Bàn về xây dựng thang đo lợi thế cạnh tranh
lượt xem 5
download
Bài viết trình bày các nội dung chính sau: Định nghĩa lợi thế cạnh tranh; Thang đo năng lực cạnh tranh và sự chuyển đổi sang thang đo lợi thế cạnh tranh; Bàn luận về thang đo lợi thế cạnh tranh của Sigalas và ctg.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bàn về xây dựng thang đo lợi thế cạnh tranh
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG BÀN VỀ XÂY DỰNG THANG ĐO LỢI THẾ CẠNH TRANH DISCUSS ABOUT DEVELOPING A MEASURE OF COMPETITIVE ADVANTAGES Nguyễn Văn Cang Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng nvcang@yahoo.com TÓM TẮT Định nghĩa lợi thế cạnh tranh đáng tin cậy nhất cho đến nay là định nghĩa của Newbert (2008) được Sigalas và ctg (2013b) hiệu chỉnh. Thang đo năng lực cạnh tranh của Sigalas và ctg (2013b) dựa trên định nghĩa của Newbert đã được đánh giá độ tin cậy, giá trị phân biệt, giá trị hội tụ, giá trị đồng hành, giá trị tiên đoán nên có giá trị khoa học. Sự chuyển đổi từ thang đo năng lực cạnh tranh sang thang đo lợi thế cạnh tranh của Sigalas và ctg (2013b) có thể được thực hiện trực tiếp qua các mục hỏi. Điểm 3 trên thước đo năng lực cạnh tranh này có thể được xem là năng lực cạnh tranh trung bình ngành. Thang đo lợi thế cạnh tranh của Sigalas và ctg (2013b) thể hiện rõ hạn chế khi năng lực cạnh tranh của các công ty nằm chủ yếu trong vùng năng lực cạnh tranh cao. Hạn chế này đòi hỏi cần có sự chỉnh sửa thang đo nếu muốn đưa vào sử dụng. Từ khóa: Lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, cơ hội thị trường, đe dọa cạnh tranh ABSTRACT The most reliable definition of competitive advantage is the definition of Newbert (2008) which has been corrected by Sigalas et al (2013b). The competitive advantage measure of Sigalas et al (2013b) based on the definition of Newbert, which has been assessed the reliability, discriminant validity, convergent validity, concurrent validity, predictive validity, should have science value. The transition from the competitiveness measure to the competitive advantage measure of Sigalas et al (2013b) can be done directly on each item of them. Point 3 on the competitiveness measure is considered the average competiveness of industry. The competitive advantage measure of Sigalas et al (2013b) demonstrates certain limitation when competitiveness of firms locates mainly in the domain of high competitiveness. This limitation requires the modification of the measure if we want to put it in use. Keywords: competitive advantage, competitiveness, market opportunities, competitive threats 1. Đặt vấn đề Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm rất quen thuộc trong thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp cũng nhƣ về mặt học thuât. Nhiều tài liệu nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị chiến lƣợc đã xác định rộng rãi các nguồn hoặc các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh. Nhiều chiến lƣợc khác nhau giúp các doanh nghiệp giành lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng cũng đã đƣợc các học giả vạch ra. Đồng thời với những lý thuyết đó, rất nhiều định nghĩa về lợi thế cạnh tranh cũng đã đƣợc các học giả nêu ra theo những quan điểm và góc cạnh khác nhau. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là cho đến gần đây, vẫn còn rất nhiều tranh cãi về định nghĩa của khái niệm này. Thậm chí có học giả đề nghị nên ngừng sử dụng một khái niệm mà không thể định nghĩa và đƣa vào vận hành đƣợc. Cũng có học giả cho rằng thang đo lợi thế cạnh tranh chỉ có hai giá trị có thể, vì một công ty chỉ có thể có lợi thế cạnh tranh hoặc không có lợi thế cạnh tranh. Vậy đâu là khái niệm đáng tin cậy về lợi thế cạnh tranh? Quan hệ chuyển đổi từ thang đo năng lực cạnh tranh sang thang do lợi thế cạnh tranh là nhƣ thế nào? Quan điểm thang đo lợi thế cạnh tranh chỉ có hai giá trị có thực sự hợp lý không? Bài viết này đóng góp những quan điểm riêng để góp phần giải quyết các vấn đề đặt ra. 2. Định nghĩa lợi thế cạnh tranh Theo (Porter, 1980) lợi thế cạnh tranh là mức độ mà một công ty có thể đạt đƣợc và duy trì một ƣu thế so với đối thủ cạnh tranh thông qua việc tạo ra giá trị cho khách hàng của mình. Tracey và ctg (1999) cho rằng lợi thế cạnh tranh bao gồm các năng lực cho phép một công ty phân biệt chính nó với các đối thủ cạnh tranh của nó và là một kết quả của các quyết định quản trị quan trọng. 208
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Lợi thế cạnh tranh của công ty là một công ty chiếm một vị trí mà các đối thủ cạnh tranh không thể bắt chƣớc chiến lƣợc thành công của nó và công ty có thể đạt đƣợc các lợi ích bền vững từ chiến lƣợc thành công này (Barney, 1991; Coyne, 1986). Theo Peteraf và Barney (2003), một công ty đạt đƣợc một lợi thế cạnh tranh khi tạo ra nhiều giá trị kinh tế hơn - đó là sự khác biệt giữa lợi ích cảm nhận của khách hàng từ sản phẩm hay dịch vụ và chi phí kinh tế để sản xuất các sản phẩm hoặc cung cấp các dịch vụ - so với đối thủ cạnh tranh của nó. Sigalas và Pekka (2013a) cho rằng ngoài vài định nghĩa trong các tài liệu nghiên cứu đã xác định lợi thế cạnh tranh một cách khá mù mờ, tất cả các phát biểu khác định nghĩa lợi thế cạnh tranh một cách ngầm định và có thể đƣợc phân loại thành hai dòng chính. Dòng đầu tiên định nghĩa lợi thế cạnh tranh theo thành tích (hiệu suất) trong khi dòng thứ hai định nghĩa lợi thế cạnh tranh theo các nguồn hoặc các yếu tố quyết định của nó. Đa phần các học giả trong quản trị chiến lƣợc thừa nhận rằng lợi thế cạnh tranh và thành tích (hiệu suất) cao là khác biệt về mặt khái niệm (Barney, 1991; Ma, 2000; Powell, 2001; Arend, 2003; Newbert, 2008; O'Shannassy, 2008). Mặt khác, Ma (2000, tr. 17-18) cho rằng ―lợi thế cạnh tranh là một thuật ngữ quan hệ. Về cơ bản là một sự so sánh rút ra giữa một công ty và các đối thủ của nó trên các chiều đáng quan tâm nhất định trong cạnh tranh‖. Ngoài ra, Arend (2003, tr. 280) cho rằng ―thuật ngữ lợi thế cạnh tranh bao gồm từ cạnh tranh, có thể lập luận rằng thuật ngữ này có một cơ sở tƣơng đối, đặc biệt là so với các đối thủ‖. Peteraf và Barney (2003, tr. 320) cũng cho rằng "lợi thế cạnh tranh là một thuật ngữ tƣơng đối và do đó đòi hỏi một cơ sở ngoại sinh để so sánh". Do đó, mặc dù những phát biểu về lợi thế cạnh tranh là rất nhiều trong các tài liệu nghiên cứu, định nghĩa chính xác về mặt quan niệm của nó là vòng vo khó hiểu (Ma, 2000; Arend, 2003; O'Shannassy, 2008). Theo quan điểm thực tế, lĩnh vực quản trị chiến lƣợc kể từ khi hình thành, còn thiếu một định nghĩa lý thuyết rõ ràng về lợi thế cạnh tranh (Rumelt, 2003). Với những lƣu ý trên, Sigalas và Pekka Economou (2013a) đƣa ra tiêu chí về khái niệm lợi thế cạnh tranh: không chứa bất cứ một phán quyết nào về giá trị riêng của nó hoặc thành tích (hiệu suất) công ty. Định nghĩa lợi thế cạnh tranh đƣợc cho là khá rõ ràng và tách bạch với khái niệm thành tích (hiệu suất) công ty đầu tiên đã đƣợc giới thiệu bởi Newbert (2008, tr. 752) ―lợi thế cạnh tranh là mức độ mà một công ty đã khai thác các cơ hội, vô hiệu hóa các mối đe dọa và giảm chi phí‖. Tuy nhiên, định nghĩa trên của Newbert đƣợc Sigalas và ctg (2013b) cho là định nghĩa về năng lực cạnh tranh của công ty chứ chƣa phải là định nghĩa thực sự của lợi thế cạnh tranh vì thiếu một cơ sở để so sánh. Do đó, định nghĩa lợi thế cạnh tranh của Newbert (2008) đã đƣợc Sigalas và ctg (2013b) điều chỉnh lại nhƣ sau: ―lợi thế cạnh tranh là biểu hiện của một công ty đã khai thác các cơ hội thị trƣờng, vô hiệu hóa các mối đe dọa cạnh tranh và giảm chi phí trên mức trung bình ngành‖. 3. Thang đo năng lực cạnh tranh và sự chuyển đổi sang thang đo lợi thế cạnh tranh Sigalas và ctg (2013b) thông qua nghiên cứu thực nghiệm trên 268 nhà điều hành cấp cao tại các công ty để xây dựng thang đo năng lực cạnh tranh công ty dựa trên định nghĩa của Newbert. Thang Likert năm điểm, từ không đồng ý đến đồng ý mạnh mẽ, đƣợc sử dụng với nội dung nhƣ sau. Trong ba năm qua công ty của bạn đã: - khai thác tất cả các cơ hội thị trƣờng xuất hiện trong ngành; 209
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - khai thác toàn diện các cơ hội thị trƣờng xuất hiện trong ngành; - vô hiệu hóa tất cả các mối đe dọa cạnh tranh từ các công ty đối thủ trong ngành; - vô hiệu hóa toàn diện các mối đe dọa cạnh tranh từ các công ty đối thủ trong ngành. Thang đo năng lực cạnh tranh của Sigalas và ctg (2013b) nói trên đã đƣợc đánh giá độ tin cậy, giá trị phân biệt, giá trị hội tụ, giá trị đồng hành, giá trị tiên đoán một cách chặt chẽ và khoa học. Điều đáng lƣu ý là trong thang đo này nội dung giảm chi phí đã bị loại khỏi định nghĩa ban đầu của Newbert (2008) vì không đồng hƣớng với nội dung khai thác các cơ hội thị trƣờng và vô hiệu hóa các mối đe dọa cạnh tranh. Cũng theo Sigalas và ctg (2013b), thang đo lợi thế cạnh tranh đƣợc tạo ra bằng cách so sánh năng lực cạnh tranh từng công ty với năng lực cạnh tranh trung bình ngành của nó. Công ty có năng lực cạnh tranh cao hơn so với mức trung bình ngành đƣợc cho là có lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, thang đo lợi thế cạnh tranh chỉ có hai giá trị có thể, vì một công ty chỉ có thể có lợi thế cạnh tranh hoặc không có lợi thế cạnh tranh. 4. Bàn luận về thang đo lợi thế cạnh tranh của Sigalas và ctg (2013b) Sigalas và ctg (2013b) đã có đóng góp lớn khi xây dựng đƣợc một thang đo năng lực cạnh tranh có giá trị, đáp ứng sự chờ đợi của các nhà nghiên cứu khác trong các nghiên cứu thực nghiệm mối liên hệ tác động của các biến tiềm ẩn khác đến năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên thang đo lợi thế cạnh tranh của các học giả này có một số vấn đề cần đƣợc làm rõ nhƣ sau. 4.1. Cách thức xác định năng lực cạnh tranh trung bình ngành Trong lập luận ở trên của Sigalas và ctg (2013b) khi xác định thang đo lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trung bình ngành không đƣợc các tác giả chỉ rõ cách xác định từ nguồn thông tin nào và cách thức tính toán nó ra sao. Vì vậy, có thể suy luận ba khả năng sau: - Khả năng thứ nhất: Năng lực cạnh tranh trung bình ngành đƣợc xác định từ nguồn thông tin khác ngoài thang đo Likert năm điểm nói trên. Trong trƣờng hợp này, về thực chất, thang đo lợi thế cạnh tranh của Sigalas và ctg (2013b) vẫn chƣa đƣợc các tác giả làm rõ. Bởi vì, nguồn thông tin khác là nguồn nào, cách thức xác định nguồn đó ra sao?. Khả năng này cũng rất thấp bởi tính chất so sánh giữa hai nguồn thông tin khác nhau là rất khó đƣợc bảo đảm. - Khả năng thứ hai: Dựa vào thông tin của chính thang đo Likert của Sigalas và ctg (2013b) nói trên, năng lực cạnh tranh từng công ty đƣợc xác định bằng trung bình cộng điểm từ 4 mục hỏi cho từng công ty. Năng lực cạnh tranh trung bình từng ngành đƣợc xác định bằng trung bình cộng từ điểm trung bình của tất cả các công ty đƣợc điều tra trong từng ngành. Về hình thức, cách tính này có vẻ dễ thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế cách tính này sẽ rất phức tạp và rất khó thực hiện đƣợc trong các nghiên cứu thực nghiệm. Bởi vì, ngành ở đây là ngành xét theo sự cạnh tranh của từng công ty chứ không phải ngành hoạt động chính của công ty; phạm vi ngành cạnh tranh ở đây rất khó xác định với các nhà nghiên cứu; mẫu phải có tính đại diện cao xét theo từng ngành cạnh tranh trong tổng thể. Một hạn chế khác của cách tính này là độ phân biệt của lợi thế cạnh tranh sẽ trở nên rất nhạy cảm. Chẳng hạn, một ngành có điểm năng lực cạnh tranh trung bình tính đƣợc là 2,03; trong đó công ty A có điểm năng lực cạnh tranh trung bình là 2,04; công ty B có điểm năng lực cạnh tranh trung bình là 2,02. Công ty A sẽ đƣợc xếp vào loại có lợi thế cạnh tranh. Công ty B sẽ đƣợc xếp vào loại không có lợi thế cạnh tranh. Trên thang đo hành vi của biến tiềm ẩn lợi thế cạnh tranh, sự phân biệt này là không đáng tin cậy. - Khả năng thứ ba: Dựa vào thông tin của chính thang đo Likert của Sigalas và ctg (2013b) nói trên, thang đo năng lực canh tranh có thể đƣợc xác định trực tiếp. Vì thực chất, trên thang đo Likert này, 210
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) sự so sánh đã đƣợc thực hiện giữa từng công ty với tất cả các đối thủ cạnh tranh trong ngành của công ty đó. Sự so sánh này đƣợc thực hiện ngầm định qua các cụm từ nhƣ ―tất cả, toàn diện các cơ hội trong ngành‖, ―tất cả, toàn diện các mối đe dọa cạnh tranh từ các công ty đối thủ trong ngành‖: + Công ty của bạn đã khai thác tất cả các cơ hội thị trƣờng xuất hiện trong ngành. + Công ty của bạn đã khai thác toàn diện các cơ hội thị trƣờng xuất hiện trong ngành. + Công ty của bạn đã vô hiệu hóa tất cả các mối đe dọa cạnh tranh từ các công ty đối thủ trong ngành. + Công ty của bạn đã vô hiệu hóa toàn diện các mối đe dọa cạnh tranh từ các công ty đối thủ trong ngành. Do sự so sánh đƣợc thực hiện giữa từng công ty với tất cả các đối thủ cạnh tranh trong ngành, trên thang đo kiểu Likert 5 điểm của Sigalas và ctg (2013b), 5 điểm tƣơng đƣơng với năng lực cạnh tranh mạnh nhất ngành, 1 điểm tƣơng đƣơng với năng lực cạnh tranh yếu nhất ngành và 3 điểm tƣơng đƣơng với năng lực cạnh tranh trung bình ngành. Vì vậy, sự chuyển đổi giữa thang đo năng lực cạnh tranh và thang đo lợi thế cạnh tranh của Sigalas và ctg (2013b) có thể đƣợc thực hiện trực tiếp trên thƣớc đo của từng mục hỏi nhƣ sau. 1 2 3 4 5 Thƣớc đo năng lực cạnh tranh 0 0 0 1 1 Thƣớc đo lợi thế cạnh tranh Do đó có thể kết luận rằng khả năng thứ ba là cách thức xác định năng lực cạnh tranh trung bình ngành hợp lý và khả thi nhất khi chuyển đổi thang đo năng lực cạnh tranh sang thang đo lợi thế cạnh tranh của Sigalas và ctg (2013b). 4.2. Ưu điểm của thang đo lợi thế cạnh tranh của Sigalas và ctg (2013b) Thang đo lợi thế cạnh tranh chỉ có 2 giá trị của Sigalas và ctg (2013b) thể hiện rõ ƣu điểm khi năng lực cạnh tranh của các công ty đang đƣợc nghiên cứu nằm chủ yếu trong vùng năng lực cạnh tranh thấp, nơi đƣợc cho là không có lợi thế cạnh tranh. Khi đó, thang đo lợi thế cạnh tranh của Sigalas và ctg (2013b) lấy giá trị 0 là chủ yếu. Ví dụ có dữ liệu điều tra của 243 công ty trên thang đo Likert 5 điểm nhƣ trong bảng 1. Kết quả phân tích mối liên hệ giữa các biến trong bảng 1 cho kết quả trong bảng 2. Bảng 2 cho thấy có mối liên hệ thuận giữa Biến X với Năng lực cạnh tranh có ý nghĩa rõ rệt. Trong khi đó, mối liên hệ giữa Biến X và Lợi thế cạnh tranh không có ý nghĩa thống kê. Quan sát dữ liệu trong bảng 1, ta thấy sự khác nhau này là do Năng lực cạnh tranh có biểu hiện tăng lên khá rõ theo Biến X. Tuy nhiên, sự tăng lên này xảy ra chủ yếu trong vùng Năng lực cạnh tranh thấp, Lợi thế cạnh tranh chủ yếu lấy giá trị 0, không thể hiện rõ sự tăng lên tƣơng tự nhƣ Năng lực cạnh tranh. 211
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Bảng 1. Kịch bản năng lực cạnh tranh thấp là chủ yếu Nguồn: Kịch bản của tác giả Bảng 2. Hệ số tương quan giữa các biến trong bảng 1 Ví dụ trên cho thấy rõ sự khác nhau giữa thang đo Năng lực cạnh tranh và thang đo Lợi thế cạnh tranh của Sigalas và ctg (2013b). Mỗi thang đo thể hiện ý nghĩa riêng của chúng. 4.3. Hạn chế của thang đo lợi thế cạnh tranh của Sigalas và ctg (2013b) Tuy nhiên, thang đo lợi thế cạnh tranh chỉ có 2 giá trị của Sigalas và ctg (2013b) thể hiện rõ nhƣợc điểm khi năng lực cạnh tranh của các công ty đang đƣợc nghiên cứu nằm chủ yếu trong vùng năng lực cạnh tranh cao, nơi đƣợc cho là có lợi thế cạnh tranh. Khi đó, thang đo lợi thế cạnh tranh của của Sigalas và ctg (2013b) lấy giá trị 1 là chủ yếu. Ví dụ minh họa thứ 2, có dữ liệu điều tra của 248 công ty trên thang đo Likert 5 điểm nhƣ trong bảng 3. Kết quả phân tích mối liên hệ giữa các biến trong bảng 3 cho kết quả trong bảng 4. Bảng 4 cho thấy có mối liên hệ thuận giữa Biến X với Năng lực cạnh tranh có ý nghĩa rõ rệt. Trong khi đó, mối liên hệ giữa Biến X và Lợi thế cạnh tranh không có ý nghĩa thống kê. Quan sát dữ liệu trong bảng 3, ta thấy sự khác nhau này là do năng lực cạnh tranh có biểu hiện tăng lên khá rõ theo Biến X. Tuy nhiên, sự tăng lên này xảy ra chủ yếu trong vùng Năng lực cạnh tranh cao, Lợi thế cạnh tranh chủ yếu lấy giá trị 1, không thể hiện rõ sự tăng lên tƣơng tự nhƣ Năng lực cạnh tranh. Lẽ ra, khi Biến X có liên hệ thuận với Năng lực cạnh tranh và đa số các công ty đều có Năng lực cạnh tranh cao hơn trung bình ngành thì giữa Biến X và Lợi thế cạnh tranh phải có liên hệ thuận. Kết quả phân tích lại không cho thấy điều đó. 212
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Bảng 3. Kịch bản năng lực cạnh tranh cao là chủ yếu Nguồn: Kịch bản của tác giả Bảng 4. Hệ số tương quan giữa các biến trong bảng 3 Mâu thuẫn trên nảy sinh là do Thang đo lợi thế cạnh tranh trong trƣờng hợp này không phân biệt đƣợc các mức lợi thế cạnh tranh khác nhau (nhƣ lợi thế cạnh tranh thấp, lợi thế cạnh tranh vừa phải, lợi thế cạnh tranh cao) tƣơng ứng với các mức năng lực cạnh tranh khác nhau. Để giải quyết hạn chế nêu trên của thang đo lợi thế cạnh tranh của Sigalas và ctg (2013b), rõ ràng cần có giải pháp tăng thêm độ phân biệt các mức lợi thế cạnh tranh khác nhau cho thang đo này một cách thích hợp. 5. Kết luận Định nghĩa lợi thế cạnh tranh đƣợc xem là đáng tin cậy nhất cho đến nay là định nghĩa của Newbert (2008) đƣợc hiệu chỉnh bởi Sigalas và ctg (2013b): ―Lợi thế cạnh tranh là biểu hiện của một công ty đã khai thác các cơ hội thị trƣờng, vô hiệu hóa các mối đe dọa cạnh tranh trên mức trung bình ngành‖. Sigalas và ctg (2013b) đã có đóng góp lớn khi xây dựng đƣợc một thang đo năng lực cạnh tranh có giá trị, đáp ứng sự chờ đợi của các nhà nghiên cứu khác. Sự chuyển đổi từ thang đo năng lực cạnh tranh sang thang đo lợi thế cạnh tranh của Sigalas và ctg (2013b) có thể đƣợc thực hiện trực tiếp trên thƣớc đo của từng mục hỏi. Với 3 điểm trên thƣớc đo năng lực cạnh tranh đƣợc xem là năng lực cạnh tranh trung bình ngành. Thang đo lợi thế cạnh tranh của Sigalas và ctg (2013b) thể hiện rõ ƣu điểm khi năng lực cạnh tranh của các công ty đang đƣợc nghiên cứu nằm chủ yếu trong vùng năng lực cạnh tranh thấp. Tuy nhiên, 213
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG thang đo này thể hiện rõ hạn chế khi năng lực cạnh tranh của các công ty đang đƣợc nghiên cứu nằm chủ yếu trong vùng năng lực cạnh tranh cao, nơi đƣợc cho là có lợi thế cạnh tranh. Để giải quyết hạn chế trên của thang đo lợi thế cạnh tranh của Sigalas và ctg (2013b) cần có giải pháp tăng thêm độ phân biệt các mức lợi thế cạnh tranh khác nhau một cách thích hợp cho thang đo này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Arend, R.J. (2003), ―Revisiting the logical and research considerations of competitive advantage‖, Strategic Management Journal, Vol. 24 No. 3, pp. 279-284. [2] Barney, J. (1991). Firm resources and sustained competitive advantage. Journal of Management, 17(1), 99−120. [3] Coyne, K. P. (1986). Sustainable competitive advantage —What it is, what it isn't. Business horizons, 29(1), 54−61. [4] Ma, H. (2000), ―Competitive advantage and firm performance‖, Competitiveness Review: An International Business Journal Incorporating Journal of Global Competitiveness, Vol. 10 No. 2, pp. 15-32. [5] Newbert, S.L. (2008), ―Value, rareness, competitive advantage, and performance: a conceptual level empirical investigation of the resource-based view of the firm‖, Strategic Management Journal, Vol. 29 No. 7, pp. 745-768. [6] O‘Shannassy, T. (2008), ―Sustainable competitive advantage or temporary competitive advantage: improving understanding of an important strategy construct‖, Journal of Strategy and Management, Vol. 1 No. 2, pp. 168-180. [7] Peteraf, M.A. and Barney, J.B. (2003), ―Unraveling the resource based tangle‖, Managerial and Decision Economics, Vol. 24 No. 4, pp. 309-323. [8] Porter, M.E. (1980), Competitive Strategy: Techniques for Analyzing Industries and Competitors, The Free Press, New York, NY. [9] Powell, T.C. (2001), ―Competitive advantage: logical and philosophical considerations‖, Strategic Management Journal, Vol. 22 No. 9, pp. 875-888. [10] Rumelt, R.P. (2003), ―What in the world is competitive advantage?‖,Working Paper No. 2003-105, The Anderson School, UCLA, Los Angeles, CA, August 5. [11] Sigalas, C. and Pekka Economou, V. (2013a), ―Revisiting the concept of competitive advantage: problems and fallacies arising from its conceptualization‖, Journal of Strategy and Management, Vol. 6 No. 1, pp. 61-80. [12] Sigalas. C, Pekka Economou. V, Nikolaos B.G, (2013b), "Developing a measure of competitive advantage", Journal of Strategy and Management, Vol. 6 Iss 4 pp. 320 – 342. [13] Tracey M., Vonderembse M.A., Lim J.S.(1999). Manufacturing technology and strategy formulation: Keys to enhancing competitiveness and improving performance. Journal of Operations Management, 17(4), 411−428. 214
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kế hoạch ứng dụng nguồn nhân lực
23 p | 235 | 99
-
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng
5 p | 248 | 64
-
Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng
6 p | 211 | 56
-
Những lời khuyên giúp bạn dễ dàng thăng tiến
4 p | 205 | 50
-
Xây dựng thông điệp tiếp thị nói về lợi ích
5 p | 162 | 36
-
Duy trì và tạo dựng lòng trung thành của khách hàng
4 p | 167 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh: Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng tại Cảng hàng không Quốc tế Cát Bi - Hải Phòng
112 p | 166 | 24
-
Chiến thắng bằng văn hoá bán hàng
4 p | 105 | 17
-
Kinh nghiệm đứng lên từ thất bại
3 p | 113 | 14
-
Email Marketing - Đơn giản lúc nào cũng là tốt nhất
3 p | 79 | 10
-
Giải mã các logo nổi tiếng
11 p | 106 | 9
-
Phương thức lựa chọn từ Nhân viên bán hàng đến Giám đốc bán hàng khu vực
9 p | 58 | 7
-
Giáo trình Trả công lao động trong doanh nghiệp: Phần 1
127 p | 47 | 7
-
Mô tả công việc Chuyên viên C&B
2 p | 84 | 6
-
Xây dựng kinh tế độc lập tự chủ khi hội nhập kinh tế với Hoa Kỳ - 3
7 p | 75 | 5
-
Đánh giá văn hóa chất lượng và đề xuất giải pháp xây dựng văn hóa chất lượng định hướng phát triển bền vững trong doanh nghiệp Việt Nam
18 p | 29 | 3
-
Bài giảng Trả công lao động trong doanh nghiệp - Chương 2: Trả lương và phụ cấp lương trong doanh nghiệp
38 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn