tác giả có ba nhà thơ lớn nổi bật là Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Tới thời Minh-Thanh, tiểu thuyết lại rất phát triển với các tác phẩm tiêu biểu như: Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần...trong đó Hồng lâu mộng được đánh giá là tiểu thuyết có giá trị nhất. [sửa] Sử học Người Trung Hoa thời cổ rất có ý thức về biên soạn sử. Nhiều nước thời Xuân-Thu đã đặt các quan chép sử. Trên cơ sở quyển sử nước Lỗ, Khổng Tử đã biên soạn ra sách Xuân Thu.
- Tới thời Hán, Tư Mã Thiên là một nhà viết sử lớn đã để lại Phẩm Sử kí, chép lại lịch sử Trung Quốc gần 3000 năm, từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế. Tới thời Đông Hán, có các tác phẩm Hán thư của Ban Cố, Tam quốc chí của Trần Thọ, Hậu Hán thư của Phạm Diệp . Tới thời Minh-Thanh, các bộ sử như Minh sử, Tứ khố toàn thư là những di sản văn hoá đồ sộ của Trung Quốc. [sửa] Khoa học tự nhiên và kĩ thuật [sửa] Toán học Người Trung Hoa đã sử dụng hệ đếm thập phân từ rất sớm. Thời Tây Hán đã xuất hiện cuốn Chu bễ toán kinh, trong sách đã có nói đến quan niệm về phân số, về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác vuông. Thời Đông Hán, đã có cuốn Cửu chương toán thuật, trong sách này đã nói đến khai căn bậc 2, căn bậc 3, phương trình bậc1, đã có cả khái niệm số âm, số dương. Thời Nam-Bắc triều có một nhà toán học nổi tiếng là Tổ Xung Chi, ông đã tìm ra số Pi xấp xỉ 3,14159265, đây là một con số cực kì chính xác so với thế giới hồi đó. [sửa] Thiên văn học Từ đời nhà Thương, người Trung Hoa đã vẽ được bản đồ sao có tới 800 vì sao. Họ đã xác định được chu kì chuyển động gần đúng của 120 vì sao. Từ đó họ đặt ra lịch Can- Chi. Thế kỉ IV TCN, Can Đức đã ghi chép về hiện tượng vết đen trên Mặt trời. Thế kỉ II, Trương Hành đã chế ra dụng cụ để dự báo động đất. Năm 1230, Quách Thủ Kính (đời Nguyên) đã soạn ra cuốn Thụ thời lịch, xác định một năm có 365,2425 ngày. Đây là một con số rất chính xác so với các nhà thiên văn Châu Âu thế kỉ XIII. [sửa] Y, dược học Thời Chiến Quốc đã có sách Hoàng đế nội kinh được coi là bộ sách kinh điển của y học cổ truyền Trung Hoa. Thời nhà Minh có cuốn Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân. Cuốn sách này được dịch ra chữ Latin và được Darwin coi đây là bộ bách khoa về sinh vật của người Trung Quốc thời đó. Đặc biệt là khoa châm cứu là một thành tựu độc đáo của y học Trung Quốc. [sửa] Kĩ thuật Có 4 phát minh quan trọng về mặt kĩ thuật mà người Trung Hoa đã đóng góp cho nhân loại, đó là giấy, thuốc súng, la bàn và nghề in. Giấy được chế ra vào khoảng năm 105
- do Thái Luân. Nghề in bằng những chữ rời đã được Tất Thăng sáng tạo vào đời Tuỳ. Đồ sứ cũng có nguồn gốc từ Trung Hoa. Từ thế kỉ VI, họ đã chế ra diêm quẹt để tạo ra lửa cho tiện dụng. [sửa] Hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc [sửa] Hội hoạ Hội hoạ Trung Quốc có lịch sử 5000 - 6000 năm với các loại hình: bạch hoạ, bản hoạ, bích hoạ. Đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh thuỷ mạc, có ảnh hưởng nhiều tới các nước ở Châu Á. Cuốn Lục pháp luận của Tạ Hách đã tổng kết những kinh nghiệm hội hoạ từ đời Hán đến đời Tuỳ. [sửa] Điêu khắc Trung Quốc cũng phân thành các ngành riêng như: Ngọc điêu, thạch điêu, mộc điêu. Những tác phẩm nổi tiếng như cặp tượng Tần ngẫu đời Tần, tượng Lạc sơn đại Phật đời Tây Hán ( pho tượng cao nhất thế giới ), tượng Phật nghìn mắt nghìn tay. [sửa] Kiến trúc Công trình nổi tiếng thế giới như: Vạn Lý Trường Thành (dài 6700 km), Thành Tràng An, Cố cung, Tử cấm thành ở Bắc Kinh. [sửa] Triết học, tư tưởng Thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành, Âm dương gia: -Âm dương, bát quái, ngũ hành, là những thuyết mà người Trung Quốc đã nêu ra từ thời cổ đại để giải thích thế giới. Họ cho rằng trong vũ trụ luôn tồn tại hai loại khí không nhìn thấy được xâm nhập vào trong mọi vật là âm và dương ( lưỡng nghi). -Bát quái là 8 yếu tố tạo thành thế giới: Càn (trời), Khôn (đất), Chấn (sấm), Tốn (gió), Khảm (nước), Ly (lửa), Cấn (núi), Đoài (hồ). Trong Bát quái, hai quẻ Càn, Khôn là quan trọng nhất. -Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Đó là 5 nguyên tố tạo thành vạn vật. Các vật khác nhau là do sự pha trộn, tỉ lệ khác nhau do tạo hoá sinh ra. Sau này, những người theo thuyết Âm dương gia đã kết hợp thuyết Âm dương với Ngũ hành rồi vận dụng nó để giả thích các biến động của lịch sử xã hội. [sửa] Về tư tưởng Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, ở Trung Quốc đã xuất hiện rất nhiều những nhà tư tưởng đưa ra những lí thuyết để tổ chức xã hội và giải thích các vấn đề của cuộc sống (Bách gia tranh minh).
- [sửa] Nho gia Đại biểu cho phái Nho gia là Khổng Tử. Nho gia đề cao chữ nhân, chủ trương lễ trị, phản đối pháp trị. Nho gia đề cao Tam cương, Ngũ thường, cùng với tư tưởng Chính danh định phận và đề cao tư tưởng Thiên mệnh. Giá trị quan trọng nhất trong tư tưởng của Khổng Tử là về giáo dục. Ông chủ trương dạy học cho tất cả mọi người. Tới thời Hán Vũ Đế (140-87 TCN), chấp nhận đề nghị của Đổng Trọng Thư, Hán Vũ Đế đã ra lệnh “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”, Nho gia đã được đề cao một cách tuyệt đối và nâng lên thành Nho giáo. [sửa] Đạo gia Đạo gia là Lão Tử và Trang Tử . Hai ông đã thể hiện tư tưởng của mình qua hai tác phẩm Đạo đức kinh và Nam Hoa kinh. Theo Lão Tử, “Đạo” là cơ sở đầu tiên của vũ trụ, có trước cả trời đất, nằm trong trời đất. Qui luật biến hoá tự thân của mỗi sự vật ông gọi là “Đức”. Lão Tử cho rằng mọi vật sinh thành, phát triển và suy vong đều có mối liên hệ với nhau. Tới thời Trang Tử, tư tưởng của phái Đạo gia mang nặng tính buông xuôi, xa lánh cuộc đời. Họ cho rằng mọi hoạt động của con người đều không thể cưỡng lại “đạo trời”, từ đó sinh tư tưởng an phận, lánh đời. Phái Đạo giáo sinh ra sau này khác hẳn Đạo gia, mặc dù có phái trong Đạo giáo tôn Lão Tử làm “Thái thượng lão quân”. Hạt nhân cơ bản của Đạo giáo là tư tưởng thần tiên. Đạo giáo cho rằng sống là một việc sung sướng nên họ trọng sinh, lạc sinh. [sửa] Pháp gia Ngược hẳn với phái Nho gia, phái Pháp gia chủ trương “pháp trị”, coi nhẹ “lễ trị”. Tiêu biểu cho phái Pháp gia là Hàn Phi Tử, một kẻ sĩ thời Tần Thuỷ Hoàng. Theo Hàn Phi Tử, trị nước chỉ cần pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ hiểu với mọi người, không cần lễ nghĩa. Ông cho rằng trị nước cần nhất 3 điều: Pháp: đó là phải định ra được pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ hiểu, công bằng với mọi người, không phân biệt đó là quí tộc hay dân đen. Thế: Muốn thực thi pháp luật thì các bậc quân vương phải nắm vững quyền thế, không chia sẻ cho kẻ khác. Thuật: đó là thuật dùng người. Thuật có 3 mặt: bổ nhiệm, khảo hạch và thưởng phạt. Thuật bổ nhiệm là khi chọn quan lại chỉ căn cứ vào tài năng và lòng trung thành, không cần dòng dõi, đức hạnh. Khảo hạch là phải kiểm tra công việc thường xuyên. Thưởng phạt thì chủ trương “ai có công thì thưởng, ai có tội thì trừng phạt thật nặng, bất kể là quí tộc hay dân đen”, trọng thưởng, trọng phạt.
- [sửa] Mặc gia Người đề xướng là Mặc Tử (Khoảng giữa thế kỉ V TCN đến giữa thế kỉ IV TCN ). Hạt nhân tư tưởng triết học của Mặc gia là nhân và nghĩa. Mặc Tử còn là người chủ trương “ thủ thực hư danh” (lấy thực đặt tên). Tư tưởng của phái Mặc gia đầy thiện chí nhưng cũng không ít ảo tưởng. Từ đời Tần, Hán trở về sau, ảnh hưởng của phái Mặc gia hầu như không còn đáng kể.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lịch sử Trung Quốc chương 1-I
16 p | 214 | 78
-
Lịch sử Trung Quốc chương 1-III
12 p | 164 | 52
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Lão đang ích tráng
4 p | 218 | 37
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Bá vương biệt Cơ
4 p | 218 | 29
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Chiêu Quân xuất tái
4 p | 186 | 28
-
Lịch Sử Trung Quốc phần2 Chương 8 -hết
17 p | 141 | 27
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Hồng môn yến kinh hồn bạt vía
4 p | 281 | 26
-
Lịch sử Trung Quốc chương 2- I
7 p | 135 | 24
-
Lịch sử Trung Quốc phần 2 chương 4
9 p | 115 | 23
-
Lịch sử Trung Quốc chương 3-I
8 p | 123 | 23
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Trần Thắng và Ngô Quảng dựng cờ khởi nghĩa
4 p | 250 | 21
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Vệ Thanh và Hoắc Khứ Bệnh
4 p | 226 | 21
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Lã hậu chi loạn
4 p | 202 | 20
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Kinh Kha thích Tần Vương
4 p | 211 | 19
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Tín Lăng Quân thiết phù cứu Triệu
4 p | 172 | 18
-
Lịch sử Trung Quốc phần 2 chương 5
17 p | 109 | 18
-
Lịch sử Trung Quốc phần 2 chương 8
16 p | 96 | 18
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Triệu Quát chỉ thượng đàm binh
4 p | 149 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn