intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bàn về nghệ thuật ứng xử

Chia sẻ: Sa Sadf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

193
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con người sống trong cộng đồng ắt là phải ứng xử. Đó là việc xử trí mọi việc, mọi điều thích ứng với từng thời gian, không gian cụ thể. Người càng có nhiều mối quan hệ xã hội như các chính khách, nhà ngoại giao, nhà quản lí, hoạt động xã hội... càng phải ứng xử nhiều. Quanh năm ngày tháng, phàm mở mắt ra có người bên cạnh là con người ta đã phải ứng xử, thậm chí lúc ngủ cũng phải quan tâm, ví như không hồn nhiên cựa quậy bên cạnh người đang ngủ chung giường...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bàn về nghệ thuật ứng xử

  1. Bàn về nghệ thuật ứng xử Con người sống trong cộng đồng ắt là phải ứng xử. Đó là việc xử trí mọi việc, mọi điều thích ứng với từng thời gian, không gian cụ thể. Người càng có nhiều mối quan hệ xã hội như các chính khách, nhà ngoại giao, nhà quản lí, hoạt động xã hội... càng phải ứng xử nhiều. Quanh năm ngày tháng, phàm mở mắt ra có người bên cạnh là con người ta đã phải ứng xử, thậm chí lúc ngủ cũng phải quan tâm, ví như không hồn nhiên cựa quậy bên cạnh người đang ngủ chung giường hoặc “hò kéo gỗ” nếu trong phòng có người khác. Đến những dịp lễ Tết, đặc biệt là Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc, lại càng phải quan tâm đến ứng xử. Con cháu ở mọi nơi tìm về ông bà, cha mẹ, kính dâng những món quà cùng tấm lòng thành kính của mình, quây quần trong gia đình, nói chuyện vui vẻ đầm ấm, thắp nén nhang khấn Tổ tiên, người trên độ lượng với người dưới, bỏ qua những điều không hài lòng trong năm, người dưới hết lòng kính yêu quan tâm đến người trên. Đó là ứng xử vậy. Xưa nay các cụ ta vẫn thường dùng một từ thật nôm na dễ hiểu là
  2. “ăn ở”. Trong suy nghĩ truyền thống của ông cha, ứng xử đẹp, có văn hoá là phải biết mọi nhẽ ăn ở, là có trước có sau, “tiền hậu như nhất”, là “ăn trông nồi ngồi trông hướng”. Là biết “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Người biết ứng xử tức là biết ăn ở chu đáo,thuỷ chung tình nghĩa, hào hiệp, không thể là kẻ “qua cầu rút ván”, “ăn cháo đá bát”, “đâm bị thóc chọc bị gạo”, “xóc nhọn hai đầu”, càng không “gắp lửa bỏ tay người”.Trong kho tàng văn hoá dân gian, có rất nhiều câu thành ngữ, ngạn ngữ đúc kết những kinh nghiệm ứng xử của ông cha. Đó là thứ văn hoá cao nhất, hơn tất cả mọi văn hoá, bởi nó là sự biểu hiện thái độ quan niệm sống giữa người với người trong cộng đồng. Ngày Tết, người Việt Nam có thói quen nhớ về Tổ tiên, cội nguồn, bộc lộ lòng biết ơn đối với những người đã có công giúp đỡ mang may mắn đến cho mình. Chút quà quê hương dâng lên bàn thờ Tổ, mang lễ vật đến tạ ơn những người mình biết ơn chính là biểu hiện cụ thể của một tập quán rất đẹp ấy. Đó thật sự là những ứng xử có văn hoá. Nhưng nếu ai lợi dụng điều này để lái sang chuyện mua bán nhằm trục lợi thì thật sự đã đi ngược lại truyền thống văn hoá của người Việt Nam. Không phải
  3. vô cớ mà Tết năm nào Chính phủ ta cũng ra những chỉ thị, thông tri nghiêm cấm lấy tiền công làm quà biếu xén. Đó thực chất là hành vi hối lộ nhằm vào những mưu lợi cá nhân. Đó không phải là ứng xử đẹp vì nó phản lại đạo lí, bởi đây không có tình cảm chân thành, lòng biết ơn thật sự, mà là cuộc mua bán giữa kẻ trao và người nhận- đôi bên cùng có lợi. Tất nhiên không phải mọi việc tặng quà cấp trên đều như vậy mà thật sự cũng có những mối quan hệ đẹp. Nhưng ở đây rất dễ có sự ngộ nhận và sự cố tình ngụỵ biện cho những hành vi ngoài tình cảm thật của con tim. Một người thành đạt thăm lại thầy giáo cũ dạy mình từ lúc tấm bé, người đã dìu dắt những bước đi đầu tiên cho mình đến với những kiến thức, cuộc sống nay đã già yếu, thì dù có biếu ông thầy bao nhiêu quà cáp giá trị cũng chỉ có thể hiểu đó là một ứng xử đẹp đẽ quý hoá. Nhưng nếu món quà ấy không phải dành cho thầy mà cho một vị cấp trên có quyền lực lớn thì dù có chân thành đến đâu, người ta cũng khó tin. Tâm lí người Việt Nam là thế. Đó là nét đẹp truyền thống trọng nghĩa khinh tài (Tài ở đây là tài chính, tiền bạc). Dân tộc ta vốn có nhiều cái trọng: Trọng nghĩa, trọng thị, trọng nhân, trọng đức, trọng văn. Tinh hoa tiêu biểu nhất của người Việt Nam hội tụ đầy đủ ở Chủ tịch Hồ CHí Minh.
  4. Ứng xử đâu có là chuyện lớn lao,to tát gì mà là những biểu hiện thường ngày, có khi rất nhỏ, từ lời ăn tiếng nói đến mọi cử chỉ, hành động khiến người khác có thiện cảm, quý trọng ta. Đó là nghệ thuật ứng xử. Đầu năm, một lời chúc chân tình, một sự lui tới thăm nhau và sẵn sàng giúp đỡ khi người khác cần. Đó là nghệ thuật ứng xử. Rủi ro thế nào, bên nhà hàng xóm có chuyện buồn đúng ngày Tết, mình biết sang chia buồn, sẵn sàng giúp đỡ vô tư những việc vặt liên quan đến Tết, giữ sự yên tĩnh, bạn bè họ hàng có đến chơi cũng không quá vui, không tiệc tùng huyên náo. Đó là mình biết ứng xử. Ứng xử là một nét đẹp làm thăng hoa các mối quan hệ giữa người với người trong cộng đồng. Nhưng cần lưu ý rằng: đó không phải là những tiểu xảo mang tính khôn vặt, khéo mồm, dẻo môi, giả dối mà phải xuất phát từ lòng chân thành thiện tâm, kết hợp với sự khéo léo thông minh tế nhị. Vâng. Nghệ thuật ứng xử là phép cộng giữa lòng chân thành và sự khôn khéo. Thiếu một vế không thể có nghệ thuật ứng xử. Đình Nguyễn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2