Mối quan hệ biện chứng vật chất, ý thức. Ý nghĩa mối quan hệ trên đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
lượt xem 336
download
Vật chất và ý thức là những phạm trù cơ bản của triết học; là nền tảng của CNDV biện chứng. Giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ lẫn nhau. Chung quanh các phạm trù này từ lâu đã trở thành nội dung luận bàn của các trường phái triết học bởi làm rõ nội dung vật chất và ý thức cũng như mối quan hệ của nó có ý nghĩa lớn lao về mặt lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu để tích lũy thêm kiến thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mối quan hệ biện chứng vật chất, ý thức. Ý nghĩa mối quan hệ trên đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
- Mối quan hệ biện chứng vật chất, ý thức. Ý nghĩa MQH trên đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn Vật chất: Vật chất và ý thức là những phạm trù cơ bản của triết học; là nền tảng của CNDV biện chứng. Giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ lẫn nhau. Chung quanh các phạm trù này từ lâu đã trở thành nội dung luận bàn của các trường phái triết học bởi làm rõ nội dung vật chất và ý thức cũng như mối quan hệ của nó có ý nghĩa lớn lao về mặt lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn. Chủ nghĩa duy tâm khách quan với những đại diện nổi tiếng như PLaton, Hêghen cho rằng có một thực thể tinh thần không những tồn tại trước tồn tại bên ngoài, độc lập với con người và thế giới vật chất mà còn sản sinh ra và quyết định tất cả các quá trình của thế giới vật chất, còn chủ nghĩa duy tâm chủ quan với các đại diện nổi tiếng như Becly, thì cho rằng cảm giác ý thức là cái có trước và tồn tại sẵn trong con người, trong chủ thể nhận thức, còn các sự vật bên ngoài chỉ là phức hợp của cảm giác ấy mà thôi. Tuy cả 2 dạng duy tâm chủ quan và duy tâm khách quan trong quan niệm về vật chất có sự khác nhau nhưng xét một cách tổng thể thì chủ nghĩa duy tâm chủ quan, và chủ nghĩa duy tâm khách quan đều phủ định sự tồn tại khách quan của vật chất và cho rằng vật chất tồn tại không khách quan, nguồn gốc của thế giới là do ý thức tinh thần sinh ra. CNDV thừa nhận sự tồn tại của thế giới vật chất nhưng có hai khuynh hướng: CNDV trước Mác và CNDV từ Mác trở đi. CNDV trước Mác thời cổ đại thừa nhận sự tồn tại của thế giới vật chất nhưng vật chất là gì thì họ đồng nhất giữa vật chất và vật thể cụ thể. Ví dụ, Ta -lét coi vật chất là nước, Anaximen coi vật chất là không khí, Hraclít coi vật chất là lửa, Đêmôcrít coi vật chất là nguyên tử... Nói chung các nhà duy vật cổ đại hiểu vật chất dưới dạng cảm tính và quy vật chất thành một vật cụ thể, cố định. Mặc dù có hạn chế lịch sử, song những quan niệm trên lại có ý nghĩa tích cực trong việc đấu tranh chống quan điểm duy tâm bấy giờ. Đến thời kỳ cận đại, khoa học phát hiên ra nguyên tử, cho nên quan niệm thuyết nguyên tử về cấu tạo của vật chất càng được khẳng định. Quan niệm này đã tồn tại và được các nhà triết học duy vật và cả các nhà khoa học tự nhiên nổi tiếng sử dụng cho đến tận cuối thế kỷ 19. Lịch sử triết học đã xác nhận công lao to lớn, đóng góp quan trọng vào việc phát triển quan niệm về vật chất và tính thống nhất thế giới của các nhà duy vật thế kỷ 17, 18, như Ph. Bê cơn, T,Hốpbơ, B.Spinôda, P.Hôn bách, Đ.Điđrô...Tuy vậy các quan niệm của các nhà duy vật này về cơ bản vẫn mang tính chất cơ giới, đó là khuynh hướng đồng nhất vật chất với nguyên tử, hoặc với khối lượng. Còn CNDV biện chứng là của những người sáng lập ra nó gồm Mác, Anghen và Lê nin. Mác và Anghen đã kế thừa những gía trị tích cực, đồng thời vạch ra những hạn chế trong quan niệm về vật chất của các nhà duy vật trước đó, đã tổng kết những thành tựu của khoa học hiện đại, khái quát và hình thành một quan niệm khoa học về vật chất. Mác không định nghĩa vật chất là gì nhưng cho rằng sản xuất vật chất quyết định đời sống tinh thần. Anghen cho rằng vật chất là tổng số tất cả sự vật đang tồn tại, bằng con đường nào đó, người ta trừu tượng hóa, khái quát hóa để có phạm trù vật chất. Tuy nhiên, khi đó Mác và Anghen chưa đưa có điều kiện đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất đã có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của khoa học thời bấy giờ. Nó là cơ sở để Lê nin phát triển học thuyết duy vật biện chứng về vật chất sau này. Lê nin đã khái quát những thành tựu mới nhất của vật lý học, phê phán những quan điểm duy tâm, siêu hình, thuyết không thể biết về vật chất, bảo vệ và phát triển quan niệm duy vật biện chứng Mác và Anghen về vật chất và đã đưa ra định nghĩa nổi tiếng, hoàn chỉnh về phạm trù vật chất. Trong tác phẩm CNDV và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Người đã định nghĩa vật chất như sau: “ Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem đến cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” Qua định nghĩa của Lê nin cho thấy, trước hết cần phân biệt vật chất với tư cách là phạm trù triết học với các quan niệm của KHTN về cấu tạo và những thuộc tính cụ thể của các đối tượng, các dạng vật chất khác nhau. Các đối tượng vật chất cụ thể đều có giới hạn, có sinh ra và mất đi để chuyển hóa thành cái khác, còn vật chất nói chung thì vô hạn và vô tận, không sinh ra và không mất đi. Vì vậy, không thể quy vật chất về vật thể cũng như không thể đồng nhất vật chất với những dạng cụ thể của vật chất. Thế giới vật chất tồn tại dưới dạng các sự vật, hiện tượng cụ thể rất phong phú. Các sự vật, hiện tượng do đó rất khác nhau, song chúng đều có thuộc tính chung dó là thuộc tính tồn tại khách quan ở ngoài và độc lập với ý thức của con người. Lên nin gọi đây là “ thuộc tính duy nhất” của vật chất mà chủ nghĩa duy vật gắn liền với sự thừa nhận thuộc tính đó. Phạm trù triết học về vật chất được khái quát từ thuộc tính chung đó, chỉ cái chung về mặt tồn tại của mọi cái riêng, cụ thể. Mọi đối tượng vật chất dù là vi mô hay vĩ mô, dù dưới dạng hạt hay dạng trường, dù tồn tại trong tự nhiên hay trong xã hội cũng đều là những đối tượng tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, có nghĩa chúng đều là các dạng cụ thể của vật chất mà thôi. 1
- Như vậy, vật chất là một phạm trù khái quát mặt thế giới quan dùng để chỉ thuộc tính chung của mọi sự vật là tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người. Vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, là tất cả những gì có thuộc tính tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức và khi tác động vào giác quan thì gây ra cảm giác. Thuộc tính này là tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất, là tiêu chuẩn để khẳng định rằng thế giới vật chất có tồn tại thực sự hay không, là cơ sở khoa học để đấu tranh chống lại CNDT chủ quan và CNDT khách quan. Theo Lê nin, không thể định nghĩa vật chất bằng cách quy nó về vật thể ( chẳng hạn, quy về về nguyên tử) hoặc quy về một hình thức, một thuộc tính cụ thể nào đó ( chẳng hạn, quy về khối lượng). Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, định nghĩa bằng cách đó sẽ chỉ gây ra mơ hồ, sai lầm và tạo kẻ hở cho chủ nghĩa DT xuyên tạc, tấn công vào CNDV. Cũng không thể định nghĩa nó bằng cách quy về một phạm trù rộng hơn, vì cho đến nay, chưa có phạm trù nào rộng hơn phạm trù vật chất. Do đó, chỉ có thể định nghĩa một cách khoa học phạm trù vật chất bằng cách đối lập nó với ý thức, và trong định nghĩa đó chỉ ra vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai. Trong định nghĩa của mình, Lênin đã giải quyết vấn đề cơ bản của TH theo lập trường DVBC bằng cách khẳng định vật chất là thực tại KQ tồn tại ngoài ý thức và độc lập với ý thức con người , ý thức chỉ là cái có sau, là cái phản ánh của vật chất. ở đây sự độc lập của vật chất không chỉ so với cảm giác, mà còn so với mọi hình thức khác của ý thức như tri giác, biểu tượng, tư duy, mà chúng xuất hiện ở con người xét đến cùng trên cơ sở cảm giác. Cũng theo Chủ nghĩa Mác Lênin, vận động là phướng thức tồn tại của vật chất. Vận động của vật chất do tác động qua lại giữa các yếu tố, bộ phận khác nhau trong bản thân sự vật và giữa các sự vật với nhau. Vật chất vận động dưới một số hình thức cơ bản và việc chia các hình thức vận động này cũng dần được hoàn thiện theo sự phát triển khoa học. Khoa học hiện đại chia các ra các hình thức vận động của vật chất thành ba nhóm chính tướng ứng với ba lĩnh vực của thế giới vật chất đã xuất hiện trong sự phát triển đó: -trong giới tự nhiên vô sinh;- trong giới tự nhiên hữu sinh;- trong xã hội. Khoa học thế kỷ 20 dã có những sửa đổi, bổ sung, phát triển, làm sâu sắc thêm quan niệm về bản chất các hình thức vận động cơ bản, về phân chia nhỏ hơn từng hình thức đó, về các đối tượng vật chất mang những hình thức vận động đó. Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất. Không gian là xét về mặt quảng tính, sự tồn tại, trật tự, kết cấu, sự tác động lẫn nhâu. Thời gian là xét về mật độ thời gian diễn biến, sự kế tiếp của các quá trình. Cũng căn cứ vào đời sống thực tiễn và sự phát triển khoa học, CNDVBC chứng minh rằng, bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất. Việc nghiên cứu định nghĩa vật chất của Lênin còn có ý nghĩa về mặt phương pháp luận. Nghiên cứu định nghĩa vật chất của LN nhằm chống lại mọi hình thức của CNDT cả trong quá khứ lẫn hiện tại và liên quan đến cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng triết học hiện nay. Bởi giải quyết được vấn đề cơ bản này của TH thì sẽ giải quyết được cácvấn đề khác của Th và các môn khoa học khác. Nghiên cứu phạm trù vật chất còn có ý nghĩa hết sức quán trọng là nó liên quan trự tiếp đến công cuộc xây dựng CNXH ở nhiều nước. Cuối cùng là từng bước khắc phục các tệ nạn xã hội, trước mắt là tệ nạn mê tín dị đoan. Thông qua sự đối lập với ý thức - như là mặt đối lập biện chứng với vật chất, định nghĩa phạm trù vật chất bao hàm điều kiện cần và đủ để phân biệt với những phạm trù khác. Ngòai dấu hiệu tồn tại ngoài ý thức, phạm trù vật chất còn có một dấu hiệu quan trọng khác là tính có thể nhận thức được. Vật chất không phải tồn tại một cách thần bí vô hình mà tồn tại một cách hiện thức được phản ánh vào cảm giác, vào ý thức con người. Tồn tại vật chất là tồn tại với các dạng sự vật, hiện tượng cảm tính, tức cụ thể và giác quan con người có thể nhận thức một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Vì vậy về nguyên tắc không đối tượng nào không thể nhận thức được, chỉ có những đối tượng chưa nhận thức được mà thôi. Về ý thức, cũng như phạm trù vật chất, trong lịch sử TH đã không ngừng diễn ra các cuộc tranh luận giữa CNDT và CNDV. Các nhà duy tâm cho rằng ý thức quyết định vật chất, sinh ra vật chất, chi phối sự vận động và tồn tại của vật chất. Họ cho rằng chúng ta không nhìn thấy đưọc ý thức cũng không chụp ảnh được ý thức. ở các học thuyết triết học duy tâm khác nhau, quan niệm về ý thức cũng có sự khác nhau nhất định. Song về thực chát, họ giống nhau chỗ tách ý thức ra khỏi vật chất, lấy ý thức làm điểm xuất phát để suy ra giới tự nhiên. Chúng ta không nhìn thấy ý thức, cũng không chụp ảnh được ý thứ. Nhưng, ý thức không phải là một hiện tượng siêu tự nhiên, tồn tại độc lập với vật chất và càng không thể sản sinh ra thế giới vật chất. ý thức tách ra khỏi vật chất, bị tuyệt đối thành “vị thần sáng tạo ra hiện thực”- đó là một sự trừu tượng chết, một sđiều bịa đặt phi lý kiểu thần học. Các nhà duy vật trưóc Mác cũng chỉ ra mối liên hệ khăng khít của ý thức với vật chất. Họ có nhiều cố gắng chứng minh sự phụ thuộc của ý thức vào vật chất. Song do còn nhiều điểm hạn chế nên họ không giải thích nổi những vấn đề phức tạp liên quan đến nguồn gốc và bản chất của ý thức. 2
- CNDV tầm thường đã quy ý thức về vật chất, ngược lại CNDT quan niệm ý thức như 1 thực thể độc lập, là thực tại duy nhất. Cả hai quan điểm đó về ý thức đều sai lầm. Thực ra cả vật chất lẫn ý thức đều là hiện thực, nghĩa là đều tồn tại thực. Sự khác nhau giữa chúng chỉ ở chỗ vật chất là HTKQ, còn ý thức là HTCQ. Theo chủ nghĩa Chủ nghĩa Mác-Lênin, ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Nguồn gốc tự nhiên là từ hiện thực khách quan và từ óc người. Nguồn gốc xã hội là từ lao động và ngôn ngữ. Nếu thiếu hiện thực khách quan hoặc óc người thì ý thức không thể xuất hiện. Có thể nói, ý thức là một dạng vật chất sống có tổ chức cao, đó là bộ óc con người. Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức. Hoạt động ý thức chỉ xảy ra trong bộ óc người, trên cơ sở các quá trình sinh lý- thần kinh của bộ óc. Không có các quá trình này thì không thể có ý thức, và nói chung, không bất kỳ một hoạt động tư tưởng và tâm lý nào. Chính do vậy, Mác nói ý thức chỉ là vật chất được di chuyển vào trong bộ óc con người và được cải biến đi ở trong đó. Nói cách khác ý thức là hình ảnh chủ quan của TGKQ. Và cũng có thể nói bản chất bản chất của ý thức chính là sự phản ánh thế giới hiện thực khách quan vào óc người một cách tích cực, năng động và sáng tạo. ý thức là hình thức phản ánh đặc trưng riêng của con người. Nó gắn với ngôn ngữ và được phát triển từ thuộc tính phản ánh vốn có ở mọi dạng vật chất. Trước khi chuyển thành ý thức, thuộc tính phố biến này của vật chất đã trải qua quá trình phát triển lâu dài. Sự phản ánh có cả thế giới vô cơ và hữu cơ. Sự phản ánh vô cơ thụ động ( như soi gương...); sự phản ánh hữu co là có chắt lọc, định hướng ( hoa hướng dương hướng về mặt trời...). ý thức là hiện tượng tâm lý XH có kết cấu phức tạp bao hàm nhiều yếu tố khác nhau như tri thức, tình cảm, lòng tin, ý chí.... Trong đó tri thức là yếu tố căn bản nhất. Quá trình hình thành và phát triển ý thức cũng chính là quá trình con người tìm kiếm, tích lũy tri thức xung quanh. Nếu không dựa vào tri thức thì ý thức là 1 sự trừu tượng trống rỗng thuần túy, không giúp ích cho con người trong hoạt động thực tiễn. Nhưng tri thức mà không thông qua tình cảm, không chuyển thành lòng tin thì vẫn chưa thể là ý thức trong hành động. Vậy giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng như thế nào?. Một là, vật chất có vai trò quyết định ý thức. Tính quyết định ở đây bao gồm cả nguồn gốc và bản chất. Vật chất là yếu tố có trước, ý thức là yếu tố có sau. Vật chất tồn tại KQ, độc lập với ý thức và là nguồn gốc sinh ra ý thức. Não người là 1 dạng vật chất có tổ chức cao, là cơ quan phản ánh để hình thành ý thức. ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh TGKQ. TGKQ là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung của ý thức. Vì vật chất như thế nào thì ý thức phản ảnh như thế ấy, đồng thời vật chất luôn luôn vận động biến đổi nên nhận thức cũng phải vận động và biến đổi theo. Mặc dù chịu sự quyết định của vật chất về nguồn gốc và nội dung, song ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất nên có tính năng động sáng tạo, góp phần cải biến TGKQ thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nếu ý thức phản ánh đúng hiện thực KQ, có nghĩa là ý thức tích cực, khoa học, đúng đắn có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn theo khuynh hướng đi lên trong quá trình cải tạo TGKQ. Ngược lại, ý thức phản ánh không đúng HTKQ, có nghĩa ý thức tiêu cực, phản khoa học ở mức độ nhất định có thể kìm hãm hoạt động thực tiễn theo khuynh hướng đi xuống của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên và XH. Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động con người. Con người dựa trên những tri thức của mình về TGKQ, từ đó đề ra mục tiêu phương hướng, biện pháp thực hiện và ý chí thực hiện mục tiêu ấy. Vai trò sáng tạo chủ động, tích cực của ý thức con người trong quá trình cải tạo TG hiện thực đươc phát triển đến mức độ nào chăng nữa vẫn phải dựa trên sự phản ảnh của TGKQ và các điều kiện KQ. Cho nên ý thức, tư tưởng trở thành nhân tố quan trọng, có tác dụng quyết định làm cho con người phát triển, hoạt động đúng hay sai, thành công hay thất bại khi thực hiện những khả năng nào đó.. Với nội dung về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức giúp chúng ta rút ra được ý nghĩa về phướng pháp luận trong nhận thức cũng như trong chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Vật chất quyết định, do đó chúng ta phải xây dựng nguyên tắc khách quan trong sự xem xét. Nguyên tắc này thể hiện ở mấy vấn đề sau: Một là đòi hỏi tư duy của chúng ta phải nhận thức sự vật với tư cách là cái khách quan, tồn tại và phát triển ngoài ý thức của con người, nó đòi hỏi khi xem xét sự vật, hiện tượng phải xuất phát từ bản thân sự vật, hiện tượng đó, đòng thời phải tôn trọng quy luật trong sự phản ánh, khong được lấy ý muốn chủ quan của ta làm điểm xuất phát. Hai là không coi nhẹ vai trò của nhân tố chủ quan, không coi nhẹ tính năng động của ý thức mà nguyên tắc khách quan đòi hỏi sự phát huy tính nanưg động chủ quan, phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức trong việc tìm ra những con đường, những phương pháp để từng bước thâm nhập vào bản chất của sự vật. Ba là, tránh chủ nghĩa khách quan. Đặc trưng của chủ quan là đề cao, thổi phồng, tuyệt đối hóa yếu tố kách quan, đồng thời hạ thấp vai trò của con người trước thế giới hiện thực. Bốn là, đòi hỏi sự trung thực trong sự phản ánh, điều đó có tác dụng ngăn ngừa tư duy của chúng ta vấp phải những sai 3
- lầm do việc chủ thể đưa vào khách thể một số yếu tố khách quan vốn không có trong bản thể khách thể đó. Nguyên tắc khách quan góp phần ngăn ngừa bệnh chủ quan, duy ý chí. Nguyên nhân vi phạm nguyên tắc khách quan là do xa ròi thực tiễn, do hạn chế về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận; do thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch, do sự cố tình của chủ thể nhận thức. Nghiên cứu mối quan hệ vật chất và ý thức giúp chúng ta trong nhận thức cũng như trong chỉ đạo hành động thực tiễn, nhất là khi đề ra chủ trương đường lối chính sách cần phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng và hành động theo quy luật KQ. Trong nhận thức và hành động con người phải dựa vào điều kiện khách quan, lấy khách quan làm cơ sở, làm phương tiện cho hành dộng có mục đích của mình nhưng phải biết nhận thức và vận dụng quy luật khách quan một cách chủ động sáng tạo với ý chí không ngừng cải tạo hiện thực theo nhu cầu tiến bộ xã hội. Tinh thần cách mạng và khoa học trong việc vận dung mối quan hệ vật chất và ý thức đòi hỏi chúng ta phải chống lại thái độ tiêu cực, thụ động vin vào điều kiện khách quan ngồi chờ, không dám hành động; đồng thời phải chống lại chủ quan duy ý chí, là biểu biểu hiện là hành động bất chấp quy luật, điều kiện cụ thể. Trong hoạt động động của con người, nhân tố vật chất và và yếu tố tinh thần có mối liên hệ chặt chẽ hữu cơ với nhau, tác động qua lại thành thể thống nhất chặt chẽ. Sức mạnh ý thức của con người không phải ở chỗ tách rời điều kiện vật chất, thoát ly hiện thực khách quan mà biết dựa vào điều kiện vật chất đã có, phản ánh đúng quy luật khách quan để cải tạo thế giới khách quan. Đồng thời phải nâng cao tính năng động chủ quan. Để nâng cao tính năng động, chủ quan, phải nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị Mác-Lênin, nâng cao lòng nhiệt tình cách mạng, rèn luyện cả tài lẫn đức. Xuất phát từ ý nghĩa đó, Đảng ta luôn xác định: Một trong những điều kiện cơ bản để đảm bảo sự lãnh đạo của đúng đắn của mình là phải luôn luôn đề ra các chủ trương chính sách xuất phát từ các yêu cầu bức xúc cần giải quyết của thực tiễn, đồng thời trong quá trình thực hiện phải tôn trọng và thực hiện theo đúng quy luật KQ. Thực tiễn họ thấy ở đâu và khi nào, con người rơi vào chủ quan duy ý chí, coi thường thực tiễn KQ thì ở đó việc xây dựng Chủ nghĩa xã hội sẽ gặp khó khăn, thậm chí thất bại. Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu là minh chứng cho việc không đánh giá đúng thực tiễn. Thực tiễn quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã có lúc trước đây, trong một thời gian dài đã mắc phải sai lầm của bệnh chủ quan duy ý chí đã làm ảnh hưởng không nhỏ đế sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước. Những sai lầm này thể hiện cụ thể ở việc xác định mục tiêu và bước đi trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế. Với suy nghĩ và hành động giản đơn, lại nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan”, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế- xã hội xa rời với thực tế khách quan, trong khi trình độ quản lý kinh tế xã hội còn hạn chế, bị các thế lực đế quốc và phản động bao vây, cô lập. Hậu quả làm nền kinh tế- xã hội bị khủng hoảng, trì trệ, và ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác, uy tín nước ta trên trường quốc tế bị giảm sút... Với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, đánh gía đúng sự thật, Đại hội VI của Đảng đã thẳng thắn vạch rõ những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút ra từ tực trạng trên, trong đó đặc biệt nhấn mạnh: “ Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm ấy, đặc biệt là những sai lầm về chính sách kinh tế, là bệnh chủ quan, duy ý, lối suy nghĩ giản đơn, nóng vội chạy theo hành động chủ quan” ( Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987, tr.26), đồng thời chủ trương đổi mới, trước mắt là đổi mới tư duy trên cơ sở kiên định và lấy nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động cách mạng. Tiếp theo, Đảng đã có nhiều chủ trương đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nền văn hóa VN tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, chủ động hội nhập với thế giới... Tất cả những chủ trương đổi mới này qua thành tựu của hơn 16 năm cho đến nay đã chứng tỏ chúng ta vừa có bước đi thích hợp và chọn điểm xuất phát đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh điều kiện thực tế của đất nước, vừa nắm vững và không chệch hướng với quan điểm nền tảng của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thành tựu của công cuộc đổi mới đã là một minh chứng hùng hồn cho việc kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn của mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Liên hệ thực tế. Tóm lại, TG vật chất tồn tại KQ, không phụ thuộc vào ý thức con người; ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan; giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau. Con người xuất phát từ thế giới làm căn cứ cho hoạt động có mục đích của mình. Con người càng phản ánh đầy đủ và đúng đắn về TGKQ thì càng cải tạo thế giới có hiệu quả theo nhu cầu của mình. Sức mạnh ý thức của con người không phải ở chỗ tách rời hiện tựợng vật chất thoát ly HTKQ mà biết dựa vào điều kiện vật chất đã có, phản ánh đúng QLKQ để cải tạo TGKQ. Xuất phát từ ý nghĩa đó, Đảng ta luôn xác định, một trong những diều kiện cơ bản để đẩm bảo sự lãnh đạo đúng dắn của mình là phải” luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo QLKQ”. Thiết nghĩ với 4
- việc hiểu đầy đủ phạm trù -Mối quan hệ vật chất và ý thức sẽ giúp chúng ta xây dựng niềm tin, hy vọng vào sự thắng lợi của Chủ nghĩa Mác-Lênin trên lĩnh vực đấu tranh tư tưởng lý luận, vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh và điều kiện thực tế của cách mạng VN, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu “Vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Triết học: Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong nền kinh tế nước ta hiện nay
23 p | 19131 | 3823
-
Đề cương ôn tập môn Triết học Mác – Lênin
21 p | 3011 | 580
-
Bài giảng Chương 6 - Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
14 p | 4795 | 575
-
Thảo luận "Mối quan hệ biện chứng giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội"
20 p | 2121 | 292
-
Bài giảng Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
64 p | 1525 | 203
-
Tiểu luận: Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức để nghiên cứu về thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta hiện nay
30 p | 420 | 88
-
Bài giảng Chương 1 - Chủ nghĩa duy vật biện chứng
43 p | 1007 | 81
-
Bài giảng Chương 7: Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
35 p | 939 | 79
-
Cơ sở khách quan và mối quan hệ của các thành phần kinh tế
22 p | 320 | 78
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: Chương 1 - Chủ nghĩa duy vật biện chứng
60 p | 670 | 71
-
Tiểu luận Triết học Mác – Lênin: Anh (chị) hãy vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
9 p | 307 | 33
-
Chương I: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
49 p | 170 | 26
-
Bài giảng Triết học - Chương 5: Phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển
4 p | 104 | 11
-
Bài giảng Triết học Mác - Lênin: Chương 02 - Chủ nghĩa duy vật biện chứng
9 p | 33 | 5
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin: Chương 1 - Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM
35 p | 3 | 2
-
Mối quan hệ giữa mặt trận ngoại giao và quân sự nhìn nhận từ chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
10 p | 4 | 2
-
Đề cương ôn tập môn Triết học Mác - Lê NIn
16 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn