intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bàn thêm về nhân vật Từ Thức trong “Truyện Từ Thức lấy vợ tiên” của Nguyễn Dữ

Chia sẻ: Tony Tony | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

475
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết, tác giả xuất phát từ việc phân tích nhân vật này để luận giải các nội dung: thái độ bất hợp tác với chính thể đương thời; sự lựa chọn lối sống ẩn dật mang tính chất thể nghiệm và kết quả của sự thể nghiệm này. Đây là nội dung chính được chúng tôi bàn đến trong bài báo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bàn thêm về nhân vật Từ Thức trong “Truyện Từ Thức lấy vợ tiên” của Nguyễn Dữ

Lê Văn Tấn, KimKi Hyun / Bàn thêm về nhân vật Từ Thức trong “Truyện từ thức lấy vợ tiên”...<br /> <br /> BÀN THÊM VỀ NHÂN VẬT TỪ THỨC<br /> TRONG TRUYỆN TỪ THỨC LẤY VỢ TIÊN CỦA NGUYỄN DỮ<br /> Lê Văn Tấn (1), KimKi Hyun (2)<br /> Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam<br /> 2<br /> NCS Khoa Văn học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam<br /> Ngày nhận bài 22/5/2017, ngày nhận đăng 30/8/2017<br /> 1<br /> <br /> Tóm tắt: Vay mượn cốt truyện trong văn học dân gian và tiếp thu sáng tạo tiên<br /> thoại Trung Hoa, Nguyễn Dữ đã thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật<br /> Từ Thức trong Truyện Từ Thức lấy vợ tiên (trích Truyền kỳ mạn lục). Trong bài viết,<br /> tác giả xuất phát từ việc phân tích nhân vật này để luận giải các nội dung: thái độ bất<br /> hợp tác với chính thể đương thời; sự lựa chọn lối sống ẩn dật mang tính chất thể<br /> nghiệm và kết quả của sự thể nghiệm này. Đây là nội dung chính được chúng tôi bàn<br /> đến trong bài báo.<br /> <br /> 1. Từ việc bất hợp tác với chính thể<br /> đương thời...<br /> Mở đầu thiên truyện, Nguyễn Dữ đã<br /> có lời giới thiệu về Từ Thức như sau:<br /> “Trong năm Quang Thái đời nhà Trần,<br /> người ở Hóa Châu tên là Từ Thức, vì có<br /> phụ ấm được bổ làm tri huyện Tiên Du”<br /> [3]. Có thể khẳng định, nhân vật này là<br /> một trong những kiểu nhân vật mang hình<br /> bóng của chính tác giả. Nguyễn Dữ từng<br /> theo nghiệp khoa cử, từng đỗ cử nhân, thi<br /> Hội đỗ tam trường, cũng từng làm quan<br /> khoảng một năm, sau cáo quan về với cái<br /> cớ là để chăm sóc mẹ già, giữ trọn đạo<br /> hiếu. Trong Truyện Từ Thức lấy vợ tiên,<br /> Nguyễn Dữ kể chuyện về Từ Thức mà<br /> cũng là nói chuyện của bản thân ông. Từ<br /> Thức là một viên quan chính trực, hơn thế<br /> là một con người có tâm hồn trong sáng<br /> và cao đẹp. Biểu hiện cụ thể trong thiên<br /> truyện này là một việc làm, tuy nhỏ song<br /> rất nhân văn: chuộc lỗi và cởi trói cho<br /> người con gái xinh đẹp vì lỡ tay mà làm<br /> gãy một cành mẫu đơn. Đằng sau hành<br /> động này của Từ Thức là sự ý thức và thái<br /> độ cao ngạo của một con người tài cao<br /> học rộng và tâm huyết. Chi tiết này cũng<br /> .<br /> <br /> Email: tanlv0105@gmail.com (L. V. Tấn)<br /> <br /> 50<br /> <br /> là duyên cớ để dẫn Từ Thức tới sự thể<br /> nghiệm một cuộc sống khác.<br /> Từ Thức làm quan song lại bỏ bê việc<br /> quan. Thậm chí Từ Thức còn “... vốn tính<br /> hay rượu, thích đàn, ham chơi, mến cảnh,<br /> việc sổ sách bỏ ùn cả lại...”. Lẽ thường,<br /> với một viên quan mẫn cán, việc bỏ bê<br /> công việc như thế này là khó chấp nhận.<br /> Tuy nhiên, với hoàn cảnh cụ thể và bản<br /> tính của Từ Thức, hành động này lại hoàn<br /> toàn có thể thông cảm. Đợi đến khi quan<br /> trên nhắc nhở:<br /> “- Thân phụ thầy làm đến đại thần mà<br /> thầy không làm nổi một chức tri huyện<br /> sao!<br /> Từ than rằng:<br /> - Ta không thể vì số lương năm đấu<br /> gạo mà buộc mình trong áng lợi danh. Âu<br /> là một mái chèo về, nước biếc non xanh<br /> vốn chẳng phụ gì ta đâu vậy!”<br /> Không chịu “buộc mình trong áng lợi<br /> danh” là tuyên bố cho lí do căn bản mà<br /> Từ Thức từ quan. Con người này đi theo<br /> tiếng gọi của thiên nhiên, vượn hạc, trăng<br /> nước mây trời - con đường của Bành<br /> Trạch, Tô Thức, Khổng Dung, Lý Bạch...<br /> hay Trần Nguyên Đán, Nguyễn Húc,<br /> Nguyễn Bỉnh Khiêm... đã đi và Ngô Thế<br /> <br /> Trường Đại học Vinh<br /> <br /> Lân, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Huy Vinh,<br /> Nguyễn Khuyến... sau này sẽ đi. Nói cụ<br /> thể hơn, việc Từ Thức từ quan là do hoàn<br /> cảnh lịch sử xã hội thời bấy giờ nói<br /> chung, triều Mạc nói riêng không như ý<br /> muốn của con người này (như đã nói,<br /> nhân vật Từ Thức mang hình bóng của tác<br /> giả). Từ Thức cho rằng, đó không phải là<br /> nơi có thể hiện thực cho ước mơ và lý<br /> tưởng “trí quân trạch dân”, “tiên ưu hậu<br /> lạc” của ông. Chỗ này cần lưu ý chi tiết<br /> Từ Thức do tập ấm mà làm quan nhưng<br /> con người này lại xử thế như một danh sĩ,<br /> không chịu gập lưng hầu hạ kẻ quyền<br /> quý, không hám công danh, thích tự do tự<br /> tại, ngao du sơn thuỷ. Việc ghi niên hiệu<br /> năm Quang Thái đời Trần, tức đời vua<br /> Trần Thuận Tông - vị vua cuối cùng trước<br /> khi bị Hồ Quý Ly thoán đoạt là một tín<br /> hiệu có ý nghĩa phê phán chính sự thối<br /> nát, lòng người li tán. Theo chúng tôi, đây<br /> là chi tiết ẩn dụ cho thời đại mà Nguyễn<br /> Dữ đang chứng kiến. Có thể với hoàn<br /> cảnh đó, một cá nhân khác sẽ có một sự<br /> lựa chọn khác và có thể hết lòng với việc<br /> quan, song Từ Thức tự thấy mình không<br /> thể. Trong quan niệm của nhân vật này,<br /> triều chính, xã tắc lúc bấy giờ chỉ toàn<br /> những hôn quân bạo chúa, gian thần xiểm<br /> nịnh, vì của cải tiền bạc mà chà đạp lên<br /> quyền sống của con người. Vị trí của một<br /> tri huyện sẽ không làm được gì lớn nếu<br /> như ngay cả mạng sống cũng không được<br /> bảo toàn. Mà nếu đó là sự phát triển tất<br /> yếu của lịch sử thì không riêng gì Từ<br /> Thức mà đến quân vương cũng bất lực.<br /> Từ đó, không dùng dằng, day dứt hay<br /> lưỡng lự giữa sự ở và về, Từ Thức đã tìm<br /> đến lối sống ẩn dật bằng một thái độ khá<br /> dứt khoát. Theo chúng tôi, thái độ từ quan<br /> quy ẩn của Từ Thức ở đây là sự kết tinh<br /> tư tưởng và thái độ bất hợp tác với chính<br /> thể đương thời của Nguyễn Dữ và nhiều<br /> <br /> Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 2B (2017), tr. 50-55<br /> <br /> kẻ sĩ Việt Nam trước ông, cùng thời với<br /> ông và sau ông.<br /> 2. ... đến một lối sống ẩn dật mang<br /> tính chất thể nghiệm<br /> Về với chốn lâm tuyền, Từ Thức như<br /> tìm lại được con người mình, gắn bó chặt<br /> chẽ với thiên nhiên, cảnh vật. Dưới ngòi<br /> bút lãng mạn và đầy phóng khoáng, môi<br /> trường sống của Từ Thức ở trần giới được<br /> hiện lên khá đẹp: “Một hôm Từ Thức dậy<br /> sớm trông ra bể Thần Phù ở phía ngoài<br /> xa vài chục dặm, thấy có đám mây ngũ<br /> sắc đùn đùn kết lại như một đoá hoa sen<br /> mọc lên vội chèo thuyền ra thì thấy một<br /> trái núi rất đẹp. Từ Thức kinh ngạc bảo<br /> lái thuyền rằng: - Ta đã từng lênh đênh<br /> trên áng giang hồ, các thắng cảnh miền<br /> đông nam, không biết trái núi này từ đâu<br /> mọc ra trước mắt, ý giả là non tiên rụng<br /> xuống, vết thần hiện ra đây chăng? Sao<br /> trước không mà nay lại có?…”. Rồi đó là:<br /> “Tôi là một kẻ dật dân ở Tống Sơn. Một<br /> cánh buồm gió, một lá thuyền nan, phóng<br /> lãng giang hồ thích đâu đến đấy…”.<br /> Tuy nhiên, nếu ở các thiên truyện<br /> như: Chuyện đối đáp của người tiều phu ở<br /> núi Na, Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà giang,<br /> Nguyễn Dữ đề cập nhiều tới lối sống ẩn<br /> dật “phóng lãng giang hồ” cùng non xanh<br /> nước biếc nơi trần thế của các nhân vật thì<br /> ở Truyện Từ Thức lấy vợ tiên, Nguyễn Dữ<br /> muốn để cho nhân vật của mình vươn tới<br /> một sự thể nghiệm khác về lối sống ẩn<br /> dật: cho Từ Thức lên cõi tiên, sống trong<br /> không gian - thời gian tiên giới. Điều này<br /> thể hiện một bước phát triển cao nhất<br /> (một số nhà nghiên cứu cho đó là tiêu<br /> cực) của quá trình Nguyễn Dữ muốn tạo<br /> ra một sự phân biệt rạch ròi giữa chốn lợi<br /> danh phàm tục với chốn thanh cao mà chỉ<br /> có những nho sĩ ẩn dật mới có thể vươn<br /> tới được. Hãy xem sự miêu tả của nhà<br /> văn: “... Buộc thuyền lên bờ thì thấy<br /> 51<br /> <br /> Lê Văn Tấn, KimKi Hyun / Bàn thêm về nhân vật Từ Thức trong “Truyện từ thức lấy vợ tiên”...<br /> <br /> những vách đá cao vút nghìn trượng,<br /> sừng sững đứng thẳng, nếu không có cánh<br /> thì vị tất đã trèo lên thăm cảnh đó được...<br /> Chợt thấy ở trên vách đá nứt toác ra một<br /> cái hang, hình tròn mà rộng độ một<br /> trượng. Vén áo đi vào, vừa được mấy<br /> bước thì cửa hang đã đóng sập lại tối tăm<br /> mù mịt như sa vào cái vực đen tối...”. Ở<br /> một phương diện nào đó mà đánh giá, quả<br /> tư tưởng này có tính chất không tưởng,<br /> hơi hướng tiêu cực song xét ở hoàn cảnh<br /> đó, ở cá nhân con người Nguyễn Dữ,<br /> chúng tôi cho đây là một sự tìm tòi, một<br /> sự thể nghiệm táo bạo mà không phải nho<br /> sĩ nào cũng có thể vươn tới được. Trong<br /> tư tưởng Nguyễn Dữ, với sự hạn chế của<br /> lịch sử, ông chỉ nhận thức và thể nghiệm<br /> được tới đó. Tức là ở chỗ này, nhà văn đã<br /> đi hết, đi đến tận cùng khả năng mình. Đó<br /> là một phẩm chất đáng trân trọng.<br /> Từ Thức đến với cõi tiên với đầy sự<br /> bất ngờ, ngỡ ngàng: “Lên đến ngọn núi thì<br /> bầu trời sáng sủa. Chung quanh toàn là<br /> những lâu đài nguy nga, mây xanh ráng<br /> đỏ bám ở lan can, cỏ lạ hoa kì nở đầy<br /> trước cửa”. Sau đó, do mối lương duyên<br /> với Giáng Hương mà Từ Thức đã thành<br /> đôi lứa với người con gái này. Họ sống<br /> bên nhau trong những ngày tháng khá<br /> hạnh phúc. Họ cùng nhau ngâm vịnh thơ<br /> ca, thưởng thức các món ăn vô cùng kì lạ<br /> mà ở hạ giới không thể nào có được.<br /> Cuộc sống tiên giới trong thiên truyện<br /> được Nguyễn Dữ khắc họa thật ra cũng là<br /> hoa thông, trăng núi, trăng sao, vượn hạc<br /> mà thôi... Tức là ở đây, theo chúng tôi,<br /> điểm nhìn nghệ thuật là hiện thực trần<br /> giới, được bắt đầu từ hiện thực trần giới.<br /> Hãy xem một số bài thơ của Từ Thức:<br /> Nhãn để yên hà cước để vân,<br /> Thanh quang sái sái bức Tam Thần.<br /> Tùng hoa bán lão hương phong động,<br /> Mỗi dẫn Thương Lương điếu đĩnh<br /> nhân.<br /> .<br /> <br /> 52<br /> <br /> (Khói rợp mây che khắp bốn trời,<br /> Non Thần trong sáng đó là nơi.<br /> Hoa thông theo gió đưa hương ngát,<br /> Dắt dẫn thuyền câu khách một người.)<br /> Khước hàn liêm phóng nguyệt trùng<br /> trùng,<br /> Khiếp đối suy nhan bả kính dung.<br /> Cách trúc hoán lai tiên chẩm mộng,<br /> Ngũ canh vô nại viễn sơn chung.<br /> (Rèm buông cản lạnh nguyệt lung linh<br /> Gương võ vàng soi luống thẹn thùng<br /> Cách trúc gối tiên vừa khẽ chợp<br /> Non xa đưa rộn tiếng chuông đồng.)<br /> Tuy nhiên, niềm vui của cuộc sống<br /> nơi tiên giới chỉ thoáng chốc. Ngay khi ở<br /> cõi tiên, Từ Thức đã bộc lộ sự thất bại<br /> của mình. Đầu tiên là cái nhìn quá tỉnh<br /> táo về cuộc sống của quần tiên: “Nay<br /> quần tiên ai về chỗ nấy, sống trong cảnh<br /> quạnh quẽ cô liêu, đó là vì lòng vật dục<br /> không nảy sinh, hay là cũng có nhưng<br /> phải gượng đè nén?”. Rồi tiếp đó là tâm<br /> trạng ngóng về trần tục bàng bạc trong<br /> các bài thơ đề vịnh của Từ Thức. Qua lời<br /> thơ ta dễ dàng bắt gặp ở đó một dòng cảm<br /> xúc da diết, khôn khuây về cố hương của<br /> con người này:<br /> Phù phù thụy ái nhiễu kim khuê,<br /> Phương trượng huề nam Nhược thủy<br /> tê.<br /> Xướng bãi đã canh thiên dục thự,<br /> Hương tâm hà xứ nhất thanh kê.<br /> (Khí lành quanh quất phủ buồng xuân,<br /> Phương trượng non xa, Nhược thủy<br /> gần.<br /> Dứt tiếng canh đà trời sắp sáng,<br /> Lòng quê theo dõi áng mây Tần.)<br /> Hay cảm giác về thân phận “nương náu”,<br /> gửi nhờ cũng luôn choán lấy tâm trí kẻ sĩ:<br /> Tứ diện ba đào nhất kế sơn,<br /> Dạ lai hà xứ mộng hương quan.<br /> Mang mang trần giới hồi đầu viễn,<br /> Thân tại hồng vân bích thủy gian.<br /> .<br /> <br /> .<br /> <br /> Trường Đại học Vinh<br /> <br /> (Sóng nước bao quanh núi một vùng,<br /> Mộng về quê cũ lối không thông.<br /> Mây vàng nước biếc thân nương đậu,<br /> Trần giới xa coi ngút mịt mùng.)<br /> Với tâm trạng đó, chắc chắn Từ Thức<br /> không thể sống mãi ở cõi tiên được. Sự<br /> thể nghiệm lối sống nơi cõi tiên của con<br /> người này diễn ra chỉ đúng một năm, để<br /> nhường lại cho tấm lòng vời vợi cố<br /> hương: “Từ khi bỏ nhà đi thấm thoắt đã<br /> được một năm, ao sen đã đổi thay màu<br /> biếc. Những đêm gió thổi, những sáng<br /> sương sa, bóng trăng sáng nhòm qua cửa<br /> sổ, tiếng thuỷ triều nghe vẳng đầu giường,<br /> đối cảnh chạnh lòng, một mối buồn bâng<br /> khuâng, quấy nhiễu không sao ngủ được”.<br /> Tấm lòng vời vợi cố hương đã thôi thúc<br /> Từ Thức tìm cách trở về trần giới. Từ việc<br /> vin vào hoàn cảnh cá nhân: “Tôi bước<br /> khách bơ vơ, lòng quê bịn rịn, lệ hoa<br /> thánh thót, lòng cỏ héo hon, dám xin thể<br /> tình mà cho được tạm về ...” đến việc<br /> động viên an ủi Giáng Hương: “Tôi xin<br /> hẹn trong một thời kỳ bao nhiêu lâu, để về<br /> cho bạn bè gặp mặt và thu xếp việc nhà<br /> cho yên, sẽ lại đến đây để với nàng cùng<br /> già ở chốn làng mây bến nước”. Những<br /> lời nói hết sức tha thiết của tấm chân tình<br /> đến như thế của họ Từ hẳn nhiên Giáng<br /> Hương không thể cầm lòng, vả có giữ<br /> cũng khó. Mà có giữ được thì cũng chỉ<br /> giữ được thân xác của Từ Thức mà thôi<br /> nên nàng đành ngậm ngùi mà rằng:<br /> “Thiếp chẳng dám vì tình phụ mà ngăn<br /> cản mối lòng quê hương của chàng. Song<br /> cõi trần nhỏ hẹp, kiếp trần ngắn ngủi, dù<br /> nay chàng về nhưng chỉ e liễu sân hoa<br /> vườn, không còn đâu cảnh tượng như<br /> ngày trước nữa...”. Từ Thức đã quay trở<br /> lại cõi trần khá dứt khoát. Dứt khoát như<br /> chính lúc ra đi vậy, mặc cho lời cảnh báo<br /> của Giáng Hương mà khi hối lại thì mọi<br /> việc đã an bài.<br /> <br /> Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 2B (2017), tr. 50-55<br /> <br /> 3. Và kết quả của sự thể nghiệm<br /> Điều gì sẽ diễn ra khi Từ Thức quay<br /> trở lại trần giới sau một năm ở tiên giới?<br /> Đó là sự thay đổi của tất cả, từ con người<br /> đến cảnh vật: “Chàng đi chỉ thoắt chốc đã<br /> về đến nhà, thì thấy vật đổi sao rời, thành<br /> quách nhân gian, hết thảy đều không như<br /> trước nữa, duy có cảnh núi khe là vẫn<br /> không thay đổi sắc biếc màu xanh thuở<br /> nọ”. Gặp một người già cả để hỏi thăm thì<br /> Từ Thức mới ngỡ ngàng biết rằng: một<br /> năm tiên giới bằng hơn cả 80 năm trần<br /> giới. Lời nói của “trẻ thơ” mà ngỡ ở cõi<br /> nào: “- Thuở bé tôi nghe nói ông cụ tam<br /> đại nhà tôi cũng cùng tên họ như ông, đi<br /> vào núi mất đến nay đã hơn 80 năm, nay<br /> đã là năm thứ năm niên hiệu Diên Ninh là<br /> đời ông vua thứ ba của triều Lê rồi”. Từ<br /> Thức về quê cũ mà bỗng trở thành một<br /> người xa lạ, lạc lõng? Thể hiện một chung<br /> cục như vậy, Nguyễn Dữ gửi gắm tư<br /> tưởng gì? Cần biết rằng: lên tiên, lấy vợ<br /> tiên là một thể nghiệm lối sống ẩn dật của<br /> Từ Thức. Nếu làng quê nơi Từ Thức trở<br /> lại cũng là nơi mà Từ Thức đã ở ẩn (Từ<br /> Thức từ quan, chọn lối sống ẩn dật nơi<br /> sơn thủy rồi mới lên tiên) thì rõ ràng,<br /> thiên truyện này bộc lộ sự không yên tâm<br /> về lựa chọn lối sống ẩn dật của nhà văn.<br /> Vì vậy nên, Nguyễn Dữ đã để cho nhân<br /> vật của mình di chuyển từ môi trường ẩn<br /> dật này (trần giới) tới môi trường ẩn dật<br /> khác (tiên giới) để ông thể nghiệm, tìm<br /> tòi, với ao ước tìm được một môi trường<br /> tối ưu. Nhân vật khao khát đi tìm cuộc<br /> sống mới, một cuộc sống khác, một cuộc<br /> sống tốt đẹp hơn. Nhưng sự quay trở lại<br /> trần giới của Từ Thức cho thấy, hạnh<br /> phúc đích thực của con người không gì<br /> khác, không đâu xa mà chính là cuộc sống<br /> nơi trần thế. Cuộc sống đau khổ mà có<br /> thực còn hơn hạnh phúc mà siêu hình.<br /> Với một nhận thức cấp tiến như thế nên<br /> Nguyễn Dữ đã để cho nhân vật của mình<br /> 53<br /> <br /> Lê Văn Tấn, KimKi Hyun / Bàn thêm về nhân vật Từ Thức trong “Truyện từ thức lấy vợ tiên”...<br /> <br /> đi tìm và thể nghiệm lối sống ẩn dật<br /> nhưng cuối cùng cũng quay trở lại cuộc<br /> sống hiện thực dù cho khi quay trở lại, Từ<br /> Thức cũng không tìm được một cuộc sống<br /> như ý muốn. Còn nếu hiểu, nơi trở về của<br /> Từ Thức ở một nghĩa rộng là xã hội khác<br /> với xã hội đương thời trong sự tiệm tiến<br /> thời gian 80 năm (con số có tính chất ước<br /> lệ) thì rõ ràng ta thấy ở nho sĩ Nguyễn Dữ<br /> một khát vọng cải hoá hiện thực, đồng<br /> thời là ước mơ của ông về một xã hội<br /> khác với xã hội Việt Nam thế kỷ XVI mà<br /> bản thân ông lại vô cùng lúng túng trong<br /> việc vẽ nó ra sao vì dường như mọi ngả<br /> đường dẫn tới hạnh phúc đích thực của<br /> con người đã bị ngăn chặn, hiện thực xã<br /> hội không đánh lừa được một trái tim<br /> nhiệt tình và ham sống là Từ Thức?! Đó<br /> còn được hiểu như là sự bế tắc, bất lực<br /> của tư tưởng và hành động nhân vật, của<br /> danh nho Nguyễn Dữ. Vì lẽ này mà<br /> Nguyễn Dữ để Từ Thức trở về, rồi lại để<br /> Từ Thức ra đi: “Chàng bèn mặc áo cừu<br /> nhẹ, đội nón lỏ ngắn, vào núi Hoành Sơn,<br /> rồi sau không biết đi đâu mất”. Đằng sau<br /> hình tượng Từ Thức chính là sự biện hộ<br /> cho lẽ xuất xử của Nguyễn Dữ. Không<br /> phải là ông không muốn trở lại với xã hội,<br /> với triều chính để phục vụ. Vấn đề là, nơi<br /> ấy không có chỗ cho ông, ông có trở lại<br /> cũng chỉ trở thành một người lạc lõng, xa<br /> lạ, vô ích mà thôi. Phải chăng đây là một<br /> trong nhiều lí do khiến Nguyễn Dữ đã<br /> không chọn quê cũ, làng cũ của mình để<br /> trở về ẩn dật mà lại đến với một môi<br /> trường mới - rừng núi Thanh Hoá? Thái<br /> độ dứt khoát từ quan của Từ Thức, sự<br /> mau lẹ lên với tiên giới, rồi lại nhanh<br /> chóng trở về, rồi cuối cùng lại “biến đi<br /> đâu mất” của nhân vật, theo suy nghĩ của<br /> người viết bài này không hẳn đã là tất cả<br /> con người tác giả? Đó hẳn vẫn là một sự<br /> bùi ngùi, một cảm giác xót xa, vừa như<br /> níu kéo, nuối tiếc, lại vừa như một sự phủ<br /> định hiện tại, chối từ thế tục mà lòng ông<br /> 54<br /> <br /> vẫn mãi ngóng trông... Đúng như đánh giá<br /> của Nguyễn Phạm Hùng “hoặc là tìm<br /> kiếm khôn nguôi về lẽ sống, hạnh phúc, lí<br /> tưởng như Truyện Từ Thức lấy vợ<br /> tiên...” [4, tr. 117]. Hay nhận xét của Bùi<br /> Duy Tân: “Rõ ràng ở ẩn chẳng qua là bất<br /> đắc dĩ, và khi bất đắc dĩ chọn con đường<br /> lánh đục về trong đó, hình như Nguyễn<br /> Dữ vẫn coi vị trí của mình là ở giữa cuộc<br /> đời. Cũng chính vì vậy mà tuy có lúc bi<br /> quan, yếm thế nhưng Nguyễn Dữ không<br /> tuyệt vọng” [6, tr. 391]. Đúng là Nguyễn<br /> Dữ đã không tuyệt vọng, không bao giờ<br /> tuyệt vọng, dù đây chỉ là một thể nghiệm.<br /> Qua thiên truyện, ông đã để lại một tư<br /> tưởng, một lối sống, một cách thế sống đẹp<br /> đẽ, thanh cao và tràn ngập tính nhân bản.<br /> Hơn thế là một khát vọng khôn khuây về<br /> thế tục, về nhân tình thế thái cho hậu sinh<br /> ngẫm nghiệm. Và chắc chắn, con đường,<br /> sự lựa chọn mà Từ Thức hay Nguyễn Dữ<br /> đã đi, đã chiêm nghiệm và thể nghiệm, đã<br /> đánh đổi bằng cả một đời người lại tiếp tục<br /> được mở ra mênh mông với nhiều danh sĩ<br /> sau này. Bảng danh sách người ẩn dật thời<br /> trung đại sau Nguyễn Dữ còn có thể kể tới<br /> nhiều tên tuổi nổi tiếng như Ngô Thế Lân,<br /> Lê Hữu Trác, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Huy<br /> Vinh, Nguyễn Khuyến...<br /> 4. Kết luận<br /> Trở lên, có thể đánh giá rằng, Truyện<br /> Từ Thức lấy vợ tiên là một thiên truyện<br /> khá độc đáo, mang tính đa nghĩa trong<br /> Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ (một<br /> số hướng lí giải khác về hình tượng Từ<br /> Thức trong văn học dân gian cũng như<br /> trong tác phẩm của Nguyễn Dữ chúng tôi<br /> không nhắc lại ở đây). Với một bút pháp<br /> lãng mạn và phóng túng, Nguyễn Dữ đã<br /> xây dựng thành công hình tượng người ẩn<br /> dật là Từ Thức: cốt cách trong sáng, lối<br /> sống tự do, ẩn dật mà vẫn ngóng trông về<br /> cõi tục, về cuộc đời trần thế. Mượn cốt<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1