TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Triệu Quát chỉ thượng đàm binh
lượt xem 17
download
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC Triệu Quát chỉ thượng đàm binh Năm 270 trước công nguyên, Tần Chiêu Tương Vương phong Phạm Tuy làm Thượng khanh giúp mình trị vì nhà nước, Phạm Tuy nêu ra chủ trương liên lạc với các nước xa, tiến đánh nước gần, rồi dần dần thôn tính 6 nước, tiến tới thống nhất thiên hạ, Tần Chiêu Tương Vương rất tán đồng chiến lược này rồi bàn cách thực thi. Năm 262 trước công nguyên, vua Tần cử đại tướng Bạch Khởi tấn công nước Hàn, chỉ trong một trận đã đánh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Triệu Quát chỉ thượng đàm binh
- TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC Triệu Quát chỉ thượng đàm binh Năm 270 trước công nguyên, Tần Chiêu Tương Vương phong Phạm Tuy làm Thượng khanh giúp mình trị vì nhà nước, Phạm Tuy nêu ra chủ trương liên lạc với các nước xa, tiến đánh nước gần, rồi dần dần thôn tính 6 nước, tiến tới thống nhất thiên hạ, Tần Chiêu Tương Vương rất tán đồng chiến lược này rồi bàn cách thực thi. Năm 262 trước công nguyên, vua Tần cử đại tướng Bạch Khởi tấn công nước Hàn, chỉ trong một trận đã đánh bại nước Hàn, chiếm được Dã Vương, cắt đứt mối liên lạc với Thượng Đảng. Trước tình hình nguy ngập này, quận thú Thượng Đảng là Phùng Đình đã quyết định thà đầu hàng nước Triệu, chứ quyết không đầu hàng nước Tần. Triệu Hiếu Thành Vương biết tin này vô cùng mừng rỡ, bèn lập tức cử binh mã ra tiếp quản Thượng Đảng, vua Tần thấy Thượng Đảng sắp lọt vào tay, nay lại bị nước Triệu đoạt mất thì vô cùng tức giận, bèn cử đại tướng Vương Hột dẫn quân tấn công Thượng Đảng, Triệu Hiếu Thành Vương cũng cử lão tướng Liêm Pha dẫn 200 nghìn quân đến cứu Thượng Đảng, nhưng khi đại quân đến Trường Bình thì Thượng Đảng đã thất thủ, quân Tần lại điều binh tiến đánh Trường Bình. Liêm Pha là một tướng lĩnh từng trải nhiều thử thách, khi nhìn thấy quân Tần đang khí thế sục sôi, bèn ra lệnh cho quân sĩ đào hào, đắp lũy, để chuẩn bị phòng thủ lâu dài. Vương Hột đã năm lần bảy lượt đến thách đánh, nhưng Liêm Pha vẫn một mực án binh bất động, tình trạng này cứ kéo dài mãi đến ba năm trời, lương thực quân Tần tiếp tế không kịp, nên quân lính đã có phần uể oải, Tần Chiêu Tương Vương thấy vậy vội vàng triệu Phạm Tuy đến bàn bạc. Phạm Tuy nghĩ ra một kế ly gián để khiến vua Triệu điều động Liêm Pha đi nơi khác. Vua Tần đồng ý liền cử người sang Hàm Đan, dùng nhiều vàng bạc mua chuộc những người bên cạnh vua Triệu, bảo họ tung tin nào là: "Liêm Pha đã già nua lại hèn nhát, cơ bản không dám đối trận với quân Tần ", nào là "Liêm Pha là đồ vô dụng, đã sắp chống đỡ không nổi". Vua Triệu vốn dĩ không tin tưởng ở chiến thuật phòng thủ của Liêm Pha, nay lại nghe những lời nhảm nhí này, bèn quyết định cử Triệu Quát ra thay thế Liêm Pha Triệu Quát con trai của danh tướng Triệu Xa, từ nhỏ say mê binh pháp, thông thuộc binh thư chiến sách, cứ nói đến việc bày binh bố trận là thao thao bất tuyệt,
- nên vẫn tự cho mình là thiên hạ vô địch. Danh tướng Triệu Xa rất hiểu rõ con mình chẳng qua là chỉ học thuộc mấy quyển binh thư, chứ không có kinh nghiệm thực chiến, nếu để cầm quân thì tất nhỡ việc quân cơ và thí mạng quân lính, nên trước lúc qua đời đã dặn lại vợ rằng: "Đừng có cho con ra làm quan, để khỏi làm nhỡ việc lớn nhà nước, trở thành tội nhân làm mất nước Triệu". Tướng quốc Lạn Tương Như khi được biết vua Triệu chuẩn bị phong Triệu Quát làm tướng, liền vội vàng vào cung khuyên rằng: "Triệu Quát chỉ học thuộc binh thư, chỉ giỏi bàn việc quân trên giấy tờ, chứ đâu có biết khi lâm trận phải tùy cơ ứng biến, thì làm sao lại có thể thống lĩnh đại quân ?". Nhưng vua Triệu đâu chịu nghe theo. Bấy giờ, người mẹ của Triệu Quát cũng dâng lên một bản tấu chương viết rằng: "Thỉnh cầu đại vương chớ bổ nhiệm con tôi làm soái". Nhà vua liền mời bà vào cung để hỏi rõ nguyên nhân, bà đã nói lại lời trăng trối của chồng trước khi qua đời, nhưng vua Triệu chỉ một mực nói là ý trẫm đã quyết, không thể nào sửa đổi được. Bà mẹ nghe vậy than rằng: "Nếu đại vương quyết ý dùng Triệu Quát, thì một khi nó làm sai việc gì, chỉ mong đại vương đừng trách, mà liên lụy đến cả nhà tôi", vua Triệu gật đầu nhận lời. Năm 260 trước công nguyên, Triệu Quát dẫn 200 nghìn đại quân kéo đến Trường Bình, lão tướng Liêm Pha thấy binh phù liền giao lại binh quyền, Triệu Quát trong chốc lát đã thống lĩnh 400 nghìn đại quân nước Triệu. Triệu Quát vừa nhậm chức bèn thay đổi chiến thuật phòng thủ của Liêm Pha, mà chủ động xuất kích tấn công quân Tần. Bên kia, Phạm Tuy được tin Triệu Quát đến thay thế Liêm Pha, biết kế ly gián của mình đã thành công, liền cử tướng quân Bạch Khởi dẫn quân ra đón đánh quân Triệu, Bạch Khởi cố ý đánh thua mấy trận, khiến Triệu Quát càng thêm hí hửng cứ hô quân đuổi riết, ngờ đâu toàn bộ quân Triệu đều sa vào vòng mai phục, đã mấy lần phá vây đều không ra được, 400 nghìn quân Triệu bị vây chặt trong 40 ngày, đã không được tiếp tế lương thảo, lại chẳng có viện binh đến cứu, quân sĩ chẳng còn lòng dạ nào tác chiến. Triệu Quát chỉ một mực muốn phá vây, nhưng đi đến đâu cũng bị quân Tần bắn tên ra như mưa, rồi bị trúng tên chết trong đám loạn quân, quân Triệu như rắn không đầu, đều tới tấp vứt bỏ vũ khí xin đầu hàng. 400 nghìn quân Triệu trở thành tù binh cũng là một gánh nặng đối với quân Tần, vì nếu giam giữ thì không thể nào cung ứng lương thảo, mà thả họ về thì trận đánh này hóa ra công công cốc, hoặc giả thừa thế tấn công nước Triệu thì lại sợ chúng làm phản thì cũng nguy to, nên Bạch Khởi đành phải quyết định, ngoài thả 240 tên lính còn rất trẻ ra, số còn lại đều bị chôn sống ở Trường Bình, trở thành một vụ thảm sát lớn trong lịch sử. Hoàn bích quy Triệu Năm 283 trước công nguyên, Triệu Huệ Văn Vương có được một hòn ngọc bích tinh khiết đẹp vô giá, gọi là Hòa Thị Bích, nhà vua nâng niu không muốn rời tay. Tần Chiêu Tương Vương được biết tin này rất thèm thuồng, liền cử sứ giả đến nói với Triệu Huệ Văn Vương rằng, nước Tần muốn đem 15 ngôi thành trì đổi lấy hòn
- ngọc bích thiên hạ có một không hai này. Triệu Huệ Văn Vương cảm thấy rất khó xử, bởi Tần là một nước láng giềng hổ lang không thủ tín, nếu đem ngọc sang thì mình khó có ngày trở về, nếu không đem sang thì lại sợ vua Tần tức giận, nhà vua bèn triệu tập các đại thần lại thương nghị, các đại thần bàn luận đã nửa ngày mà vẫn không tìm được cách nào hơn, bấy giờ có một hoạn quan tên là Mậu Hiền tiến cử với nhà vua rằng: "Nhà hạ nhân có một môn khách tên là Lạn Tương Như, người này rất bạo gan và có học thức, trí dũng song toàn, có thể cử đi sứ nước Tần". Tức thì nhà vua triệu Lạn Tương Như vào cung, quả nhiên thấy chàng là người rất có khoa nói và rất có kiến thức, bèn cử chàng đem theo ngọc bích sang nước Tần. Tần Chiêu Tương Vương được tin vô cùng mừng rỡ, vội triệu quần thần tiếp kiến Lạn Tương Như. Lạn Tương Như cung kính đem ngọc bích dâng lên, nhà vua cầm xem khen ngợi không ngớt, mãi sau mới truyền cho các đại thần và cung nữ xem, mà không hề nhắc gì tới việc đổi thành trì. Lạn Tương Như đã nhìn thấu ý định của vua Tần, liền vội vàng bước tới nói rằng: "Viên ngọc bích này tuy quý hiếm thật, nhưng có một vết nứt rất khó nhận ra, hãy để tôi chỉ cho đại vương xem". Vua Tần tin là thực liền đưa sang, thì thấy Lạn Tương Như ôm lấy ngọc bích vội lùi lại mấy bước, đến gần bên một cột trụ tức giận nói: "Đại vương hứa đổi 15 ngôi thành trì lấy ngọc bích, vua Triệu chúng tôi rất tán thành mới cử tôi đem ngọc sang đây, nhưng tôi thấy đại vương chẳng có thành tâm chút nào. Nay ngọc đang trong tay tôi, nếu mà đại vương bức ép thì đầu tôi sẽ cùng ngọc bích đâm vào chiếc cột này cho tan tành ra, đại vương đừng hòng mà lấy được ". Lạn Tương Như vừa nói vừa sấn đến bên cột. Vua Tần thấy vậy liền vội vàng gọi người đem bản đồ ra, khoanh rõ vị trí của 15 ngôi thành trì. Lạn Tương Như thấy rất khó mà đảm bảo liền nói rằng: "Trước khi cử tôi đem ngọc sang đây, vua Triệu đã ăn chay trong 5 ngày rồi mới tổ chức nghi lễ rất long trọng , nay nếu đại vương có thành ý, thì cũng nên ăn chay trong 5 ngày, bấy giờ tôi mới dâng ngọc bích cho đại vương". Tần Chiêu Tương Vương đành phải nhận lời, rồi đưa Lạn Tương Như ra nghỉ ở nhà khách. Lạn Tương Như vừa về đến nhà khách, liền cử một tên tùy tùng cải trang rồi đem ngọc bích theo đường tắt trở về nước Triệu. Năm hôm sau, vua Tần quả nhiên tổ chức nghi lễ đón nhận ngọc bích, nhưng chỉ thấy Lạn Tương Như đi tay không thong thả bước vào điện nói rằng: "Quý quốc kể từ thời Mục Công đến nay đã trải qua hơn 20 vị hoàng đế, mà chưa hề có vị vua nào thủ tín cả. Tôi sợ bị mắc lừa thì thực là có lỗi với vua Triệu, nên đã cử người đem ngọc về nước rồi, vậy mong đại vương hãy trị tội tôi". Vua Tần nghe vậy tức giận quát rằng: "Đây rõ ràng là ngươi riễu cợt ta", rồi ra lệnh trói lại. Lạn Tương Như vẫn thản nhiên nói rằng: "Đại vương chớ nên tức giận, xét vì hiện nay Tần mạnh Triệu yếu, nếu đại vương muốn lấy ngọc bích, thì hãy cắt 15 ngôi thành trì cho nước Triệu trước, rồi cử người theo tôi sang nước Triệu nhận ngọc. Triệu đã được 15 ngôi thành trì thì đâu còn dám không đưa ngọc cho nước Tần?". Vua Tần thấy Lạn Tương Như cứ thao thao bất tuyệt cũng không tiện cắt ngang, liền cho Lạn Tương Như về nước. Kỳ thực Vua Tần cũng không có ý trao đổi thành trì, nên trò đổi chác giữa hai nước cũng bỏ đó không nhắc tới nữa..
- Nhưng dù sao việc Hoàn bích quy Triệu vẫn khiến Tần Chiêu Tương Vương canh cánh bên lòng, rồi quyết ý đã thua keo này lại bày keo khác. Năm 279 trước công nguyên, vua Tần cử sứ giả đến mời Triệu Huệ Văn Vương sang gặp mặt ở Miễn Trì, Vua Triệu hiểu rõ bụng dạ của vua Tần nên không dám nhận lời. Nhưng Lạn Tương Như bấy giờ đã là đại phu thì khuyên nên đi, để khỏi nước Tần coi khinh nước Triệu, rồi còn tỏ ý sẽ tháp tùng nhà vua sang nước Tần, đồng thời mời đại tướng Liêm Pha dẫn quân trấn giữ ở biên giới để đề phòng bất trắc. Tại cuộc tương hội này, Lạn Tương Như đã phát huy tài ăn nói của mình, khiến vua Triệu được mở mày mở mặt, bởi vua Tần không kiếm được cớ gì bắt nạt mình, Tần Chiêu Tương Vương vốn muốn nhân khi Triệu Huệ Văn Vương đi vắng thì khởi binh tiến đánh nước Triệu, nhưng khi được mật báo là đại tướng Liêm Pha đã trấn giữ ở biên giới, nên âm mưu này lại bị thất bại Triệu Huệ Văn Vương về nước liền phong Lạn Tương Như làm thượng khanh, tước vị còn cao hơn đại tướng Liêm Pha, nên giữa hai người về sau mới xảy ra truyện " Phụ kinh thỉnh tội", như đã giới thiệu trong " Truyện thành ngữ TQ."
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Lão đang ích tráng
4 p | 218 | 37
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Bá vương biệt Cơ
4 p | 217 | 29
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Chiêu Quân xuất tái
4 p | 185 | 28
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Hồng môn yến kinh hồn bạt vía
4 p | 281 | 26
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Vệ Thanh và Hoắc Khứ Bệnh
4 p | 226 | 21
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Trần Thắng và Ngô Quảng dựng cờ khởi nghĩa
4 p | 249 | 21
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Lã hậu chi loạn
4 p | 201 | 20
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Kinh Kha thích Tần Vương
4 p | 211 | 19
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Tín Lăng Quân thiết phù cứu Triệu
4 p | 172 | 18
-
An Dương Vương
7 p | 216 | 10
-
Lịch sử địa phương
7 p | 201 | 9
-
Nước Văn Lang sử gia Ngô Sĩ Liên v
5 p | 99 | 8
-
Doanh nhân lịch sử: Đặng Huy Trứ (Ất Dậu 1825 – Giáp Tuất 1874)
4 p | 85 | 7
-
Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương
6 p | 88 | 7
-
Giản Ðịnh Ðế (1407-1409)
3 p | 81 | 4
-
BÀI TẬP LỊCH SỬ CHƯƠNG VI
5 p | 67 | 4
-
Phạm Khôi
4 p | 67 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn