intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Hồng môn yến kinh hồn bạt vía

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

282
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC Hồng môn yến kinh hồn bạt vía Trong phong trào khởi nghĩa chống Tần, đạo quân khởi nghĩa ở huyện Bái do Lưu Bang lãnh đạo là một lực lượng không thể coi nhẹ. Lưu Bang tự Quý người xã Phong, huyện Bái, ông đã tụ tập hơn trăm người chiếm cứ trên núi Mang Đãng. Ít lâu sau, Lưu Bang được tin Trần Thắng và Ngô Quảng khởi nghĩa, bèn cử người sang liên hệ với hai người bạn của mình đang làm huyện lại là Tiêu Hà và Tào Tham, họ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Hồng môn yến kinh hồn bạt vía

  1. TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC Hồng môn yến kinh hồn bạt vía Trong phong trào khởi nghĩa chống Tần, đạo quân khởi nghĩa ở huyện Bái do Lưu Bang lãnh đạo là một lực lượng không thể coi nhẹ. Lưu Bang tự Quý người xã Phong, huyện Bái, ông đã tụ tập hơn trăm người chiếm cứ trên núi Mang Đãng. Ít lâu sau, Lưu Bang được tin Trần Thắng và Ngô Quảng khởi nghĩa, bèn cử người sang liên hệ với hai người bạn của mình đang làm huyện lại là Tiêu Hà và Tào Tham, họ giết chết quan huyện, chiếm lấy huyện lỵ, nhanh chóng tụ tập được hai ba nghìn quân, Trương Lương ở Lưu Thành cũng dẫn hơn 100 người đến xin theo, Lưu Bang nghe theo lời kiến nghị của Trương Lương, đã dẫn quân đi theo Hạng Lương. Sau khi Hạng Vũ đánh bại quân Tần ở Cự Lộc, biên chế hàng binh của Chương Đan, từ đó trở nên rất kiêu ngạo, khi được tin Lưu Bang đã chiếm được Hàm Dương, Hạng Vũ vô cùng bực tức, bèn dẫn quân đánh thẳng sang cửa ải Hàm Cốc, quân của Lưu Bang quá ít, nên quân của Hạng Vũ đã nhanh chóng chiốm được cửa ải, ̣đánh thẳng một mạch đến Hồng Môn mới đóng quân lại, nơi này chỉ còn cách nơi đóng quân của Lưu Bang hơn 40 dặm. Khi Hạng Vũ bàn cách đối phó với Lưu Bang thì mưu sĩ Phạm Tăng trả lời rằng: "Lưu Bang là một tên vô lại, nay hắn chiếm được Hàm Dương, mà không hề tham của và mỹ nữ, quá đó đủ biết dã tâm của hắn không nhỏ, nếu không trừ bỏ hắn đi thì tất để vạ về sau ." Hạng Vũ nghe vậy bèn hạ quyết tâm tiêu diệt Lưu Bang. Hạng Bá chú của Hạng Vũ và Trương Lương thuộc hạ của Lưu Bang vốn là đôi bạn tri giao. Lưu Bang bèn nhờ Trương Lương mời Hạng Bá đến, nó rõ mình không dám phản đối Hạng Vũ, mong Hạng Bá về nói hộ và khuyên Hạng vũ chớ nên xuất binh. Đồng thời còn bảo Trương Lương làm mối, đem con gái mình gả cho con trai của Hạng Bá. Hạng Bá vui mừng rồi tỏ ý sẽ tiến dẫn Lưu Bang đến xin lỗi Hạng Vũ. Hôm sau, Lưu Bang dẫn theo Trương Lương, Phàn Khoái, gồm hơn 100 người đến Hồng Môn xin lỗi Hạng Vũ. Lưu Bang thành khẩn nói với Hạng Vũ rằng: "Tôi và tướng quân cùng khởi binh diệt Tần, tướng quân đánh Hà Bắc, tôi đánh Hà Nam, tôi may mắn tiến vào cửa ải trước, nhưng tôi vẫn ngày đêm mong tướng quân đến, chứ đâu có ý kháng cự với tướng quân? Ngay đến việc vua Tần đầu hàng, tôi cũng còn đợi tướng quân đến giải quyết, mong tướng quân chớ có nghe lời đồn nhảm". Hạng Vũ nghe vậy lửa giận cũng bớt đi một phần, rồi cười phá lên rằng: "Tôi vốn không nghi ngờ Bái Công, cũng chỉ vì thủ hạ của Bái Công tung tin, nên tôi mới nghĩ vậy thôi. " Hạng Vũ nói xong liền nắm tay Lưu Bang giảng
  2. hòa, rồi ra lệnh bày tiệc tiếp đãi Lưu Bang. Phạm Tăng biết Lưu Bang là người túc chí đa mưu, vốn muốn nhân cơ hội này để trừ đi cho đỡ hậu hoạn, nhưng nào ngờ Hạng Vũ lại không làm như đã bàn, mà còn nói năng rất vui vẻ. Trong bữa tiệc, Phạm Tăng đã nhiều lần giơ miếng ngọc đeo bên mình ra hiệu cho Hạng Vũ, nhưng Hạng Vũ cứ làm như không nhìn thấy, Phạm Tăng sốt ruột bèn mượn cớ ra ngoài, tìm gặp Hạng Trang em họ của Hạng Vũ và nói rằng: "Đại vương mền lòng không nỡ hạ thủ, nay anh vào múa kiếm trợ hứng, rồi nhân cơ hội giết quách Lưu Bang đi". Hạng Trang nghe theo liền vào phòng tiệc nói rằng: "Nay chẳng có trò gì vui cả, vậy tôi xin múa kiếm để trợ hứng". Nói xong liềm rút kiếm ra, vừa múa vừa áp sát Lưu Bang, mũi kiếm đã nhiều lần sắp chạm vào Lưu Bang, khiến Lưu Bang hoảng hốt phải ngả người về phía sau để tránh. Hạng Bá nhận rõ ý đồ của Hạng Trang, lo lắng thân gia của mình bị hại bèn nói rằng: " Hai chúng ta cùng múa cho vui". Nói xong cũng rút kiếm ra vừa múa vừa che chở cho Lưu Bang. Trương Lương thấy tình hình nguy cấp, bèn lẻn ra ngoài nói lại với Phàn Khoái, Phàn Khoái vội vàng một tay cầm lá chắn, một tay cầm kiếm đi vào, đám vệ binh toan ngăn lại đều bị Phàn Khoái đẩy cho ngã chổng gọng. Hạng Vũ đột nhiên thấy một đại hán vai hổ lưng gấu sấn sổ đi vào, quát hỏi là ai thì Trương Lương vội bước ra nói rằng: "Đây là người đánh xe của Bái Công, tên là Phàm Khoái". Hạng Vũ quay sang bảo vệ sĩ thưởng cho Phàn Khoái một vại rượu và một đùi lợn, Phàn Khoái dùng kiếm thái thịt ăn uống như hổ sói, chỉ một lúc là hết sạch. Hạng Vũ thấy vậy lại hỏi: "Tráng sĩ còn uống được rượu nữa không?", Phàn Khoái dửng dưng đáp: "Tôi chết cũng không sợ nữa là, còn sợ uống rượu? Ngày xưa, vua Tần giết người như rạ, khiến người thiên hạ phải làm phản. Hoài Vương đã ra hẹn là ai vào Hàm Dương trước, thì người đó được phong làm Quan Trung Vương, nay Bái Công đã vào trước mà vẫn không làm Vương, cung điện và kho tàng đều niêm phong cẩn thận , rồi trú quân ở Bá Thượng để đợi tướng quân đến. Nay tướng quân nghe lời đồn nhảm toan hại Bái Công, làm như vậy có khác gì vua Tần tàn bạo". Hạng Vũ nghe xong chẳng biết đối đáp ra sao, Trương Lương nhân lúc đó ra hiệu cho Lưu Bang, Lưu Bang liền mượn cớ ra ngoài, rồi cùng Phàn Khoái theo đường tắt trở về Bá Thượng. Trương Lương đoán chừng Lưu Bang đã an toàn trở về Bá Thượng, liền đem lễ vật của Lưu Bang để lại dâng cho Hạng Vũ và nói rằng: "Bái Công đã say rượu không thể đến cáo từ, có dặn tôi đem đôi chén ngọc này biếu tướng quân". Hạng Vũ nghe nói Lưu Bang đã ra về, đành phải nhận lấy chen ngọc đặt lên trên ghế. Phạm Tăng vô cùng bực tức, bèn rút kiếm chém vỡ chén ngọc rồi than rằng: "Hạng Vương thật là ấu trĩ, kẻ tranh giành thiện hạ với Hạng Vương sau này tất là Lưu Bang, chúng ta chỉ còn chờ làm tù binh mà thôi ".
  3. Tây Sở bá vương Hạng Vũ Sau khi Trần Thắng và Ngô Quảng dựng cờ khởi nghĩa tại Đại Trạch Hương, các nơi trong nước đều tới tấp nổi dậy hưởng ứng, Trần Thắng cử binh mã tiếp ứng các đạo nghĩa quân. Nhưng do trận tuyến quá dài, hiệu lệnh lại không thống nhất, nên các quý tộc cũ của 6 nước đã nhân cơ hội này chiếm cứ địa bàn rồi tự xưng vương, cơ bản không ủng hộ nghĩa quân, thêm vào đó, vương triều nhà Tần vốn lung lay đến tận gốc đã cử đại tướng Chương Đan, huy động toàn bộ quân đội điên cuồng đánh trả, nghĩa quân bị thiệt hại nặng nề. Ít lâu sau, Trần Thắng và Ngô Quảng lãnh tụ của nghĩa quân lần lượt bị bọn phản bội và thuộc hạ sát hại. Trần Thắng và Ngô Quảng tuy bị hại, nhưng ngọn lửa phản Tần do họ thắp lên vẫn chưa bị dập tắt, hơn nữa càng cháy càng to, mà thanh thế lớn nhất là cuộc nổi dậy ở quận Cối Kê, thủ lĩnh của họ là Hạng Lương con trai của đại tướng nước Sở Hạng Yến, cùng cháu là Hạng Vũ. Hạng Vũ từ nhỏ mồ côi cha mẹ, do chú là Hạng Lương nuôi dạy khôn lớn. Hạng Vũ vóc người vạm vỡ, sức vác ngàn cân, nhưng lại không thích học hành. Hạng Lương bắt phải học nhưng học được mấy ngày lại thôi, lại dạy kiếm thuật nhưng chỉ được mấy bữa lại bỏ, Hạng Lương nổi giận mắng nhiếc thì Hạng Vũ điềm nhiên trả lời rằng: "Học thì được cái tích sự gì, chẳng qua là biết viết họ tên mà thôi, còn luyện kiếm thuật thì cùng lắm cũng chỉ chém giết được mấy đứa, điều tôi muốn học ở đây là tài năng thực sự có thể chống đỡ hàng trăm nghìn quân mã". Hạng Lương nghe vậy cảm thấy thằng cháu này có chí lớn, bèn đem binh thư chiến sách tổ truyền ra cho Hạng Vũ học, Hạng Vũ rất thông minh, nhìn qua là biết, nhưng cũng chỉ học qua loa, chứ không chịu đi sâu nghiên cứu. Hạng Lương vốn người Hạ Tướng, nhưng vì đánh chết người, nên hai chú cháu phải chạy trốn đến sống ẩn cư ở đất Ngô Trung quận Cối Kê, thanh niên địa phương thấy họ biết chữ nghĩa và võ nghệ đều đến làm quen, Hạng Lương lại dạy họ học binh pháp và võ nghệ. Một hôm, Tần Thủy Hoàng xuống miền nam thị sát đi qua Ngô Trung, dân chúng địa phương đều kéo nhau ra xem, Hai chú cháu Hạng Lương cũng đứng trong đám đông, khi đội danh dự của Tần Thủy Hoàng đang nầm rộ đi qua trước mặt, Hạng Vũ liền buột miệng nói: "Chúng ta cũng có thể thay thế người này". Hang Lương nghe vậy sợ đến tái mặt, vội lấy tay bịt miệng Hạng Vũ khẽ nói: "Đừng có mà nói bừa bãi, người ta tố giác thì sẽ bị giết cả họ đó". Cũng vào năm đó, Trần Thắng và Ngô Quảng phát động khởi nghĩa, Hạng Lương cho rằng thời cơ báo thù đã đến, hai chú cháu cùng giết chết quận thú Cối Kê, rồi triệu tập 8 nghìn đệ tử ở Ngô Trung nổi dậy chống lại triều đình nhà Tần. Hai chú cháu dẫn 8 nghìn đệ tử vượt qua sông Trường Giang đánh chiếm được Quảng Lăng, rồi vượt sông Hoài tiến lên miền bắc. Trên đường đi đã thu nạp một số lực lượng chống Tần của Lưu Bang, Anh Bố, Lã Thần, Trần Anh v v, khiến số quân tăng đến bảy tám mươi nghìn người. Hạng Lương còn đón cháu của vua Sở đến xưng làm Sở Hoài Vương, rồi mở một trận kịch chiến với quân Tần ở Định
  4. Đào, Hạng Lương bị thua to rồi chết trận, Hạng Vũ và Lưu Bang đành phải rút quân về trấn giữ ở Bành Thành. Tướng Tần Chương Đan đánh bại xong quân Sở, lại ngược lên hướng bắc tiến đánh Triệu Yết, Triệu Yết chống đỡ không nổi vội cầu cứu với Sở Hoài Vương, nên Tống Nghĩa và Hạng Vũ được cử đi cứu. Tống Nghĩa là một tên hèn nhát, khi thấy thanh thế quân Tần quá lớn mạnh, hắn chỉ lo chốt giữ ở An Dương chứ không chịu tiến lên, Hạng Vũ nói với Tống Nghĩa rằng: "Cứu binh như cứu hỏa, quân Tần bao vậy Cự Lộc, vua Triệu khác nào như cá trong giỏ, chúng ta phải nhanh chóng vượt qua sông, hai bên trong ứng ngoài hợp thì quân Tần tất bị đánh bại". Nhưng Tống Nghĩa không chịu nghe theo. Hạng Vũ nổi giận liền giết chết Tống Nghĩa, rồi cắt lấy thủ cấp giơ lên nói với các tướng sĩ rằng: "Tống Nghĩa phản bội vua Sở, nên tôi đã thừa lệnh giết chết hắn". Các tướng sĩ phần lớn đều là thuộc hạ của Hạng Lương, nên họ đều đồng ý nghe theo lệnh của Hạng Vũ, tức thì Hạng Vũ cử Anh Bố và Phổ tướng quân dẫn 20 nghìn quân làm tiên phong, vượt qua sông Chương chiếm lấy bờ bên, cắt đứt đường vận lương của quân Tần, sau đó Hạng Vũ mới dẫn quân chủ lực vượt qua sông. Sau khi qua sông, Hạng Vũ lệnh cho quân sĩ chuẩn bị ba ngày lương khô, đập vỡ hết nồi niêu, chọc đắm hết thuyền bè, rồi nói với các tướng sĩ rằng: "Trận đánh này chỉ có tiến chứ không có lùi, nội trong ba ngày phải đánh bại quân Tần để giải vây cho Cự Lộc". Việc làm này của Hạng Vũ đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của các tướng sĩ, trải qua 9 lần kịch chiến, quân của Hạng Vũ đánh cho quân Tần một trận tan tác chim muông. Bấy giờ, các đạo quân quý tộc cũ của các nước trước đó đến cứu Triệu, đứng trên thành nhìn xuống cũng phải khiếp đảm. họ không dám đánh ra, mà đợi tới khi quân Tần bị đánh tan rồi mới tới tấp đến theo Hạng Vũ. Sở Hoài Vương bèn phong Hạng Vũ làm thượng tướng, chỉ huy toàn bộ các đạo quân phản Tần. Trong trận đánh Cự Lộc, Hạng Vũ đã tiêu diệt được chủ lực của quân Tần, đã xoay chuyển được cục diện chiến tranh phản kháng triều nhà Tần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2