CẠNH TRANH<br />
& NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />
BẢN TIN<br />
<br />
SỐ 51 - 2015<br />
<br />
Phương pháp định giá phân biệt Công cụ tái áp dụng phương pháp<br />
Zeroing của Bộ thương mại Hoa Kỳ<br />
trong các vụ việc điều tra<br />
chống bán phá giá<br />
Cảnh báo về<br />
<br />
MUA SẮM QUA TRUYỀN HÌNH<br />
<br />
Lễ ký MOU về hợp tác<br />
trong lĩnh vực bảo vệ<br />
người tiêu dùng giữa Cục Quản<br />
lý cạnh tranh và Cơ quan Bảo vệ<br />
người tiêu dùng Hàn Quốc<br />
<br />
BỘ CÔNG THƯƠNG<br />
CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH<br />
<br />
BẢN TIN<br />
CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG<br />
Của Cục Quản lý cạnh tranh<br />
<br />
BỘ CÔNG THƯƠNG<br />
<br />
“<br />
<br />
CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH<br />
<br />
Giấy phép xuất bản số 03/GP-XBBT<br />
Cấp ngày 06/01/2015<br />
<br />
Mục lục<br />
04<br />
<br />
CHUYÊN MỤC<br />
<br />
Phòng vệ thương mại<br />
<br />
11<br />
<br />
Phát hành vào ngày 20 hàng tháng<br />
<br />
Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức<br />
của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi<br />
người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh<br />
tự vệ.<br />
Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT<br />
ngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy<br />
và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần<br />
kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.<br />
Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo<br />
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ<br />
Công Thương bổ nhiệm.<br />
<br />
”<br />
<br />
NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN<br />
BẠCH VĂN MỪNG<br />
Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương<br />
BAN BIÊN TẬP<br />
NGUYỄN PHƯƠNG NAM, VÕ VĂN THÚY,<br />
TRẦN THỊ MINH PHƯƠNG, PHẠM CHÂU GIANG,PHẠM THỊ<br />
QUỲNH CHI, PHẠM HƯƠNG GIANG, BÙI NGUYỄN ANH<br />
TUẤN, PHAN ĐỨC QUẾ, PHÙNG VĂN THÀNH, CAO XUÂN<br />
QUẢNG, HỒ TÙNG BÁCH, TRẦN DIỆU LOAN,<br />
TẠ MẠNH CƯỜNG<br />
HỘI ĐỒNG CỐ VẤN<br />
TRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN<br />
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại<br />
PGS. TS. LÊ DANH VĨNH<br />
Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương<br />
ÔNG TRẦN QUỐC KHÁNH<br />
Thứ trưởng Bộ Công Thương<br />
GS. TS. HOÀNG ĐỨC THÂN<br />
Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT<br />
Viện Nhà nước và Pháp luật<br />
TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH<br />
Viện Nhà nước và Pháp luật<br />
<br />
24<br />
<br />
TIN TỨC - SỰ KIỆN<br />
<br />
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI<br />
<br />
Tổ chức sản xuất và phát hành<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)<br />
25 Ngô Quyền - Hà Nội<br />
ĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303<br />
Email: cncbulletin@moit.gov.vn<br />
Đại diện tại TP. Hồ Chí Minh<br />
Số 12 Võ Văn Kiệt, Quận 1, TP.HCM<br />
Phát hành tại<br />
Công ty phát hành báo chí Trung ương<br />
<br />
Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chất<br />
lượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:<br />
Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng<br />
25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội<br />
ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: cncbulletin@moit.gov.vn<br />
<br />
CHUYÊN MỤC<br />
<br />
CHUYÊN MỤC<br />
<br />
Phòng vệ thương mại<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ<br />
PHÂN BIỆT - CÔNG CỤ<br />
TÁI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP<br />
ZEROING CỦA BỘ THƯƠNG<br />
MẠI HOA KỲ TRONG<br />
CÁC VỤ VIỆC ĐIỀU TRA<br />
CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ<br />
4<br />
<br />
Phòng vệ thương mại<br />
<br />
1. Tổng quan về Phương pháp định giá phân biệt (Differential<br />
Pricing Analysis)<br />
Sáng kiến về việc sử dụng Phương pháp định giá phân<br />
biệt được Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đưa ra sau khi DOC<br />
thông báo về việc bãi bỏ phương pháp phân tích “bán phá giá<br />
mục tiêu”1 trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá (CBPG)<br />
trước đó vào tháng 12 năm 2008 và chính thức được bãi bỏ<br />
vào tháng 3 năm 2012.<br />
Theo pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ quy định<br />
tại 19 CFR 351.414(c)2, phương pháp so sánh bình quân gia<br />
quyền giá trị thông thường với bình quân gia quyền giá xuất<br />
khẩu (Weighted Average to Weighted Average - WA-WA) là<br />
phương pháp chuẩn khi thực hiện việc tính toán biên độ phá<br />
1 Phương pháp này được DOC sử dụng khi DOC nhận thấy rằng có<br />
tồn tại một mẫu (gồm các giao dịch xuất khẩu) có mức giá khác biệt đáng kể<br />
giữa các nhà nhập khẩu hoặc khác biệt đáng kể giữa các khu vực địa lý hoặc<br />
khác biệt đáng kể trong các giai đoạn khác nhau.<br />
2 <br />
19 CFR 351.414(c) Lựa chọn phương pháp.<br />
(1) Trong một vụ việc điều tra hoặc rà soát, DOC sẽ sử dụng phương<br />
pháp bình quân gia quyền với bình quân gia quyền trừ khi DOC xác định rằng<br />
có một phương pháp khác phù hợp trong vụ việc cụ thể đó.<br />
(2) DOC sẽ sử dụng phương pháp so sánh giao dịch với giao dịch<br />
chỉ trong các trường hợp bất thường, ví dụ như khi chỉ có một số lượng rất ít<br />
hàng hóa thuộc đối tượng điều tra và hàng hóa khác được bán trên từng thị<br />
trường được xác định là tương tự, hoặc rất giống nhau hoặc được làm theo<br />
yêu cầu của người mua.<br />
<br />
C ẠNH TR ANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG | Số. 51 - 2015<br />
<br />
V C A<br />
<br />
giá. Trong trường hợp DOC nhận thấy rằng phương pháp này<br />
không thể phản ánh một cách hợp lý về mức độ bán phá giá,<br />
khi đó DOC sẽ dựa vào một trong các phương pháp so sánh<br />
khác, cụ thể là phương pháp so sánh từng giao dịch bán hàng<br />
nội địa với từng giao dịch bán hàng xuất khẩu (Transaction<br />
to Transaction T-T) hoặc phương pháp so sánh giá trị thông<br />
thường bình quân gia quyền với giá xuất khẩu của từng giao<br />
dịch (Weighted Average to Transaction - WA-T). Tuy nhiên<br />
DOC sẽ không áp dụng hai phương pháp T-T và WA-T trừ khi<br />
DOC xác định rằng các giao dịch xuất khẩu thỏa mãn một số<br />
các tiêu chí cụ thể: (i) khi tồn tại một nhóm các giao dịch xuất<br />
khẩu có mức giá khác biệt đáng kể giữa các nhà nhập khẩu<br />
với nhau hoặc (ii) sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực địa lý<br />
hoặc (iii) sự khác biệt đáng kể trong các giai đoạn khác nhau<br />
trong giai đoạn điều tra (POI). Trước khi phương pháp định<br />
giá phân biệt được áp dụng trong các vụ việc điều tra CBPG<br />
và các giai đoạn rà soát hành chính, DOC đã sử dụng phương<br />
pháp phân tích bán phá giá mục tiêu để làm cơ sở cho việc sử<br />
dụng phương pháp so sánh WA-T khi tính toán biên độ phá giá.<br />
DOC lần đầu tiên áp dụng phương pháp định giá phân<br />
biệt (Differential pricing) vào tháng 3 năm 2013 trong vụ việc<br />
điều tra CBPG sản phẩm Xanthan Gum nhập khẩu từ Trung<br />
Quốc và Áo, và được xem là phương pháp phát triển từ Phương<br />
pháp bán giá mục tiêu (targeted dumping) trước đây. Theo đó,<br />
thay vì sử dụng “phép thử Nails” (Nails test)3để xác định có<br />
sự khác biệt đáng kể về giá, DOC đã áp dụng 2 phép thử mới<br />
gọi là “Phép thử Cohen’s d” (Cohen’s d test) và “Phép thử<br />
Ratio” (Ratio test) để xác định xem liệu rằng có tồn tại một<br />
nhóm các giao dịch xuất khẩu có sự khác biệt đáng kể về giá<br />
hay không. Để xác định điều trên, DOC sẽ sử dụng 02 phép<br />
thử theo thứ tự như sau:<br />
Bước 1: Thực hiện Phép thử Cohen’s d để so sánh giá của<br />
các nhóm giao dịch giữa (i) các nhà nhập khẩu với nhau, hoặc<br />
(ii) các khu vực địa lý khác nhau hoặc (iii) các khoảng thời<br />
gian khác nhau trong giai đoạn điều tra (theo tháng, quý). Nếu<br />
DOC xác định rằng các giao dịch xuất khẩu của doanh nghiệp<br />
bị điều tra có hệ số Cohen’s d cao chiếm tỷ lệ lớn thì có tồn tại<br />
nhóm giao dịch xuất khẩu có sự khác biệt đáng kể về giá của<br />
doanh nghiệp đó. (Nội dung phép thử Cohen’s d được phân<br />
tích kỹ trong mục tiếp theo)<br />
Tiếp đó, DOC sử dụng phép thử tỷ lệ “ratio test” để đánh<br />
giá sự khác biệt đáng kể về giá đối với tất cả các giao dịch đã<br />
qua phép thử Cohen’s d và làm cơ sở để DOC quyết định phương<br />
pháp so sánh được sử dụng để tính toán biên độ bán phá giá.<br />
Nếu giá trị của các giao dịch tới người mua, khu vực và trong<br />
thời gian khác nhau vượt qua phép thử Cohen’s d chiếm bằng<br />
hoặc lớn hơn 66% giá trị tổng các giao dịch, thì DOC có thể<br />
sử dụng phương pháp so sánh WA -T (một hình thức tái sử<br />
dụng zeroing). Nếu giá trị giao dịch tới người mua, khu vực<br />
và trong thời gian khác nhau vượt qua phép thử Cohen chiếm<br />
cao hơn 33% nhưng nhỏ hơn 66% giá trị tổng các giao dịch,<br />
3 Phép thử Nails test (phép thử đinh ốc) là phương pháp sử dụng thống<br />
kê để xác định có tồn tại hay không một mẫu giá có sự khác biệt đáng kể<br />
giữa các nhà nhập khẩu (người mua), giữa các khu vực địa lý hoặc khoảng<br />
thời gian được DOC sử dụng lần đầu tiên trong vụ việc đinh ốc (Nails) của<br />
Trung Quốc năm 2008. Nội dung phép thử gồm 2 bước để xác định có tồn<br />
tại sự khác biệt đáng kể về giá hay không. Cụ thể về phương pháp, xem tại:<br />
Proposed methodology for Indentifying and Analyzing Target dumping in<br />
Antidumping Investigations: Request for Comment, 73 Fed. Reg. 26371,<br />
26372, (May 9, 2008) - https://www.federalregister.gov/articles/2008/05/09/<br />
E8-10528/proposed-methodology-for-identifying-and-analyzing-targeteddumping-in-antidumping-investigations<br />
<br />
V C A<br />
<br />
thì DOC có thể áp dụng phương pháp WA- T cho các giao dịch<br />
vượt qua phép thử Cohen’s d và không áp dụng WA-T cho các<br />
giao dịch không vượt qua phép thử Cohen. Nếu 33% trở xuống<br />
giá trị tổng các giao dịch vượt qua phép thử Cohen’s d, thì kết<br />
quả của phép thử Cohen’s d cho thấy DOC không cần sử dụng<br />
phương pháp WA-T.<br />
Kết quả phép thử được minh họa trong bảng dưới đây:<br />
Tỷ lệ mẫu khác<br />
biệt giá<br />
Kết<br />
Phương pháp Áp dụng phương<br />
dựa theo kết<br />
quả<br />
so sánh<br />
pháp Zeroing?<br />
quả phép thử<br />
Cohen’s d<br />
Không áp dụng<br />
< 33%<br />
WA–WA<br />
1<br />
Zeroing<br />
WA-T<br />
Áp dụng Zeroing<br />
(nếu có sự cho các mẫu khác<br />
khác biệt giá) biệt giá<br />
2<br />
33%-66%<br />
WA –WA<br />
Không áp dụng<br />
(nếu không có Zeroing cho các<br />
sự khác biệt mẫu không có sự<br />
giá)<br />
khác biệt giá<br />
Áp dụng zeroing<br />
cho toàn bộ các<br />
3 > 66%<br />
WA- T<br />
mẫu (toàn bộ giao<br />
dịch của công ty)<br />
Bước 2: Nếu cả hai phép thử Cohen’s d và ratio cho thấy<br />
sự tồn tại của việc định giá phân biệt, DOC sẽ tiếp tục xác định<br />
liệu phương pháp WA-WA có hợp lý để giải quyết sự khác biệt<br />
này hay không. Theo đó, DOC sẽ tính toán liệu biên độ phá<br />
giá bình quân gia quyền từ phương pháp WA-T có tạo ra sự<br />
khác biệt “đáng kể” (meaningful difference) so với biên độ bán<br />
phá giá được xác định theo phương pháp WA-WA hay không.<br />
Nếu sự khác biệt là “đáng kể”, DOC sẽ sử dụng phương pháp<br />
WA-T. Sự khác biệt được coi là “đáng kể” nếu thỏa mãn một<br />
trong hai điều kiện:<br />
(1) có 25% thay đổi trong biên độ bán phá giá bình quân<br />
gia quyền giữa phương pháp WA-WA và phương pháp WA-T<br />
khi cả hai biên độ này đều lớn hơn mức không đáng kể, hoặc<br />
(2) biên độ bán phá giá xác định theo phương pháp này<br />
lớn hơn ngưỡng biên độ phá giá tối thiểu (2%).<br />
2. Sự quay trở lại của phương pháp Zeroing?<br />
Kể từ khi áp dụng lần đầu tiên phương pháp định giá phân<br />
biệt trong vụ việc điều tra chống bán phá giá sản phẩm Xanthan<br />
Gum của Trung Quốc và Áo (năm 2013), tính đến hết tháng 6<br />
năm 2014, đã có tổng cộng 126 vụ việc điều tra/rà soát hành<br />
chính4 mà DOC sử dụng phương pháp định giá phân biệt để<br />
tính toán biên độ phá giá.<br />
Trong 126 vụ việc này có thể thấy DOC kết luận có sự<br />
khác biệt giá trong hầu hết các vụ việc và có trên 80% vụ việc<br />
(103 vụ việc) điều tra/rà soát xác định sự khác biệt giá “có ý<br />
nghĩa”. Tuy nhiên, trong tổng số 103 vụ việc này, có đến 65 vụ<br />
việc điều tra/rà soát hành chính mà DOC xác định có sự khác<br />
biệt giá và sự khác biệt giá này là “đáng kể” nhưng lại không<br />
áp dụng phương pháp zeroing, trong khi chỉ có 17 vụ áp dụng<br />
kết hợp zeroing và 21 vụ áp dụng hoàn toàn zeroing.<br />
<br />
4 <br />
<br />
Xem danh sách gửi kèm<br />
<br />
C ẠNH TR ANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG | Số. 51 - 2015<br />
<br />
5<br />
<br />
CHUYÊN MỤC<br />
<br />
CHUYÊN MỤC<br />
<br />
Phòng vệ thương mại<br />
<br />
(Nguồn: Tổng hợp và phân tích từ bảng phụ lục gửi<br />
kèm) <br />
Số liệu từ đồ thị cho thấy, trong tổng số 126 vụ việc sử<br />
dụng định giá phân biệt, đã có 21 vụ việc DOC hoàn toàn sử<br />
dụng phương pháp zeroing để tính toán biên độ bán phá giá<br />
và 17 vụ việc sử dụng kết hợp zeroing (cho các mẫu thỏa mãn<br />
Cohen’s d test) với phương pháp thông thường (cho các giao<br />
dịch không thỏa mãn Cohen’s d test), tương ứng tỷ lệ lần lượt<br />
là 17% và 13%. Như vậy có thể thấy rằng Hoa Kỳ đã chính<br />
thức quay lại với phương pháp zeroing đã từng gây tranh cãi<br />
và tốn không biết bao nhiêu giấy mực của giới học giả, luật<br />
sư trong lĩnh vực thương mại quốc tế với một “cơ sở” cũng<br />
đang gây tranh cãi về tính hợp lý và hợp luật của phương pháp<br />
định giá phân biệt.<br />
Chính vì vậy, sau hơn 1 năm áp dụng, ngày 9 tháng 5 năm<br />
2014, DOC đã đăng công báo để thu thập ý kiến bình luận liên<br />
quan đến phương pháp định giá phân biệt làm cơ sở xác định<br />
xem liệu có hay không áp dụng phương pháp phân tích này<br />
khi tính toán biên độ phá giá trong các vụ việc điều tra/rà soát<br />
<br />
Phòng vệ thương mại<br />
<br />
chống bán phá giá. Tính tranh cãi của phép thử Cohen’s d sẽ<br />
được phân tích trong mục tiếp theo.<br />
3. Phép thử COHEN’S D có thực sự phù hợp?<br />
Việc phân tích phương pháp định giá phân biệt phụ thuộc<br />
vào việc đo lường hệ số ảnh hưởng (effect size) của mức chênh<br />
lệch giữa giá trị trung bình của hai nhóm mẫu. Việc sử dụng<br />
phép thử Conhen’s d để tính hệ số đo ảnh hưởng ấy và nó phụ<br />
thuộc vào phạm vi hai nhóm mẫu. Phép thử này được nhà tâm lý<br />
học Jacob Cohen giới thiệu trong cuốn sách “Statistical Power<br />
Analysis for the Behavior Sciences (1969,1988), nêu rằng khi<br />
không có sự dao động trong 2 nhóm mẫu, Cohen’s d chính là<br />
tỷ lệ giữa mức chênh lệch giá trị trung bình 2 mẫu và độ lệch<br />
chuẩn5. Ví dụ như, độ lệch chuẩn của điểm số trong bài thi<br />
toán là 15, nếu một phương pháp dạy mới được cho là tốt hơn<br />
phương pháp dạy hiện tại, thì sau 1 năm sinh viên theo phương<br />
pháp mới sẽ đạt được điểm trung bình là 80, trong khi sinh viên<br />
được dạy theo phương pháp cũ có điểm số trung bình là 75. Do<br />
đó mức độ ảnh hưởng là tỷ lệ giữa mức chênh 2 điểm trung<br />
bình (85-75 =5) chia cho độ lệch chuẩn (15), do đó tỷ lệ là 1/3.<br />
Như vậy, kết quả của phép thử Cohen’s d là một ngưỡng<br />
cho phép đánh giá mức độ chênh lệch (khác biệt) giữa hai<br />
nhóm hoặc hai mẫu. Ngưỡng càng lớn thì thể hiện độ chênh<br />
lệch càng lớn và ngược lại.<br />
Công thức tính:<br />
<br />
Trong đó: <br />
<br />
M1 (mean of sample 1): Trung bình Mẫu 1<br />
<br />
5 Trong thống kê, độ lệch chuẩn xác định mức độ ổn định của số liệu<br />
thống kê xoay quanh giá trị trung bình. Giá trị của độ lệch chuẩn càng thấp<br />
thì mức độ ổn định của số liệu càng lớn, dao động quanh giá trị trung bình<br />
càng nhỏ và ngược lại<br />
<br />
<br />
M2 (mean of sample 2): Trung bình Mẫu 2<br />
<br />
PSD (pooled standard deviation): Độ lệch<br />
chuẩn của mẫu 1 và mẫu 2<br />
Tuy nhiên, ngưỡng này có đánh giá được một cách tổng<br />
thể về sự khác biệt của hai nhóm hay không thì còn phụ thuộc<br />
vào nhiều yếu tố và cách thức nhìn nhận từ các góc độ khác<br />
nhau. Theo lập luận của DOC, khi ngưỡng khác biệt của phép<br />
thử Cohen’s d giữa hai nhóm giá của giao dịch xuất khẩu là<br />
lớn hơn hoặc bằng 0,8 thì DOC xác định là có sự khác biệt<br />
đáng kể giữa hai nhóm mẫu. Tuy nhiên liệu rằng giả thiết này<br />
có phù hợp không sau khi xem xét ví dụ về giá của các giao<br />
dịch xuất khẩu trong các trường hợp sau:<br />
<br />
Các giá trị thống<br />
kê<br />
Giá trị trung bình<br />
mẫu (M)<br />
Chênh lệch giá trị<br />
trung bình (A-B)<br />
Tỷ lệ khác biệt của<br />
Mức chênh lệch<br />
của M =(A-B)/B<br />
Độ lệch chuẩn<br />
chung (PSD)<br />
Kết quả hệ số<br />
Cohen’s d = (A-B)/<br />
PSD<br />
<br />
Trường hợp 1<br />
Mẫu đối<br />
Mẫu so sánh<br />
chứng<br />
A1<br />
B1<br />
6,5<br />
<br />
7<br />
<br />
Trường hợp 2<br />
Mẫu đối<br />
Mẫu so sánh<br />
chứng<br />
A2<br />
B2<br />
16,5<br />
<br />
V C A<br />
<br />
Trường hợp 3<br />
Mẫu<br />
Mẫu<br />
cần so<br />
đối<br />
sánh<br />
chứng<br />
116<br />
117<br />
116<br />
117<br />
117<br />
117<br />
117<br />
117<br />
<br />
V C A<br />
<br />
17<br />
<br />
Trường hợp 3<br />
Mẫu đối<br />
Mẫu so sánh<br />
chứng<br />
A3<br />
B3<br />
116,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
7,1%<br />
<br />
2,9%<br />
<br />
0,4%<br />
<br />
0,577<br />
<br />
0,577<br />
<br />
0,577<br />
<br />
-0,866<br />
<br />
-0,866<br />
<br />
117<br />
<br />
0,5<br />
<br />
-0,866<br />
<br />
6 Xem bản ghi nhớ gửi kèm Kết luận rà soát hành chính lần thứ 8<br />
(POR8) ngày 07/10/2014 – Decision memorandum - http://enforcement.trade.<br />
gov/frn/summary/vietnam/2014-23962-1.pdf , trang 24-27<br />
<br />
C ẠNH TR ANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG | Số. 51 - 2015<br />
<br />
Trường hợp 2<br />
Mẫu<br />
Mẫu<br />
cần so<br />
đối<br />
sánh<br />
chứng<br />
16<br />
17<br />
16<br />
17<br />
17<br />
17<br />
17<br />
17<br />
<br />
Giả sử rằng Độ lệch chuẩn chung (Pooled standard deviation) cho cả 3 trường hợp là 0,577,<br />
khi đó kết quả phân tích Cohen’s d như sau:<br />
<br />
Cả 3 Nhóm đều cho kết quả chung là hệ số Cohen’s d đều<br />
là 0,866 và thỏa mãn ngưỡng do DOC quy định là 0,8 (tức là có<br />
sự khác biệt đáng kể giữa hai mẫu), tuy nhiên từ số liệu phân<br />
tích nêu trên cho thấy trong các trường hợp khác nhau thì tỷ<br />
lệ khác biệt của mức chênh khác nhau. Chẳng hạn như trường<br />
hợp 3 thì tỷ lệ khác biệt là 0,4% thấp hơn nhiều so với trường<br />
hợp 1 (7,1%) nhưng cũng có thể bị Hoa Kỳ kết luận là có sự<br />
khác biệt đáng kể và áp dụng zeroing như mục 1 đã phân tích.<br />
Chính vì thế, phương pháp này phải chăng cho thấy kẽ hở và<br />
sự thiếu chính xác của phép thử Cohen’s d khi đánh giá về sự<br />
khác biệt đáng kể giữa các mẫu trên thực tế. Phép thử Cohen’s<br />
d chỉ tập trung vào sự khác biệt giữa mẫu cần so sánh và mẫu<br />
đối chứng mà không chỉ ra được sự khác biệt về mặt tuyệt đối<br />
trên khía cạnh giá trị.<br />
Trên thực tế, việc áp dụng phương pháp này đã gặp nhiều<br />
sự phản đối từ các doanh nghiệp bị đơn6. Trong vụ việc Rà<br />
soát hành chính Tôm lần thứ 8 (POR8) của Việt Nam, một số<br />
các doanh nghiệp xuất khẩu lớn của Việt Nam như Minh Phú,<br />
Stapimex, Quốc Việt cũng đã có những ý kiến bình luận và<br />
phản đối mạnh mẽ với phương pháp này của Hoa Kỳ. Theo các<br />
doanh nghiệp này, phương pháp định giá phân biệt mà Hoa Kỳ<br />
<br />
6<br />
<br />
Trường hợp 1<br />
Mẫu<br />
Mẫu<br />
cần so<br />
đối<br />
sánh<br />
chứng<br />
6<br />
7<br />
6<br />
7<br />
7<br />
7<br />
7<br />
7<br />
<br />
sử dụng trong các giai đoạn rà soát hành chính là không có cơ<br />
sở pháp lý đồng thời cũng vi phạm với quy định trong pháp<br />
luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ. Phương pháp này cũng dẫn<br />
đến sự thiếu minh bạch và khả năng dự đoán được biên độ phá<br />
giá của doanh nghiệp khi nó cho phép tăng thẩm quyền xem<br />
xét, tìm kiếm và lựa chọn mẫu so sánh của DOC.<br />
Đây là một vấn đề lớn mà DOC cần xem xét kỹ lưỡng trước<br />
khi đưa ra quyết định cuối cùng về việc áp dụng định giá phân<br />
biệt như một thông lệ chính thức được quy định trong pháp luật<br />
chống bán phá giá Hoa Kỳ thay thế cho các phương pháp hiện<br />
hành của DOC liên quan đến việc tính toán biên độ phá giá.<br />
Với việc Hoa Kỳ đã, đang và sẽ tiếp tục áp dụng phương<br />
pháp này trong các vụ việc điều tra, rà soát chống bán phá giá<br />
sẽ tiếp tục tạo ra những cuộc chiến về mặt pháp lý kéo dài,<br />
tốn kém, không chỉ trên lãnh thổ Hoa Kỳ (tòa thương mại<br />
quốc tế Hoa Kỳ - ITC, tòa phúc thẩm lưu động liên bang Hoa<br />
Kỳ - CAFC) mà còn cả trên cả cơ chế giải quyết tranh chấp<br />
WTO, giống như những gì đã từng diễn ra với phương pháp<br />
ZEROING mà Hoa Ky đã áp dụng trong suốt hơn 1 thập kỷ<br />
qua, kể từ năm 2002 cho đến 2013.<br />
THÁI NINH<br />
(Phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại của doanh<br />
nghiệp trong nước)<br />
<br />
C ẠNH TR ANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG | Số. 51 - 2015<br />
<br />
7<br />
<br />
CHUYÊN MỤC<br />
<br />
CHUYÊN MỤC<br />
<br />
Phòng vệ thương mại<br />
<br />
Phòng vệ thương mại<br />
<br />
INDONESIA TĂNG CƯỜNG ÁP THUẾ CHỐNG BÁN<br />
PHÁ GIÁ ĐỂ CỦNG CỐ SỨC MẠNH CỦA ĐỒNG<br />
RUPIAH<br />
<br />
B<br />
<br />
H<br />
<br />
iện nay, xu hướng điều tra và áp<br />
dụng các biện pháp Phòng vệ<br />
thương mại (PVTM) trong các<br />
thành viên ASEAN đang gia tăng bởi<br />
các cam kết cắt giảm thuế theo Hiệp định<br />
ATIGA, trong đó đứng đầu là Indonesia<br />
với 136 vụ khởi xướng và áp dụng 68 biên<br />
pháp, trong đó có 23 biện pháp áp dụng đối<br />
với các thành viên ASEAN; Malaysia với<br />
70 vụ khởi xướng, áp dụng 38 biện pháp<br />
trong đó 15 biện pháp áp dụng với thành<br />
viên ASEAN, Thái Lan đứng thứ 3 với 65<br />
vụ khởi xướng, áp dụng 49 biện pháp.<br />
Hình 1: Thống kê số lượng các vụ việc phòng vệ thương<br />
mại do Indonesia khởi xướng<br />
<br />
Nguồn: wto.org <br />
Thực tiễn trên cho thấy rằng các nước như Indonesia,<br />
Malaysia và một số quốc gia khác rất ưa chuộng sử dụng<br />
biện pháp này nhằm bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất trong<br />
nước. Xu hướng này càng được củng cố khi Bộ trưởng Bộ Tài<br />
chính Indonesia ngày 10 tháng 3 năm 2015 đã tuyên bộ rằng:<br />
“Indonesia sẽ tăng cường đánh thuế bằng việc đưa ra một loạt<br />
các quy định trong đó có quy định thuế chống bán phá (CBPG)<br />
tạm thời nhằm giúp thu hẹp thâm hụt cán cân thương mại và<br />
hỗ trợ sự suy yếu của đồng Rupiah so với đồng tiền các nền<br />
kinh tế lớn trong khu vực Đông Nam Á”.<br />
Đồng Rupiah đã trượt xuống mức thấp nhất kể từ thời điểm<br />
diễn ra cuộc khủng khoảng tài chính năm 1997 – 1998. Cùng<br />
với đồng Ringit của Malaysia, đồng Rupiah đã xuống mức thấp<br />
nhất so với các nền kinh tế lớn khu vực châu Á trong năm nay,<br />
với mức giảm 5,2% so với đồng Đô la Mỹ. Bộ trưởng Bộ Tài<br />
chính Indonesia cho biết “mặc dù các chỉ số kinh tế hiện nay<br />
là tương đối ổn định, tuy nhiên chính phủ luôn luôn theo dõi<br />
sự biến động của đồng Rupiah để từ đó có những chính sách<br />
tăng cường sức mạnh của đồng Rupiah, thêm vào đó các quy<br />
định cũng nhằm khắc phục vấn đề thâm hụt cán cân thương<br />
mại hiện nay của Indonesia”.<br />
Tháng 3 vừa qua, tổng thống Indonesia, Joko Widodo đã<br />
thông qua Bản đề xuất của Bộ Tài chính và một số bộ ngành liên<br />
quan về các chính sách miễn giảm thuế và phi thuế nhằm giúp<br />
Indonesia giảm được ảnh hưởng của sự sụt giảm đồng Rupiah<br />
<br />
8<br />
<br />
so với Đồng Đô la Mỹ. Một số đề xuất nổi bật gồm có Trợ cấp<br />
thuế (tax allowance) và áp dụng thuế Chống bán phá giá tạm<br />
thời. Về vấn đề trợ cấp thuế, Chính phủ Indonesia có kế hoạch<br />
miễn giảm thuế cho nhiều công ty, trong đó có những công ty<br />
xuất khẩu hơn 30% lượng sản xuất của mình và những công<br />
ty tái đầu tư tại Indonesia thay vì chuyển vốn về nước.<br />
Liên quan đến vấn đề áp dụng thuế tạm thời chống bán phá<br />
giá, Indonesia đang nghiên cứu và thay đổi quy định liên quan<br />
đến việc áp dụng thuế CBPG tạm thời theo đó Bộ Tài chính<br />
có quyền ra quyết định áp thuế tạm thời đối với các hàng hóa<br />
nhập khẩu dựa trên nghi ngờ có hành vi bán phá giá. Theo quy<br />
định hiện nay của Indonesia, Bộ Tài chính ra quyết định áp<br />
thuế tạm thời chỉ sau khi dựa trên Báo cáo đầy đủ của Cơ quan<br />
điều tra CBPG của Indonesia (KADI). Tuy nhiên, Indonesia<br />
đang tìm kiếm đến khả năng áp thuế tạm thời ngay khi có dấu<br />
hiệu bán phá giá chứ không chờ cơ quan điều tra kết thúc quá<br />
trình điều tra của mình.<br />
Bộ Thương mại Indonesia hiện nay đang điều tra về việc<br />
có dấu hiệu bán phá giá sản phẩm thép không gỉ cán nguội<br />
nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan và<br />
Singapore. Bộ Thương mại cũng đang điều tra việc bán phá giá<br />
sản phẩm nhựa polyethynene từ Trung Quốc, Ấn Độ và Thái<br />
Lan. Có thể thấy, đề xuất thay đổi này của Bộ Tài chính nhằm<br />
giải quyết sức ép của sự gia tăng hàng hóa nhập khẩu và thâm<br />
hụt cán cân thương mại của Indonesia trong thời gian qua. Với<br />
thuế CBPG được áp dụng sẽ khiến cho giá nhập khẩu hàng<br />
hóa tăng dẫn đến giảm cầu về hàng nhập khẩu bán phá giá, từ<br />
đó dẫn đến giảm cầu về đồng Rupiah so với USD khi các nhà<br />
nhập khẩu giảm nhập khẩu hàng hóa bị điều tra.<br />
(Tổng hợp từ: http://www.thejakartapost.com/<br />
news/2015/03/14/jokowi-oks-moves-prop-rupiah.html)<br />
TRƯỜNG HƯNG<br />
(Phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại của doanh<br />
nghiệp trong nước)<br />
<br />
C ẠNH TR ANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG | Số. 51 - 2015<br />
<br />
V C A<br />
<br />
LẨN TRÁNH THUẾ CBPG<br />
- NGUY CƠ ĐE ĐỌA HIỆU QUẢ<br />
CỦA CÁC BIỆN PHÁP CBPG HIỆN NAY<br />
<br />
iện pháp Chống bán phá giá<br />
(CBPG) đang được coi là một<br />
phần quan trọng trong hệ thống<br />
luật thương mại quốc tế và thu hút sự<br />
quan tâm trong cộng đồng doanh nghiệp<br />
trong những năm gần đây. Hiệp định<br />
chung về Thương mại và Thuế quan 1994<br />
(GATT 1994) đã cung cấp các quy định<br />
chung về xác định hành vi bán phá giá tại<br />
Điều VI và diễn giải chi tiết trong Hiệp<br />
định Chống bán phá giá (ADA) của Tổ<br />
chức Thương mại Thế giới WTO. Tuy<br />
nhiên, công cụ này chưa thể giải quyết<br />
triệt để các vấn đề về phá giá, đặc biệt là<br />
các hành vi lẩn tránh biện pháp CBPG.<br />
1. Các hành vi lẩn tránh thuế<br />
CBPG hiện nay<br />
Lẩn tránh thuế chống bán phá giá<br />
(Anti-circumvention) là hành vi lẩn<br />
tránh nguồn gốc hàng hóa đang bị nước<br />
nhập khẩu áp dụng thuế chống phá giá<br />
nhằm gây trở ngại trong việc truy thu<br />
thuế CBPG đối với cơ quan hải quan<br />
của nước nhập khẩu. Hành vi lẩn tránh<br />
thuế có thể thông qua việc thay đổi hàng<br />
hóa thuộc đối tượng áp dụng thuế CBPG<br />
hoặc chuyển toàn bộ hay một phần quá<br />
trình sản xuất/gia công của sản phẩm đó<br />
từ nước đang bị áp thuế CBPG.<br />
4 trường hợp sau đây được xem là<br />
các hình thức lẩn tránh thuế CBPG:<br />
Các nhà xuất khẩu (đang bị áp thuế<br />
CBPG) chuyển/xuất khẩu từng linh phụ<br />
kiện rời của hàng hóa thuộc đối tượng<br />
áp thuế sang nước thứ ba và tiến hành<br />
gia công tại đây, sau đó xuất khẩu vào<br />
nước nhập khẩu đang áp thuế. Ví dụ,<br />
nước nhập khẩu A đang áp thuế CBPG<br />
đối với mặt hàng X có xuất xứ từ nước<br />
B, các nhà sản xuất xuất khẩu nước B đã<br />
chuyển/xuất khẩu linh phụ kiện rời của<br />
mặt hàng X sang nước C và tiến hành<br />
gia công tại đây, sau đó xuất khẩu vào<br />
nước A. Trong trường hợp này, nước<br />
nhập khẩu A không thể áp thuế CBPG<br />
với mặt hàng này do hàng hóa được sản<br />
xuất tại nước thứ ba, không thuộc nhóm<br />
các quốc gia/vùng lãnh thổ bị áp thuế<br />
của vụ việc điều tra;<br />
Các nhà xuất khẩu đang bị áp thuế<br />
CBPG chuyển/xuất khẩu linh phụ kiện<br />
rời của hàng hóa thuộc đối tượng áp thuế<br />
sang chính nước nhập khẩu và tiếp tục<br />
<br />
V C A<br />
<br />
tiến hành gia công tại đây. Ví dụ, nước<br />
nhập khẩu A đang áp thuế CBPG đối với<br />
mặt hàng X có xuất xứ từ nước B, các nhà<br />
sản xuất xuất khẩu nước B đã chuyển/<br />
xuất khẩu linh phụ kiện rời của mặt hàng<br />
X sang nước nhập khẩu A và tiến hành<br />
gia công tại đây, sau đó bán cho người<br />
tiêu dùng trong nước A. Trong trường<br />
hợp này, A không thể áp dụng thuế CBPG<br />
đối với linh phụ kiện lắp ráp hàng hóa<br />
X vì linh phụ kiện không thể được xem<br />
là sản phẩm tương tự (like products) với<br />
sản phẩm bị áp thuế có các đặc điểm, tính<br />
chất vật lý khác nhau;<br />
Các nhà xuất khẩu đang bị áp thuế<br />
CBPG chuyển một phần hoặc toàn bộ quá<br />
trình sản xuất hàng hóa phá giá từ nước<br />
bán phá giá sang nước nhập khẩu hoặc<br />
nước thứ ba để bán tại thị trường nội địa<br />
hoặc xuất khẩu sang Việt Nam. Khác với<br />
2 trường hợp trên, trường hợp này phức<br />
tạp hơn do các nhà sản xuất xuất khẩu<br />
lẩn tránh thuế thông qua di chuyển dây<br />
chuyền sản xuất nhằm thay đổi nguồn<br />
gốc xuất khẩu của hàng hóa bán phá giá,<br />
do đó nước nhập khẩu không thể áp thuế<br />
CBPG đối với nước thứ ba hoặc sản phẩm<br />
được sản xuất tại thị trường nội địa. Ví dụ<br />
như trong vụ việc Hoa Kỳ áp dụng thuế<br />
CBPG đối với một số sản phẩm ống nối<br />
hàn thép các-bon (Carbon steel butt-weld<br />
pipe fittings) xuất khẩu từ Trung Quốc1,<br />
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã kết<br />
luận rằng các ống nối nhập khẩu vào Hoa<br />
Kỳ được hoàn thiện tại Thái Lan từ các<br />
ống nối chưa hoàn thiện của Trung Quốc<br />
đã tạo thành hành vi lẩn tránh Lệnh áp<br />
thuế CBPG nêu trên.<br />
Các nhà xuất khẩu đang bị áp thuế<br />
CBPG đã thay đổi một vài đặc tính không<br />
đáng kể của hàng hóa bán phá giá (minor<br />
alteration circumvention), nhằm tạo ra<br />
một mặt hàng mới nhưng thực chất là biến<br />
thể của hàng hóa thuộc đối tượng điều<br />
tra nhằm lẩn tránh thuế CBPG. Chẳng<br />
hạn như trong vụ việc Hoa Kỳ áp thuế<br />
CBPG đối với một số mặt hàng mỳ pasta<br />
từ Ý2, DOC phát hiện ra rằng việc nhập<br />
<br />
khẩu mỳ Ý đóng gói lớn hơn loại đang bị<br />
áp thuế CBPG là một hành vi lẩn tránh<br />
thuế đang có hiệu lực.<br />
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng<br />
các hành vi lẩn tránh thuế CBPG nêu<br />
trên đã là giảm hoặc triệt tiêu hiệu quả<br />
của việc áp dụng biện pháp CBPG nhằm<br />
bảo vệ ngành sản xuất trong nước nhập<br />
khẩu. Do đó, các nước điều tra và áp<br />
dụng biện pháp CBPG thông thường sẽ<br />
khuyến khích việc áp dụng thuế và ngăn<br />
chặn các hành vi lẩn tránh thuế có thể xảy<br />
ra như phân tích trên. Tuy nhiên, thực tế<br />
cho thấy các thành viên WTO đã không<br />
thống nhất được việc đưa quy định về<br />
hành vi lẩn tránh thuế trong đàm phán<br />
Hiệp định ADA. Trước đây, các điều<br />
khoản về lẩn tránh thuế CBPG dự kiến<br />
được đưa vào bản dự thảo cuối cùng của<br />
ADA, quy định rằng trong một số trường<br />
hợp đặc biệt, thuế CBPG có thể được mở<br />
rộng đối với hành vi lẩn tránh thuế thông<br />
qua lắp ráp hoặc hoàn thiện sản phẩm<br />
tương tự tại nước nhập khẩu3. Hoa Kỳ là<br />
thành viên tích cực ủng hộ việc quy định<br />
chặt chẽ hành vi này, tuy nhiên đại đa số<br />
các thành viên khác không chấp nhận dự<br />
thảo vấn đề này do không có nhưng lợi<br />
ích chính trị mạnh mẽ từ điều khoản này<br />
tại các vòng đàm phán trước kia. Do đó,<br />
quy định về hành vi lẩn tránh thuế đã bị<br />
loại ra khỏi ADA.<br />
Tuy không đạt được đồng thuận<br />
trong quy định chung về lẩn tránh thuế,<br />
nhiều thành viên WTO đã đưa vào nội<br />
luật CBPG của mình để giải quyết hành<br />
vi này như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu<br />
(EU), Úc, Canada, Mê-hi-cô, Nhật Bản.<br />
Phần tiếp theo sẽ đưa ra một số nghiên<br />
cứu về quy định của EU và Hoa Kỳ để<br />
làm rõ hơn vấn đề này.<br />
2. Thực tiễn quốc tế về vấn đề<br />
chống lẩn tránh thuế CBPG<br />
2.1. Quy định chống lẩn tránh<br />
CBPG của Liên minh Châu Âu (EU)<br />
Chống lẩn tránh thuế được quy<br />
định tại Điều 13 Quy định Hội đồng số<br />
1225/2009 ngày 30 tháng 11 năm 2009<br />
<br />
1 Certain Carbon Steel Butt-Weld Pipe<br />
Fittings From the People’s Republic of China, 59<br />
Fed. Reg. 62-01 (Dep’t Commerce Jan. 3, 1994)<br />
(affirmative preliminary determination)<br />
2 Certain Pasta From Italy, 63 Fed. Reg.<br />
54672-01 (Dep’t Commerce Oct. 13, 1998)<br />
<br />
(affirmative final determination).<br />
3 Điều 12.1, GATT Secretariat, Draft Final<br />
Act Embodying the Results of the Uruguay Round<br />
of Multilateral Trade Negotiations, MTN.TNC/W/<br />
FA/F-21 (ngày 20 tháng 12 năm 1991) (còn gọi là<br />
Dự thảo Dunkel)<br />
<br />
C ẠNH TR ANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG | Số. 51 - 2015<br />
<br />
9<br />
<br />