intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BẢNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp và Thương mại LIDOVIT”

Chia sẻ: Kim Kim | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

274
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

BẢNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp và Thương mại LIDOVIT” Phần nội dung: 1. Lý do chọn đề tài: Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu biểu hiện lượng chi phí thực tế bỏ ra để sản xuất sản phẩm, vừa là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng hợp phản ảnh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ảnh trình độ và hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra giá trị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BẢNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp và Thương mại LIDOVIT”

  1. BẢNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp và Thương mại LIDOVIT” Phần nội dung: 1. Lý do chọn đề tài: Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu biểu hiện lượng chi phí thực tế bỏ ra để sản xuất sản phẩm, vừa là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng hợp phản ảnh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ảnh trình độ và hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm cho xã hội. Có thể nói rằng giá thành sản phẩm là tấm gương phản ánh toàn bộ các biện pháp kinh tế tổ chức quản lý và kỹ thuật mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất các loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng nên vấn đề giá bán ngày càng giữ vai trò quan trọng vì nó chính là công cụ cạnh tranh sắc bén của doanh nghiệp. Để có được giá bán hợp lý, doanh nghi ệp phải hạch toán và tính giá thành sản phẩm vừa đúng, vừa chính xác. Điều này sẽ tạo nên một cái nền vững chắc, giúp cho việc hạ giá thành sản phẩm một cách hiệu quả hơn nhờ loại bỏ được những chi phí bất hợp lý nhưng vẫn không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong suốt thời gian học tập, được tiếp thu những kiến thức về kế toán doanh nghiệp dưới nhiều góc độ: quản trị, chi phí, … Trong đó, lĩnh vực kế toán chi phí sản xuất
  2. và tính giá thành sản phẩm sản xuất tuy khó tiếp cận nhưng nó thu hút em rất nhiều. Từ những kiến thức mà thầy cô truyền đạt trên giảng đường cùng với những gì nghiên cứu thêm về lĩnh vực này, em đã hình dung phần nào về quá trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất nhưng cũng chỉ trên lý thuyết. Thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Công nghiệp và Thương mại LIDOVIT là khoảng thời gian em hiểu rõ hơn về lĩnh vực yêu thích của mình trên thực tế. Em nhận ra sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất. Chính điều này càng thôi thúc và tạo cho em nhiều hứng thú để tìm hiểu sâu hơn. Xuất phát từ những lý do trên, em quyết định chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp và Thương mại LIDOVIT” 2. Mục tiêu nghiên cứu: Thông qua việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để thấy được cách thức hạch toán, sử dụng tài khoản, phân bổ chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm. Đồng thời xem xét tính hợp lý của các khoản mục cấu thành nên giá thành sản phẩm, từ đó đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm giúp Công ty sử dụng tốt các tiềm năng về lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập số liệu tại phòng kế toán của Công ty, căn cứ trên các số chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh. - Tìm hiểu tình hình thực tế của Công ty bằng cách hỏi nhân viên công ty và giám sát quy trình sản xuất. - Tìm hiểu tính đặc thù của ngành, các yếu tố khách quan và chủ quan mà công ty đang gánh chịu. 4. Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài này chỉ nghiên cứu việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, mà cụ thể là giá thành sản xuất, không đề cập đến chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, các mặt công tác khác chỉ đề cập đến một cách sơ lược. - Số liệu dùng để nghiên cứu hạch toán là tháng 11 năm 2005. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất tại công ty cổ phần công nghiệp và thương mại LIDOVIT Phần I: Tình hình chung về công ty cổ phần và thương mại LIDOVIT
  3. I. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần LIDOVIT 2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty II. Chức năng, nhiệm vụ và quy mô hoạt động 1. Chức năng 2. Nhiệm vụ 3.Quy mô hoạt động III. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty 1.Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 1.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban 1.1.1 Hội đồng quản trị 1.1.2 Ban kiểm soát 1.1.3 Tổng giám đốc 1.1.4 Phó Tổng giám đốc kinh doanh 1.1.5 Phó Tổng giám đốc sản xuất 1.1.6 Phòng tổ chức hành chính 1.1.7 Phòng kỹ thuật –vật tư 1.1.8 Phòng kinh doanh 1.1.9 Phòng kế toán 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 2. Cơ cấu tổ chức phân xưởng 2.1 Sơ đồ tổ chức phân xưởng 2.2 Tổ chức nhân sự tại phân xưởng - Bộ phận quản lý - Bộ phận trực tiếp sản xuất gồm: + Phân xưởng công nghệ + Phân xưởng gia công sản phẩm mới - Bộ phận khác 3. Quy trình công nghệ sản xuất - Công đoạn xử lý phôi liệu - Công đoạn dập đầu – sửa đầu - Công đoạn cán ren - Công đoạn xi mạ, đóng gói IV. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 1. Sơ đồ tổ chức phòng kế toán 2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận trong bộ máy kế toán - Kế toán trưởng - Phó phòng 1 (kế toán tổng hợp) - Phó phòng 2 (kế toán khuôn mẫu Pedal) - Kế toán thanh toán - Kế toán sản lượng và tiền lương - Kế toán ngân hàng
  4. - Kế toán vật tư - Thủ quỹ - Kế toán cửa hàng 3. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ Phần II: Cơ sở lý luận của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Công nghiệp và Thương mại LIDOVIT I. Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành 1. Chi phí sản xuất 1.1 Khái niệm chi phí sản xuất 1.2 Phân loại chi phí sản xuất 2. Giá thành sản phẩm 2.1 Khái niệm giá thành 2.2 Phân loại giá thành 3. Kỳ tính giá thành II. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Tk sử dụng 621 “Chi phí NVL trực tiếp” 2. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp - Tk sử dụng 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” 3. Tập hợp chi phí sản xuất chung - Tk sử dụng 627 “Chi phí sản xuất chung ” III. Đánh giá và điều chỉnh các khoản giảm giá thành IV. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chỉ tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ phần chi phí NVL trực tiếp, các chi phí còn lại được tính vào chi phí của sản phẩm hoàn thành 2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ bao gồm tất cả các khoản mục chi phí sản xuất 3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức V. Tính giá thành sản phẩm Phần III: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại công ty Cổ phần Công nghiệp và Thương mại LIDOVIT I. Đặc điểm của quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất 1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất - Chi phí của công đoạn nào sẽ tập hợp cho công đoạn đó. Có 4 công đoạn: + Công đoạn 1: Khâu xử lý phôi
  5. + Công đoạn 2: Khâu tạo hình + Công đoạn 3: Khâu cán ren + Công đoạn 4: Khâu xi mạ - Các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: + Nguyên vật liệu chính + Vật liệu phụ + Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất + Chi phí nhân viên phân xưởng + Chi phí khuôn mẫu, dụng cụ + Chi phí khấu hao + Chi phí dịch vụ mua ngoài - Hệ số phân bổ 2. Đối tượng tính giá thành - Đối tượng tính giá thành là các nhóm sản phẩm 2.1 Phân nhóm sản phẩm 2.2 Hệ số quy đổi giá thành sản phẩm 3. Kỳ tính giá thành II. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (621) - Chi phí NVL trực tiếp: Chi phí NVL chính và chi phí vật liệu phụ Sắt các loại cho khâu xử lý phôi + NLV chính: Inox, đồng thau cho khâu tạo hình + Vật liệu phụ: hoá chất, nhiên liệu, lò xo, đá mài… - Chứng từ luân chuyển: phiếu xuất vật tư - Giá xuất NVL chính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối tháng - Tài khoản sử dụng: 152 “Nguyên liệu, vật liệu” + TK 152A: NVL chính + TK 1521: Vật liệu phụ- hóa chất + TK 1522: Nhiên liệu + TK 1523: Vật tư khác 2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (622) - Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương - Chứng từ sử dụng, luân chuyển chứng từ: + Lệnh sản xuất + Bảng chấm công - Tài khoản sử dụng: + TK 334 “Phải trả công nhân viên” + TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” - Công thức tổng quỹ tiền lương: Tổng Quỹ Lương = Tổng Lương Cơ Bản + Tổng Lương theo Sản Lượng & Doanh Thu + Tập hợp lương cơ bản: hệ số lương của công nhân trực tiếp sản xuất là 380,13 + Tập hợp tổng quỹ lương => Tập hợp Tổng Lương theo Sản Lượng & Doanh Thu theo công thức - Tập hợp các khoản trích theo lương - Bảng phân bổ lương cho từng công đoạn theo hệ số phân bổ 3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung (627) + Tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng (6271)
  6. Tương tự tập hợp tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất nhưng hệ số lương của nhân viên phân xưởng là 68,01. Riêng các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng có bao gồm thêm tiền cơm giữa ca. + Tập hợp chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất (6273) - Gồm chi phí khuôn mẫu và chi phí công cụ dụng cụ - Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất, phiếu báo hỏng, phiếu nhập lại khuôn mẫu - Chi phí khuôn mẫu và dụng cụ sẽ được phân bổ dần + Tập hợp chi phí khấu hao tài sản cố định (6274) - Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao - TK sử dụng: TK 214 “Hao mòn TSCĐ” - Tập hợp chi phí KH TSCĐ theo từng công đoạn sản xuất + Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài (6277) - Chứng từ sử dụng: hoá đơn tiền điện, nước, điện thoại… - Phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho từng công đoạn theo hệ số phân bổ III. Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản xuất 1. Đánh giá sản phẩm dở dang 2. Tính giá thành sản xuất Giá thành sản phẩm phân thành 4 công đoạn: + Tính giá thành bán thành phẩm công đoạn 1- Khâu xử lý phôi Tổng giá thành bán thành phẩm công đoạn 1 gồm chi phí NVL chính, vật liệu phụ, chi phí nhân công trực tiếp, cp nhân viên phân xưởng, cp công cụ khuôn mẫu, cp khấu hao và cp dịch vụ mua ngoài. Giá thành đơn vị BTP = Tổng giá thành/số lượng BTP nhập kho Giá xuất kho bán thành phẩm theo giá bình quân gia quyền cuối tháng như sau: BTP tồn đầu kỳ x ĐG tồn + BTP nhập trong kỳ x Giá thành đơn vị BTP BTP tồn đầu kỳ + BTP nhập trong kỳ + Tính giá thành bán thành phẩm công đoạn 2- Khâu tạo hình Kế toán sẽ tập hợp số liệu và dùng phương pháp hệ số quy đổi để tính giá thành theo từng nhóm sản phẩm Sử dụng giá xuất kho theo phương pháp giá nhập sau xuất trước Giá thành bán thành phẩm công đoạn 2 bao gồm bán thành phẩm từ công đoạn 1 chuyển sang và các chi phí phát sinh trong công đoạn. + Tính giá thành bán thành phẩm công đoạn 3- Khâu tạo ren (giống cách tính giá thành công đoạn 2) + Tính giá thành bán thành phẩm công đoạn 4- Khâu xi mạ (giống cách tính giá thành công đoạn 2) Phần IV: Nhận xét và kiến nghị I. Nhận xét 1. Về tổng quan Công Ty + Công ty chuyên sản xuất các loại bu lon ốc vít có quy mô tương đối lớn, với trang thiết bị hiện đại có thể thay thế các hàng nhập khẩu của cả nước. + Từ năm 2002 đến nay tốc độ tăng lợi nhuận ngày một tiến triển => sự phát triển ngày càng lớn mạnh của công ty.
  7. + Công ty luôn có xu hướng đẩy mạnh và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, luôn tìm cách cải tiến chất lượng sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng. + Công ty cũng rất chú trọng đến việc đầu tư mua sắm nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại để phục vụ nhu cầu sản xuất. 2. Về quản lý nhân sự tại công ty + Tổ chức hợp lý từ cách tổ chức nhân sự ở các phòng ban đến bộ phận sản xuất. + Mỗi bộ phận có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng và cụ thể cho từng thành viên. + Nơi tập trung quyền lực cao nhất là Đại Hội Đồng Cổ Đông do đó thể hiện được tính dân chủ và hiệu quả trong cách điều hành. 3. Về tổ chức bộ máy kế toán tại công ty + Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu tập trung. + Mỗi kế toán viên được công ty trang bị một máy tính riêng và được nối mạng nội bộ nên rất thuận tiện cho việc trao đổi, thu thập số liệu một cách nhanh chóng. + Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được cập nhật một cách nhanh chóng vì công ty có trang bị một phần mềm kế toán riêng phục vụ cho công việc kế toán. 4. Về vận dụng chế độ sổ kế toán + Áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ phù hợp với quy mô hoạt động của công ty. + Công ty luôn tuân thủ các chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành, luôn tuân thủ theo các quy định của nhà nước. 5. Về tổ chức kiểm tra kế toán + Kiểm tra kế toán do trưởng phòng (kế toán trưởng) và 2 phó phòng thực hiện thường xuyên. 6. Về việc tập hợp chi phí sản xuất + Chi phí của công đoạn nào sẽ được tập hợp cho công đoạn đó là rất hợp lý đối với qui trình công nghệ sản xuất của công ty. 7. Về đối tượng tính giá thành + Đối tượng tính giá thành là các nhóm sản phẩm dựa trên quy trình sản xuất của từng nhóm nên giá thành sản phẩm tính ra được tương đối chính xác, thể hiện rõ giá trị từng nhóm sản phẩm. + Công ty xây dựng nhiều phân nhóm tính giá thành nên khối lượng công việc trong tính toán giá thành là rất nhiều. 8. Về phương pháp tính giá thành + Phương pháp phân bước kết chuyển tuần tự có tính giá thành bán thành phẩm kết hợp với phương pháp tính giá thành theo hệ số. + Công ty xây dựng hợp lý hệ số tính giá thành cho từng nhóm sản phẩm, hệ số phân bổ chi phí cho từng công đoạn. 9. Về việc tính giá xuất kho thành phẩm
  8. + Tính giá xuất kho thành phẩm, bán thành phẩm theo phương pháp nhập sau xuất trước là phù hợp. II. Kiến nghị 1. Về công tác tính giá thành tại Công ty + Đối với việc quản lý chi phí nguyên vật liệu: · Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu hợp lý · Khuyến khích công nhân sử dụng tiết kiệm vật tư · Hệ số tính giá thành cần xem xét và đánh giá lại xem việc xây dựng hệ số như vậy có hợp lý không sau một thời gian áp dụng. · Phiếu vật tư - sản phẩm nên ghi thành 2 liên để tiện đối chiếu kiểm tra giữa thủ kho và kế toán. · công ty áp dụng giá xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân gia quyền cuối tháng => đề nghị công ty nên nghiên cứu việc xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp LIFO (nhập sau xuất trước). + Đối với chi phí nhân công trực tiếp: · Xây dựng một định mức sản lượng phù hợp cho từng loại thiết bị để nâng cao năng suất lao động. · Khuyến khích, động viên, khen thưởng, nâng bậc lương đối với những công nhân có nhiều kinh nghiệm sáng tạo. + Đối với chi phí khuôn mẫu: · Phân bổ chi phí khuôn mẫu vào chi phí sản xuất trong kỳ phải theo những tỷ lệ khác nhau. · Phân bổ dần giá trị của khuôn mẫu vào chi phí sản xuất trong kỳ theo thời gian sử dụng của khuôn mẫu để tránh tình trạng biến động lớn trong chi phí. 2. Về công tác quản lý chi phí + Công ty phải thường xuyên kiểm tra và tính toán lại hệ số phân bổ chi phí cho từng công đoạn theo tình hình thực tế của nhiều kỳ tính giá thành. + Dãn khoảng cách giữa các hệ số giá thành. 3. Về chương trình kế toán đang sử dụng tại công ty + Hệ thống chương trình kế toán hiện nay sử dụng tại công ty còn rời rạc => công ty nên nghiên cứu phương án để xây dựng 1 hệ thống chương trình thống nhất 4. Về tài khoản sử dụng tại công ty + Công ty nên mở thêm các tài khoản cấp 2 để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp cho từng công đoạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1