intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bàn về đánh giá chứng cứ trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

35
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này, thông qua thực tiễn giải quyết các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, cụ thể là tranh chấp hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa nguyên đơn và bị đơn đều là Thương Nhân thực hiện hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, nghiên cứu khía cạnh “đánh giá tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa và thông báo yêu cầu thanh toán nợ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bàn về đánh giá chứng cứ trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng hiện nay

  1. BÀN VỀ ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN VẬT LIỆU XÂY DỰNG HIỆN NAY Ths NCS Dương Quốc Cường 1. Đặt vấn đề Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng nói riêng, hợp đồng mua bán tài sản nói chung là “sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán”1. Luật thương mại năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019 và Luật Xây dựng năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2016, 2018, 2019, 2020 không đưa ra Điều, khoản cụ thể nào ghi nhận thế nào là hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng hay mua bán hàng hóa là vật liệu xây dựng; tuy nhiên tại Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại có nói rằng, mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận; tại Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại khẳng định hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Liên quan vật liệu xây dựng, theo Quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ số 27/2018/QĐ-TTg ngày 08 tháng 07 năm 2018 ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì “...mã ngành 47524 là bán lẻ xi măng, gạch xây, ngói, đá, cát sỏi, sắt thép và vật liệu xây dựng khác trong các cửa hàng chuyên doanh; mã ngành 4663 là bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng như bán buôn gỗ cây, tre, nứa; bán buôn sản phẩm gỗ sơ chế; bán buôn sơn và vecni; bán buôn vật liệu xây dựng như: cát, sỏi; bán buôn giấy dán tường và phủ sàn; bán buôn kính phẳng; bán buôn đồ ngũ kim và khóa; bán buôn ống nối, khớp nối và chi tiết lắp ghép khác;bán buôn bình đun nước nóng; bán buôn thiết bị vệ sinh như: bồn tắm, chậu rửa, bệ xí, đồ sứ vệ sinh khác; bán buôn thiết bị lắp đặt vệ sinh như ống, ống dẫn, khớp nối, vòi, cút chữ T, ống cao su, bán buôn dụng cụ cầm tay như búa, cưa, tua vít, dụng cụ cầm tay khác...” 2. Bài viết này, thông qua thực tiễn giải quyết các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, cụ thể là tranh chấp hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng trong hoạt động kinh doanh 448
  2. thương mại giữa nguyên đơn và bị đơn đều là Thương Nhân thực hiện hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, tác giả nghiên cứu khía cạnh “đánh giá tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa và thông báo yêu cầu thanh toán nợ”,trong quá trình tham gia tố tụng tại Tòa án cấp sơ thẩm, quá đó xin nêu đề xuất bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật thương mại liên quan đến đánh giá chứng cứ trong hoạt động mua bán hàng hóa hiện nay. 2. Quy định pháp luật trong tố tụng dân sự về vấn đề cần phải chứng minh và nghĩa vụ cung cấp tài liệu chứng cứ chứng minh theo yêu cầu khởi kiện. Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định về quyền khởi kiện vụ án, theo đó cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; khi khởi kiện, nguyên đơn phải có nghĩa vụ “chứng minh” theo “yêu cầu khởi kiện” của mình theo quy định tại Điều 91 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể, đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là “có căn cứ và hợp pháp”, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; tại khoản 4 Điều 91 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc, trừ trường hợp không cần phải chứng minh theo quy định tại Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định những tình tiết sự kiện không cần phải chứng minh. Việc vận dụng các quy định pháp luật nêu trên trong việc đánh giá chứng cứ giải quyết tranh chấp trong vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng giữa nguyên đơn và bị đơn đều là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, được thành lập hợp pháp theo pháp luật doanh nghiệp năm2014hay Luật Doanh nghiệp năm 2020, tác giả nhận thấy thực tế đã có “một số trường hợp bất cập” trong việc nguyên đơn cung cấp tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình được thể hiện tại bản tự khai; văn bản trình bày ý kiến về vụ án mà mình đang khởi kiện trong quá trình thu thập tài liệu chứng cứ; cũng như tại phần trình bày ý kiến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tại phiên tòa. Tác giả xin nêu ví dụ sau đây. 449
  3. Ví dụ: công ty TNHH hai thành viên A (từ đây viết tắt ctyA); Người đại diện theo pháp luật: ông Nguyễn Văn J, sinh năm 1978, chức vụ: Giám Đốc; trụ sở 123 Quốc lộ 1A, phường X, Quận Y, Thành phố N, khởi kiện công ty TNHH hai thành viên B (từ đây viết tắt cty B); Người đại diện theo pháp luật: ông Nguyễn Văn K, chức vụ: Giám đốc; trụ sở: 456 đường Hùng Vương, phường H, Quận Z, Thành phố M, về việc cty B không thanh toán tiền mua vật tư xây dựng mà cty A đã bán cho cty B nhưng cty B không phản hồi; cty đã gửi thông báo yêu cầu cty B thanh toán tiền nợ do mua vật liệu xây dựng hưng cty B không ý kiến, là có đồng ý hay không đồng ý thông báo đòi nợ cty, cũng như các yêu cầu khởi kiện của cty A. Tài liệu chứng cứ nguyên đơn cung cấp trong hồ sơ khởi kiện bao gồm: đơn khởi kiện, chứng từ liên quan giấy phép thành lập doanh nghiệp cty A, giấy phép thành lập doanh nghiệp cty B, chứng minh nhân dân người đại diện theo pháp luật công ty A; hợp đồng nguyên tắc mua bán vật liệu xây dựng giữa cty A với cty B, các chứng từ “phiếu xuất kho, biên nhận giao nhận vật liệu xây dựng, hóa đơn thuế giá trị gia tăng, file word gửi bằng hình thức email được in ra giấy A4 thể hiện thông tin cty A gửi cho cty B về thông báo thông đòi nợ, thông tin liên quan xác định công nợ, yêu cầu đặt hàng giữa hai bên, thông báo công ty yêu cầu cty B thanh toán tiền mua vật liệu xây dựng.v.v..”và một số hình ảnh như sắt, ống nước, các bao xi măng tại kho chứa hàng cty.v.v..., ngoài ra, cty A còn cung cấp bản tự khai yêu cầu cty B thanh toán tiền gốc, tiền lãi do chậm thanh toán tiền hàng hóa kể từ khi cty A phát hành thông báo yêu cầu cty B trả nợ “theo mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả”,2 trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác theo Điều 306 Luật Thương mại. Trước yêu cầu khởi kiện nguyên đơn, sau khi Tòa án thụ lý vụ án, theo quy định pháp luật thì Tòa án tiến hành tống đạt thông báo thụ lý vụ án cho bị đơn theo Điều 199 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định quyền, nghĩa vụ của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi nhận được thông báo là trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có).Trường hợp cần gia hạn thì bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có đơn đề nghị gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do; nếu việc đề nghị gia hạn là có căn cứ thì Tòa án phải gia hạn nhưng không quá 15 ngày. 450
  4. Như vậy, để có cơ sở cho yêu cầu khởi kiện của mình được cơ quan Tòa án chấp nhận thì nguyên đơn cần phải chứng minh“ phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa là “chứng cứ có thật”, được xác lập trên cơ sở yêu cầu mua vật liệu xây dựng của cty B; nhân viên nhận hàng là có thật và là người của cty B đến cty A nhận vật liệu xây dựng; “thông báo yêu cầu cty B thanh toán nợ do mua vật liệu xây dựng đảm bảo được gửi đến cty B” và “cty B đồng ý”với yêu cầu thanh toán tiền vật liệu xây dựng của công ty A; Hóa đơn thuế giá trị gia tăng; mặt dù, khi cty A xuất hóa đơn “không có chữ ký bên mua hàng hóa”nhưng “phải đúng quy định pháp luật” về việc xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng; và báo cáo quyết toán thuế liên quan xuất hóa đơn theo đúng quy định pháp luật. Vì trong tình huống này, hóa đơn thuế (VAT) được xuất “không phải”thuộc trường hợp bán hàng qua “điện thoại”, mạng, fax,nước ngoài; không phải bán hàng cho khách lẻ.v.v...và không phải hóa đơn điện tử - không cần chữ ký người mua theo hướng dẫn công văn số 60008/CT-TTHT do Cục Thuế Thành Phố Hà Nội ban hành ngày 31/07/2019 về miễn chữ ký người mua trên hóa đơn điện tử. Đây là giai đoạn thu thập tài liệu chứng cứ, nhằm chuẩn bị hòa giải, xét xử theo thời hạn quy định tại Điều 203 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 nếu như các bên không thể tiến hành hòa giải thành được theo trình tự thủ tục tại các Điều 205, 206, 207, 208, 209, 210 và Điều 211 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định nguyên tắc tiến hành hòa giải; những vụ án dân sự không được hòa giải, những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được, thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải, thành phần tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải; biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải. 3. Tài liệu chứng cứ cần đánh giá xem xét và những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn. Thứ nhất, về “phiếu xuất kho”, “…phiếu xuất kho là mẫu phiếu được lập ra để ghi chép về thông tin hàng hóa xuất kho. Phiếu xuất kho nêu rõ thông tin của người nhận hàng, lý do xuất kho, thông tin hàng hóa, số lượng xuất kho....”3, bên dưới phiếu xuất kho, ngoài ngày tháng năm, luôn thể hiện ngườilập phiếu, người nhận hàng, thủ kho, kế toán hoặc bộ phần có nhu cầu nhận và giám đốc công ty tên. Câu hỏi đặt ra là phiếu xuất kho có tầm quan trọng như thế nào và phiếu xuất kho có phải chứng cứ trong vụ án tranh hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng khi xảy ra hay không?.Chúng ta biết rằng, “khác với việc giải quyết vụ án hình sự, việc giải quyết vụ 451
  5. việc dân sự là việc xem xét trách nhiệm giữa các cá nhân với nhau, do đó nghĩa vụ chứng minh thuộc về các đương sự”4. Do Đó, việc cung cấp tài liệu chứng cứ trong vụ án dân sự nhằm chứng minh theo yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ pháp luật là do đương sự trong trường hợp này là nghĩa vụ của nguyên đơn, ngoại trừ những tình tiết sự kiện không phải chứng minh theo quy định tại Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Do Vậy, phiếu xuất kho được xem là một trong những tài liệu chứng cứ thể hiện có giao dịch “giao nhận” vật liệu xây dựng xảy ra giữa bên mua và bên bán. Việc xem xét đánh giá chứng cứ là phiếu xuất kho trước ý kiến trình bày của nguyên đơn là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án theo Điều 108 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về đánh giá chứng cứ, cụ thể việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác. Tòa Phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định tính hợp pháp, tính liên quan, giá trị chứng minh của từng chứng cứ. Xuất phát từ thực tế đời sống, đã xảy ra một số bất cập sau: Một là, về các chủ thể tham gia ký kết vào phiếu xuất kho; vẫn có “phiếu xuất kho” “không”có chữ ký và đóng dấu của người đại diện công ty bán hàng, người ký tên đại diện bên bán hàng có thể nhân viên công ty, không thể hiện rõ chức danh trong công ty. Đối với bên nhận hàng, do có mối quan hệ thân quen từ trước nên bên bán hàng chỉ cần nhận được cuộc gọi từ cty phía mua hàng, chốt số lượng, giá.v.v... thì bên bán hàng sẽ giao hàng cho nhân viên bên mua, khi họ đến nhận hàng mà “không cần kiểm tra giấy ủy quyền từ công ty mua hàng ủy quyền cho nhân viên nhận hàng”. Hai là, về nhân thân nhân viên đếnnhậnhàng khi ký vào phiếu xuất kho đại diện bên mua hàng cũng không ghi nhận rõ ràng, cty bán hàng “ít khi photo chứng minh nhân dân” hoặc lưu lại số điện thoại của người nhận hàng, phòng trong tình huống khi cần đối chất liên quan đến giao hàng là có thể liên hệ được ngay..v.v.... thậm chí nhân viên nhận hàng“chỉ ký và ghi tên mình vào chứ không ghi đầy đủ họ và tên, địa chỉ tạm trú thường trú.v.v...”. Xét tình huống nêu trên, cty A (bên bán) cần biết rằng, người nhận hàng có thể “là người làm chứng” cho việc nhận vật liệu xây dựng cho bên bán nếu như các bên có tranh chấp phát sinh, nhằm đối chiếu khối lượng, số lượng vật tư xuất kho giao khi giao hàng cho bên mua. Do vậy,thực tế cho thấy, khi phát sinh tranh chấp, việc có được thông tin chính xác về việc nhân viên nhận vật liệu xây dựng từ bên người mua với tư cách là người làm chứng thì người này đã “nghỉ việc” hay thậm chí họ bị “thương tật”, bệnh và chết.v.v..; và nếu phía cty B (bên mua hàng) không hợp tác cung cấp địa chỉ nhân viên này, thì việc chứng minh nguồn tài liệu chứng cứ phiếu xuất kho, phiếu giao nhận hàng hóa vật liệu xây 452
  6. dựng là “có thật”, ít nhiều cũng bị ảnh hưởng, từ đó, có ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, hạn chế chi phí, rủi ro .v.v... cho người khởi kiện. Thứ hai, về “thông báo yêu cầu thanh toán nợ có được thay thế biên bản đối chiếu công nợ hay không?”.Chúng ta biết rằng, theo quy định pháp luật “biên bản đối chiếu công nợ” là biên bản tổng hợp, so sánh, hạch toán tất cả các khoản phải thu và khoản phải trả của doanh nghiệp một cách đầy đủ và chính xác với từng giao dịch phát sinh trong kỳ kế toán. Các giao dịch liệt kê trong biên bản đối chiếu công nợ đều phải có chứng từ, giấy tờ, sao kê,…có xác nhận của các bên đúng quy định nhằm đảm bảo tính chính xác của sổ sách kế toán. Khi đối chiếu công nợ phải tuân thủ các nguyên tắc sau: “…các bên phải đáp ứng điều kiện về chủ thể đối chiếu công nợ theo quy định của pháp luật; nội dung đối chiếu công nợ không trái quy định pháp luật, không trái các giá trị đạo đức xã hội; đối chiếu công nợ giữa các bên hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện và công bằng, tôn trọng lẫn nhau; việc đối chiếu công nợ phải được lập thành văn bản, gọi là biên bản đối chiếu công nợ. Biên bản đối chiếu công nợ là văn bản hoặc các hình thức khác tương đương, xác lập làm căn cứ để kiểm tra tình trạng thanh toán nghĩa vụ tài chính của các bên….”.5 Như vậy, biên bản đối chiếu công nợ là cơ sở pháp lý chứng minh theo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn trong trường hợp bên mua và bên bán đã ký vào biên biên đối chiếu công nợ mà không thực hiện nghĩa vụ, từ đó gây thiệt hại lẫn nhau mà giữa các bên không có thỏa thuận gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Biên bản đối chiếu công nợ, nó không tuân theo mẫu nhất định hay thông số nào nhưng bản thân biên bản đối chiếu công nợ phải thể hiện quyền và nghĩa vụ giữa các bên như các khoản nợ phải thu, thời hạn thanh toán nợ, xác nhận của người có thẩm quyền trong công ty.v.v.. điểm khác biệt về nội dung và hình thức của biên bản đối chiếu công nợ và thông báo yêu cầu thanh toán nợ là đó là sự thống nhất về số tiền, thời hạn thanh toán, địa điểm thanh toán, phương thức thanh toán v..v....được ký xác nhận giữa bên mua hàng hóa và bên bán hàng hóa; trong khi đó, thông báo yêu cầu thanh toán nợ chỉ là hành vi pháp lý đơn phương của một bên, có thể là bên bán hoặc bên mua, chưa thể hiện xác nhận bằng văn bản số nợ phải thực hiện với nhau. Thực tế cho thấy, từ tình huống nêu trên đã phát sinh một số vấn đề bất cập sau: Một là, giữa bên bán và bên mua có tranh chấp liên quan một số vấn đề như chất lượng, số lượng, mẫu mã vật liệu, xuất xứ hàng hóa.vv... thậm chí thời gian giao vật liệu chậm làm ảnh hưởng tiến trình thi công công trình xây dựng.v.v... từ đó các bên “không thể 453
  7. ngồi lại với nhau để đối chiếu công nợ”. Vì thế, nhằm thu hồi khoản nợ do bên mua chưa thanh toán, cty A phát hành thông báo yêu cầu cty B trả tiền bên mua chưa thanh toán, cy A gửi email đến cty B, trong email thường ghi nhận thời hạn thanh toán, tiền lãi phát sinh nếu như cty B không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng hạn và “ấn định thời hạn trả lời” về khoản tiền yêu cầu cty B phải trả.v.v…, hết thời hạn trả lời, nếu cty A không nhận được phản hồi thì cty A xem như cty B đồng ý với yêu cầu thanh toán nợ của cty A, và cty A có quyền “phát hành hóa đơn thuế giá trị gia tăng” gửi cho cty B theo địa chỉ ghi nhận trong hợp đồng nguyên tắc mà hai bên ký kết. Nhận thấy, việc cty A phát hành hóa đơn thuế giá trị gia tăng gửi cho cty B, có thể cty A tránh trường hợp “lập hóa đơn sai thời điểm” và “phải chịu mức phạt” quy định tại Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn; thực tế, cùng với việc cty A gửi chứng từ cho cty B thì cty A cũng đã gửi thông báo yêu cầu thanh toán nợ, bản photo hóa đơn thuế giá trị gia tăng đã xuất cho cty B, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa, hợp đồng nguyên tắc, tài liệu liên quan khác vv.. tạo thành bộ chứng từ gửi cho cơ quan Tòa án; và tại bản tự khai, cty A cho rằng, một là, thông báo yêu cầu thanh toán nợ, là “văn bản đối chiếu công nợ” là “cơ sở xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng”; hai là, từ khi cty B nhận Thông báo yêu cầu thanh toán nợ, được cty A gửi bằng email, gửi qua bưu điện theo địa chỉ cty B, đến trước khi cty A xuất hóa đơn (VAT), cty B“không trả lời” điều có đồng nghĩa “cty B đồng ý” với nội dung yêu cầu thanh toán tiền mà cty A gửi đến. Như vậy, việc đánh giá chứng cứ, “thông báo về công nợ ” do cty A gửi đến cty B, có được xem xét là chứng cứ duy nhất chứng minh cho nghĩa vụ phải thanh toán nợ cho cty A hay không, nếu như các bên không có sự thỏa thuận bằng văn bản mọi đề nghị, giao kết, yêu cầu, thông báo của bên bán gửi cho bên mua, mà bên mua không trả lời thì coi như bên mua đồng ý với nội dung mà bên bán gửi đến. Chúng ta so sánh pháp luật hình sự để thấy được sự khác biệt về nghĩa vụ chứng minh trước cơ quan tiến hành tố tụng. “Điều 15 Bộ Luật Tố tụng hình sự quy định: trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội…”6. Khi đề cập quyền im lặng của bị can bị cáo,bài viết Tiến sỹ Phạm Minh Tuyên, tạp chí Tòa án nhân dân số 23 (kỳ I tháng 12/2019) nói rằng,theo quy định trên (Điều 15 BLTTHS) thì“....các cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm chứng minh tội phạm thông qua các hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ để chứng minh 454
  8. hành vi phạm tội của người nào đó, chứ không thể căn cứ căn cứ việc người bị buộc tội không thể chứng minh được mình bị vô tội, suy đoán, cáo buộc họ là người thực hiện hành vi phạm tội....7” Nhận thấy, đối với ví dụ trên, việc nguyên đơn rằng, cty B không trả lời là hoàn toàn đồng ý là “chưa” có thỏa thuận trong hợp đồng. Mặt khác, qua nghiên cứu pháp luật cho thấy, pháp luật dân sự không có quy định trong một điều luật cụ thể hay trong nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định rằng, khi bên bán gửi thông báo yêu cầu thanh toán nợ đến bên mua, mà bên mua không trả lời là coi như bên mua đồng ý yêu cầu thanh toán nợ của bên bán. Như vậy với tình huống nêu trên, để giải quyết vụ án, chúng tôi xin nêu một số ý kiến sau đây. 4.Các vấn đề đặt ra khi đánh giá chứng chứng minh theo yêu cầu khởi kiện và ý kiến bổ sung theo hướng hoàn thiện pháp luật. Như đã phân tích, pháp luật tố tụng dân sự quy định nguyên tắc cơ bản về cung cấp chứng cứ và chứng minh trong vụ án dân sự là của người khởi kiện, đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh thư đương sự. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do bộ luật này quy định. Vậy trong một số trường hợp người tiến hành tố tụng xử lý như thế nào để thu thập chứng cứ một cách đầy đủ nhằm giải quyết vụ án“toàn diện, khách quan” do các bên đương sự không thể hòa giải thành được. Chúng tôi xin nêu một số ý kiến sau đây trong việc đánh giá tài liệu chứng cứ là “phiếu xuất kho”,“biên bản giao nhận” và “thông báo yêu cầu thanh toán tiền của phía cty A gửi cho cty B nhưng cty B không trả lời” thì cty B có đồng ý toàn bộ yêu cầu của cty A hay không. Thứ nhất: Pháp luật tố tụng dân sự quy định nghĩa vụ chứng minh theo yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ và đúng quy định pháp luật là nghĩa vụ của người khởi kiện, xét giá trị chứng cứ là “phiếu xuất kho, biên bản giao nhận”hàng hóa, thực tế gặp những quan điểm sau: 455
  9. Quan điểm thứ nhất: Chế định chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự quy định rất rõ, nghĩa vụ chứng minh phiếu xuất kho và biên bản giao nhận vật liệu xây dựng giữa các bên là có “thật” và là bằng chứng giữa hai cty A và cty B thực hiện giao dịch giao hàng hóa theo yêu cầu mua hàng của cty B với giá cả do các bên đã thỏa thuận, người nhận vật liệu xây dựng là nhân viên cty B, có ký xác nhận tại phiếu xuất kho và biên bản giao nhận hàng hóa. cty A cho rằng phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa là chứng cứ chứng minh có quá trình giao nhận hàng hóa giữa hai công ty. Trong trường hợp cty B cho rằng, nhân viên nhận hàng không phải là nhân viên của cty B thì yêu cầu cty B mời nhân viên nhận vật liệu xây dựng có tên trên phiếu xuất kho đến cơ quan Tòa án, thực hiện đối chất với cty A, ngoài ra, cty B có thể thực hiện việc giám định chữ ký mà nhân viên cty B đã ký nhận theo trình tự thủ tục quy định pháp luật. Việc tiến hành giám định chữ ký, mẫu chữ ký, chữ ký đối chiếu với tài liệu giám định chữ ký, chi phí giám định chữ ký .v.v.. được thực hiện theo quy định pháp luật, từ đó sẽ có bằng chứng chứng minh người nhận hàng hóa có phải là nhân viên công ty B hay không. Quan điểm thứ hai: Nghĩa vụ chứng minh “người nhận” hàng hóa với số lượng, khối lượng vật liệu xây dựng được ghi nhận theo phiếu xuất kho và biên bản giao nhận vật liệu xây dựng là nhân viên cty B rất khó xác nhận, vì trên thực tế, có thể tại thời điểm tranh chấp, nhân viên nhận vật liệu xây dựng này có thể đã nghỉ việc hay cty B cố tình không cung cấp hợp đồng lao động, không cung cấp thông tin liên quan đến nhân viên này. Mặt khác cty B cũng không đưa ra ý kiến là có đồng ý xác nhận rằng, người nhận vật liệu xây dựng là người của cty mình hay không, do vậy việc cty B “không hợp tác và cũng không phản đối” đối với chứng cứ trên thì cty A có quyền khẳng định người nhận hàng đã ghi nhận tại phiếu xuất kho và biên bản nhận hàng là nhân viên cty B; chính vì thể, cty B phải có trách nhiệm “thanh toán” tiền vật liệu xây dựng theo thông báo từ cty A. Quan điểm thứ ba: Những người theo quan điểm này cho rằng, cty A tiến hành khởi kiện cty B yêu cầu thanh toán tiền vật liệu xây dựng, do cty B mua hàng hóa, đó là quyền của cty A; tuy nhiên cty A cần hiểu rằng, nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và đúng quy định pháp luật là nghĩa vụ của cty A (nguyên đơn) cho dù cty B (bị đơn) “không đồng ý” hay“không phản đối” yêu cầu khởi kiện của mình trước cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý giải quyết. 456
  10. Xét tình huống này, trong thời gian chuẩn bị xét xử, cty A có thể gửi văn bản yêu cầu cty B cung cấp địa chỉ nhân viên nhận vật liệu xây dựng hoặc cung cấp hợp đồng lao động (bản sao y) nhân viên nhận hàng, nhằm giúp học cung cấp thông tin liên quan nhân viên nhận hàng hóa và yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng đưa nhân viên nhận hàng hóa tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại Điều 73, 77 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Trường hợp cty B sau khi nhận văn bản đề nghị của cty A với yêu cầu nêu trên mà không trả lời thì cty A có quyền yêu cầu cơ quan giải quyết tranh chấp hỗ trợ họ thu thập tài liệu nó trên. Cty A cần cung cấp chứng từ chứng minh là cty B nhận được thông báo từ cty A nhưng cty B không phản hồi cho cty A. Thứ hai: văn bản “thông báo yêu cầu thanh toán nợ của cty A gửi cho cty nhung cty B không trả lời thì có được xem là cty B đồng ý toàn bộ yêu cầu của cty A hay không”, vấn đề này có những quan điểm như sau: Quan điểm thứ nhất: theo qui định pháp luật dân sự thì giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 116 Bộ Luật Dân sự) nên khi cty A gửi thông báo yêu cầu cty B thanh toán tiền vật liệu xây dựng nhưng cty B không trả lời thì coi như cty B đồng ý với yêu cầu này của cty A, lý do trước tranh chấp, khi giao vật liệu xây dựng cho cty B, giữa hai cty đều có trao đổi qua lại với nhau, thậm chí giữa hai bên còn có ký “hợp đồng nguyên tắc” thể hiện việc mua vật liệu xây dựng với từng tiêu chí như giá cả, số lượng, từng giai đoạn giao nhận hàng, tiêu chuẩn chất lượng, thời điểm v.v... nhân viên kế toán cty A thông báo cho cty B số tiền vật liệu xây dựng đã bán hàng tháng cho cty B, nhận thấy, đây là sự thỏa thuận quyền và nghĩa vụ hai bên cty; mặt khác, cty A gửi văn bản thông báo số tiền yêu cầu cty B thanh toán, đính kèm chứng từ nhận hàng, cho dù cty B không trả lời là có đồng ý hay không đồng ý thì văn bản thông báo đòi nợ này vẫn có giá trị pháp ý “ràng buộc” cty B phải thực hiện nghĩa vụ. Quan điểm thứ hai: xuất phát qui định pháp luật dân sự thì giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 116 Bộ Luật Dân sự); xét thấy trong hợp đồng nguyên tắc hay văn bản thỏa thuận hai bên thể hiện rõ, trường hợp cty A thông báo số tiền cần thanh toán, do cty B mua vật liệu xây dựng thanh toán còn thiếu hay do thay đổi giá cả hàng hóa, thay đổi thời điểm giao hàng, thay đổi xuất xứ hàng hóa (đề nghị giao kết mới) .v.v...cty A gửi email chính thức đến địa chỉ do cty B cung cấp, nếu cty B không trả lời thì xem như 457
  11. cty đồng ý với yêu cầu của cty A. Như vậy, trường hợp, “thông báo yêu cầu thanh toán tiền vật liệu xây dựng, cty A gửi cho cty B nhưng cty B không trả lời thì được xem là đồng ý toàn bộ yêu cầu của cty A.”, cty A đã xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng theo quy định pháp luật; với thỏa thuận nêu trên, văn bản “thông báo yêu cầu thanh toán tiền vật liệu xây dựng từ phía cty A gửi cho cty B nhưng cty B không trả lời”, tuy không được xem là biên bản đối chiếu công nợ nhưng nó có giá trị pháp lý ràng buộc nghĩa vụ các bên; và được xem là “nguồn chứng cứ” quan trọng giúp cơ quan tiến hành tố tụng xem xét giải quyết yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Thứ ba, ý kiến đề xuất bổ sung nhằm hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án kinh doanh thương mại. Một là, trường hợp các bên tranh chấp là doanh nghiệp hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam “không thể tiến hành đối chiếu công nợ”, nhằm đáp ứng “thời hạn giải quyết vụ án” theo quy định pháp luật tố tụng dân sự(tại theo Điểm b Khoản 1 Điều 203 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015); pháp luật thương mại bổ sung theo hướng, hồ sơ khởi kiện trong trường hợp này, cần phải có “chứng thư kiểm toán” của công ty có chức năng kiểm toán độc lập đối với cty A, chứng thư này là “tài liệu bắt buộc” được đính kèm với các chứng từ khi khởi kiện tại cơ quan tiến hành tố tụng, nhằm tránh trường hợp “vụ án phải tạm đình chỉ” chờ kết quả kiểm toán doanh nghiệp, do cơ quan tiến hành tố tụng phải thu thập tài liệu, chứng cứ làm cơ sở giải quyết vụ án hay do cty đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện “trưng cầu công ty có chức năng kiểm toán độc lập, kiểm toán đối với cty A và cty B”, mục đích kiểm toán là “xác định công nợ”giữa hai công ty, có đúng với số tiền đang tranh chấp theo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn hay không; từ đó làm cơ sở giải quyết vụ án toàn diện, khách quan theo quy định pháp luật. Hai là, xuất phát từ nguyên nhân làm các cty không thể đối chiếu công nợ với nhau nên trước khi khởi kiện về “tranh chấp yêu cầu bị đơn thanh toán tiền lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ” theo Điều 306 Luật Thương mại năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019, nguyên đơn cần phải cung cấp “chứng thư kiểm toán” do công ty có chức năng kiểm toán độc lập tiến hành kiểm toán cty mình, làm cơ sở xác định công nợ, chứng minh“thời điểm” phát sinh nghĩa vụ thanh toán tiền lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền mua hàng hóa; từ đó góp phần vào việc giải quyết vụ án được “nhanh chóng”, hạn chế thấp nhất thời gian giải quyết vụ án kéo dài, do chờ kết quả kiểm toán doanh nghiệp. 458
  12. Tài liệu tham khảo: 1.Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 (đoạn 1); 2.https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-27-2018-QD-TTg- ban-hanh-He-thong-nganh-kinh-te-Viet-Nam-387358.aspx,truy cập vào ngày 18/10/2021, lúc 09 giờ 30 phút. 3.https://123job.vn/bai-viet/phieu-xuat-kho-la-gi-cach-lap-mau-phieu-xuat-kho-nhu- the-nao-1509.html, truy cập ngày 18/10/2021, lúc 10 giờ 30 phút. 4.Viện nhà nhà nước và pháp luật, PGS-TS Hà Thị Mai Hiên - TS Trần Văn Biên (đồng tác giả), NXB Tư Pháp Hà Nội 2012, bình luận khoa học Bộ Luật Tố Tụng Dân sự, đã sửa đổi bổ sung năm 2011, Chương VII chứng minh và chứng cứ, trang 165. 5.https://luatduonggia.vn/doi-chieu-cong-no-la-gi-quy-dinh-phap-luat-ve-doi-chieu- cong-no/,truy cập ngày 18/10/2021, lúc 11 giờ 00 phút. 6.Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. 7.Bàn về quyền im lặng của bị can, bị cáo, Tiến sỹ Phạm Minh Tuyên, tạp chí Tòa án nhân dân số 23 (kỳ I tháng 12/2019), trang 30. 8.Bộ Luật Hình sự năm 2015. 9 .Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015. 10.Bộ Luật Dân sự 2015. 11.Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2016, 2018, 2019, 2020. 12.Luật Kiểm toán Độc lập năm 2011. 13.Luật Thương mại 2005 sửa đổi bổ sung năm 2017, 2019 14.Quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ số 27/2018/QĐ-TTg ngày 08 tháng 07 năm 2018 ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 15. Bàn về quyền im lặng của bị can bị cáo của TS Phạm Minh Tuyên, tạp chí Tòa án nhân dân số 23 (kỳ I tháng 12/2019). 459
  13. 16. Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng Dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011, Viện nhà nước và pháp luật, PGS-TS Hà Thị Mai Hiên-TS Trần Văn Biên, chủ biên. 17.Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. 18.Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. 19.Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 qui định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn. 460
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2