Báo cáo: Ảnh hưởng của việc giải phóng mặt bằng tới tiến độ giải ngân vốn FDI vào thành phố Hà Nội
lượt xem 16
download
Báo cáo: Ảnh hưởng của việc giải phóng mặt bằng tới tiến độ giải ngân vốn FDI vào thành phố Hà Nội nhằm phân tích thực trạng về giải phóng mặt bằng tại các dự án FDI của thành phố, chỉ ra những thiệt hại trong việc chậm trễ do khâu giải phóng mặt bằng gây ra,...đề xuất phương hướng và những giải pháp khắc phục những điểm còn hạn chế nhằm đẩy mạnh việc giải ngân vốn FDI trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo: Ảnh hưởng của việc giải phóng mặt bằng tới tiến độ giải ngân vốn FDI vào thành phố Hà Nội
- 1 Mục lục DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................3 LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................4 CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ FDI VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG .8 1.1. Tổng quan về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .....................................8 1.1.1. Khái niệm.............................................................................................8 1.1.2. Đặc điểm ............................................................................................10 1.1.3. Vai trò của FDI .................................................................................10 1.2. Một số vấn đề về giải ngân vốn FDI .....................................................11 1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của giải ngân vốn FDI ...................................11 1.2.2. Tiến trình giải ngân vốn FDI ............................................................13 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá tiến trình giải ngân ........................................16 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới giải ngân FDI ..........................................17 1.3. Tổng quan về giải phóng mặt bằng ......................................................20 1.3.1. Khái niệm giải phóng mặt bằng ........................................................20 1.3.2. Tầm quan trọng của giải phóng mặt bằng tới giải ngân vốn FDI ....20 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng .............22 CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG GIẢI NGÂN FDI VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................26 2.1. Thực trạng giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Hà Nội 26 2.1.1. Tổng quan về môi trường thu hút đầu tư nước ngoài tại Hà Nội .....26 2.1.2. Tiến trình giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội .......28 2.1.3. Thực trạng giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội .....29 2.1.4. Đánh giá tình hình giải ngân vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội ……………………………………………………………………...37 2.2. Thực trạng giải phóng mặt bằng trên địa bàn Hà Nội .......................40 2.2.1. Điều kiện địa lý, đặc điểm tự nhiên và định hướng phát triển của thành phố Hà Nội .............................................................................................40 2.2.2. Quy định của Nhà nước và thành phố Hà nội về giải phóng mặt bằng ……………………………………………………………………...42 2.2.3. Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng ở Hà Nội trong thời gian qua ……………………………………………………………………...47 2.3. Phân tích ảnh hưởng của giải phóng mặt bằng tới giải ngân FDI ở dự án cụ thể .........................................................................................................51
- 2 CHƯƠNG III - MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH VIỆC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG THÚC ĐẨY VIỆC GIẢI NGÂN VỐN FDI ...................................54 3.1. Kinh nghiệm giải phóng mặt bằng ở một số địa phương ...................54 3.1.1. Kinh nghiệm giải phóng mặt bằng từ Đà Nẵng ................................54 3.1.2. Kinh nghiệm giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ……………………………………………………………………...58 3.1.3. Kinh nghiệm giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ......62 3.2. Một số nhóm giải pháp về chính sách và quy hoạch ...........................64 3.2.1. Hoàn thiện chính sách giải phóng mặt bằng trong các dự án FDI ..64 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện biện pháp tổ chức thực thi ..............................67 3.2.3. Nhóm giải pháp về quy hoạch ...........................................................68 3.2.4. Hoàn thiện công tác quản lý về quyền sử dụng đất ..........................70 3.2.5. Nhóm các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển, ổn định thị trường bất động sản..........................................................................................72 3.3. Một số kiến nghị của nhóm nghiên cứu ...............................................74 KẾT LUẬN ..............................................................................................................76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................77
- 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải thích FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài TNC Công ty xuyên quốc gia GPMB Giải phóng mặt bằng TDC Tái định cư UBND Ủy ban nhân dân GDP Tổng sản phẩm quốc nội CN Công nghiệp XD Xây dựng KCX Khu chế xuất KCN Khu công nghiệp TC-NH Tài chính ngân hàng GTVT Giao thông vận tải WTO Tổ chức thương mại quốc tế
- 4 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang trở thành một điểm đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Lượng vốn FDI vào nước ta ngày càng tăng cả về lượng và chất. Hà Nội với vị trí là thủ đô, là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của miền Bắc cũng như cả nước. Với sự ổn định chính trị, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, Hà Nội đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều năm qua, Hà Nội luôn là một trong những địa phương hấp dẫn đầu tư nước ngoài hàng đầu Việt Nam. Ngày 29/5/2008, Quốc Hội Việt Nam khóa XII thông qua quyết định mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội bằng việc hợp nhất thành phố Hà Nội với tỉnh Hà tây cũ, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình. Việc mở rộng địa giới hành chính này tạo điều kiện cho Hà Nội có nhiều điều kiện tự nhiên, nguồn lực dồi dào hơn cho phát triển kinh tế. Theo định hướng của Chính phủ, Hà Nội sẽ không chỉ là một thành phố lớn về diện tích mà quan trọng hơn là trở thành một thủ đô văn minh, hiện đại ngang hàng với các thành phố lớn trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy việc đầu tư và quy hoạch là một trong những nhiệm vụ cốt lõi, mang ý nghĩa hết sức to lớn cho việc định hình thủ đô trong tương lai. Xuất phát từ đặc điểm trên, Hà Nội phải huy động nguồn lực tổng hợp nguồn lực cho việc cải tạo và xây dựng trong giai đoạn tới. Trong những nguồn lực đó, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những nguồn lực vô cùng quan trọng. Tuy nhiên thực trạng giải ngân vốn FDI đang tồn tại nhiều bất cập. Trong số đó việc chậm trễ trong khâu giải phóng mặt bằng là một trong những điểm nóng nhất. Chậm trễ giải phóng mặt bằng dẫn tới sự chậm trễ trong giải ngân gây lãng phí nguồn lực và nhiều thiệt hại cho cả nhà đầu tư và địa phương nhận đầu tư. Do đó thành phố Hà Nội cần có những giải pháp để giải quyết triệt để những bất cập còn tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tốc độ giải ngân từ đó thu được hiệu quả lớn hơn từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Xuất phát từ những yêu cầu trên,
- 5 việc nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của việc giải phóng mặt bằng tới giải ngân vốn FDI đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những điểm yếu trong khâu giải phóng mặt bằng là vô cùng cấp thiết. Vì vậy nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của việc giải phóng mặt bằng tới tiến độ giải ngân vốn FDI vào thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về nghiên cứu về vốn FDI tại thành phố Hà Nội như: Nguyễn Thanh Tịnh (2003), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội, thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viện Chính trị Quốc gia Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội (2004), Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tháo gỡ khó khăn, bế tắc trong việc huy động vốn và thúc đẩy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội, giai đoạn 2004-2010, Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ Khuất Thị Diệu Hằng (2010), Đẩy mạnh hoạt động thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Đại học Ngoại Thương Tuy nhiên những đề tài này chỉ quan tâm tới việc nghiên cứu thực trạng thu hút và sử dụng vốn mà chưa đề cập tới những bất cập trong việc giải ngân vốn mà đặc biệt là trong khâu giải phóng mặt bằng. Bởi vậy cần có một đề tài nghiên cứu, phân tích ảnh hưởng và tìm ra giải pháp để cải thiện tình trạng này. 3. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự ảnh hưởng của việc giải phóng mặt bằng tới việc giải ngân vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội. Những mục tiêu chính của việc nghiên cứu bao gồm: trên cơ sở những lý luận về ảnh hưởng của việc giải phóng mặt bằng tới việc giải ngân vốn FDI đề tài sẽ phân tích thực trạng về giải phóng mặt bằng tại các dự án FDI của thành phố, chỉ ra những thiệt hại của việc chậm trễ trong khâu giải phóng mặt bằng gây ra, tìm ra những thành tựu và và bất được cũng như những nguyên nhân gây ra những bất cập đó. Từ đó,
- 6 nhóm nghiên cứu sẽ đề xuất phương hướng và những giải pháp khắc phục những điểm còn hạn chế nhẳm đẩy mạnh việc giải ngân vốn FDI trong thời gian tới. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp thu thập những thông tin từ chủ quan tới khách quan, từ cái chung tới cái riêng của vấn đề thông qua cái nhìn của các doanh nghiệp, công ty. Phân tích số liệu, tổng hợp thông tin để phân tích ảnh hưởng trong quá trình giải phóng mặt bằng tới quá trình giải ngân vốn dự án đầu tư từ những địa bàn rộng tới những dự án điển hình cụ thể. Phương pháp biện chứng: nghiên cứu mối qua hệ nhân quả giữa các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội tác động tới quá trình giải phóng mặt bằng cũng như ảnh hưởng của giải phóng mặt bằng tới tốc độ giải ngân vốn. Suy luận logic khắc phục những điểm còn chưa hiệu quả của công tác quản lý từ đó kiến nghị những giải pháp. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên tình hình giải ngân vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 1989 - 2012, tình hình giải phóng mặt bằng trên địa bàn Hà Nội từ 2000 tới tháng 6/2011. Trong đó trọng tâm của việc nghiên cứu là nghiên cứu sự ảnh hưởng của giải phóng mặt bằng tới tiến độ giải ngân vốn FDI. Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu việc giải phóng mặt bằng đối với dự án đầu tư nước ngoài của một số địa phương khác để so sánh và rút ra kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội. 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến Đề tài dự kiến phân tích được cơ sở lý luận sự tác động của giải phóng mặt bằng tới giải ngân vốn FDI. Đề tài sẽ tổng hợp ý kiến, quan điểm của các chủ đầu tư về sự ảnh hưởng của những bất cập trong khâu giải phóng mặt bằng và đánh giá những thiệt hại mà những bất cập đó gây ra. Nhóm nghiên cứu tìm ra những nguyên
- 7 nhân của tình trạng này từ đó đề xuất hướng giải quyết và một số giải pháp cụ thể để khắc phục những bất cập còn tồn tại trong khâu giải phóng mặt bằng đẩy nhanh việc giải ngân và sử dụng vốn FDI. 7. Kết cấu của đề tài Chương 1: Hệ thống hóa những vấn đề về FDI, ảnh hưởng của giải phóng mặt bằng tới giải ngân vốn FDI và kinh nghiệm của một số địa phương trong việc giải phóng mặt bằng Chương 2: Thực trạng giải ngân vốn FDI của thành phố Hà Nội và phân tích sự ảnh hưởng của việc giải phóng mặt bằng tới việc giải ngân Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh việc giải phóng mặt bằng thúc đẩy việc giải ngân vốn FDI
- 8 CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ FDI VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 1.1. Tổng quan về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1. Khái niệm Đối với một quốc gia, để tăng cường và phát triển kinh tế thì cần phải đầu tư. Hoạt động đầu tư là quá trình huy động vốn và sử dụng vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã hội (PGS.TS Nguyễn Ngọc Mai, 1999, Giáo trình Kinh tế Đầu tư, NXB Giáo dục, tr.101). Như vậy, mục tiêu của đầu tư là nhằm thu được hiệu quả trong tương lai, tức là mang lại kết quả làm tăng giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ, làm tăng thu nhập quốc dân. Đối với một doanh nghiệp, hoạt động đầu tư là công việc khởi đầu quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất của quá trình sản xuất, kinh doanh. Còn đối với một nền kinh tế nói chung, hoạt động đầu tư là nhân tố cơ bản duy trì và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, tạo ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, giải quyết vấn đề nhu cầu về việc làm của nền kinh tế trong thời kỳ tiếp theo. Trong một nền kinh tế đóng cửa, nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế chỉ dựa vào huy động vốn trong nước. Nguồn này bao gồm tích lũy từ ngân sách Nhà Nước, vốn đầu tư của các doanh nghiệp, vốn tích lũy tiết kiệm trong nhân dân là chủ yếu. Trong nền kinh tế mở, nguồn vốn đầu tư phát triển ngoài nguồn vốn trong nước còn có phần quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài. Theo Quỹ tiền tệ Thế giới IMF, đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự của doanh nghiệp. Trong đó, ”lợi ích lâu dài” có nghĩa là các mục tiêu lợi ích dài hạn của các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài; và ”quyền quản lý thực sự của doanh nghiệp nghiệp” chính là quyền ”kiểm soát doanh nghiệp”. Quyền kiểm soát doanh nghiệp là quyền tham gia vào các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như thông qua các chiến lược hoạt động của công ty, quyết định phần góp vốn giữa các bên v.v. Trong khái niệm trên, mục tiêu lợi ích dài hạn đòi hỏi
- 9 nhà đầu tư trực tiếp phải có một quan hệ lâu dài với doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp, đồng thời có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý doanh nghiệp này. Bên cạnh khái niệm của IMF, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD cũng đưa ra khái niệm của riêng mình về FDI. Theo đó, ”Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư, mua toàn lại toàn bộ doanh nghiệp đã có, tham gia vào một doanh nghiệp mới, cấp tín dụng dài hạn hoặc giữ quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp”. Về cơ bản khái niệm này cũng giống khái niệm của IMF về FDI, đó là cũng ”thiết lập các mối quan hệ lâu dài”, và ”tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp”. Tuy nhiên khái niệm này chỉ ra cụ thể hơn các cách thức để nhà đầu tư tạo ảnh hưởng đối với hoạt động quản lý doanh nghiệp. Còn theo Luật đầu tư 2005 của Việt Nam, có các khái niệm ”đầu tư”, ”đầu tư trực tiếp”, ”đầu tư nước ngoài”, ”đầu tư ra nước ngoài” nhưng không có khái niệm ”đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Tuy nhiên có thể tổng hợp các khái niệm trên lại và hiểu FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động dầu tư ở Việt nam, hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổng quan lại có thể nói, FDI là một hình thức đầu tư đòi hỏi một mối quan tâm lâu dài và phản ảnh lợi ích dài hạn, quyền kiểm soát của một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế (được gọi là chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc doanh nghiệp mẹ) trong một doanh nghiệp (được gọi là doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp chi nhánh hay chi nhánh nước ngoài) cư trú ở một nền kinh tế khác nền kinh tế nói trên. FDI chỉ ra rằng chủ đầu tư phải có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác. Tiếng nói hiệu quả trong quản lý phải đi kèm với một mức sở hữu cổ phần nhất định thì mới được coi là FDI.
- 10 1.1.2. Đặc điểm Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm khác biệt cơ bản đối với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác, đó là: FDI không chỉ là đem lại nguồn vốn về tài chính mà có thể là nguồn vốn về vật chất như các thiết bị kĩ thuật, máy móc, hoặc nguồn vốn về công nghệ như các bí quyết công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh, năng lực quản lý điều hành, năng lực marketing… Quyền quản lý các nguồn vốn trên phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp định của dự án. Trong FDI tồn tại hiện tượng đa cực và đa biến, nghĩa là việc góp vốn gồm nhiều bên tham gia với tỷ lệ góp vốn khác nhau và dưới nhiều hình thức doanh nghiệp của cả tư nhân và nhà nước. Bên cạnh đó, có cả hiện tượng hai chiều trong FDI, đó là một nước vừa nhận đầu tư vừa thực hiện đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng lợi thế so sánh giữa các nước. So sánh với ODA, nước đầu tư thường là các quốc gia phát triển, muốn bành trướng và thế hiện sức mạnh kinh tế, còn nước nhận đầu tư thường là các nước đang phát triển, cần hỗ trợ về vốn; không có trường hợp các nước đang phát triển đi trao tặng ODA cho các nước phát triển khác. Việc tiếp nhận vốn FDI không gây nên tình trạng nợ nần cho nước chủ nhà mà trái lại nước chủ nhà lại có điều kiện để phát triển tiềm năng trong nước, nhưng với điều kiện nước chủ nhà phải có năng lực quản lý cũng như học hỏi được thành tựu khoa học, công nghệ đi kèm với FDI Chủ thể của FDI chủ yếu là các công ty xuyên quốc gia (TNCs), nhưng những hoạt động trong khuôn khổ dự án FDI như bắt đầu, triển khai, kết thúc dự án của các công ty này phải tuân theo sự điều chỉnh của một bộ luật tương ứng của nước này, đối với Việt Nam đó là Luật đầu tư 2005. 1.1.3. Vai trò của FDI FDI có vai trò quan trọng đối với cả nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Đối với nước tiếp nhận đầu tư FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng phục vụ cho chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là với các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển vốn là những nước còn nghèo, tích luỹ nội bộ thấp, nên để có tăng trưởng kinh tế cao thì
- 11 các nước này không chỉ dựa vào tích luỹ trong nước mà phải dựa vào nguồn vốn tích luỹ từ bên ngoài. FDI có ưu điểm hơn các hình thức huy động vốn nước ngoài khác, phù hợp với các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ xây dựng các dây chuyền sản xuất tại nước sở tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều này sẽ cho phép các nước đang phát triển tiếp cận công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý hiện đại. Tuy nhiên, việc có tiếp cận được các công nghệ hiện đại hay chỉ là các công nghệ thải loại của các nước phát triển lại tuỳ thuộc vào nước tiếp nhận đầu tư trong việc chủ động hoàn thiện môi trường đầu tư hay không. FDI giúp giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập của dân cư. Vai trò này của FDI không chỉ đối với các nước đang phát triển mà cả với các nước phát triển, đặc biệt là khi nền kinh tế bước vào giai đoạn khủng hoảng theo chu kỳ. FDI có tác động làm năng động hoá nền kinh tế, tạo sức sống mới cho các doanh nghiệp thông qua trao đổi công nghệ. Với các nước đang phát triển thì FDI giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phá vỡ cơ cấu sản xuất khép kín theo kiểu tự cấp tự túc. FDI cho phép các nước đang phát triển học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng quản lý dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ý thức lao động công nghiệp của đội ngũ công nhân trong nước. Đối với nước chủ đầu tư FDI giúp các doanh nghiệp khắc phục xu hướng tỷ suất lợi nhuận bình quân giảm dần, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm khi ở thị trường trong nước đã chuyển sang giai đoạn suy thoái, giúp nhà đầu tư tăng doanh số sản xuất ở nước ngoài trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh. Bên cạnh đó FDI cũng phá vỡ hàng rào thuế quan ở các nước có xu hướng bảo hộ, và giúp các nước đầu tư bành trướng sức mạnh về kinh tế và chính trị. 1.2. Một số vấn đề về giải ngân vốn FDI 1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của giải ngân vốn FDI Giải ngân là thuật ngữ xuất hiện trong nhiều lĩnh vực từ xây dựng cơ bản, tài chính ngân hàng, đầu tư quốc tế v.v. Ở mỗi ngành, quy trình cũng như đặc điểm của
- 12 hoạt động giải ngân có thể mang ít nhiều tính chất riêng nhưng về mặt bản chất, giải ngân có mối quan hệ trực tiếp, mật thiết đến nguồn vốn và nó phản ánh mặt tài chính của hoạt động kinh tế. Giải ngân được dịch thuật từ “disbursement” có nghĩa là sự chi tiêu, trong tiếng việt ngân mang ý nghĩa là tiền, giải có nghĩa là trải ra, giải phóng, sử dụng nguồn tiền đó. Mở rộng hơn vào thực tế, giải ngân phải được hiểu là hoạt động đưa vốn, bao gồm cả tiền mặt và các loại máy móc thiết bị…, vào hoạt động, lưu thông, là việc chi tiền cho kinh doanh, xây dựng và thực hiện dự án. Đứng từ quan điểm nước nhận đầu tư, giải ngân vốn FDI là việc sử dụng quỹ vốn của dự án để đưa vào lưu thông, thực hiện dự án. Quỹ vốn này bao gồm cả vốn đến từ nhà đầu tư nuớc ngoài và vốn góp đến từ trong nước. Đứng trên quan điểm nhà đầu tư nuớc ngoài, nhà đầu tư quan tâm đến giản ngân với ý nghĩa là việc đưa vốn đầu tư nhận từ nhà đầu tư nước ngoài vào tiến hành các hoạt động đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư. Vốn FDI giải ngân là số vốn đã được nhà đầu tư nước ngoài chuyển cho các doanh nghiệp FDI thông qua tài khoản đặc biệt/tạm ứng của dự án hoặc chuyển trực tiếp cho nhà thầu theo thông báo rót vốn của nhà đầu tư. Như vậy, giải ngân là công tác trọng yếu trong quá trình thực hiện dự án và hơn thế nữa, đây là công tác được thực hiện xuyên suốt. Khi quyết định đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư sẽ phải cam kết với bên nhận đầu tư một số vốn đủ lớn. Tuy nhiên khi tiến hành dự án, nguyên tắc thận trọng khi bước ra môi trường quốc tế buộc nhà đầu tư, để giảm rủi ro cũng như đảm bảo việc thực hiện được khả thi và mang lại kết quả tốt nhất, thường không chuyển một lần toàn bộ số vốn đầu tư cho doanh nghiệp tiếp nhận ngay từ đầu mà đòi hỏi bên nước nhận đầu tư có một kế hoạch chi tiết, cụ thể và hợp lý cho việc triển khai dự án, trong đó vạch rõ từng bước thực hiện, nội dung thực hiện, thời gian ước tính cùng với kế hoạch sử dụng vốn. Và việc giải ngân sẽ được tiến hành dần dần qua từng giai đoạn của dự án, nghĩa là vốn đi từ nhà đầu tư nước ngoài sang các doanh nghiệp FDI sẽ được chia ra và chuyển lần lượt sau từng giai đoạn, giai đoạn này thực hiện xong nhà thầu mới nhận được lượng tiền ước tính đủ cho việc thực hiện giai đoạn kế tiếp. Hình thức giải ngân nhiều lần theo toàn bộ tiến trình thực hiện dự án được áp dụng phổ biến cho các dự
- 13 án FDI với quy mô vốn lớn, thời gian thực hiện kéo dài, gắn với các công trình xây dựng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích tại sao công tác giải ngân lại khi đi vào thực tế lại gặp phải nhiều điểm tắc nghẽn và có thể bị chậm tiến độ. Nói tóm lại, giải ngân là quá trình từng bước đưa vốn vào trong sản xuất lưu thông, phục vụ tiến hành và hoàn thành dự án. Công tác giải ngân và việc triển khai dự án đầu là 2 quá trình có mối quan hệ song song tương hỗ, giải ngân có vai trò quan trọng cho đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ. Giải ngân nằm trên con đường chuyển từ số vốn đăng ký thành vốn thực hiện, hiện thực hóa những con số đầu tư trên giấy tờ mà nhà đầu tư nước ngoài cam kết cấp cho nước nhận đầu tư thành tiền mặt phục vụ trực tiếp cho quá trình thực hiện dự án. Có một ưu điểm của con số FDI giải ngân theo quan điểm nhà đầu tư so với việc đơn thuần tính số vốn thực hiện và vốn đăng ký của một dự án. Về vốn đăng ký, đó là tổng vốn FDI được ghi nhận trên giấy phép đầu tư, bao gồm cả vốn tự có và vốn vay ngân hàng. Vốn tự có gồm vốn nước ngoài thu được từ hoạt động nhận đầu tư và vốn góp của đối tác liên doanh trong nước. Vốn vay ngân hàng cũng gồm vay ngân hàng nước ngoài và vay ngân hàng trong nước. Về số vốn thực hiện, con số này cũng bao gồm cả việc sử dụng vốn nước ngoài và vốn trong nước. Như vậy yếu tố trong nước của cả 2 con số này đều chưa được tách biệt ra, do đó chưa phản ánh được chính xác mức độ hấp dẫn đầu tư nước ngoài cũng như năng lực hấp thụ đầu tư của môi trường trong nước. Đây chính là lúc mà con số FDI giải ngân thể hiện tầm quan trọng của nó bằng việc chỉ tính đến số vốn từ chủ đầu tư nước ngoài giao cho nước tiếp nhận, không bao gồm số vốn của đối tác trong nước hay ngân hàng trong nước. Đây mới là dòng vốn thực sự đầu tư từ nước ngoài vào và được thể hiện trên cán cân thanh toán quốc tế. 1.2.2. Tiến trình giải ngân vốn FDI Tiến trình giải ngân là quá trình tiến hành giải ngân được tính từ khi nhà đầu tư chuyển vốn (được xác định bằng chứng từ chuyển vốn) cho đến khi bên tiếp nhận đưa vào sử dụng, thực hiện các chương trình, dự án. Tiến trình giải ngân được xem là kết thúc khi dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng phục vụ mục đích phát triển kinh tế, thu lợi nhuận của các nhà đầu tư.
- 14 Đối với từng dự án đầu tư, chủ đầu tư sẽ dựa vào bản kế hoạch thực hiện dự án, kế hoạch sử dụng vốn tương ứng và nhiều khi là quy định của nước nhận đầu tư mà ra quyết định giải ngân. Lượng vốn, cách thức, thời gian giữa mỗi lần chuyển giao cũng như toàn bộ quá trình phụ thuộc vào bản thân kế hoạch đặt ra và tính chất của từng dự án riêng biệt, do vậy là khác nhau qua mỗi dự án. Song, có thể khái quát quy trình giải ngân vốn FDI trải qua các bước như sau: Thứ nhất: Mở tài khoản tại ngân hàng phục vụ để tiến hành rút vốn và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán. Thứ hai: tiếp cận nguồn vốn FDI. Đây là giai đoạn đầu tiên trong toàn bộ quá trình giải ngân vốn FDI. Giai đoạn này được kéo dài từ khi bên chủ đầu tư cam kết sẽ góp vốn đầu tư cho bên tiếp nhận đến khi nguồn vốn này đến được nước tiếp nhận. Trong nhiều trường hợp thời gian chuyển tiền có thể thực hiện một lần, với các dự án quy mô nhỏ, thực hiện đơn giản, tuy nhiên thông thường thời gian chuyển tiền khá dài và được thực hiện theo từng giai đoạn theo một thời gian biểu nhất định. Thứ ba: lập kế hoạch tài chính dự án, tức là kế hoạch sử dụng nguồn vốn đầu tư và dự toán ngân sách cần thiết cho các giai đoạn. Vốn đưa vào kế hoạch phải được phân bổ theo nội dung công việc và phụ hợp với tiến độ cũng như khả năng thực tế triển khai của dự án, lập kế hoạch vốn phải đầy đủ, căn cứ vào nhu cầu sát thực của dự án trong năm tới. Thứ tư: Kiểm soát chi cho dự án đầu tư. Việc kiểm soát chi cho các dự án đầu tư nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn được tiến hành hợp lý, tiết chế, hợp với kế hoạch đặt ra và mang lại hiệu quả tốt nhất. Thứ năm: Lập hồ sơ và tiến hành rút vốn. Đây là bước cần thực hiện để nhà đầu tư được thông báo và tiến hành chuyển tiền cho bên nhận đầu tư. Thứ sáu: Giai đoạn báo cáo, quyết toán, kiểm tra, kiểm toán việc rút vốn và sử dụng vốn Thứ bảy: Nghiệm thu, bàn giao sử dụng sản phẩm. Cũng như các dự án đầu tư khác, sau khi sản phẩm của dự án FDI được bàn giao và đi vào sử dụng, quá trình giải ngân dự án được xem là kết thúc.
- 15 Trong quá trình giải ngân thực hiện dự án, các bước của quy trình này có thể được tiến hành nhiều lần, lặp đi lặp lại theo một chu trình nhất định. Đặc biệt, đối với hình thức giải ngân nhiều lần, toàn bộ tiến trình này phải tuân theo một nguyên tắc đó là sự gắn liền giữa việc giải ngân với cả quá trình thực hiện, bao gồm nhiều giai đoạn, của dự án; giải ngân để cung cấp nguồn vốn cho giải quyết các thủ tục, cung cấp tiền cho mua sắm cần thiết, xây dựng… và hoàn thành lần lượt từng giai đoạn. Do vậy, việc giải ngân sẽ theo sát tiến trình thực hiện của một dự án đầu tư như sau: - Thực hiện các thủ tục xin giao đất hoặc thuê đất đối với các dự án đầu tư có sử dụng đất, trong nhiều trường hợp nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lựa chọn hình thức đầu tư vào các khu công nghiệp hoặc khu chế xuất, nơi cơ sở hạ tầng sẵn có hoặc lựa chọn đầu tư bằng cách mua lại hoặc sáp nhập vào các cơ sở kinh doanh tại nước tiếp nhận thì các thủ tục cho bước này có thể được giản lược hoặc loại bỏ. - Xin giấy phép xây dựng (trừ các dự án đã được cơ quan nhà nước thẩm định thiết kế cơ sở và phê duyệt dự án đầu tư) và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có) - Thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch tái định cư và phục hồi (nếu có), chuẩn bị mặt bằng xây dựng. Đây là bước quan trọng nhưng thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Việc thực hiện tốt khâu giải phóng mặt bằng sẽ tạo được sự thông thoáng cho việc tiến hành giải ngân đúng tiến độ. - Mua sắm hàng hoá và xây lắp các hạng mục thuộc dự án. Việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện các nội dung thuộc quá trình thực hiện dự án phải được thực hiện theo quy định trong quyết định đầu tư và Quy chế Đấu thầu hiện hành (sắp tới là Luật Đấu thầu và Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu) - Ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng mua sắm hàng hoá, xây lắp của các gói thầu thuộc dự án đầu tư
- 16 - Quản lý kỹ thuật, chất lượng hàng hoá và chất lượng xây dựng công trình theo đúng tiến độ trong hợp đồng đã ký kết - Vận hành thử, nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư, bàn giao và thực hiện bảo hành sản phẩm. 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá tiến trình giải ngân a) Các tiêu chí định lượng Khối lượng vốn đã giải ngân: cho biết giá trị tuyệt đối lượng vốn đã giải ngân trong kì, được dùng để so sánh với lượng vốn đã giải ngân được trong kì trước để cho thấy sự biến động của lượng vốn đã giải ngân từ đó so sánh mức độ hiệu quả của tiến trình giải ngân trong từng thời kì. Tỷ trọng vốn thực tế đã giải ngân: được đánh giá bằng tỷ số giữa khối lượng vốn đã giải ngân được trong kì so với kế hoạch đặt ra, thể hiện giá trị tương đối giữa giải ngân trong kì và kế hoạch. Tiêu chí này đánh giá được xem tiến trình giải ngân trong kì có đúng với kế hoạch đặt ra hay không. Tỷ số này có giá trị 1: dự án đang vượt tiến độ về giải ngân, giải ngân hiệu quả Tỷ lệ giải ngân: Tỷ lệ giải ngân được tính bằng tổng số vốn đã thực hiện trong một kỳ nhất định so với tổng số vốn cam kết trong thời gian nhất định. Tiêu chí này cụ thể hóa hiệu quả giải ngân của tiêu chí tỷ trọng vốn đã thực hiện. Lũy kế vốn giải ngân/ tổng khối lượng vốn cần giải ngân: cho biết tiến độ giải ngân của dự án so với thời gian dự kiến, mức độ tương đối trong việc hoàn thành giải ngân dự án. b) Các tiêu chí định tính Khả năng hấp thụ vốn FDI của nền kinh tế: Khả năng hấp thụ vốn FDI của nền kinh tế tại nước nhận đầu tư có sự biến đổi theo chu kì vào thời gian. Điều này bị chi phối bởi tính chu kì của nên kinh tế, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, hệ thống luật pháp chính sách và hệ thống thủ tục đầu tư.
- 17 Thủ tục giải ngân: Thủ tục giải ngân được đánh giá qua mức độ đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, thời gian tiến hành thủ tục, mức độ phức tạp của quá trình làm thủ tục đầu tư. Tùy vào mỗi dự án mà các nhà đầu tư quy định thời gian làm thủ tục giải ngân cho các dự án của mình. Bên cạnh đó, phía nước nhận đầu tư cũng quy định thời gian tối đa xử lý hồ sơ cho các cơ quan chức năng. Từ đó ta có thể rút ra được thời gian trung bình tiến hành xử lý thủ tục hồ sơ, đánh giá được mức độ phức tạp trong quá trình làm các thủ tục đầu tiên để giải ngân vốn FDI. Thủ tục đầu tư đơn giản, nhanh gọn, minh bạch, hiệu quả luôn là mục tiêu hướng tới của các nước tiếp nhận đầu tư. 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới giải ngân FDI Các yếu tố ảnh hưởng tới dự án FDI được phân ra theo nguồn gốc tác động của chúng tới dự án. Đó là: (i) các yếu tố thuộc chủ đầu tư, (ii) các yếu tố thuộc nước nhận đầu tư và (iii) các yếu tố thuộc môi trường quốc tế. a) Các yếu tố liên quan tới chủ đầu tư nước ngoài Bên cạnh các yếu tố khách quan về môi trường đầu tư, các yếu tố chủ quan tới từ nhà đầu tư đó là : Chiến lược kinh doanh, tình hình tài chính và năng lực quản lí dự án của nhà đầu tư. Thay đổi chiến lược kinh doanh : Cùng với sự biến động của nền kinh tế quốc gia, nền kinh tế thế giới, sự thay đổi chính sách của chính phủ ở cả nước nhận đầu tư và nước chủ đầu tư, chiến lược kinh doanh của nhà đầu tư cũng thay đổi để đem lại lợi ích chung lớn nhất cho nhà đầu tư trên tất cả các thị trường. Nếu những nhân tố tác động là thuận lợi ví dụ như các chính sách khuyến khích đầu tư, kinh tế tăng trưởng, chiến lược của công ty có thể thay đổi tập trung mạnh vào một thị trường hoặc một lĩnh vực nào đó khiến cho việc giải ngân trở nên nhanh hơn, nhiều hơn. Nếu gặp phải những chính sách bất lợi hoặc gặp môi trường đầu tư khác thuận lợi hơn, nhà đầu tư có thể thu nhỏ quy mô vốn, chậm giải ngân vốn hay chuyển hướng kinh doanh sang thị trường khác. Tình hình tài chính của nhà đầu tư:
- 18 Tình hình tài chính của nhà đầu tưtác động lớn tới giải ngân các dự án FDI. Có rất nhiều dự án FDI đã được cấp phép nhưng lại không thể thực hiện hoặc bị kéo dài thời gian thực hiện do nhà đầu tư không đủ năng lực về tài chính, quy mô vốn để thực hiện đúng thời hạn. hiện tượng này thường xảy ra khi thị trường đầu tư tăng trưởng mạnh dẫn tới đăng kí đầu tư ồ ạt để đặt chỗ ( hiện tượng tăng trưởng nóng của đầu tư FDI Việt Nam 2008). Tình hình tài chính của nhà đầu tư cũng có thể chi phối tới chính sách và chiến lược của nhà đầu tư trong một thời gian nhất định khiến cho tiến độ giải ngân thay đổi theo. Năng lực quản lí dự án của nhà đầu tư : Sau khi nhận được giấy phép đầu tư, chủ đầu tư có nghĩa vụ triển khai đúng tiến độ và mục tiêu cam kết trong giấy phép đầu tư. Tuy nhiên, dự án có được triển khai và đi vào hoạt động theo đúng tiến độ hay không lại phụ thuộc vào năn lực quản lí của nhà đầu tư. Có những dự án FDi sau khi được cấp phép thì rất lâu sau mới đi vào hoạt động hay những dự án đang triển khai dở dang thì ngưng hoạt động do một số khâu trong quá trình quản lí bị ách tắc. Do đó, quản trị dự án FDI là một trong những vấn đề quan trọng đối với chủ đầu tư để đảm bảo tiến độ giải ngân. b) Các yếu tố thuộc về môi trường đầu tư của nước chủ nhà Việc thực hiện giải ngân vốn FDI chịu sự chi phối và tác động trực tiếp của môi trường nước nhận đầu tư. Tác động tới việc thực hiện giải ngân FDI ở môi trường đầu tư bao gồm nhiều nhân tố cấu thành: chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, yếu tố luật pháp – chính sách và yếu tố bao quát là năng lực hấp thụ vốn FDI của nước nhận đầu tư. Yếu tố chính trị: Yếu tố ổn định chính trị là yếu tố tiên quyết đảm bảo sự cam kết của nước nhận đầu tư đối với chủ đầu tư về quyền sở hữu, tài sản, chính sách ưu đãi khuyến khích, tính an toàn của dự án FDI trong quá trình thực hiện. Các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng lựa chọn các quốc gia có tính ổn định chính trị cao để có thể đảm bảo môi trường đầu tư an toàn, thuận lợi cho việc phát triển của nhà đầu tư. Yếu tố kinh tế:
- 19 Trình độ phát triển kinh tế phản ánh khả năng điều hành hệ thống kinh tế vĩ mô của một quốc gia, điều kiện cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp các dịch vụ cho các dự án đầu tư. Những yếu tố trên bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan tới chính sách, trình độ quản lý và ảnh hưởng tới chất lượng cũng như tiến độ thực hiện vốn FDI. Ngoài ra, các yếu tố này còn tác động tới cung cầu thị trường, ảnh hưởng tới việc triển khai kinh doanh của các nhà đầu tư. Yếu tố văn hóa- xã hội: Các yếu tố về văn hóa xã hội như ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán, giáo dục cũng ảnh hưởng tới giải ngân vốn FDI. Ví dụ: bất đồng về ngôn ngữ sẽ làm phát sinh thêm chi phí, dễ gây ra những sai sót hiểu lầm trong quá trình làm việc với cơ quan nhà nước, những khó khăn trong hoạt động giải phóng mặt bằng để triển khai dự án, khó khăn trong việc tìm kiếm người lao động. Những tôn giáo hay phong tục tập quán khác biệt cũng gây trở ngại cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án. Yếu tố chính sách, luật pháp liên quan tới đầu tư nước ngoài: Các yếu tố về chính sách luật pháp liên quan tới đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng trực tiếp tới giải ngân vốn FDI. Trong tiến trình giải ngân FDI, có rất nhiều giai đoạn cần tới sự can thiệp của cơ quan nhà nước ở nước nhận đầu tư. Vì thế, một hệ thống chính sách luật pháp đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả không mâu thuẫn, không chồng chéo, thống nhất từ trung ương tới địa phương là rất cần thiết để tiến hành giải ngân có hiệu quả các dự án FDI. Những chính sách tác động trực tiếp như chính sách về đất đai, giải phóng mặt bằng, về lao động, chuyển giao công nghệ, xuất nhập khẩu; những chính sách tác động gián tiếp như chính sách tiền tệ chính sách kinh tế đối ngoại. Những quy định luật pháp đôi khi trên thực tế lại rườm rà, tốn thời gian và gây khó khăn cho nhà đầu tư trong việc thực hiện dự án. Việc giải quyết vấn đề mặt bằng cho chủ đầu tư trong chính sách của nhà nước cũng là một mối quan tâm lớn, đặc biệt với các dự án sản xuất cần nhiều mặt bằng hay các dự án về dịch vụ như khách sạn, du lịch, vui chơi giải trí,... Việc chậm trễ trong giải phóng mặt bằng sẽ cản trở tiến độ thực hiện các dự án nói chung. Giải phóng mặt bằng chậm không chỉ làm ảnh hưởng tiến độ giải ngân, chất lượng công
- 20 trình, mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của dự án. Càng kéo dài thời gian thi công trong điều kiện giá cả không ổn định sẽ làm đội giá công trình, ảnh hưởng đến kế hoạch giải ngân vốn. Tóm lại, tất cả những yếu tố trên từ phía nước nhận đầu tư tạo nên năng lực hấp thụ vốn FDI của nước nhận đầu tư. Một nước có năng lực hấp thụ tốt sẽ thu hút và giải ngân hiệu quả nguồn vốn FDI. Ngược lại, một nước có năng lực hấp thu vốn kém sẽ gây nhiều vướng mắc, khó khăn cho chủ đầu tư trong việc giải ngân các dự án FDI. 1.3. Tổng quan về giải phóng mặt bằng 1.3.1. Khái niệm giải phóng mặt bằng Khái niệm Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định đã được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới. Quá trình giải phóng mặt bằng được tính từ khi thành lập hội đồng giải phóng mặt bằng tới khi giải phóng xong và giao đất cho chủ đầu tư. Đây là một quá trình gồm nhiều công đoạn đa dạng và phức tạp liên quan trực tiếp đến các bên tham gia và mang tính xã hội cao. Trong điều kiện nước ta hiện nay, giải phóng mặt bằng là một trong những công đoạn quan trọng phải làm trong quá trình công nghiệp hóa. Sự phát triển kinh tế kéo theo nhu cầu ngày càng cao về mặt bằng để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất và các công trình khác. Giải phóng mặt bằng là một trong những khâu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ thực hiện dự án. Việc giải phóng mặt bằng không chỉ trực tiếp ảnh hưởng tới lợi ích của nhà đầu tư mà còn tác động mạnh mẽ tới cuộc sống của người bị thu hồi đất. 1.3.2. Tầm quan trọng của giải phóng mặt bằng tới giải ngân vốn FDI Quỹ đất để xây dựng là có hạn nhưng nhu cầu về đầu tư, xây dựng dự án không ngừng tăng lên. Thêm nữa, nhiều chủ đầu tư muốn sử dụng đất ở những vị trí thuận
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo "Ảnh hưởng của vận động hành lang tới vụ kiện cá tra, cá basa của Việt Nam”
36 p | 358 | 92
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM ENZYME CHỨA PROTEASE, AMYLASE VÀ PHYTASE VÀO KHẨU PHẦN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TIÊU TỐN THỨC ĂN CỦA LỢN F1(LANDRACE x YORKSHIRE)"
10 p | 254 | 54
-
Báo cáo " ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CHITOSAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÀ THỜI GIAN BẢO QUẢN CHANH "
6 p | 180 | 19
-
Báo cáo: Ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme trong khẩu phần có khoai mỳ đến tỷ lệ tiêu hóa và sinh trưởng của heo thịt
12 p | 175 | 18
-
Báo cáo "Ảnh hưởng của việc sử dụng phân viên nén kết hợp với chế phẩm phân bón lá Komix đến sinh trưởng và năng suất giống ngô LVN4 "
7 p | 92 | 15
-
Báo cáo "ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CHITOSAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÀ THỜI GIAN BẢO QUẢN CHAN "
6 p | 129 | 13
-
Báo cáo " Ảnh hưởng của giới đối với việc li hôn ở Việt Nam hiện nay "
9 p | 108 | 10
-
Báo cáo: Ảnh hưởng của việc trôi gen Bt đến một số loài côn trùng thuộc bộ cánh vảy trên quần thể lúa hoang
5 p | 144 | 10
-
Báo cáo " Ảnh hưởng của bón natri silicat lỏng phối hợp phun natri humat lên lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa Hương thơm số 1 trồng trên một số nền đạm "
7 p | 68 | 10
-
Báo cáo nông nghiệp: " ảNH HƯởNG CủA VIệC THAY ĐổI MÔI TRƯờNG ÔXY HóA KHử BằNG SụC KHí ĐếN TIÊU THụ ĐƯờNG ở NấM MEN BIA SACCHAROMYCES CEREVISIAE"
8 p | 66 | 8
-
Báo cáo khoa học: " ảnh hưởng của việc thay thế cỏ xanh trong khẩu phần bằng bã dứa ủ chua đến khả năng sản xuất của bò thịt"
6 p | 72 | 6
-
Báo cáo nông nghiệp: "ẢNH HƯỞNG CủA VIệC Sử DụNG Tổ HợP VậT LIệU ZEOLIT - POLIME ĐếN SINH TRƯởNG Và NĂNG SUấT NGÔ NK 66"
6 p | 94 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI NGHỀ NUÔI TÔM VEN BIỂN CỦA TỈNH SÓC TRĂNG"
9 p | 100 | 6
-
Báo cáo " ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG RƠM VÀ THÂN CÂY NGÔ LÀM THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ TẠI CÁC TỈNH PHÍA BẮC "
5 p | 90 | 5
-
Báo cáo " Ảnh hưởng của stress nhiệt đến lượng nước uống, thức ăn thu nhận và năng suất sữa của đàn bò lai hướng sữa nuôi tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An trong mùa hè "
6 p | 58 | 4
-
Báo cáo "Ảnh hưởng của quá trình sấy malt thóc đến hoạt tính của enzyme "
8 p | 94 | 3
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ảnh hưởng của việc bổ sung bột sắn vào khẩu phần ăn đến hiệu quả nuôi bò Laisind."
7 p | 84 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn