Lý Thị Thu Huyền và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
103(03): 103 - 110<br />
<br />
BÀN THÊM VỀ VẤN ĐỀ DỰ ĐOÁN THỜI CƠ, CHỚP THỜI CƠ<br />
TIẾN LÊN TỔNG KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN<br />
TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945<br />
Lý Thị Thu Huyền*, Đoàn Thị Yến<br />
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Lịch sử các cuộc cách mạng trên thế giới đã chứng minh, cách mạng muốn thắng lợi phải có thời<br />
cơ. Thời cơ rất quý và hiếm, song thời cơ sẽ qua đi nếu cách mạng chưa hội tụ đầy đủ những điều<br />
kiện cần thiết để chủ động nắm chắc lấy nó. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 đã thể<br />
hiện sự nhạy bén của Đảng; biểu hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của toàn Đảng, toàn<br />
dân và các lực lượng vũ trang nhân dân trong quá trình chuẩn bị lực lượng và tiến hành tổng khởi<br />
nghĩa giành chính quyền. Vì vậy có thể khẳng định, sự chuẩn bị sẵn sàng về chủ trương, lực lượng<br />
và dự đoán chính xác thời cơ, mau lẹ chớp lấy thời cơ, đó chính là một trong những bí quyết lãnh<br />
đạo cách mạng Việt Nam của Đảng Cộng sản và lãnh tụ Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám<br />
năm 1945.<br />
Từ khóa: thời cơ, dự đoán thời cơ, chớp thời cơ, cách mạng tháng Tám…<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, cách mạng<br />
tháng Tám năm 1945 là một cuộc cách mạng<br />
giải phóng dân tộc vĩ đại, điển hình do Đảng<br />
cộng sản lãnh đạo, lần đầu tiên giành thắng<br />
lợi ở một nước thuộc địa. Với thắng lợi của<br />
cách mạng tháng Tám, nhân dân Việt Nam đã<br />
đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp,<br />
lật đổ chế độ quân chủ hàng nghìn năm và ách<br />
thống trị của phát xít Nhật, lập nên nước Việt<br />
Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước dân chủ<br />
nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhân dân<br />
Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người<br />
dân của một quốc gia, trở thành người làm<br />
chủ vận mệnh của mình. Thắng lợi của cuộc<br />
cách mạng tháng Tám là một điển hình sáng<br />
tạo về đường lối chính trị, phương pháp cách<br />
mạng, trong đó nổi bật lên là việc dự đoán<br />
thời cơ, chớp thời cơ tiến lên tổng khởi nghĩa<br />
giành độc lập dân tộc, giành chính quyền về<br />
tay nhân dân.<br />
Thời cơ là tình thế xuất hiện trong thời điểm<br />
nhất định có lợi nhất cho việc chủ động phát<br />
huy mọi sức mạnh để giành thắng lợi. Thời cơ<br />
đó có thể là do sai lầm của đối phương, do<br />
năng động chủ quan tạo nên, hoặc do khách<br />
quan đưa đến. Khi thời cơ đến, phải nhạy bén<br />
nắm bắt và phải kịp thời chớp lấy.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0977 022982, Email: thuhuyenly@gmail.com<br />
<br />
Đã có nhiều bài viết về thời cơ trong cách<br />
mạng tháng Tám trên các tạp chí chuyên<br />
ngành như: Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, Tạp<br />
chí Lịch sử Đảng …<br />
Trong bài viết này, Tác giả chỉ xin đề cập đến<br />
Vấn đề dự đoán thời cơ, chớp thời cơ tiến lên<br />
tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cách<br />
mạng tháng Tám năm 1945.<br />
NỘI DUNG<br />
Sự xuất hiện thời cơ và sự đánh giá thời cơ<br />
Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới II đã vào<br />
giai đoạn cuối. Chủ nghĩa phát xít cả ở châu<br />
Âu và châu Á đều lâm vào tình thế nguy<br />
khốn. Ở Đông Dương, phát xít Nhật tiến hành<br />
đảo chính gạt bỏ thực dân Pháp (9-3-1945).<br />
Những sự kiện đó phản ánh mâu thuẫn và<br />
khủng hoảng sâu sắc trong hàng ngũ kẻ thù<br />
cụ thể và trực tiếp của cách mạng nước ta. Đó<br />
cũng là dấu hiệu chứng tỏ thời cơ cách mạng<br />
đã chín muồi. Nhạy bén trước tình hình mới,<br />
Trung ương Đảng ra bản chỉ thị lịch sử:<br />
“Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của<br />
chúng ta” (12-31945).<br />
Theo tinh thần đó, cả nước bùng lên một cao<br />
trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ. Khi các<br />
điều kiện tổng khởi nghĩa đã đầy đủ, thời cơ<br />
tổng khởi nghĩa đã tới, dưới sự lãnh đạo của<br />
Đảng toàn dân, toàn quân ta đồng lòng hiệp<br />
sức kiên quyết vùng dậy giành chính quyền.<br />
103<br />
<br />
106Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lý Thị Thu Huyền và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ<br />
thị về việc thành lập Ủy ban giải phóng Việt<br />
Nam. Tháng 5-1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh từ<br />
Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang) để chỉ<br />
đạo phong trào cách mạng toàn quốc. Người<br />
chỉ thị phải gấp rút chuẩn bị đại hội quốc dân<br />
và thành lập “khu giải phóng”. Ủy ban lâm<br />
thời Khu giải phóng được thành lập. Khu giải<br />
phóng đã trở thành căn cứ địa chính của cách<br />
mạng của cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của<br />
nước Việt Nam mới.<br />
Những sự kiện đó vừa phản ánh sự nhanh<br />
nhạy nắm bắt thời cơ, thúc đẩy thời cơ mau<br />
tới gần và sẵn sàng đón thời cơ của Đảng.<br />
Thời cơ tạo nên sức mạnh, nhưng phải có<br />
thực lực mới có thể chủ động khi thời cơ xuất<br />
hiện và không bỏ lỡ thời cơ.<br />
Phân tích sự phát triển của tình hình thế giới<br />
và sự phát triển của phong trào trong nước,<br />
đầu tháng Tám, Bác Hồ và Trung ương Đảng<br />
đã tận dụng triệt để những thuận lợi cơ bản:<br />
Phát xít Nhật hoang mang, chính phủ Trần<br />
Trọng Kim yếu thế, quân Đồng minh chưa<br />
vào nước ta, quân Pháp có tham vọng quay<br />
trở lại Việt Nam nhưng chúng chưa có lực<br />
lượng. Từ 13 đến 15-8-1945 Hội nghị toàn<br />
quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên<br />
Quang) nhận định thời cơ đã đến, quyết định<br />
tổng khởi nghĩa trong toàn quốc, giành chính<br />
quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông<br />
Dương. Ngay trong đêm 13-8-1945, Ủy ban<br />
Khởi nghĩa đã ra Quân lệnh số 1 hạ lệnh tổng<br />
khởi nghĩa. Lệnh Tổng khởi nghĩa do Trung<br />
ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh phát đi chỉ<br />
mất một tiếng đồng hồ khi lần thứ hai Trung<br />
ương nhận được tin Nhật đầu hàng. Việc nắm<br />
bắt thời cơ chín muồi là cơ hội rất tốt cho việc<br />
phát động Tổng khởi nghĩa của Đảng.<br />
Thời cơ cho cuộc tổng khởi nghĩa như phân<br />
tích của Đảng ta đã xuất hiện khi kẻ thù trực<br />
tiếp của cách mạng Việt Nam là Phát xít Nhật<br />
đã đầu hàng Đồng minh không điều kiện,<br />
hàng ngũ chỉ huy của Nhật ở Đông Dương<br />
chia rẽ đến cực điểm, quân lính Nhật tan rã<br />
mất tinh thần; bọn Việt gian thân Nhật hoảng<br />
sợ; khi cao trào cách mạng đã phát triển lên<br />
đến đỉnh cao, toàn dân đứng lên với quyết<br />
tâm “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”; khi<br />
<br />
103(03): 103 - 110<br />
<br />
mà lực lượng Đồng minh chưa kịp vào để<br />
tước vũ khí quân Nhật. Những điều kiện khởi<br />
nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi, đây là cơ<br />
hội rất tốt để cho ta giành quyền độc lập. Tuy<br />
nhiên thời cơ này không tồn tại vĩnh viễn, nó<br />
sẽ biến mất khi quân Đồng minh vào nước ta<br />
để tước vũ khí phát xít Nhật. Với bản chất<br />
thực dân đế quốc, chúng có thể dựng ra một<br />
chính quyền tay sai trái với ý chí và nguyện<br />
vọng của dân tộc ta. Đế quốc Pháp đang lăm<br />
le khôi phục lại địa vị cũ ở Đông Dương. Bọn<br />
phản động trong nước cũng đang tìm cách<br />
thay thầy đổi chủ. Vì vậy thời cơ cách mạng<br />
chỉ xuất hiện trong nửa cuối tháng Tám năm<br />
1945 từ khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng<br />
minh đến trước khi quân Đồng minh vào<br />
nước ta.<br />
Đồng chí Trường Chinh trong tác phẩm Cách<br />
mạng Tháng Tám đã phân tích thời cơ khi<br />
Tổng khởi nghĩa nổ ra như sau: Nếu ngày 93-1945, Nhật vừa đánh đổ Pháp mà cuộc khởi<br />
nghĩa đã nổ ra nhanh thì cách mạng có thể tổn<br />
thất nhiều và chính quyền chưa thể thành lập<br />
trong toàn quốc, vì lực lượng Nhật lúc đó còn<br />
khá vững, có thể tiêu diệt quân cách mạng ở<br />
những nơi có thể giữ. Cho nên lúc đó chỉ khởi<br />
nghĩa bộ phận giành chính quyền địa phương.<br />
Nếu sau khi quân Nhật đầu hàng Đồng Minh<br />
mà nhân dân ta bị động trông chờ quân Đồng<br />
Minh vào “giải phóng”, không tức thời nổi<br />
dậy giành chính quyền toàn quốc thì sẽ ra<br />
sao? Hai trường hợp có thể xảy ra: Hoặc bọn<br />
bù nhìn tay sai của Nhật đứng ra vỗ ngực<br />
“thoát ly ảnh hưởng của Nhật” và tự xưng là<br />
“độc lập, dân chủ” để đầu hàng Anh, Mỹ chứ<br />
không phải để giải phóng dân tộc. Hoặc Pháp<br />
sẽ thu thập sức tàn ở Đông Dương và đem tàn<br />
quân chạy ra ngoài rồi trở lại cùng với bọn<br />
Việt gian thân Pháp, lập chính quyền bù nhìn<br />
thân Pháp trong toàn quốc lập nên xứ Đông<br />
Dương “tự trị”. Cả hai trường hợp trên đều vô<br />
cùng nguy hiểm.<br />
Dự đoán đúng thời cơ và điều kiện tổng<br />
khởi nghĩa.<br />
Trên một ý nghĩa nhất định, thời cơ cũng là<br />
lực lượng, thời cơ trôi đi rất nhanh. Nắm đúng<br />
thời cơ sẽ thúc đấy phong trào cách mạng<br />
phát triển nhảy vọt đảm bảo cho cách mạng<br />
chắc thắng.<br />
<br />
104<br />
<br />
107Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lý Thị Thu Huyền và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ cho các đảng<br />
cách mạng lý luận về khởi nghĩa vũ trang, về<br />
tình thế cách mạng, về thời cơ tổng khởi<br />
nghĩa. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khảng định<br />
phương pháp cách mạng bạo lực là quy luật<br />
phổ biến, là phương thức chủ yếu và tất yếu<br />
để giai cấp vô sản lật đổ sự thống trị của giai<br />
cấp tư sản, thiết lập sự thống trị của mình,<br />
thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước vô<br />
sản. Chủ nghĩa Mác - Lênin coi khởi nghĩa vũ<br />
trang là một khoa học và nghệ thuật, có<br />
những quy tắc đòi hỏi các đảng lãnh đạo phải<br />
phục tùng nghiêm ngặt. Đó là: “Không được<br />
đùa với khởi nghĩa; không nên bắt đầu khởi<br />
nghĩa khi chưa có điều kiện chín muồi; Khi<br />
điều kiện đã chín muồi thì phải đảm bảo có sự<br />
chuẩn bị chu đáo lực lượng khởi nghĩa; Một<br />
khi khởi nghĩa bắt đầu thì phải hành động với<br />
một quyết tâm rất lớn và phải giành thế tiến<br />
công, không được phòng ngự; Phải đánh quân<br />
thù một cách bất ngờ, phải giữ ưu thế tinh<br />
thần và mỗi ngày phải đạt được những thắng<br />
lợi dẫu nhỏ”[1, tr.357].<br />
Đảng ta hiểu rằng, thời cơ là sự kết hợp của<br />
hàng loạt nhân tố chủ quan và khách quan đã<br />
đến độ chín muồi, rằng thời cơ không phải tự<br />
nó đến, một phần lớn là do ta sửa soạn nó,<br />
thúc đẩy nó.Chính vì vậy Đảng đã công phu<br />
và bền bỉ chuẩn bị tinh thần và lực lượng<br />
trong suốt mười lăm năm qua. Đảng chăm<br />
chú theo dõi, phân tích sâu sắc sự phát triển<br />
của tình hình, dự đoán các tình huống, chủ<br />
động đối phó với địch.<br />
Ngay từ đầu những năm 20 của thế kỉ XX,<br />
Nguyễn Ái Quốc đã nhận định: sự đầu độc có<br />
hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể<br />
làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê<br />
liệt tư tưởng của người Đông Dương. “Đằng<br />
sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông<br />
Dương giấu một cái gì đang sôi sục đang gào<br />
thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời<br />
cơ đến. Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã<br />
chuẩn bị đất rùi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn<br />
phải làm cái việc là gieo hạt giống của công<br />
việc giải phóng nữa thôi”[3, tr.7]. Và Cương<br />
lĩnh năm 1930 của Đảng là sự bắt đầu gieo<br />
hạt giống giải phóng đó.<br />
Khi chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, theo<br />
dự kiến từ trước, nhận thấy thời cơ thuận lợi<br />
<br />
103(03): 103 - 110<br />
<br />
cho cách mạng giải phóng các dân tộc Đông<br />
Dương bắt đầu xuất hiện, Hội nghị lần thứ VI<br />
(11-1939) của Ban chấp hành Trung ương<br />
Đảng đã nhận định: “Cuộc khủng hoảng kinh<br />
tế, chính trị gây nên bởi đế quốc chiến tranh<br />
lần này sẽ nung nấu cách mệnh Đông Dương<br />
bùng nổ và tiền đồ cách mệnh giải phóng<br />
Đông Dương nhất định sẽ quang minh, rực<br />
rỡ”. Từ đó, Đảng nêu cao nhiệm vụ giải<br />
phóng dân tộc, hướng tất cả các cuộc đấu<br />
tranh của quần chúng vào mục tiêu trung tâm<br />
chống đế quốc, chống tay sai “dự bị những<br />
điều kiện bước tới bạo động làm cuộc cách<br />
mạng giải phóng dân tộc”. Hội nghị Trung<br />
ương lần thứ VII (11-1940) của Ban chấp<br />
hành Trung ương Đảng đã dự kiến: “Một cao<br />
trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy, Đảng<br />
phải chuẩn bị gánh lấy sứ mệnh thiêng liêng<br />
lãnh đạo cho các dân tộc bị áp bức ở Đông<br />
Dương võ trang bạo động giành lại quyền tự<br />
do, độc lập”. Sau khi cuộc khởi nghĩa Bắc<br />
Sơn (9-1940), Nam Kỳ (11-1940) và Binh<br />
biến Đô Lương (1-1941) nổ ra, Đảng đã phân<br />
tích từng cuộc khởi nghĩa và rút ra những vấn<br />
đề có ý nghĩa lớn về phương pháp cách mạng<br />
và nghệ thuật khởi nghĩa. Đó là những vấn đề<br />
về thời cơ. Năm 1940, cách mạng nước ta<br />
chưa có điều kiện cho tổng khởi nghĩa thắng<br />
lợi. Để nắm thời cơ phải có lực lượng to lớn<br />
cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.<br />
Để chuẩn bị lực lượng cách mạng, Đảng đã<br />
bám sát từng bước ngoặt của chiến tranh thế<br />
giới, cũng như thắng lợi của Liên Xô và các<br />
nước dân chủ. Đồng thời Đảng cũng quyết<br />
định duy trì, phát triển các đội du kích Bắc<br />
Sơn, Nam Kỳ, xây dựng căn cứ địa cách<br />
mạng Cao Bằng, Bắc Sơn - Vũ Nhai…<br />
Ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc về nước<br />
cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cao<br />
trào giải phóng dân tộc. Sự trở về tổ quốc ở<br />
thời điểm lịch sử đó đã phản ánh tư duy, tầm<br />
nhìn chiến lược của Người về tình thế cách<br />
mạng trực tiếp xuất hiện. Tại hội nghị lần thứ<br />
VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng (51941) khẳng định: “Cách mạng Đông Dương<br />
phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ<br />
trang”. Chúng ta phải “luôn luôn chuẩn bị<br />
một lực lượng, nhằm vào cơ hội thuận tiện<br />
hơn cả mà đánh lại quân thù”[4, tr.131].<br />
105<br />
<br />
108Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lý Thị Thu Huyền và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Tính hết mọi khả năng để nắm thời cơ, nhưng<br />
tư tưởng chỉ đạo chính yếu của Đảng là không<br />
ngồi yên trông chờ vào những điều kiện đã dự<br />
kiến một cách thụ động, trái lại phải chủ động<br />
chuẩn bị lực lượng sẵn sàng để chớp thời cơ<br />
thuận lợi. Theo tinh thần đó, Đảng đã lập ra<br />
Mặt trận Việt Minh nhằm xây dựng khối đại<br />
đoàn kết toàn dân, toàn dân tộc dựa trên cơ sở<br />
liên minh công nông và nông dân; phát triển<br />
phong trào cả ở nông thôn và thành thị; dựa<br />
vào nông thôn đồng bằng và miền núi để xây<br />
dựng căn cứ địa và an toàn khu; xây dựng lực<br />
lượng chính trị mạnh để từng bước xây dựng<br />
lực lượng vũ trang. Tiếp tục tổng kết thực tiễn<br />
các cuộc khởi nghĩa địa phương, căn cứ vào<br />
tư tưởng Hồ Chí Minh, Hội nghị lần thứ VIII<br />
(5-1941) của Ban chấp hành Trung ương<br />
Đảng đã nêu bật tư tưởng: Nay mai đây tình<br />
hình xoay ra hoàn toàn có lợi cho cách mạng<br />
Đông Dương thì lúc đó với lực lượng sẵn có,<br />
ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng<br />
phần trong từng địa phương cũng có thể giành<br />
được sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc<br />
tổng khởi nghĩa to lớn. Đây là một phát hiện<br />
sáng tạo độc đáo và quan trọng của Đảng ta<br />
về hình thái vận động khách quan của tổng<br />
khởi nghĩa trong cách mạng giải phóng dân<br />
tộc nước ta. Theo tinh thần Nghị quyết Hội<br />
nghị lần thứ VIII (5-1941) của Ban chấp hành<br />
Trung ương Đảng, phải “đặt mình vào tình<br />
thế khẩn cấp”, coi việc “chuẩn bị khởi nghĩa<br />
là nhiệm vụ trung tâm của Đảng ta và dân ta<br />
trong giai đoạn hiện tại”[5,tr.298] Hội nghị<br />
vạch ra một kế hoạch thúc đẩy việc chuẩn bị<br />
đầy đủ về mọi mặt cho cuộc khởi nghĩa sắp đến.<br />
Vận dụng luận điểm của Lênin về tình thế<br />
cách mạng, trong tác phẩm Con đường giải<br />
phóng, Hồ Chí Minh đã nêu ba điều kiện của<br />
thời cơ khởi nghĩa:<br />
Một là, chính quyền thực dân đế quốc đã lung<br />
lay bối rối đến cao độ, chúng đã cảm thấy<br />
không thể ngồi yên nắm giữ địa vị của chúng<br />
như trước.<br />
Hai là, quần chúng đói khổ đã căm thù thù<br />
thực dân đến cực điểm, đã thấy cần phải đồng<br />
tâm hiệp lực, nổi đậy lật đổ ách thống trị của<br />
đế quốc thực dân, vì mọi người hiểu rằng ngồi<br />
yên cũng chết.<br />
<br />
103(03): 103 - 110<br />
<br />
Ba là, đã có một chính Đảng cách mạng đủ<br />
sức tổ chức, lãnh đạo quần chúng nổi dậy<br />
khởi nghĩa theo một đường lối đúng đắn, một<br />
kế hoạch phù hợp, đảm bảo giành thắng lợi<br />
cho cuộc khởi nghĩa.<br />
Từ dự đoán ban đầu đó, dựa vào phân tích<br />
tình hình thế giới, chiều hướng phát triển của<br />
chiến tranh, tiền đề cách mạng thế giới và<br />
cách mạng Đông Dương, Hội nghị lần thứ<br />
VIII (5-1941) của Ban chấp hành Trung ương<br />
Đảng nêu rõ: “Liên Xô thắng trận, quân<br />
Trung Quốc phản công...Tất cả các điều kiện<br />
ấy sẽ giúp cho cuộc vận động của Đảng ta<br />
mau phát triển và rồi đây lực lượng sẽ lan ra<br />
toàn quốc để gây một cuộc khởi nghĩa hoàn<br />
toàn rộng lớn”. Hội nghị còn nêu lên bốn<br />
nhân tố của thời cơ chín muồi cho cuộc tổng<br />
khởi nghĩa là:<br />
“a. Mặt trận cứu quốc đã thống nhất được<br />
toàn quốc.<br />
b. Nhân dân không thể sống được nữa dưới<br />
ách thống trị của Pháp - Nhật, mà sẵn sàng hi<br />
sinh bước vào con đường khởi nghĩa.<br />
c. Phe thống trị Đông Dương đã bước vào<br />
cuộc khủng hoảng phổ thông đến cực điểm về<br />
kinh tế, chính tri lẫn quân sự.<br />
d. Những điều kiện khách quan tiện lợi cho<br />
cuộc khởi nghĩa Đông Dương như quân<br />
Trung Quốc đại thắng quân Nhật. Cách mạng<br />
Pháp hay cách mạng Nhật nổi dậy, phe dân<br />
chủ đại thắng ở Thái Bình Dương, Liên Xô<br />
đại thắng, cách mạng các thuộc địa Pháp Nhật sôi sục và nhất là quân Trung Quốc hay<br />
quân Anh - Mỹ tràn vào Đông<br />
Dương”[4,tr.130].<br />
Từ năm 1942, trong bốn khả năng, Đảng nhận<br />
định khả năng Liên Xô chiến thắng phát xít<br />
Đức, Nhật là quan trọng nhất, là thời cơ tốt<br />
nhất và xác định “chuẩn bị khởi nghĩa là<br />
nhiệm vụ trung tâm của Đảng ta và nhân dân<br />
ta trong giai đoạn hiện tại.<br />
Tháng 9-1944, Đảng dự kiến rằng, mâu thuẫn<br />
Nhật - Pháp sẽ dẫn tới Nhật đảo chính lật đổ<br />
Pháp, và chỉ ra phương hướng hành động cho<br />
toàn Đảng: “Hãy mài gươm, lắp súng khi<br />
quân Nhật - Pháp bắn nhau, kịp nổi dậy, tiêu<br />
diệt chúng giành lại giang sơn”.<br />
<br />
106<br />
<br />
109Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lý Thị Thu Huyền và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Tháng 10- 1944, trong “Thư gửi đồng bào<br />
toàn quốc”, Hồ chí Minh dự báo: Phe xâm<br />
lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các đồng minh<br />
quốc sắp tranh được thắng lợi cuối cùng. Cơ<br />
hội cho dân ta giải phóng chỉ ở trong một năm<br />
hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp ta phải<br />
làm nhanh!”[3, tr.334]<br />
Đến hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng<br />
tháng 3-1945, dự đoán của ta về cách mạng<br />
cụ thể rõ ràng và chính xác hơn. Đảng cho<br />
rằng, cuộc đảo chính Pháp - Nhật làm cho<br />
cuộc khủng hoảng chính trị thêm sâu sắc. Tuy<br />
vậy, những điều kiện khởi nghĩa chưa thật<br />
chín muồi. Những cơ hội tốt đang giúp cho<br />
những điều kiện khởi nghĩa mau chín muồi.<br />
Ba cơ hội đó là:<br />
a. Chính trị khủng hoảng (quân thù không<br />
rảnh tay đối phó với cách mạng).<br />
b. Nạn đói ghê gớm (quần chúng cách mạng<br />
oán ghét quân cướp nước).<br />
c. Chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt (Đồng<br />
minh sẽ đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật).<br />
Đảng dự kiến ba trường hợp, tạo thời cơ cho<br />
cách mạng bùng nổ: Cách mạng bùng nổ;<br />
Nhật mất nước; Quân Đồng minh vào Đông<br />
Dương. Đảng đặc biệt chú ý trường hợp quân<br />
Đồng minh vào Đông Dương, phải tính toán<br />
rất chu đáo khi quân Đồng minh kéo vào<br />
Đông Dương đánh Nhật không phải là ta có<br />
thể phát động khởi nghĩa ngay tức khắc. Quân<br />
Đồng minh vào, mà ta khởi nghĩa ngay có thể<br />
Nhật chưa thật lúng túng, nó có thể tiến hành<br />
đàn áp. Quân Anh, Mỹ là quân đế quốc khi đổ<br />
bộ vào, ta khởi nghĩa nó có thể dừng lại cho<br />
quân cách mạng rồi mới tiến quân. Mượn<br />
Nhật diệt cộng sản, vừa tiến tới tiêu diệt Nhật,<br />
lập chính phủ bù nhìn tay sai.<br />
Quyết tâm chớp thời cơ, phát động tổng<br />
khởi nghĩa.<br />
Lý luận cách mạng cho biết, cuộc tổng khởi<br />
nghĩa chỉ có thể giành thắng lợi nếu Đảng<br />
lãnh đạo nắm vững nguyên lý chung của Mác<br />
- Lênin: không đùa với khởi nghĩa và khi thời<br />
cơ đến phải có quyết tâm cao, phát động quần<br />
chúng nổi dậy, phải liên tục tiến công giành<br />
thắng lợi từng giờ. Thời cơ và nguy cơ<br />
thường luôn đi liền với nhau. Khi thời cơ<br />
Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 xuất<br />
<br />
103(03): 103 - 110<br />
<br />
hiện, thì nguy cơ lớn cũng đến gần. 20 vạn<br />
quân Trung hoa dân quốc, công cụ của đế<br />
quốc Mỹ vào miền Bắc Đông Dương từ vĩ<br />
tuyến 16 trở ra và 1 vạn quân Anh đóng từ vĩ<br />
tuyến 16 trở vào với danh nghĩa tước vũ khí<br />
quân Nhật nhưng nuôi âm mưu chống phá<br />
cách mạng hoặc giúp Pháp trở lại, hoặc lập<br />
một chính quyền công cụ của chúng. Trong<br />
khi đó, chính phủ Đờ Gôn cũng ráo riết thực<br />
hiện khôi phục vị trí cũ của Pháp ở Đông<br />
Dương, bằng những hoạt động ngoại giao,<br />
cho sĩ quan nhảy dù và đưa tàn quân trước<br />
đây chạy trốn ra nước ngoài trở lại miền núi<br />
phía Bắc. Phải có quyết tâm rất cao, cao đến<br />
tột độ mới phát động quần chúng tổng khởi<br />
nghĩa giành chính quyền trong bối cảnh lịch<br />
sử lúc đó.<br />
Lợi dụng được thời cơ sẽ tạo thế và lực mới<br />
để vượt qua nguy cơ. Đảng không thể chậm<br />
trễ phát động quần chúng vùng dậy tước vũ<br />
khí quân Nhật trước khi quân Đồng minh vào<br />
Đông Dương giành lấy chính quyền từ tay<br />
Nhật, lật đổ bọn bù nhìn, “đứng ở địa vị làm<br />
chủ nước mình mà tiếp đón quân Đồng minh<br />
vào giải giáp quân Nhật” và dự kiến các biện<br />
pháp đối phó thích hợp. Hội nghị toàn quốc<br />
của Đảng họp tại Tân Trào (13 đến 15-81945) quyết định phát động toàn dân nổi dậy<br />
tổng khởi nghĩa.<br />
Kiên quyết chớp thời cơ, Hội nghị chỉ rõ:<br />
“Tình thế vô cùng khẩn cấp. Tất cả mọi việc<br />
đều phải nhằm vào ba nguyên tắc:<br />
a. Tập trung - Tập trung lực lượng vào những<br />
việc chính.<br />
b. Thống nhất - Thống nhất về mọi phương<br />
diện quân sự, chính trị, hành động và chỉ huy.<br />
c. Kịp thời - kịp thời hành động không bỏ lỡ<br />
cơ hội”[4,tr.425].<br />
Ngày 16 và 17-8-1945, Quốc dân đại hội họp<br />
đã tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của<br />
Đảng cộng sản Đông Dương, thông qua 10<br />
chính sách lớn của Việt Minh, thành lập Ủy<br />
ban dân tộc giải phóng Việt Nam, Chính phủ<br />
cách mạng lâm thời do chủ tịch Hồ Chí Minh<br />
làm đứng đầu. Trong thư kêu gọi đồng bào cả<br />
nước Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Giờ quyết định<br />
cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc<br />
đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải<br />
107<br />
<br />
110Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />